Thư Viện Hoa Sen

Bảo vệ trái đất bài 6: bảo vệ trái đất bắt đầu từ mỗi người chúng ta

17/02/20174:48 CH(Xem: 18332)
Bảo vệ trái đất bài 6: bảo vệ trái đất bắt đầu từ mỗi người chúng ta

BẢO VỆ TRÁI ĐẤT 
BÀI 6: BẢO VỆ TRÁI ĐẤT BẮT ĐẦU TỪ MỖI NGƯỜI CHÚNG TA

kidsforsavingearthTRẺ THƠ VÌ MỘT TRÁI ĐẤT XINH 
Trái Đất là gia đình
Con sẽ luôn giữ gìn
Sạch trong và xinh đẹp
Con thương quý đất lành
Mến yêu môi trường xanh
Trân quý nguồn nước mẹ
Và hết thảy muôn loài.
Con là người bảo hộ
Hành tinh nuôi dưỡng con.
Nắm tay cùng bè bạn,
Nguyện gìn giữ Đất Này!
(Việt văn :Tâm Tịnh)
(Nguồn KSE: Theo link để nghe bài nhạc hay và ý nghĩa này: https://kidsforsavingearth.org/

Ngày nay Trái Đất đang bị tàn phá nặng nề trên nhiều phương diện phần lớn do con người gây ra: hàng trăm ngàn hecta đất bị sa mạc hóa do chăn nuôi, do chất hóa học dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, chiến tranh, do thiên tai vv[1]; rừng bị thu hẹp do khai hoang bừa bãi[2]; nguồn nước mặt, nước ngầm, ao hồ, sông nước, đại dương bị ô nhiễm do chất thải của con người, của công nông nghiệp[3]; Trái Đất đang nóng dần lên do khí hiệu ứng nhà kính tăng quá mức tự nhiênlạm dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, tiêu thụ năng lượng tự nhiên quá mức[4]; tầng Ozone, tấm khiên bảo vệ Trái Đất bị suy yếu chủ yếu do nhiều hợp chất hóa học flo hóa (nhất là CFCs) gây ra.[5] và vv. Những vấn đề này được nhiều nhà khoa học, những tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường, một số chính phủ ở những nước phát triển quan tâm và ra sức cùng nhau đưa ra những cách thức bảo vệ hành tinh của chúng ta.

1.Tiết kiệm năng lượng (các thiết bị trong nhà, văn phòng vv.)
2. Hạn chế dùng máy sưởi, máy lạnh.
4. Hạn chế chất thải, tăng cường dùng đồ tái chế
6. Ăn chay & Ăn chay thuần (Vegan)
7. Tăng cường dùng xe đạp, hạn chế dùng xe máy, ô-tô
5. Nông nghiệp thuận theo tự nhiên
3. Đối xử tử tế với nước, tiết kiệm nước sinh hoạt,vv.
8. Trồng cây, gây rừng
10. Tham gia bảo vệ môi trường xung quanh trong cộng đồng
9. Học hỏi, chia sẻ hiểu biết về tình trạng môi trường, và cách bảo vệ Trái Đất

Bảo vệ Trái Đất là nhiệm vụtrách nhiệm thiêng liêng của mỗi cá nhâncủa chung toàn nhân loại. Do đó,  trong chương này, bài viết giới thiệu 10 cách cách thức đơn giản bảo vệ Trái Đất để các bạn đọc tham khảo và có thể áp dụng một phần nào đó trong đời sống hàng ngày nhằm gìn giữ hành tinh của chung ta xinh xanh.

Sơ đồ 10 cách thức này được rút ra từ những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, và những phương thức bảo vệ Trái Đất của một số tổ chức uy tín như Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA: Environmental Protection Agency) của Hoa Kỳ,   Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Canada (FCS: Footprints Conservation Society), và đặc biệt là Website Trẻ Thơ Vì Một Trái Đất Xinh của Hoa Kỳ (KSE: Kids For Saving The Earth), cung cấp những giáo trình giáo dục về môi trường cho mọi lứa tuổi, nhất là cho trẻ em.
1. Tiết kiệm năng lượng

Hầu hết tất cả các hoạt động của đời sống con người trên quả đất này đều liên quan đến việc dùng điện và nhiệt. Riêng về việc dùng điện nhiệt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta từ việc đốt than, khí tự nhiên và dầu hỏa chiếm 25% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu vào năm 2010 chưa tính lượng khí do dùng xe máy, xe ô-tô, máy cắt cỏ vv.[6] Do đó, tham gia tích cực vào việc tiết kiệm điện sinh hoạtviệc làm đầy ý nghĩa, đóng góp một phần vào việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Sau đây là những cách tiết kiệm điện trong sinh hoạt cá nhân mỗi ngày.

1.1  Nên tắt hết tất cả các nguồn cung cấp điện (như công tắc ở chế độ tắt, hoặc vít cắm được rút ra khỏi ổ cắm điện) của các trang thiết bị điện tử trong nhà như lò nướng bánh mì, máy chế café, máy vi tính, tivi vv nếu không các thiết bị này vẫn tiêu thụ điện khá nhiều ngay cả khi không dùng.

1.2  Nên phơi áo quần ra giữa trời bất kể lúc nào có thể. Làm như vậy bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng đáng kể, hơn nữa áo quần được thơm tho hơn.

1.3  Nên chọn sử dụng năng lượng sạch (thân thiện với môi trường) như các trang thiết bị dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nguồn năng lượng bền vững và tốt cho môi trường.

1.4  Có thể thay thế các loại bóng đèn hay trang thiết bị điện tử trong nhà bằng những bóng đèn hay trang thiết bị điện tử tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền và tốt cho môi trường, chẳng hạn như các bóng đèn và các trang thiết bị (tủ lạnh, máy tính vv) có ký hiệu ENERGY STAR. Đây là ký hiệu chuẩn về tiết kiệm năng lượng quốc tế trên các sản phẩm kim khí điện máy nói chung, được phát triển bởi Bộ Năng LượngCơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ kể từ năm 1992. Sau đó được công nhận và phát triển rộng rãi nhiều nơi trên thế giới như Úc, Canada, Nhật, New Zealand, Đài Loan, Việt Nam và Châu Âu. Nay nó đã trở thành ký hiệu chuẩn quốc tế. Chuẩn này được áp dụng trên hàng trăm các sản phẩm như màn hình máy tính, Tivi, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng cho đến đèn hùynh quang hay máy rửa chén bát. Chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.Để đạt được chuẩn này, các sản phẩm phải có một mức độ tiết kiệm năng lượng nhất định so với các sản phẩm thông thường. Ví dụ đối với Tivi là 30%, tủ lạnh là 15%, máy rửa chén là 41%, đèn huỳnh quang 75% so với đèn dây tóc… Các tòa nhà đạt chuẩn Energy star phải tiết kiệm ít nhất 15% so với các tòa nhà thông thường .[7]

1.5  Hãy tắt điện khi bạn ta khỏi phòng/nhà.

1.6  Đừng sử dụng chế độ “Heat Dry” (“Sấy Khô”) của maý rửa chén bát. Thay vào đó bạn chỉ cần mở nắp máy rửa chén ra và để cho không khí bên ngoài tự làm khô. Tốt nhất là đem tất cả chén bát vừa mới rửa phơi giữa nắng bất kể lúc nào có thể.

1.7  Nên dùng màu sáng để sơn vật dụng bạn cần. Vách tường trắng phản chiếu 80% ánh nắng mặt trời khi ánh sáng tiếp xúc với nó trong khi đó bức tường đậm màu (tối màu) hấp thụ ánh sáng.[8]
2. Hạn chế dùng máy lạnh, máy sưởi

Máy lạnh, máy sưởi, bàn ủi điện vv là những thiết bị tiêu thụ điện rất nhiều. Nhất là máy lạnh thải ta hợp chất flo hóa, làm suy yếu tầng Ozone và cùng với các khí flo hóa khác chiếm 2% tổng khi gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.[9] Hơn nữa dùng nhiều máy lạnh vào mùa hè, máy sưởi vào mùa đông cũng tốn rất nhiều tiền. Sau đây là một số mẹo thông thường mà chúng ta có thể làm theo.

2.1  Tăng cường cách nhiệt cho ngôi nhà bằng những vật liệu không có hợp chất hóa học ảnh hưởng đến tầng Ozone và gây hiệu ứng nhà kính. Việc này không những tiết kiệm nhiều tiền mà còn tăng giá trị ngôi nhà!

2.2  Dùng tấm che nắng ở ngay những cửa sổ. Những tấm che nắng này sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời, làm giảm nhiệt và giữ cho ngôi nhà mát mẻ hơn vào những tháng hè oi bức.

2.3  Mặc đủ ấm vào những tháng lạnh của mùa đông. Thay vì dùng máy sưởi, mặc áo ấm, đắp chăn mền giữ ấm cơ thể mình.

2.4  Khi đi xe (ô-tô), hạn chế tối đa dùng máy lạnh, hay máy sưởi . Thay vào đó, mở cửa thông thoáng để đón nhận gió mát thiên nhiên bất cứ khi nào có thể. Nếu vào những ngày quá lạnh, chúng ta có thể dùng máy sưởi với nhiệt độ vừa phải và nên tăng cường mặc thêm áo ấm vào những ngày buốt giá của mùa đông.
3.  Đối xử tử tế với nước, tiết kiệm nước sinh hoạt

Theo báo cáo 2003 của Chương Trình Thẩm Định Nước Thế Giới Liên Hiệp Quốc, hàng ngày có 2 triệu tấn nước thải từ gia đình, công nghiệp và nông nghiệp vào sông nước, đại dương của thế giới, tương đương trọng lượng của toàn thể 6.8 tỷ người trên hành tinh này. Cũng theo ước tính của tổ chức này, lượng nước thải hàng năm là 1500 Km3.[10] Các chất thải mang theo các hợp chất hóa học, chất độc không những gây ô nhiễm cho các dòng sông và đại dương mà còn gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm. Trong số này dung môi clo hóa được dùng trong hợp chất tẩy, rửa, làm sạch được tìm thấy ở các tầng nước ngầm ở nhiều nơi trên thế giới khiến các nhà khoa học giật mình vì dung môi clo hóa này có hại sức khỏe cho con người và môi sinh. Nguồn nước bị nhiễm dung môi clo hóa này sẽ có thể gây bệnh ung thư, độc hại cho các thủy sinh vật (sinh vật sống dưới nước).[11] Chẳng hạn, theo báo cáo của Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc vào năm 1996, 30% nguồn nước ngầm cung cấp của 15 thành phố Nhật bản đều có chứa các dung môi clo hóa, có khi lan xa đến 10 km so với khu vực bị ô nhiễm.[12]

Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới thiếu nước uống, nước sinh hoạt nhất là ở Châu Phi, Ấn Độ.[13]Việt Nam, có nhiều nơi thiếu nước sạch, nước sinh hoạt như các huyện miền núi  như huyện Bác Ái của Ninh Thuận, các huyện Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Púk, Krông Năng và Cư M’gar của Đắc-Lắk [14]vv, hoặc các tỉnh miền Tây cũng thiếu nước uống, nước sinh hoạt và tưới cây do nhiễm mặn trong những năm gần đây. Ở Mỹ, ước tính 500.000 hầm mỏ bỏ hoang và chỉ riêng Tiểu bang Colorado có khoảng 23.000 hầm mỏ bỏ hoang gây ô nhiễm 2300 km các dòng sông.[15] Sử lý vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước sông để có nguồn nước an toàn cho sinh hoạtăn uống tốn kém rất nhiều tiền lên đến hàng tỷ đô la, và làm hao nhiều năng lượng. Trong khi đó, bơm nước, xử lý nước và hâm nóng nước từ nhà máy cung cấp cho mỗi gia đình cũng rất hao tốn nhiều năng lượng. Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, 3 % năng lượng quốc gia Mỹ được dùng để bơm nước và xử lý  nước.[16] Vì thế, chúng ta cần phải hành xử ‘dễ thương’ với nước và tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày để góp một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ Trái Đất của chúng ta. Sau đây là những mẹo đơn giản mọi người có thể cùng nhau thực hiện:

3.1  Hạn chế dùng chất tẩy rửa như xà bông, bột giặt, nước rửa tay, nước tẩy rửa vết dơ của bàn nghế, sàn nhà vv đến mức thấp nhất có thể. Hạn chế dùng dầu ăn vì để tẩy rửa sạch chén bát, nồi chảo vv cần đến nước rửa chén có dung môi clo hóa gây hại sức khỏe và môi trường…

3.2  Nên để dồn chén bát dơ đủ cho một lần rửa bằng máy rửa chén bát vì dùng máy rửa chén bát chỉ với một lần đầy ắp có thể tiết kiệm 45.3 kg khí CO2 và 40 USD mỗi năm.[17]

3.3  Hạn chế dùng dầu gội đầu, dầu làm mượt tóc. Có thể gội đầu bằng dầu 2 -3 hoặc 4 lần 1 tuần.

3.4  Tiết kiệm nước khi đánh răng, cạo râu và giặt đồ.

3.5  Nên tưới cây vào sáng sớm, đây là thời điểm mát nhất trong ngày, là lúc cây hấp thụ nước được nhiều nhất vì thời tiết nóng hơn trong các thời điểm còn lại trong ngày khi tưới cây, nước sẽ bị bốc hơi nhanh hơn do sức nóng của mặt trời.[18] Nên dùng thùng có vòi hoa sen để tưới cây trong nhà, hoặc vườn  thay vì dùng vòi nước, làm như vậy vừa tiết kiệm và vừa hiệu quả.
4.  Hạn chế chất thải hàng ngày, tăng cường dùng đồ tái chế

Giảm lượng chất thải, tái sử dụngtham gia vào quy trình tái chế trong gia đình, tại công sở giúp tiết kiệm năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

4.1  Những vật liệu có thể tái sử dụng và tái chế như giấy, hộp giấy, lon bia vv nên giữ lại để dùng hoặc tham gia vào chương trình tái chế trong cộng đồng.

4.2  Nên hạn chế rác thải đến mức thấp nhất có thể, chẳng hạn những thức ăn dư thừa hay những phần không ăn được như vỏ bắp, rau quả hư vv nên được ủ thành phân hữu cơ để bón cây trong vườn, thay vì đem đi xử lý rác tại nhà máy.

4.3  Hạn chế dùng bao ni-lông và các vật dụng bằng chất dẻo (nhựa). Chúng ta cùng nhau kết thúc kỷ nguyên bao ni-lông kéo dài 100 năm gây ô nhiễm môi trường. Các khoa học gia ước tính một bao ni-lông mất chừng 1000 năm mới phân hủy, gây hại cho động vật hoang dã, đại dương, con người và môi trường.[19] Đừng vất bất kể đồ dùng bằng ni-lông, nhựa (như nắp chai) xuống dưới sông, biển vì cá, chim tưởng những thứ linh tinh này là thức ăn và cho vào bụng. Đoạn phim tư liệu của Coleridge về cái chết thê thảm của những loài chim biển ở Hòn Đảo San Hô Vòng Midway Island (5,2 km2) Bắc Thái Bình Dương do Mỹ quản lý, cách lục địa gần nhất chừng 3220 km (2000 dặm) cho thấy nhiều con chim biển nuốt những thứ này (bao ni-lông, nắp chai vv) vào bụng, không tiêu hóa và chết hàng loạt: Click vào  https://www.youtube.com/watch?v=tVgNK_YH--w để theo dõi. Qua đó, chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng khi dùng những vật liệu bằng nhựa, chất dẻo này. Nào chúng ta cùng nắm tay nhau kết thúc sự thống trị của nó

4.3.1        Mua một chai nước có thể tái sử dụng lâu dài để đựng nước và những thức uống khác.

4.3.2        Mang theo túi đựng đồ bằng vải hoặc nhựa bền chắc tái sử dụng nhiều lần khi đi mua sắm, đi chợ.

4.3.3        Khi túi vải hay nhựa không còn sử dụng được nữa, thì hãy bỏ nó vào thùng tái chế tại nhà theo quy trình tái chế của cộng đồng, thành phố hay quốc gia.
5. Nông nghiệp thuận theo tự nhiên

5.1  Không dùng thuốc trừ sâu, diệt cỏ khi làm vườn trong nhà. Có thể dùng rơm hoặc cỏ khô phủ lên trên bề mặt của diện tích đất có cỏ dại để hạn chế sự phát triển của cỏ do thiếu ánh sáng.

5.2  Không dùng phân hóa học tổng hợp NPK để bón cây trong vườn. Thay vào đó dùng phân hữu cơ được ủ từ những thức ăn bỏ đi hay dư thừa. Tiến thêm một bước nữa là  chỉ dùng rơm và cỏ biến thành phân hữu cơ tự nhiên trong môi trường sẵn có cân bằng. Lạm dụng đại lượng NPK (Micro nutrients) sẽ đánh mất sự cân bằng với trung lượng (secondary nutrients: canxi (CA), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si)..) và vô số vi lượng (như sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn) vv), và cũng khiến cho các vi sinh vật có sẵn trong đất như giun đất giảm mạnh, làm mất sự cân bằng đa dạng hệ sinh thái và phức hạp hữu cơ của môi trường đất xung quanh, khiến bộ rễ kém phát triển.[20] Hơn nữa, NPK dư thừa ngấm vào tầng nước ngầm, một phần trôi ra sông biển gây nên hiện tượng thiếu ô-xy.[21]thể hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số nơi ở miền trung Việt Nam như ở hồ nước của Công viên 29 tháng 3 Đà Nẵng  hay ở Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội không loại trừ khả năng này. Trong khi đó, phân hữu cơ chứa đa lượng hữu cơ, làm thức ăn cho các vi sinh vật có sẵn trong đất, giúp hoạt hóa những chất khó tan, khó tiêu của trung lượng và vi lượng, làm cho kết cấu đất bền vững, không rã rời, tạo nên tính chất lý học như độ xốp, độ thoáng khí, giữ nước, giữ ẩm, giữ phân, cung cấp dinh dưỡng cho bộ rễ và cây trồng nói chung. Nói một cách khác, phân hữu cơ giúp phát triển hài hòa cân đối phức hợp hữu cơ, làm cho đất màu mỡ, giúp cây phát triển tốt trong một môi trường lành mạnh và cho ra sản phẩm chất lượng tốt như cách làm nông hơn 20 năm của Ông Fukuoka mặc dầu ông và cộng sự không bón phân hữu cơ ủ như bà con người Việt chúng ta. Thay vào đó, ông lợi dụng rơm rạ dư thừa trả lại cho cánh đồng để chúng tự biến thành phân hữu cơ tự nhiên. Trả lại rơm rạ cho đất cũng được chuyên gia Mai Thành Phụng, Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia khuyến khích bà con nông dân thực hiện trong chương trình “Tìm hiểu vai trò của phân hữu cơ đối với năng xuất và chất lượng nông sản” của truyền hình VTV Cần Thơ. Trả lại rơm ra cho đất là cung cấp trực tiếp chất hữu cơ, làm thức ăn cho các vi sinh vật, tạo điều kiện hài hòa cân đối các phức hợp hữu cơ, giúp cho cây phát triển tốt.[22] Theo link để xem chi tiết toàn bộ chương trình (rất hữu ích theo bút giả) https://www.youtube.com/watch?v=GhrYxDTTKpU.  Những vườn rau cá nhân nên dùng phân hữu cơ vì theo Kỹ sư Nguyễn Quốc Trung, trưởng phòng kỹ thuật khuyến nông, tỉnh Sóc Trăng trong chương trình này cho hay đặc điểm sinh học của cây rau màu, rau quả là bộ rể phát triển kém. Để bộ rễ phát triển tốt nên bón phân hữu cơ vì vai trò phân hữu cơ là điều hòa phức hợp hữu cơ trong đất, giúp bộ rễ phát triển tốt như đã được giải thích ở trên.

5.3  Có thể không tác động vào đất (không cày xới đất) và tiến đến canh tác vô vi, vô tác như thiền sư Mansono Fukuoka để thể nghiệm triết lý vô vi trong canh tác tự nhiên. Kinh nghiệm cá nhân áp dụng canh tác vô vi vô tác để trồng rau lang. Gần như một năm trời, rau lang không phát triển trong môi trường đầy cỏ dại. Thế mà trong vòng hai tháng, rau lang phát triển nhanh nhờ vào việc dùng rơm từ cỏ được cắt trong vườn, phủ lên trên bề mặt của lớp cỏ dại. Mình chả làm gì cả ngoài việc lấy những phần không ăn được của rau quả hay thức ăn dư như vỏ thanh long bón thêm cho vườn rau. Cho đến bây giờ, trong vườn rau lang nhà mình có thêm những rau màu khác cùng đang phát triển tự nhiên. Thú vị nhất là đất trở nên tơi xốp, cỏ bên dưới rất ít, đất có màu nâu đen và nhiều vi sinh vật ngược xuôi trong vườn rau. Thật là kỳ diệu!
6.  Ăn chay:

Ăn chay đúng cách rất tốt cho sức khỏe và góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý. Hiện nay có nhiều món chay ngon, bổ dưỡng có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người ăn, nhất là những người vừa mới tập ăn chay. Ăn chay là tốt rồi cho dẫu chay giả mặn vì nói không với thịt là rất tốt: giảm sát sinh và góp phần bảo vệ môi trường. Có thể trong những năm tới, thức ăn giả chay đa dạng và ‘ngon’, không kém thức ăn mặn thật. Bill Gate không thể nào nhận ra hay phân biệt đâu là thịt gà giả mặn và thịt gà thật trong một lần được cho thử chúng. Chính vì thế tương lai thức ăn của thế giớithức ăn chay giả mặn như Bill Gate nhận định trong chương trình “ The food of future”.[23]

Còn một cách ăn chay độc đáo khác nữa là ăn chay thuận theo tự nhiên. Mùa nào rau quả nào thì dùng rau quả đó, không đòi hỏi, không theo công thức ăn chay của các chuyên gia dinh dưỡng mà sức khỏe vẫn tốt và tinh thần thơi thới na ná như cách sống đơn giản của người xưa. Thành phần chính là ngũ cốc, gạo, lúa mì vv như sơ đồ Mạn-Đà-La: Thức ăn tự nhiên của Thiền sư Msanobu Fukuoka miêu tả trong quyển Cuộc Cách Mạng Một Cộng Rơm (tr.207) (Xem phụ lục).[24]
7.  Hạn chế đi xe máy, xe ô-tô, tăng cường đi xe đạp, đi bộ…

Hạn chế dùng xe máy, xe ô-tô bất kể khi nào có thể vì đi xe máy hay ô-tô hao rất nhiều xăng, nhiêu liệu hóa thạch bị tiêu thụ, góp phần tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Số liệu năm 2010 của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ cho thấy ngành công nghiệp ô-tô chiếm 14% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.[25] Sau đây là những cách tiết kiệm xăng, tiết kiệm tiền, có lợi cho sức khỏe và môi trường được biên dịch có chọn lọc từ trang web của Hiệp Hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Canada (FCS: Footprints Conservation Society)[26]:

7.1  Đi bộ, đi bộ, đi bộ! ai cũng có thể đi và nên đi bộ vì đó là chức năng thiên phú của mỗi con người mà không cần dùng xe gắn máy hay ô-tô. Bất kể lúc nào có thể, nên đi bộ mà không cần dùng xe máy. Đi bộ rất tốt cho sức khỏe, môi trường và tiết kiệm tiền xăng.

7.2  Đi xe đạp, đi xe chung và xe bus bất kể khi nào có thể

7.3  Nếu như đi xe, chú ý kiểm tra áp suấp của bánh xe và giảm thời gian nhàn rỗi không quá 30 giây (ngoài trừ vì lý do giao thông: kẹt xe chẳng hạn)

7.4  Bảo trì xe định kỳ để giữ cho hệ thống truyền động hoạt động hiệu quả nhất

7.5  Nhớ là không được chở đồ dư thừa trên xe, dọn dẹp sạch sẽ các thứ dư thừa làm nặng xe nhằm tiết kiệm xăng vì giảm việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
8.  Trồng cây, gây rừng

Nên trồng cây xanh trong nhà hoặc tham gia trồng cây trong cộng đồng. Có thể cùng Ecosia trồng rừng khắp thế giới. Cho đến bây giờ, mình cùng với hai thành viên trong  gia đình tham gia trồng được 10 ngàn cây với Ecosia, tương đương 1 hecta rừng, đơn giản chỉ 1 lần dùng Ecosia tìm kiếm điều mình cần qua mạng internet thay vì Google.[27]
9.  Học hỏi, chia sẻ hiểu biết về tình trạng môi trường, và cách bảo vệ Trái Đất

Với những kiến thức có được, chúng ta có thể chia sẻ với người thân, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp hay bất kể ai trong cộng đồng để cùng nhau bảo vệ Trái Đất. Có thể tham khảo các giáo trình giáo dục môi trường  của Cộng đồng, của Quốc Gia hoặc từ các trang Web đáng tin cậy như KSE[28], EPA[29] vv. Đặc biệt ở những trang web này, những giáo trình, những bài học bảo vệ môi trường, giáo án được cung cấp miễn phí hoặc bán với giả rẻ. Giáo viên Việt Nam hoặc bất kể ai quan tâmthể tham khảo, tìm hiểu, hành động và chia xẻ với nhiều người khác.
10.  Tham gia bảo vệ môi trường xung quanh trong cộng động

Cộng đồngchương trình bảo vệ môi trường nên sắp xếp thời gian tham gia nếu có thể. Hoặc khuyến khích Cộng đồng phát động phong trào bảo vệ hành tinh khi Cộng đồng chưa có chường nào về bảo vệ môi trường vv.

Tham gia bảo vệ môi trường dù từ những hành động nhỏ, chẳng hạn, không vứt bỏ bừa bãi bao ni-lông là một hành động ‘dễ thương’ rồi, vì mình đã sống có trách nhiệm với những hữu tình khác (những con chim, cá không bị chết vv vì nuốt nó vào trong bụng và không tiêu hóa được), và có trách nhiệm với môi trường rồi. Hơn nữa, hãy tưởng tượng nhiều người cùng nhau bảo về Trái Đất từ những việc ‘nhỏ’ như mình và gọp lại thành ra lớn như ‘núi Thái Sơn’, góp phần đáng kể trong việc bảo vệ hành tinh của chúng ta, và cho con cháu của chúng ta.

Về mặt vĩ mô, chính phủ tất cả các nước nhất là những nước thứ ba hay đang phát triển như Việt Nam nên đưa chương trình bảo vệ Trái Đất vào các chương trình nghị sự và sớm có chính sách rõ ràng để mọi người có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ hành tinh này. Đặc biệt, ‘Chiến Dịch Vì Một Trái Đất Xinh Xanh’ nên sớm đưa vào các sách giáo khoa, những bài học, giáo trình và chương trình giáo dục quốc gia xuyên suốt tất cả các cấp học, nhất là bậc tiểu học. Qua đó giúp các em hiểu rõ về Trái Đất nơi nuôi dưỡng các em và hình thành ý thức  bảo vệ Trái Đất ngay từ lúc này,  như các chương trình đã thực hiện thành công của Kids for Saving the Earth (KSE) của Hoa Kỳ: hàng ngàn trẻ em đã và đang hành động vì Trái Đất xinh xanh.[30]

Tâm Tịnh biên soạn

Nguồn Tham Khảo

[1] Green Facts (2017): Desertification. Facts on Health and Environment. [Online] Available http://www.greenfacts.org/en/desertification/l-2/9-conclusion-main-findings.htm#0
[2] & [27] Tâm Tịnh (2017). Bảo Vệ Trái Đất: Bài 1- Trồng cây trên mạng internet góp phần bảo vệ Trái Đất. [Online] Available 
[3] Woodford, C. (2016). Water pollution. Free online science and technology book. Explain That Stuff. [Online] Available http://www.explainthatstuff.com/waterpollution.html
[4] & [5] Tâm Tịnh (2017). Bảo Vệ Trái Đất: Bài 5- Những vấn đề xảy ra khi tấm khiên bảo vệ Trái Đất suy yếu &  Khi nhiệt độ tăng. [Online] Available 
[6] & [9] United State Environmental Protection Agency (EPA-2017). Global Greenhouse Gas Emissions Data. Global Emissions by Economic Sector. [Online] Available https://www.epa.gov/ghgemissions/global-greenhouse-gas-emissions-data
[7]. SIG (2016). The history of ENERGY STAR. [Online] Available https://www.sigearth.com/history-of-energy-star/ & EPA (2017). What can you do at home. Look for ENERGY STAR. [Online] Available https://www.epa.gov/climatechange/what-you-can-do-home
[8] Color Matter (2017). Color & Energy Matters. [Online] Available http://www.colormatters.com/color-and-science/color-and-energy-matters
[10] UN WWAP. 2003. United Nations World Water Assessment Programme. The World Water Development Report 1: Water for People, Water for Life. UNESCO: Paris, France.
[11] US Geological Survey (2017). Environmental Health – Toxic substances: Chlorinated solvents contamination. US Department of the Interior. [Online] Available https://toxics.usgs.gov/investigations/chlorinated_solvents.html
[12] United Nations Environment Programme (UNEP). (1996). Groundwater: a threatened resource. UNEP Environment Library No.15, UNEP, Nairobi, Keny
[13], [15] & [16]. Ross, N. (2010). World water day 2010:World water quality facts and statistics. Pacific Institute. 510-251-1600 x106
[14] Zing.vn (2016). Hơn 2.000 hộ dân ở Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt [Online] Available http://news.zing.vn/hon-2000-ho-dan-o-dak-lak-thieu-nuoc-sinh-hoat-post631230.html
[16] EPA (2017). Watersense https://www3.epa.gov/watersense/
[17] EPA (2017). What can you do at home. Look for ENERGY STAR. [Online] Available https://www.epa.gov/climatechange/what-you-can-do-home
[18], [26] & [29]. EPA (2017) & Homestuffworks (2017). Home & Gardern. What time of day should you water your plants?. [Online] Availble http://home.howstuffworks.com/lawn-garden/professional-landscaping/basics/time-of-day-water-plants.htm
[19] & [25] FCE (2017) Ten things you can do now. Footprints Conservation Society. [Online] Available http://footprintseducation.org/our-impact/10-things-you-can-do.php
[20] & [22]. VTV Can Tho1  “Tìm hiểu vai trò của phan hữu cơ đối với năng xuất và chất lượng nông sản” [Online] Avaialble https://www.youtube.com/watch?v=GhrYxDTTKpU
[23] Gates, B (2013). The future of food. The Blog of Bill Gates. [Online] Available https://www.gatesnotes.com/About-Bill-Gates/Future-of-Food
[24] Fukuoka, M (2016) Cuộc cách mạng một cộng rơm. IV. Văn hóa ẩm thực. Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM.
[28] & [30]. Kids for Saving Earth (KSE). https://kidsforsavingearth.org/
Appendix:

MẠN-ĐÀ-LA THỨC ĂN THUẬN THEO TỰ NHIÊN CỦA MASANOBU FUKUOKA

nature food mandala

 
pdf_download_2
Bao Ve Trai Dat_bai6

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: