Thái độ đạo đức đối với môi trường xanh

09/02/20184:12 SA(Xem: 12898)
Thái độ đạo đức đối với môi trường xanh

THÁI ĐỘ ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG XANH
Phyu Mar Lwin *
Thích nữ Tịnh Vân dịch

moi truong xanh sachLỜI GIỚI THIỆU:

Trong thời đại ngày nay, hành tinh nơi ta đang sống phải đối mặt với nhiều thảm họa: nhất là thiên tai do sự nóng dần toàn cầu, sự phá rừng, phá hoại môi trường tự nhiên. Nhiều thập kỷ qua, con người đã phá hoại rừng và tiêu diệt động vật, làm ô nhiễm không khí, khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên… mà mọi vật trong tự nhiên đều liên kết với nhau. Nếu tiếp tục làm như vậy, địa cầu sẽ cạn kiệt tài nguyên và động thực vật sẽ tuyệt chủng. Mối liên hệ giữa động thực vật và môi trường vật chất của chúng là hệ sinh thái. Hệ sinh thái chỉ lành mạnh khi không bị thiệt hại nghiêm trọng dưới sự tác động của con người, thiên tai và sự thay đổi thời tiết.

Nhiều học giả xác định rằng con người đã phá hoại nghiêm trọng: chặt cây mà không nghĩ là đang phá rừng, từ hiệu ứng nhà kính gây nên nhiều khí thải… các tác hại này phần lớn là do vô ý thức. Sự cân bằng của hệ sinh thái phụ thuộc chính vào nhận thứcđạo đức của con người. Nhận thức luôn dẫn chúng sanh vào thế giới vật chất. Các nhà khoa học dù phát minh ra những điều kỳ diệu, nhưng chưa thể tìm ra các chức năng của tâm linh. Nhân loại cố gắng cải thiện sự phát triển vật chất, nhưng sự phát triển tinh thần có tính quyết định hơn. Lời Phật dạy thật rõ ràngchính xác, giá trị con người được kết nối từ các giá trị đạo đức. Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đã và đang thảo luận rộng rãi ở cấp độ toàn cầu việc khủng hoảng môi trường. Chúng ta cần bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng các nguồn tài nguyên của trái đất một cách khôn ngoan hơn. Đòi hỏi từng cá nhân, tổ chức và chính phủ phải ý thức thực hiện ngay để không có thêm nhiều tổn hại cho môi trường.

Vấn đề thay đổi môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự đói nghèo đang gia tăng từng ngày trên thế giới. Liên hiệp quốc nỗ lực giải quyết các vấn đề này thông qua Hội nghị Ứng dụng Thượng đỉnh lần Tám (Eight Millennium Development Goals - MDGs)1 , đặt ra các mục tiêu cụ thể phải hoàn thành vào năm 2015. Thất thoát tài nguyên môi trường, mất tính đa dạng sinh học, nguồn nước uống không an toàn, hệ thống vệ sinh bất cập và gia tăng số lượng nhà ổ chuột là các mối đe dọa đáng chú ý nhất đối với sự bảo vệ môi trường. Bài viết này làm theo lời dạy của Đức Phật: Cứu sống môi Trường2 , cố gắng hoàn thành một trong các mục tiêu của Hội nghị Ứng dụng Thượng đỉnh.

Sinh vật sống và môi trường liên quan trong trạng thái cân bằng. Nếu sự cân bằng bị phá vỡ, mọi thứ sẽ bị hủy hoại. Mối tương quan này đặc biệt quan trọng. Trách nhiệm của cá nhânlý trí, tôn giáo (lý thuyết thỏa đáng) là một trong những yêu cầu thiết yếu để xây dựng thế giới ổn định và hài hòa. Cá nhân sẽ tự nhận thức những gì phù hợp hoặc không phù hợp để làm theo học thuyết tương tự của các tôn giáo. Phật giáo vạch ra hướng đi tự duy trìbảo vệ môi trường của mình trên nền tảng đạo đức.

THẾ GIỚI CHÚNG TA ĐANG SỐNG

Hàng triệu loài sinh vật và con người sinh sống trên trái đất. Tài nguyên khoáng sản của hành tinh và các sản phẩm sinh quyển3 góp phần đảm bảo sự sống toàn cầu. Hệ sinh thái là một cộng đồng các sinh vật sống liên kết với môi trường và thực vật, tương tác nhau trong hệ thống. Các hệ sinh thái sẽ bị hủy hoại nếu khôngtrạng thái cân bằng. Không cộng đồng nào chứa đựng được nhiều sinh vật sơ với thực phẩm, nước và chỗ ẩn náu. Thực phẩm và lãnh thổ dần cân bằng bởi các hiện tượng như hỏa hoạn, bệnh tật và số lượng động vật ăn thịt.

Nhiều năm qua, con người đã tác động gây hại đến hệ sinh thái bằng mọi cách. Nước, nhiệt độ, động thực vật, không khí, ánh sáng và đất, tương tác lẫn nhau. Nếu không đủ ánh sáng hoặc nước, nếu đất không có chất dinh dưỡng cần thiết cây cối sẽ không sống được. Nếu thực vật chết, động vật phụ thuộc vào chúng sẽ chết. Khi động vật đó chết dẫn đến loài động vật phụ thuộc nó cũng sẽ chết. Các hệ sinh thái trong thiên nhiên hoạt động theo cách tương tự, các thành phần tương tác lẫn nhau để tạo nên một hệ thống cân bằng. Mỗi chủng loại có nhiệm vụ riêng trong hệ sinh thái của mình và giúp duy trì hệ thống lành mạnh. Một hệ sinh thái lành mạnhvô số chủng loại đa dạng và không bị tổn hoại nghiệm trọng bởi sự tương tác của con người, thảm họa thiên nhiênbiến đổi khí hậu.

Các yếu tố sinh học4 và phi sinh học5 quan hệ tương tác với nhau. Nếu một trong những yếu tố được thay đổi hoặc loại bỏ, nó sẽ tác động đến sự tồn tại của các nguồn khác trong hệ thống.6

Khi chỉ một yếu tố duy nhất (sinh học hoặc phi sinh học) bị thay đổi, có thể do ô nhiễm hay do các hiện tượng tự nhiên, dẫn đến toàn bộ hệ thống bị thay đổi. Ví dụ: Con người có thể biến đổi môi trường cày cấy hay dẫn thủy nhập điền, nhưng không thể thấy những ảnh hưởng gây ra cho hệ sinh thái khác, mà chỉ cảm nhận được tác động của nó. Hay mưa axit tại các khu vực nhất định đã dẫn đến sự suy giảm số lượng thủy sinh của vùng đó.

Thế giới tự nhiêntính chất của tạo hóa theo khuynh hướng tăng hoặc giảm. Phật giáo, có đề cập đến ba cõi7 phụ thuộc vào nhau. Thế giới chúng ta sống là Cõi Phàm – OkāsaLoka, xuất hiện trong tam giới. Đức Phật giảng giải việc mở rộng của thế giới trong kinh khởi thế nhân bổn AggaññaSutta,8 như sau:

“Sẽ đến lúc, Vāseṭṭha, sau một thời gian rất dài dù sớm hay muộn, cõi này bắt đầu mở rộng ra.”9

“Này Vāseṭṭha! Vào thời điểm đó, mọi thứ chỉ xuất hiện là khối lượng nước, tất cả là bóng tối mù mịt, không xuất hiện mặt trăng cũng không có cả mặt trời, không có chòm sao nào xuất hiện, đêm và ngày không phân biệt được, không có năm hoặc các mùa, không có nam nữ, đàn ông hay đàn bà, chúng chỉ đơn thuầnchúng sinh ”10

Sau Chúng sanh giới (SattaLoka) là thế giới sinh vật. Trái đất, cây cối, rừng, núi… là cõi Kammapaccayautujarūpa duyên nghiệp (kamma) (các hành động thiện hay ác) của chúng sanh. Thế giới hữu vi hình thành bởi danh và sắc, tất cả các tình huống khó khăn, chiến tranh, rắc rối xảy ra nơi này đều do ứng xử của con người. Khi loài người không biết xấu hổ (tàm) và sợ hãi (quý) trong lúc làm các điều ác, thế giới hữu vi sẽ tự diệt vong. Đến khi thế giới hữu vi bị diệt vong, thế giới hữu hình cũng như thế giới vô hình cũng bị tiêu diệt. “Kết quả của điều này là sự tự phát sáng của chúng biến mất. Mặt trăng, mặt trời xuất hiện. Có ngày đêm và có tháng, năm, cũng có các mùa xuất hiện. Thế giới lại tiến hóa”.11 Do vậy, đạo đức (tàm và quý) là đạo đức nền tảng bảo vệ thế giới.

Có nhiều bằng cớ chứng minh điều này, người ta đánh mất cơ hội của họ và tự mình đối mặt với nhiều khó khăn do hành động bất thiện. Từ thời điểm mở rộng thế giới rất nhiều cơ hội xuất hiện, sau đó đã biến mất chỉ vì ham muốn và thiếu hiểu biết của con người. Ta cần phải kiểm điểmlý do tại sao con người phạm vào các hành vi phi đạo đức: do không thể phân định được đâu là hành động tốt hay xấu, do không biết được lợi ích của việc giữ giới và nguy hại của sự phá giới?

“Người có hiểu biếttrí tuệ hoàn hảo không nghĩ đến việc làm hại mình hay người khác, cũng như cả hai. Vì hạnh phúc của toàn thế giới họ biết nghĩ về lợi ích của bản thân, của người khác và của cả hai phía. Bằng cách ấy chứng tỏ có sự hiểu biếttrí tuệ hoàn hảo”12

Để nhận thức điều này, đầu tiên cần nuôi dưỡng sự cảm thông để dần phát triển sự đồng cảm tới các chúng sinh khác. Tâm Từ bi đi đôi với tuệ có thể giúp phân biệt hành động tốt và xấu.

TÌM NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

Theo quan điểm khoa học, tác nhân chủ yếu của môi trường gồm: gia tăng dân số nên giáo dục không đầy đủ và nghèo đói, không kiểm soát nguồn tài nguyên sử dụng, ô nhiễm nguồn không khí và nước, xói mòn đất và sự tăng mặt nước biển do sự ấm dần toàn cầu, sự mất đi các hệ sinh thái và cả sự giàu có. Những nguyên nhân này chủ yếu từ con người. Theo quan điểm Phật giáo, sự hỗn loạn mà ta đang làm cho hành tinh là do sự tham lam, hận thùảo tưởng của chính mình. Thiếu trí tuệ, con người chẳng thể phân biệt được đâu là tốt hay xấu. Ví như, một người nhóm lửa để sưởi, người đó không hề cân nhắc việc khói sẽ gây ra ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến môi trường, theo lối nghĩ bình dân anh ta nghĩ mình vô tội. Đức Phật dạy, chỉ bảo vệ cho chính mình hay quan tâm đạo đức của chính mình là chưa đủ. Cần giữ giới luật và chia sẻ sự cảm thông cho người khác cảm thấy an toàn. Tâm là nguồn gốc của mọi thay đổi có điều kiện.

“Bằng cách tự bảo vệ chính mình (sống có đạo đức), mình bảo vệ được những người khác; bằng cách bảo vệ những người khác, mình có thể tự bảo vệ chính mình.”13

l Trái đất bị tổn thương bởi khai thác thiên nhiên thiếu suy nghĩ.

l Khí thải nhà kính, khí methan của công nghiệp làm biến đổi khí hậu và trái đất nóng dần. Dẫn đến mực nước biển tăng lên, gây ra mối họa ngập các vùng thấp.

l Tầng Ozone bị suy giảm, nên trái đất hứng chịu lượng bức xạ tia cực tím lớn từ mặt trời. Điều này không chỉ gây hại trực tiếp cho thực vật, mà cả động vậtcon người cũng bị hại vì phụ thuộc vào hệ thực vật.

l Công nghệ hóa là dấu mốc sự phát triển nhân loại, nó cũng chính là tác nhân thải vào bầu khí quyển loạt các loại khí gas toxit. Ngành công nghiệp thải xuống biển và sông nhiều chất thải lỏng làm ô nhiễm nguồn nước, đã làm giảm lượng lớn các loài động vật thủy sinh.

l Diện tích rừng giảm một nửa độ bao phủ trái đất trong 11.000 năm qua, báo động thảm họa phá rừng. Các nhà bảo vệ môi trường trên thế giới lo lắng nguyên nhân này.

l “Sinh thái’ có vai trò hết sức quan trọng duy trì đời sống trên địa cầu. Sự đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau của sinh vật dẫn đến sự tiến hóa. Con người đã săn bắn đến tuyệt chủng lượng lớn loài động vật. Các hoạt động làm ô nhiễm môi trường và tàn phá rừng cũng gây nên sự biến mất một lượng lớn các loài động vậtthực vật do bị mất môi trường sống.

l Chúng ta đã đe dọa sự sống còn của chính mình. Nhiều cuộc nghiên cứu, tìm hiểu những tác động con người đã gây ra cho môi trường đang tiến hành. Rất nhiều người đang thức tỉnh vì sự lành mạnh của môi trường và sự sống còn.

LÀM SAO CON NGƯỜI CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ?

Báo động về các mối nguy hiểm với môi trường là vấn đề toàn cầu. Được các lãnh đạo thế giới chấp thuận tại Buổi họp Thượng đỉnh Liên hiệp quốc năm 2000, Hội nghị Ứng dụng Thượng đỉnh đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2015 – xóa đói giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, ổn định môi trường, phòng chống HIV/AIDS và giảm bệnh sốt rét, sự hợp tác toàn cầu cho việc phát triển. Các mục tiêu để đảm bảo tính bền vững môi trường là có được nguồn nước sinh hoạt an toàn và dịch vụ vệ sinh môi trường, giảm tổn thất đa dạng sinh học, cân bằng dân số thành thị và giảm cư dân sống trong khu nhà ổ chuột.

 Với hiểu biết về các nguyên nhân của vấn đề môi trường, từng cá nhân phải có trách nhiệm đạo đức đối với môi trường. Hãy có thái độ tốt để cứu hành tinh từ các viêc nhỏ nhất như: bỏ rác vào thùng rác, xử dụng các đồ vật tái chế, giảm dùng năng lượng… Chúng ta cần lựa chọn hành động đúng đắn đối với môi trường như: đi bộ, sử dụng xe đạp hay các phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải carbon tốt hơn. Khi từng cá nhân tham gia chiến dịch vì môi trường, chiến dịch đó không chỉ thành công ở một quốc gia mà còn ở trên toàn thế giới.

Quan điểm tôn giáođạo lý nói lên tư cách con người, cũng là giá trị đạo đức của nhân loại. Mỗi tôn giáo đều dạy giáo lý và các hành vi đạo đức. Trọng tâm đạo lý của các tôn giáo trên thế giới đều lấy con người làm trung tâm. Ứng phó với các khủng hoảng môi trường là một trong những sự thách thức lớn nhất đối với các tôn giáo đương thời. Các tôn giáo trên thế giới cần tham gia giải quyết vấn đề này với cái nhìn đạo lý toàn diện hơn, vì tính bền vững. Cần phải phác thảo ý nghĩa môi trường đầy đủ hơn cho nhân loại, dẫu lấy con người hay sinh vật làm trung tâm. Các nhà nghiên cứu tôn giáo cũng như các lãnh tụ tôn giáo sẽ giữ vai trò chính yếu trong tiến trình này vì tôn giáo kiểm soát quyết tâm của các đồ đệ. Con người sẽ được giáo dục về đạo đức thông qua dạy giáo lý. Những bài giảng và giảng giải về đạo đức của lãnh tụ tôn giáo hướng dẫn mọi người biết cách sống hòa hợp với môi trường có sự sống và không có sự sống. Phổ biến trực tiếp và rộng rãi đến cá nhân, các nhóm, trường học, tổ chức thông qua xuất bản sách đạo đức, truyền bá trên Internet. Khoa học kỹ thuật và tâm linh cùng sử dụng để bảo vệ, làm cho không môi trường tồi tệ hơn. Đây chính là lý do các tôn giáo trên thế giới hợp tác với nhau để có được thế giới màu xanh.

SỐ LƯỢNG PHẬT TỬ VÀ LƯỢNG NGƯỜI ỦNG HỘ ĐẠO PHẬT

Số người theo đạo Phật ước tính có khoảng 350 triệu (chiếm 6% dân số thế giới), đạo Phậttôn giáo lớn thứ tư trên thế giới. Lời dạy của Đức Phật thực sự sâu sắc và hòa hợp với thiên nhiên. Phật giáo thức tỉnh đạo đức của con người đối với thiên nhiên.

Thứ nhất, mỗi Phật tử cần được giáo dục theo lời dạy của Đức Phật.

Thứ hai, giáo dục không chỉ đơn thuần lý thuyết, mà phải có thực hành. Phúc lợi cá nhân ưu tiên hơn phúc lợi nhân loại.14

Một Phật tử có thể truyền bá kinh điển Phật giáo đến 16 người kể cả tín đồ của các tôn giáo khác, trên khía cạnh dân số. Ở đây không chủ ý thuyết phục cải đạo, mà giúp họ nhận thức nhân và quả của hành động, có nhận thức cơ bản để có trách nhiệm và có tâm cảm thông là điểm cốt yếu kế tiếp. Trước khi làm hại người khác, con người sẽ biết xem xét lại, tự đặt mình vào địa vị người bị hại. Người đó có khả năng tu dưỡng lòng từ bi và sẽ không làm bất cứ điều gì tổn hại người khác nữa.

THẾ GIỚI HIỆN TẠIQUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC

Thế giới ngày nay thật nhiều khủng hoảng, do con người nỗ lực cạnh tranh vật chất. Nhân cách và lương tâm của nhân loại đang dần xuống cấp. Tham lam, sân hận, cái ác tăng lên càng lớn trong tâm trí của con ngườilòng từ bi giảm thiểu đi. Đây là một thách thức với đạo đức. Con người sa đọa trong việc kinh doanh, theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế mà không tôn trọng chân giá trị con người.

Đạo đức thực sự bắt nguồn từ ý thức cơ bản của loài người. Đạo đức đại diện cho nền tảng của sự phát triển tâm linh. Từ thời thượng cổ, nhân loại đã đặt ra những nguyên tắc đạo đức cần phải tuân thủ: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, kiềm chế lời nói sai trái, không uống rượu và nghiện ma túy là những thứ làm hỏng nhân cách và trí tuệ. Năm giới này cần được thọ trì. Phá một trong năm giớiphạm giới và gây hại cho người khác. Năm giới là những giới luật cơ bản về đạo đức (Pañcasīla) trong Phật giáo. Các nguyên tắc đạo đức của Phật giáo không những chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà còn cho tất cả chúng sinh.

Xã hội cân bằng nhờ có thực hành đạo đức cho nên con người cần hành động theo trật tự đạo đức xã hội. Một người không vi phạm bất cứ hành vi thân khẩu sai trái nào, được xem như đã thọ trì giới. Con người có thể bị đọa xuống làm súc sinh nếu khôngđạo đức. Ở cảnh giới này thiếu tình thươnglòng nhân ái, không có sự khoan dungsức mạnh lý trí, không có chức năng nhận thức và không kiềm chế trong ý nghĩ, lời nói, hành động.

Nếu trong thế giới này dù là Phật tử hay không Phật tử mà đều giữ được năm giới sẽ mang lại lợi ích và hòa bình cho nhân loại. Ngũ giới – Pañcasīla được xem là sự bảo vệ của thế giới, việc thọ trì năm giới rất quan trọng, không được coi thường. “Tương truyền, ở vương quốc cổ xưa khi nhà vua, quần thần và người dân không thực hiện năm giới, đã xảy hạn hán nghiêm trọng và đói nghèo. Khi mỗi người dân trân trọng thọ trì giới luật (Pañcasīla)nhiên, khí hậu đã trở lại bình thường, mưa đều gió thuận và vương quốc thịnh vượng”. Một người tuân thủ giới luật đạo đức có thể sẽ giàu có, danh tiếng, tín nhiệm, tự tin, chết bình antái sinh ở cõi an lạc.

CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ĐỂ GIỮ GIỚI

Tàm và Quý Tất cả hành động chúng ta đã làm tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến chúng ta, ai cũng mong muốn tương lai tốt đẹp, không hy vọng điều tồi tệ. Nếu biết rõ hành động đem lại kết quả xấu, chúng ta chắc chắn sẽ không làm điều đó. Nhân và quả là yếu tố quan trọng của hành động, lời nói, cử chỉý nghĩ. Hai phẩm chất: tàm và quý là biện pháp chủ yếu bảo vệ đạo đức, đóng vai trò quan trọng trong con người. Đạo đức chính là hàng rào bảo vệ cho cả cá nhân và toàn xã hội.

Tàm là lòng hổ thẹn với điều tội lỗi và với các ác bất thiện, là cảm giác xấu hổ, là chán ghét các hành động xấu ác. Nó có chức năng ngăn chặn việc thực hiện các hành động xấu ác, các hành vi hèn hạ. Nó thể hiệnsuy nghĩ ngăn không thực hiện các hành động xấu ác. Nó xuất phát từ lòng tự trọng và xui khiến không làm điều xấu. Nó bắt nguồn từ cảm giác về danh dự bản thân. Giống như cô gái con nhà gia giáo, một người không chấp nhận làm điều xấu ác do có ý thức tôn trọng bản thân mình.15 Quý là ghê sợ những hậu quả của hành động bất thiện.

Quý là cảm giác lo sợ về các hành vi sai trái, có đặc điểm là sợ các hành động xấu ác. Nó có chức năng ngăn không cho thực hiện các hành động xấu ác và hành vi làm cho người khiếp sợ. Nó được biểu thịsuy nghĩ ngăn không cho thực hiện các hành động xấu ác. Nó xuất phát từ sự tôn trọng người khác. Như người tốt, vì tôn trọng đối phương không chấp nhận làm điều xấu ác. Nó là tiếng nói cất lên từ lương tâm. Nó cảnh báo những hậu quả xấu mà hành vi trái đạo đức có thể gây ra, khiến người khác chê tráchtrừng phạt, tạo nghiệp đau khổ của các hành động xấu ác. Chính các hành vi này ngăn cản khao khát giải thoát khỏi khổ đau.16

Cảm giác xấu hổ và lo sợ về các hành vi sai trái có những điểm chung vì cùng nhiệm vụ bảo vệ suy nghĩ khỏi bị vẩn đục. Nhưng cũng có sự khác biệt ở các đặc điểm riêng và cách thức thể hiện. Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) minh họa sự khác biệt giữa hai cảm giác này bằng cách so sánh một thanh sắt với một đầu bị dính phân và đầu kia được nung đỏ: hiri giống như cảm giác ghê sợ của một người khi nắm phải đầu có dính phân của thanh sắt, ottappa lại giống như cảm giác sợ hãi khi nắm phải đầu thanh sắt bị nung đỏ.

Pháp hộ trì thế gian (Lokapāladhamma)

Sự trung thực là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề xung đột xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế và chính trị. Tinh hoa trong giáo huấn của Đức Phậtđạo đức ngay thẳng: không làm ác, làm thiện, thanh lọc tâm. Rèn đạo đức như người thọ trì năm giới, tám giới hay mười giới đều phải sống trung thực. Có nhiều người quan niệm sai định nghĩa của tàm và quý. Họ coi thua kém người về các mặt danh vọng, giàu có, sở hữu, chức phận được coi là đáng xấu hổ hoặc cảm giác khi phải đối mặt với một tai nạn, khi đi vào rừng lại không phải là điều đáng sợ. Đấy chỉ là ý nghĩa giả tạo.

 Hirī bắt nguồn từ lòng tự trọng và làm cho chúng ta cảm thấy hổ thẹn khi làm điều sai trái. Ottappa là sợ hãi những việc làm sai trái, là lương tâm chú ý đến những hậu quả khủng khiếp của hành động vô nhân tính hay sự khiển trách và hình phạt bởi những người khác, sợ hãi kết quả nghiệp báo đau khổ của hành vi xấu ác và sự trở ngại giải thoát khỏi khổ đau. Đức Phật giảng giải lòng hổ thẹn và sự sợ hãi là sự dẫn dắt, làm trong sạch thế giới con người. Hai Pháp này là nguyên tắc trước tiên để thanh lọc thế giới. Một người không biết xấu hổsợ hãi sẽ không ngại khi làm những hành động ác. Khi hầu hết mọi người lúc làm điều ác không có cảm giác xấu hổsợ hãi thì thế giới sẽ bị diệt vong. Các hành động thiện xuất phát từ tâmđạo đức, có tàm và quý. Hai phẩm chất này là nguồn gốc của đạo đức, duy trì phẩm giá con người, đồng thời bảo vệ môi trường. Tàm và Quý làm cho con người khác con vật, không thỏa mản thú tánh vô đạo đức như trong thời điểm văn minh rất thấp (quan hệ sinh lý giữa mẹ và con trai hay giữa cha và con gái). Tàm và Quý là Hai pháp hộ trì thế gian “Lokapāladhamma”.

KẺ HUỶ HOẠI THẾ GIỚI

Ngược lại với Hiri và ottappa, vô tàmvô quý khi làm những điều ác (Vô tàm - Ahirīka và Vô quý - Anottappa) là yếu tố tiềm ẩn mạnh mẽ để kết thúc thế giới. Đây là yếu tố bất thiện khởi lên trong tâm. Vô tàm là không biết xấu hổ với những việc làm ác bất thiện. Chức năng của nó là không xấu hổ, biểu hiện của nó là không ghê sợ khi làm việc xấu ác. Thiếu sự tự trọng chính mình là nhân gần của nó. Nó là nguồn gốc không xấu hổ khi làm các hành động ác bất thiện. Vô quý có đặc tánh không e sợ khi làm các hành động ác bất thiện. Nhiệm vụ của nó là làm ác không sợ. Nó biểu hiện sự không sợ hãi cái ác bất thiện. Thiếu tôn trọng đối với những người khác là nhân gần của nó.17

Trong mười phiền não (kilesas)18, không biết hổ thẹn (Ahirika) và không biết sợ hãi (Anottappa) là yếu tố phiền não đạo đức. Tham là ham muốn làm đốt cháy thân tâm. Khi con người đắm chìm trong dục lạc thì ‘tham, sân, si’ thống trị trong tâm và vi phạm những điều ác. Con người bị lấn át bởi Vô tàm, thích nhiều các hành động xấu ác mà không khinh miệt chúng, bị che lấp bởi Si và bị che lấp bởi sự tối tăm của nó, như con heo thích phân.

Những việc tà ác thực sự rất đáng sợ. Khi Vô tàm tiến vào, ngay cả người khôn ngoan thông thường kinh sợ các việc làm xấu ác cũng bị vi phạm các điều đáng sợ, họ như con thiêu thân lao vào lửa. Những người bị chi phối bởi Vô tàm thực hiện hành động tà ác không chút sợ hãi, không chút do dự. Khi không biết đến sự xấu hổ con người làm những điều tà ác một cách dễ dàng, kiếm sống bằng con đường không chân chính và không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì.

Vô tàmVô quýnguyên nhân duy nhất của tất các xấu ác và chúng rất dữ tợn, mãnh liệt, “Vô tàm và Vô quý” bao gồm 14 tâm bất thiện. ‘Vô tàm và Vô quý’ luôn kết hợp với Si. Một người bị choáng ngợp bởi ‘Si, Vô tàm và Vô quý’ thường làm việc tà ác mà không biết xấu hổsợ hãi, người đó không có phẩm cách và hình ảnh tốt. Dễ nhận thấy Vô tàmVô quý hủy diệt người ấy và các người khác như thế nào.

Hướng tới môi trường xanh

Nếu muốn có một môi trường xanh, sạch, chúng ta cần có một lối sống mới bắt nguồn từ khía cạnh đạo đứctâm linh. Chủ nghĩa vật chất đã là cách sống đặt ta vào nhiều vấn đế nghiêm trọng. Đạo Phật dạy rằng: tâm là nền tảng của tất cả mọi thứ. Khi tâm bị chi phối bởi tham, sân, si, sẽ không thể tránh khỏi khổ đau. Người với tâm thanh tịnh, có từ bitrí tuệ, hạnh phúc sẽ theo họ như bóng theo hình.

Đức Phật dạy, cần bằng lòng với những nhu cầu cơ bản, giảm thiểu các tham muốntiết kiệm để có một lối sống trung đạo, tránh xa cực đoan của niềm đam mê trong dục lạc (Kāmasukhalikanuyoga)19và tự hành xác (Attakilamathānuyoga)20. Những điều này rất quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc. Khi tâm bất thiện thống trị khắp mọi nơi, thế giới sẽ rơi vào nơi tối tăm. Thế giới ngày nay do các vấn đề môi trường đang mất màu xanh. Mỗi người phải tự nhận thứcý thức trong trường hợp này, đây không phải là vì vấn đề tự nhiên mà vì đạo đức của con người. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với môi trường xanh. Toàn thể nhân loại sẽ không làm ô nhiễm môi trường, chỉ khi con người có tàm và quý, biết giữ gìn luân thường đạo lý. Điều này như là cách duy nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay. Con người cần chọn thái độ nhẹ nhàng, không khai thác, không tấn công môi trường, sống hòa hợp với thiên nhiên, sử dụng nguồn tài nguyên thiên để thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất của mình. Đạo Phật rất gần gũi đối với thiên nhiên, như một con ong lấy phấn hoa từ hoa làm ra mật mà không làm ảnh hưởng xấu đến vẻ đẹp và mùi hương của bông hoa. Chỉ như con ong, con người sẽ tìm thấy hạnh phúcthỏa mãn cuộc sống mà không làm tổn hại đến thế giới tự nhiên.

KẾT LUẬN

Tóm lại, bài tham luận này đề ra thái độ ứng xử của người Phật tử đối với sự bền vững của môi trường. Trong bài này, Tàm và Quý được nhấn mạnh như là các yêu cầu cơ bản trong việc tuân thủ đạo đức và là thái độ đúng đắn để bảo vệ chính mình cũng như môi trường sống của mình. Thay vì tham lamhận thù, lòng từ bi và sự tử tế yêu thương cần được nuôi dưỡng trong tâm chúng ta. Dù là Phật tử hay không Phật tử, nếu con người có tàm và quý, có lòng yêu thươngtrắc ẩn với người khác, thế giới chúng ta sẽ được tô màu xanh.

THAM KHẢO

AnguttaraNikaya (Gradual Sayings) Fours, No. 186

Chandādhika, Ashin (Sayadaw). (2013). Parahita Mind (Myanmar Version).Yangon: ShweParamīDhamma Publishing

Chauhan, Rajendra. (2010). Global Warming (An International Issue). New Dehli: Saurabh Publishing House

DighaNikāya, PāthikaVagga, DN 24.6

Dion Peoples, Dr. (editor). Buddhist Approach to Environmental Crisis: 6th UNDV Conference Volume, Mahachlalongkornrajavidyalaya University main Campus, Wangnoi, Ayuttaya, Thailand, 4-6 May 2009

Jessica Nihle´nFahlquist.(2008) Moral Responsibility for EnvironmentalProblems—Individual or Institutional?Springerlink.com

Kheminda, Ashin (Sayadaw). (2010). Buddha and World Climate Change (Myanmar Version). Yangon: Daw Tin Tin Aye Press

Mahāsi, Sayadaw. (2008). Visuddhimagga (Myanmar) Vol III. Yangon:MahāsiSāsananuggaha Association

Ministry of Religious Affairs. (2010). The Teaching of the Buddha. Yangon:Kaba Aye Printing Press

Olendzki, Andrew. (2010). Unlimiting Mind.Boston: Wisdom Publications

SaṁyuttaNikaya,SatipatthanaSamy., No. 19 SaṁyuttaNikāya, DhammacakkapavattanaSutta (SN 56)

Urban, Wilbur Marshall.(1953). Fundamentals of Ethics.London: George Allen & Unwin Ltd.

http://fore.research.yale.edu/religion/ http://www.un.org/millenniumgoals/

http://www.buzzle.com/articles/how-do-humans-affect-theenvironment.html

Chú thích

(*) Đại học ITBM

1.www.un.org/millenniumgoals

2.MDG 7: Bảo đảm cứu sống môi trường

3. Bầu sinh quyển là tổng số toàn cầu của tất cả hệ sinh thái.
4. Sinh học, là nghĩa của hay liên quan đến đời sống, là tất cả yếu tố sống. Thực vật, động vật, nấm, sinh vật đơn bào, và vi khuẩn là tất cả sinh học hay yếu tố sống.
5. Phi sinh học, nghĩa là không sống, là nhân tố không sống tác động vào cơ thể sinh vật. Các nhân tố môi trường như môi trường sống (ao, hồ, đại dương, sa mạc, núi) hay thời tiết như nhiệt độ, mây bao phủ, mưa, tuyết, bão tố là các nhân tố không sinh vật.
6. Hệ thống, nhân tố Sinh học và Không sinh học kết hợp nhau để tạo ra một hệ thống hay nhiều hệ thống, hay nói chính xác hơn, một hệ sinh thái. Một hệ sinh thái là một cộng đồng các sinh vật và không sinh vật được xem như một đơn vị.

7. (i) SaṅkhāraLoka – Vũ trụ pháp hành : Thế giới Hữu vi, bao gồm tổng số các hiện tượng tâm và thân; (ii) SattaLoka – Vũ trụ Chú sanh : Thế giới Sinh khí, tổng gộp các sinh vật. (iii) OkāsaLoka – Vũ trụ Không gian: Thế giới Không sinh khí, tạo nơi sống của các sinh vật.
8. Kinh Trường bộ (DighaNikāya), phẩm Pāthika (PāthikaVagga), DN 24.6
9. Sđd
10. Sđd

11.Sđd

12.Kinh Tăng chi/ Anguttara Nikaya (Gradual Sayings) Fours, Số. 186

13. Kinh Tương ưng/ SamyuttaNikaya (Kindred Sayings) 47; SatipatthanaSamy., No. 19

14.Kinh Chavālāta (AN 4.95)

15. Thanh tịnh đạo Visuddhimagga (Myanmar) Vol III. trang 90

16. Sđd, trang 91

17. Thanh tịnh đạo/ Visuddhimagga (Myanmar) Vol III. trang 93-94

18. Mười phiền não - Kilesās : 1. Tham (Lobha), 2. Sân (Dosa), 3.Si (Moha), 4.Ngã mạn (Māna), 5. Tà kiến (Diṭṭhi), 6.Nghi (Vicikicchā), 7.Hôn trầm (Thina), 8.Trạo cử (Uddhacca), 9.Vô tàm (Ahirika) and 10.Vô quý (Anottappa)

19. Kinh Tương ưng/ SaṁyuttaNikāya, kinh Chuyển pháp luân/ DhammacakkapavattanaSutta (SN 56)
20. Sđd

Thư Viện Hoa Sen


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.