Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội

17/06/20193:28 CH(Xem: 3472)
Trách nhiệm môi trường – một phương diện của trách nhiệm xã hội
TRÁCH NHIỆM MÔI TRƯỜNG 
MỘT PHƯƠNG DIỆN CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Triết học

moi truongTrách nhiệm môi trường của con người ngày càng quan trọng không kém so với trách nhiệm của con người đối với con người; nó không đơn thuầntrách nhiệm với giới tự nhiên, mà quan trọng hơn, con người phải hành động khôn ngoan để không làm tổn hại đến môi trường vì lợi ích của chính con người và các sinh thể khác.

Ngày nay, khi con người đang trong tiến trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty đa và xuyên quốc gia, với sự phụ thuộc chặt chẽ của các quốc gia, khu vực vào một nền kinh tế toàn cầu, một nền kinh tế, về cơ bản, là kinh tế thị trường tự do thì những mâu thuẫn, giữa con người với con ngườicon người với thiên nhiên ngày càng hiển hiện rất rõ ràng. Những mâu thuẫn này ngày càng căng thẳng đến mức tất cả các bên tham dự vào quá trình sản xuất vật chất cho xã hội, vào nền kinh tế toàn cầu, đều cảm nhận rằng nếu họ không ngồi lại, thảo luận, bàn bạc và nhất trí với nhau về những vấn đề cơ bản thì có nguy cơ tất cả đều bị hủy diêt. Vì thế, trách nhiệm xã hội là một trong những cụm từ ngày nay chúng ta được chứng kiến nhiều nhất, cả trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn trong các hội thảo mang tính học thuậtphạm vi quốc gia hay quốc tế. Mâu thuẫn ngày càng tăng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ, giữ gìn môi trường sống đã buộc chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trách nhiệm của con người với chính bản thân mình và với tự nhiên với một thái độ nghiêm túc hơn và khoa học hơn. Xuất phát từ những lý do đó, bài viết này góp phần tìm hiểu một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đó là trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của mình từ góc nhìn trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm môi trường là thuật ngữ tương đối mới trong hệ các thuật ngữ bàn về trách nhiệm, như trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm doanh nghiệp, trách nhiệm nhà nước, hay trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý,… Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung xem xét mối quan hệ giữa trách nhiệm môi trường với trách nhiệm, trách nhiệm xã hội cũng như một số quan niệm về trách nhiệm môi trường trên cơ sở của đạo đức học môi trường.

Trách nhiệmtrách nhiệm xã hội

Kể từ khi con người bước vào giai đoạn lịch sử thành văn, tức là tồn tại với tư cách một cộng đồng, một xã hội thì cũng là lúc con người bắt đầu hình thành ý thức và hành vi trách nhiệm.

Thuật ngữ trách nhiệm xuất hiện khá muộn. Theo một số học giả, trong văn hóa phương Tây, thuật ngữ trách nhiệm ‘là sản phẩm của thời hiện đại’, tức là thời đại cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII – XVIII. Tuy nhiên, những nội dung của thuật ngữ này đã xuất hiện từ rất lâu trước đó dưới dạng các phạm trù, như nghĩa vụ, bổn phận… Ngày nay, trách nhiệm được hiểu không chỉ là khả năng nhận thức về bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả do những hành động của mình đưa lại, mà còn được hiểu rộng hơn, trách nhiệm – đó là thái độ của cá nhân đối với cộng đồng. Thái độ này biểu thị ở việc thực thi nghĩa vụ đạo đứctuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp, tức là tuân thủ các quy chuẩn đạo đức và sau này là luật pháp, mà các cá nhân trong cộng đồng đã thỏa thuận(1). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, nội dung của trách nhiệm ngày càng được mở rộng, làm giàu và dẫn đến kết quả là sự xuất hiện phạm trù trách nhiệm xã hội. Hiện tại, trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật người ta đang không ngừng xây dựng nên những học thuyết về trách nhiệm xã hội trên cơ sở những quan điểm triết học, đạo đức học và thậm chí cả những quan điểm kinh tế và luật pháp hết sức khác nhau.

Thông thường, nói đến trách nhiệm là nói đến mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thực thi trách nhiệm là cách thức để con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích của cá nhân phù hợp với lợi ích của cộng đồng, hoặc ít nhất cũng không làm phương hại đến lợi ích của các cá nhân khác hay toàn cộng đồng. Như vậy, có thể thấy, người ta chỉ có thể ý thứcthực hiện được trách nhiệm khi người ta tồn tại trong một cộng đồng nhất định. Điều đó có nghĩa trách nhiệmtrách nhiệm đối với xã hội hay trách nhiệm xã hội. Về thực chất, trách nhiệmphương tiện để con người kích thích hay kiềm chế hành động của mình theo hướng sao cho đạt được sự thống nhất giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đồng. Bởi vậy, trách nhiệm không chỉ là năng lực, ý thức về hậu quả của hành vi, mà còn là bản thân việc thực hiện hành vi đó của chủ thể đối với đối tượng.

Bên cạnh đó, nói đến trách nhiệm là nói đến mối quan hệ cụ thể, xác định. Nó trả lời cho câu hỏi: chủ thể chịu trách nhiệm là ai và chịu trách nhiệm trước ai, trước cái gì (đối tượng mà nó tác động)? Với câu hỏi thứ nhất, ta có thể thấy ngay câu trả lời rằng chủ thể chịu trách nhiệm là con ngườiý thức (con vật thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi của nó, vì nó hoàn toàn không có ý thức). Con người ở đây có thể là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, nhà nước, chính phủ, thậm chí là cả các nhóm hành động xã hội hay các cộng đồng địa phương… Tóm lại, đó là con người với tất cả các kiểu tổ chức hay thể chế của nó. Với câu hỏi thứ hai, câu trả lời rộng nhất sẽ là: con người phải chịu trách nhiệm trước bản thân mình và trước môi trường tự nhiên mà nhờ đó nó có thể tồn tại được. Cụ thể, đó là trách nhiệm của con người trước con người (bao gồm cả thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai), trước tự nhiên (gồm các nguồn tài nguyên, như rừng, đất, nước, không khí, thực vật, động vật…), tức là toàn bộ môi trường tự nhiên xung quanh con người trong chừng mực con người có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nó.

Trách nhiệm xã hội là bắt buộc, song cao hơn đó là sự tự nguyện. Nó vượt qua những gì được coi là vì và bằng luật pháp (trách nhiệm pháp lý), đồng thời kéo theo tư tưởng cho rằng là hãy hành động trước khi xảy ra những tình huống có vấn đề hơn là phản ứng lại những tình huống đó. Trách nhiệm xã hội nghĩa là loại bỏ những hành vitrách nhiệmphi đạo đức – những thứ mang lại sự thiệt hại cho cộng đồng, cho chính bản thân và môi trường.

Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển ở quy mô toàn cầu, đi kèm với nó là sự tiêu tốn một lượng khổng lồ tài nguyên thiên nhiên và sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân không phân biệt về mặt địa lý, thì người ta ngày càng đề cập nhiều hơn đến trách nhiệm xã hội. Điều này cho thấy phạm vi của trách nhiệm xã hội đang được mở rộng. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi một cộng đồng, khu vực nhỏ hẹp, mà là trách nhiệm đối với toàn bộ xã hội loài người. Người ta cũng không chỉ bàn đến trách nhiệm đối với con người, mà còn bàn đến trách nhiệm đối với tự nhiên hay trách nhiệm môi trường – một vấn đề cấp bách đối với tất cả mọi người muốn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Vì thế, khi đề cập đến nội dung của trách nhiệm xã hội, người ta cũng thường bàn đến hai phương diện của nó, đó là trách nhiệm con ngườitrách nhiệm môi trường (2).

Trách nhiệm con người (human responsibility) là một phương diện của trách nhiệm xã hội. Nó có nghĩa là chủ thể của hành vi phải chịu trách nhiệm trước con người, chịu trách nhiệm về các hoạt động ảnh hưởng đến con người. Trách nhiệm con người biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống, như trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm văn hóa. Trách nhiệm con người cũng là phương diện được đề cập đến nhiều nhất và đôi khi, cũng được hiểu là nội dung duy nhất của trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm con người, trên thực tế, nhấn mạnh nhiều hơn đến hậu quả trực tiếp của những hành vi mà một thực thể gây ra cho con người xung quanh. Chẳng hạn, trong lĩnh vực kinh tế, trách nhiệm của một doanh nghiệp trước hết là phải tìm kiếm, tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng xung quanh. Đó có thể là những người làm việc cho doanh nghiệp, những khách hàng, đối tác, hay dân cư nơi doanh nghiệp đó đang hoạt động. Việc đối xử với khách hàng, người làm công và đối tác một cách có trách nhiệm không phải là vấn đề mới. Điểm mới ở đây là doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc thu được lợi nhuận từ khách hàng; hơn thế, còn phải thực sự quan tâm đến họ. Khi xảy ra hành vi thiếu trách nhiệm thì doanh nghiệp phải biết nhận lỗitích cực khắc phục những hậu quả của nó thay vì bao biện, che đậy hay trốn tránh trách nhiệm.

Ở nhiều nước trên thế giới, luật pháp quy định trách nhiệm của một công ty là kiếm được càng nhiều tiền cho các cổ đông càng tốt (đó là trách nhiệm kinh tế), đồng thời phải tuân theo luật pháp (trách nhiệm pháp lý). Trách nhiệm xã hội buộc các công ty và các tổ chức phải có trách nhiệm với những người mà họ có ảnh hưởng đến, kể cả ảnh hưởng gián tiếp. Trách nhiệm xã hội cũng giữ cho một công ty phải năng động, quyết đoán trong hoạt động kinh tế để có đủ sức mạnh giúp đỡ mọi người, hoặc ít nhất cũng không làm phương hại đến họ. Đó cũng chính là trách nhiệm đạo đức của một doanh nghiệp.

Phương diện thứ hai của trách nhiệm xã hội trách nhiệm môi trường (environmental responsibility). Trách nhiệm môi trường là một khái niệm tương đối mới, nó xuất hiện cùng với đạo đức môi trường và là nội dung căn bản của đạo đức môi trường. Về mặt thời gian, trách nhiệm môi trường xuất hiện khi con người bắt đầu ý thức được rằng những hành vi, hoạt động của mình đang tác động hủy hoại đến môi trường, đe dọa sự sống của họ. Mặc dù vậy, những nghiên cứu về trách nhiệm môi trường mới chỉ thực sự được nhìn nhận đúng mức trong khoảng vài thập niên gần đây, khi những hoạt động của con người ảnh hưởng đến thiên nhiên ngày càng trầm trọng. Những tác động hủy hoại môi trường khiến con người dần nhận thức được rằng, nếu không quan tâm đến môi trường sống tự nhiên của mình thì sớm muộn, con người cũng bị tự nhiên trả thù, bị hủy diệt. Trách nhiệm môi trường cho rằng, con người không những phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đối với các cá nhân khác và đối với xã hội, mà còn phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước tự nhiên – môi trường sống của con người.

Về mặt học thuật, trách nhiệm môi trường với tư cách nội dung cốt lõi của đạo đức môi trường – một nhánh nghiên cứu triết học ứng dụng các truyền thống đạo đức khác nhau nhằm lý giải và giải quyết các vấn đề môi trường – có cơ sở lý luận từ các học thuyết triết học đạo đức. Đạo đức môi trường là nhánh nghiên cứu hiện đang rất phát triển tại phương Tây. Hai vấn đề cơ bản trong những quan tâm của nó là: thứ nhất, mối quan hệ đạo đức phù hợp giữa con người và môi trường tự nhiên là gì; và thứ hai, cơ sở triết học của mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên là gì? Khi đi tìm cơ sở lý luận để trả lời các câu hỏi trên, một số nhà triết học đã vận dụng các lý luận về chuẩn mực đạo đức trong lịch sử, như thuyết vị lợi, thuyết hậu quả, hay bổn phận luận để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, câu trả lời thực sự còn khá mơ hồ. Bên cạnh đó, việc vận dụng các quan điểm mang tính tôn giáo để giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, trong nhiều trường hợp, dường như lại thúc đẩy việc hủy hoại và làm thoái hóa môi trường hơn là gìn giữbảo vệ nó. Triết học phương Tây truyền thống phủ nhận bất cứ mối quan hệ đạo đức trực tiếp nào tồn tại giữa con người và môi trường tự nhiên. Những lý thuyết mang tính đạo đức chuẩn mực nhất trong phạm vi của truyền thống này cho rằng, chỉ có con người mới có vị trí đạo đức; tất cả những sự vật khác, nếu có giá trị đạo đức, thì cũng chỉ trong chừng mực chúng phục vụ cho những lợi ích của con người. Vì thế, khi cân nhắc một quyết định môi trường nhất định, một chủ thể đạo đức chỉ cần hỏi quyết định này sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào? Như vậy, trong chừng mực này, ta thấy cơ sở lý luận của “đạo đức môi trường” dựa trên thuyết vị lợi và thuyết hậu quả (consequentialist ethics). Theo đó, sự tốt xấu về mặt môi trường phụ thuộc vào hậu quả của hành vi đó đối với con người. Mặc dù con người phải có trách nhiệm về (regarding) giới tự nhiên, song con người không phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với (to) giới tự nhiên(3).

Bên cạnh quan điểm về trách nhiệm môi trường dựa trên thuyết vị lợi và thuyết  hậu quả, quan điểm dựa trên bổn phận luận cho rằng con người phải có trách nhiệm trực tiếp đối với giới tự nhiên. Trách nhiệm đó không phụ thuộc vào việc nó có gây ra hậu quả cho con người hay không. Bởi vì, bất kỳ sự tác động nào của con người đến môi trường dù muốn, dù không cũng gây ảnh hưởng đến các loài khác và dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Sự thay đổi về mặt quan niệm này đánh dấu một sự thay đổi từ những lý thuyết đạo đức lấy con người làm trung tâm sang các lý thuyết đạo đức lấy phi con người làm trung tâm(4).

Tình hình trên cho thấy, một mặt, cho thấy con người đang thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường và cố gắng lý giải trách nhiệm của mình đối với môi trường trên phương diện lý luận; mặt khác, nó cũng chỉ ra rằng việc giải quyết vấn đề này thực sự không đơn giản, và hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc tìm kiếm một cơ sở lý luận thuyết phục cho việc xác định nội dung, phạm vi trách nhiệm của con người đối với môi trường.

Khi nhìn nhận hai phương diện của trách nhiệm xã hội như trên, theo chúng tôi, có thể thấy sự khác biệt giữa chúng như sau:

Trách nhiệm con người có thể được hiểu là ý thức về nghĩa vụ và hành vi sao cho những hành vi đó không làm phương hại đến những cá nhân hay cộng đồng người có quan hệ trực tiếp với nhau. Rõ ràng, trách nhiệm con người nhấn mạnh vào hậu quả trực tiếp mà những thực thể xã hội gây ra cho con người. Vì lẽ đó, người ta dễ dàng nhận ra trách nhiệm con người khi đánh giá, xem xét việc thực thi nghĩa vụ đạo đứcluật pháp của một thực thể nào đó, như nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân và thậm chí, cả các nhóm hành động hay các cộng đồng địa phương. Tác động đến con người bao giờ cũng là tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Trong khi đó, trách nhiệm nhiệm môi trường thường khó nhận thấy ngay, song nó lại có tác động xa xôi, lâu dài và lớn hơn rất nhiều.

Bàn đến trách nhiệm con ngườitrách nhiệm môi trường, về thực chất, là bàn đến hai phương diện của trách nhiệm xã hội. Nếu trách nhiệm con người là sự nhấn mạnh, chú trọng nhiều hơn đến các mối quan hệ giữa con người với con người, thì trách nhiệm môi trường nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ và không thể tách rời nhau. Trách nhiệm con người chỉ đầy đủ khi nó được đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm môi trường, còn trách nhiệm môi trường không phải là thứ trách nhiệm trừu tượng xa rời thực tế hoặc không gắn với các lợi ích của con người. Thực tế cho thấy, trong xã hội hiện đại, trách nhiệm môi trường của con người ngày càng nặng quan trọng không kém so với trách nhiệm của con người với con người. Các mâu thuẫn về lợi ích giữa các tập đoàn, các nhóm người, thậm chí là cả các cá nhân giờ đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi lợi ích kinh tế, mà còn được mở rộng về phương diện môi trường.

Trách nhiệm môi trường không đơn thuầntrách nhiệm với giới tự nhiên. Hơn thế, con người phải hành động một cách khôn ngoan để không làm phương hại đến môi trường với tư cách toàn bộ hệ thống sinh tồn của con người và các sinh thể khác vì lợi ích của chính con người và các sinh thể đó. Chúng ta bảo vệ môi trường cũng chính là tự bảo vệ lợi ích của mình và lợi ích của các thế hệ tương lai.

Ý thức được vấn đề này, trong mấy chục năm qua các hội nghị thượng đỉnh về môi trường ở cấp độ toàn cầu đã diễn ra thường xuyên và tập trung bàn đến những vấn đề môi trường cấp bách nhất. Mặc dù còn những điểm bất đồng hay chưa nhất trí tuyệt đối, song nỗ lực trên đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của nhân loại đối với các vấn đề môi trường toàn cầu. Đặc biệt, trách nhiệm môi trường của cộng đồng thế giới ngày càng được quan tâm, thảo luậnnhất trí giữa các quốc gia về các vấn đề rất cụ thể. Một trong những cột mốc quan trong ghi dấu cho quan tâm này là Tuyên bố Xơ – un về đạo đức môi trường với 4 nguyên tắc cơ bản, trong đó có nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm. Nội dung của nguyên tắc này là “mọi thành viên của xã hội loài người đều có trách nhiệm duy trì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu như một hệ thống – sự sống tổng thể. Chúng ta cần phải nhận thấy trách nhiệm này là sự thể hiện quyết tâm thực thi nghĩa vụ và sự kiên định trong bảo vệ tính toàn vẹn của môi trường toàn cầu trong cuộc sống hàng ngày. Các nỗ lực độc lập đó cần được tăng cường hỗ trợ bằng việc xây dựng các mạng lưới liên kết và các nhóm trong quần chúng xã hội và chính phủ, giới công nghiệp và doanh nghiệp, cũng như các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Nhờ sự tham giaphối hợp hợp tác như vậy, những chính sách thích hợp sẽ có thể được xây dựngthực hiện một cách có hiệu quả”(5).

Tóm lại, việc nghiên cứu sâu cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn cho việc xác định trách nhiệm môi trường thực sự là vấn đề cấp bách. Trong phạm vi vấn đề này, một sự phối hợp nghiên cứu và hành động giữa lý luậnthực tiễn, giữa triết học và các khoa học nghiên cứu môi trường thực sự là con đường tối ưu để đưa ra những phương án khả thi nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề môi trường toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt.

————————————-

Chú thích:

(1) Xem: M.M.Rozentan.Từ điển Triết học. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva,1986, tr.55.
(2) Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/ Social Responsibility
(3) Xem: Environmental Ethics, An Introduction to Environmental Philosophy, Second Edition, Joseph R. Des Jardins-College of Saint Benedict, 1997 by Wadsworth Publishing Company, Introduction of Chapter 5, p.90-p.91.
(4) Xem: Environmental Ethics, An Introduction to Environmental Philosophy, Second Edition, Joseph R. Des Jardins-College of Saint Benedict, 1997 by Wadsworth Publishing Company, Introduction of Chapter 5, p.91.
(5) Tuyên bố Xơun về Đạo đức môi trường, Cam kết của quần chúng, 1997

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.