Thiên tai hay nhân tai

23/10/20201:00 SA(Xem: 3731)
Thiên tai hay nhân tai

THIÊN TAI HAY NHÂN TAI
Trần Kiêm Đoàn


Việt Nam ơi,
Miền Trung đó!
Đất khó bao năm cày lên sỏi đá,
Mưa nguồn nước lũ bạc đầu thôn.
Gió trút cây ngàn che núi xả,
Mẹ thiên nhiên dang cánh rộng vuông tròn.
Nhưng màu xanh càng ngày càng vắng,
Cây rừng thành hoang sơ;
Gỗ đại ngàn đốn sạch,
Tham vọng vẫn chưa vừa…

 

Có một thuở:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”
Sao bây giờ:
Xé nát Trường Sơn?
Sếp lớn đốn rừng to,
Đàn em cưa rừng nhỏ…
Những biệt thự nguy nga đồ sộ,
Dựng lên bằng máu gỗ Trường Sơn.
Những tư dinh càng lớn,
Tội phá rừng bán rú không lường.

Loa đầu đường nhơn nhơn nói… tướng:
“Việt Nam ta có bao giờ đẹp thế này đâu:”
Thế nào là đẹp là giàu:
Rừng vàng biển bạc nhét vào túi tham,
Vơ sông núi về làm tài sản,
Vét tài nguyên đem bán cho người,
Trăm năm bia miệng còn cười,
Ngàn năm lịch sử để đời nỗi đau:

Trường Sơn nửa thế kỷ sau,


Đường Mòn… xưa đã đổi màu hoang sơ:
Thiên tai chống nạn đắp bờ,
Nhân tai tự diệt ngồi trơ mắt nhìn.

Đập thủy điện tốn nghìn nghìn tỷ,
Những công trình vị kỷ chia nhau.
Trời không mưa, lụt vẫn sâu:
Sau lưng xả nước, tuyến đầu xả thân.

Gặp Thiên nạn từ ngoài còn giải,
Nhân nạn nầy tồn tại từ trong.
Sư tử nhục - sư tử trùng,
Ăn từ gan ruột khó mong chữa lành.
Tai Trời ấy cũng đành gánh chịu,
Ách nước nầy sao liệu cho xong.
Rừng tàn dân tộc nguy vong,
Việt Nam ơi triệu nỗi lòng về đâu?

 

Hướng về quê hương đang bão lụt tháng 10 - 2020

              Trần Kiêm Đoàn

 

Mời xem hình ảnh phá rừng chặt gỗ lậu (ảnh tổng hợp trên internet):

(Phóng sự điều tra của báo chí cho hay gia đình những người gọi là “lâm tặc” rất nghèo khổ. Họ làm công cho các ông chủ lớn chỉ đủ để sống qua ngày.)


xe rung don go 10xe rung don go 09xe rung don go 08xe rung don go 07xe rung don go 06xe rung don go 05xe rung don go 03xe rung don go 04xe rung don go 02xe rung don go 01

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.