Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

07/09/201012:00 SA(Xem: 16320)
Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

TP. HỒ CHÍ MINH, HẢI PHÒNG VÀ THƯỢNG HẢI
SẼ BỊ NHẬN CHÌM DƯỚI BIỂN VÀO NĂM 2050

Tú Anh RFI

 

 

Biến đổi khí hậu sẽ gây thiệt hại kinh hoàng về tài chính. Quỹ Thế Giới Bảo Tồn Thiên Nhiên WWF thẩm định khoảng 136 thành phố cảng trên thế giới sẽ bị ngập lụt. Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng Thượng Hải bị nhận chìm. Thiệt hại ước tính lên đến 28.000 tỷ đôla vào năm 2050. (Hình bên: Tan băng làm nhận chìm nhiều thành phố (Ảnh : Reuters)

Theo bản báo cáo phổ biến hôm nay tại Genève, hai tuần trước thượng đỉnh khí hậu khai mạc tại Copenhagen, tổ chức WWF, Quỹ Thế Giới Bảo Tồn Thiên Nhiên cho biết : « nếu nhiệt độ tăng thêm từ 0,5 độ C đến 2 độ C từ nay đến năm 2050, mực nước biến có thể sẽ dâng cao 0,5 mét với hệ quả là gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính ».

Quy mô thiệt hại lên đến bao nhiêu nếu dự báo này trở thành hiện thực ? Tập đoàn bảo hiểm Allianz của Đức, tham gia vào công cuộc nghiên cứu đưa ra con số 28.000 tỷ đôla chỉ riêng cho 136 thành phố cảng quan trọng nhất trên thế giới.

Bờ biển đông bắc của Mỹ là vùng duyên hải bị thiệt hại nặng hơn cả vì mực nước sẽ tăng cao hơn tỷ lệ trung bình đến 15 centimét. Một hệ quả khác, bên cạnh tình trạng các thành phố cảng bị ngập nước, là thiên tai bão tố, cuồng phong xảy ra nhiều hơn và dữ dội hơn. Một trận cuồng phong cấp 4 thổi qua NewYork sẽ gây tổn hại đến 5.000 tỷ đô la vào giữa thế kỷ, gấp năm lần thiệt hại do bão tố với cường độ hiện nay gây ra.

Châu Á cũng đã nhận được những lời báo động tương tự hồi năm 2008. Trong kịch bản này, hai thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng sẽ biến mất. Thượng Hải lộng lẫy của Trung Quốc cũng cùng chung số phận.

Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để ngăn chận kịch bản kinh khiếp này ? Câu trả lời của Quỹ Thế Giới Bảo Tồn Thiên Nhiênnhân loại bằng mọi giá không để cho nhiệt độ khí quyển tăng thêm lên 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền kỹ nghệ.

Để thực hiện mục tiêu này, các nước công nghiệp phải giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính ít nhất là 40% từ nay đến năm 2020. Chỉ tiêu này đã được giới chuyên gia khí hậu lập đi lập lại từ nhiều năm nay nhưng chính quyền các nước gây ô nhiễm nhất địa cầu là Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận. Ngay những chính phủ có nhiều thiện chí nhất, trừ những nước Bắc Âu, chỉ xoay quanh con số từ 20% đến 30%.

Tổ chứ WWF thúc giục các quốc gia công nghiệp nhân hội nghị Copenhagen vào thượng tuần tháng 12 tỏ ra có nhiều tham vọngnghị lực chính trị, đạt được một hiệp ước mới thay thế nghị định thư Kyoto, hết hạn vào năm 2012.

Trong nỗlực này, Pháp với tư cách là một nước công nghiệp phát triển và Brazil, đại diện cho những quốc gia đang lên công bố một sáng kiến chung mà tổng thống Lula da Silva gọi là « thánh kinh môi trường ». 

Hai nước vận động càng nhiều chính phủ hỗ trợ càng tốt để tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu, các nhà lãnh đạo thật tâm lo âu cho sự tồn vong của nhân loại, có cơ may ngăn chận « liên minh Mỹ -Trung » ích kỷ, đặt quyền lợi kinh tế trước mắt lên trên hết.

Lời báo động của giới bảo vệ môi trường càng ngày càng được chứng minh qua các sự kiện cụ thể

Vào ngày hôm nay (23/11) tin từ Sydney- Úc cho biết hơn một trăm tảng băng sơn từ Nam cực trôi dần về New Zealand chỉ cách bờ biển phía nam 450 cây số. Ảnh được vệ tinh cung cấp cho thấy các tảng băng sơn khổng lồ với diện tích 30 cây số vuông tách rời khỏi khối băng đá Nam cực mà nguyên nhân chính là nhiệt độ địa cầu bị hâm nóng. 

Theo chuyên gia Úc, Neal Young, rất hiếm khi băng sơn trôi đến vùng biển nam New Zealand. Nhưng nếu nhiệt độ tăng thì hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn và đe dọa thuyền bè nhiều hơn. (Tú Anh RFI)

NỒNG ĐỘ KHÍ THẢI CO2 TRONG KHÔNG KHÍ
TĂNG CAO HƠN DỰ BÁO
Tú Anh RFI

 

 

 
2 tuần trước hội nghị Copenhagen, giới khoa học quốc tế liên tiếp báo động. Ngày 24/11/2009 tại Genève, Tổ chức Khí tượng Thế giới OMM xác định : lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tập trung trong không khí vẫn liên tục gia tăng. Cùng lúc, mạng lưới bảo vệ môi trường Mỹ, Global Footprint Network cũng rất bi quan : khả năng điều tiết thiên nhiên của địa cầu đã bị quá tải.

Hai tuần trước hội nghị Copenhagen, các nhà khoa học thế giới đánh thêm hồi tiếng chuông cảnh tỉnh giới lãnh đạo thế giới. Chiều hôm qua, 24/11 tại Genève (Thụy Sĩ), chuyên gia của Tổ chức Khí tượng Thế giới OMM công bố một bản nghiên cứu xác định rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đang tập trung trong không khí vẫn liên tục gia tăng.

Đà tăng CO2 gần với kịch bản xấu nhất về biến đổi khí hậu

Trong năm 2008, 200 máy đo lường phân bố trên 50 quốc gia đã ghi nhận nồng độ CO2 trong không khí là 385,2 ppm tức là tăng 2 đơn vị so với tình trạng 2007. Đối với các chuyên gia, năm nào cũng tăng 2 đơn vị tương đương với 0,52% là một tỷ lệ đáng ngại vì nó tăng theo hàm số mũ. Một nhà khí tượng giải thích thông tin này không phải là tin vui vì nó gần với kịch bản xấu nhất mà Nhóm Chuyên gia về Biến đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc (GIEC) dự báo. 

Thông điệp thứ hai của Tổ chức OMM là lượng CO2 do con người thải ra từ khi bắt đầu thời kỳ kỹ nghệ hóa đã tăng nhiều hơn từ 5 năm trở lại đây. Nói cách khác, những biện pháp tiết kiệm xăng dầu, bớt dùng than đá được các chính phủ Tây phương khuyến khích tiến hành trong thời gian gần đây không mang lại kết quả thấy được trong ngắn hạn.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, đây không phải là lúc bó tay đầu hàng, mà phải tiếp tụcgia tăng nỗ lực chống hiệu ứng nhà kính. Châu Âu cam kết đơn phương hạ lượng khí thải ô nhiễm xuống 20% trong 10 năm tới đây và sẽ giảm thêm đến 30% nếu đạt được một thỏa thuận toàn cầu tại hội nghị Copenhagen.

Nhưng một vấn đề cốt lõi khác là trái đất chúng ta đang sống có còn đủ sức chịu đựng những tác hại do con người gây ra hay chăng ? Câu trả lời của Mạng lưới bảo vệ môi trường của Mỹ,Global Footprint Network, rất bi quan. Khả năng điều tiết thiên nhiên đã của địa cầu đã bị quá tải. Được thành lập từ năm 2003, mỗi năm tổ chức này đo lường và tính toán chỉ số mà họ gọi là « dấu chân môi trường » tại hơn 100 nước và của toàn nhân loại

Quy mô và vận tốc tan băng ở Nam và Bắc cực gia tăng

Theo báo cáo của Global Footprint Network, thì để tái tạo những gì mà nhân loại tiêu thụ trong một năm thì trái đất phải cần 18 tháng. Thế nhưng con người tiêu thụ và thải khí ô nhiễm với nhịp độ 44% cao hơn khả năng điều tiết của trái đất. Do vậy, nhân loại đang đối diện với nhiều mối đe dọa khác nhau từ biến đổi khí hậu đến phá rừng, từ nguồn cá trên biển mất dần đến tình trạng khan hiếm nước.

Từ kết quả nghiên cứu này đến báo cáo khác, giới chuyên gia mỗi ngày mỗi bi quan vì thực trạng biến đổi khí hậu xấu hơn mọi dự báo. Trường hợp điển hình nhất là báo cáo mới nhất của Nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về khí hậu GIEC, thường khi ít khi quan tâm đến băng đảo ở hai cực địa cầu, đã phải thừa nhận quy mô và vận tốc tan băng gia tăng

Bắc cực bị hâm nóng hai lần hơn ở các nơi khác làm diện tích băng đá mất đi 30% theo ảnh vệ tinh chụp cuối năm 2007. Khí hậu tại Nam cực cũng ấm lên làm nhiều tảng băng sơn trôi dạt. Nước biển bị ấm lên cũng bị giãn nở cùng với hiện tượng băng tan làm mực nước biển dâng cao.

Theo nhà hải dương học Pháp Anny Cazenave, thì mực nước dâng hàng năm với nhịp độ trung bình là 3,3 mm. Nhưng con số này đã cao hơn dự báo trước đây của chuyên gia GIEC đến 80%. (Tú Anh RFI)

TRÁI ĐẤT CÓ THỂ SẼ BIẾN THÀNH MỘT HÀNH TINH LẠ
Vũ Thị Hoà dịch

 

 

Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng Trái đất của chúng ta đang dần biến thành một hành tinh lạ bởi sự gia tăng không ngừng lượng khí thải nhân tạo gây ra hiệu ứng nhà kính. Và thời gian không còn nhiều, bởi chỉ 10 năm nữa thôi, vấn đề nóng lên toàn cầu có thể sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của loài người và làm thay đổi vĩnh viễn cảnh quan.

Năm 2006, ông Jim Hansen, Giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Nasa Goddard, thuộc Đại học Columbia ở NewYork đã phàn nàn về việc nhân viên quan hệ công chúng của Nasa, dưới sự điều hành của Văn phòng Bush đã kiên quyết bịt miệng ông bằng cách hạn chế sự tiếp cận của ông với các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với báo chí, ông Hansen đã thẳng thắn đưa ra lời cảnh báo rằng, dấu hiệu đáng lo ngại hiện nay là sự nóng lên toàn cầu đang bắt đầu gây ra những phản ứng rõ rệt nguy hại đến khí hậu, điều này có thể đẩy nhanh tốc độ thay đổi khí hậu. 

Ông Hansen khẳng định: “Chúng ta không thể đốt cháy tất cả các nhiên liệu hoá thạch trong lòng đất. Nếu cứ làm như vậy thì chính chúng ta tự huỷ hoại hành tinh này trở thành hành tinh khác lạ. Tôi muốn nói rằng một hành tinh khác đó không còn băng ở vùng Bắc cực, và một hành tinh với việc ấm lên lan rộng tới mức sẽ gây hậu quả trên diện rộng - làm tăng mực nước biển và sự tuyệt chủng”. 

Những phản ứng rõ rệt ở vùng vĩ tuyến cao của Bắc bán cầu đã bắt đầu. Trước hết là sự tan băng, điều này có nghĩa bức xạ Mặt trời và hơi nóng phản xạ trở lại vào không gian ít hơn và làm cho vùng này bị nóng hơn. Thứ hai, chính là sự giải phóng khí mêtan từ lãnh nguyên băng giá này (ông Hansen cho biết khí mêtan mạnh hơn gấp 20 lần so với khí CO2). 

Nhà khoa học này dẫn lời: “Mối lo ngại lớn nhất hiện nay chính là phản ứng đang xảy ra ở vùng vĩ tuyến cao dường như diễn ra theo đúng kịch bản. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn mối thảm hoạ này vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc chúng ta sẽ bị mất cơ hội ngăn chặn nó kịp thời”. 

Ông là một trong số các nhà khoa học đầu tiên đưa ra lời cảnh báo về sự biến đổi khí hậu trước quốc hội Mỹ với những bằng chứng mang tính khoa học cao. Theo đó, loài người chỉ còn chưa đầy 10 năm nữa để thực hiện việc kìm hãm lượng khí CO2 trước khi vấn đề nóng toàn cầu vượt khỏi tầm kiểm soát và làm thay đổi vĩnh viễn cảnh quan. 

“Cứ theo đà gia tăng lượng khí CO2 ở mức 2% mỗi năm, thì đến năm 2015 lượng khí này lúc đó sẽ lớn hơn 35% so với năm 2000. Nhưng nếu chúng ta muốn tiến hành một biện pháp để giữ được nhiệt độ Trái đất ở mức trong giới hạn như hàng triệu năm qua, thì chỉ có bằng cách nào đó giảm được 25% lượng khí thải cho đến giữa thế kỷ, và còn 75% cho đến cuối thế kỷ". 

Sự tăng liên tục lượng khí thải CO2 và nhiệt độ trung bình Trái đất đang dần làm tan băng ở cả vùng Greenland và Nam Cực và làm tăng cao mực nước biển. 

Ông Hansen đánh giá: “Nếu chúng ta chỉ thản nhiên chạy theo lợi nhuận kinh tế mà không chấm dứt hành động gây ra càng ngày càng nhiều lượng khí thải CO2, thì mực nước biển trong thế kỷ này cũng sẽ dâng cao trên diện rộng, và tôi nghĩ rằng trong một hai thập niên tới điều này sẽ trở nên rõ rệt hơn”. 

Lần cuối cùng nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3 độ C cách đây ít nhất 3 triệu năm, trong kỷ Pliocene, khi mực nước biển là 25 mét (cộng trừ 10 mét), tức là cao hơn ngày nay khoảng 80 feet. “Điều đó có thể không xảy ra trong vòng một thế kỷ, nhưng có thể hiện tượng mực nước biển tăng thêm vài mét sẽ xảy ra chỉ trong vòng một thế kỷ”, ông Hansen nói. 

“Nửa dân số thế giới sống trong bán kính 15 dặm cách bờ biển. Nhiều thành phố lớn ở ngay ven biển. Và vấn đề ở đây là, một khi sự việc đã bắt đầu diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh thì khó mà ngăn cản được. Điều này lý giải cho mục đích tại sao chúng ta cần phải hướng tới giải quyết vấn đề trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát”. 

Có rất nhiều loài động vậtthực vật sẽ không đối phó được với việc tăng nhiệt độ gây ra hiện tượng đẳng nhiệt (các vành đai có nhiệt độ bằng nhau) với tốc độ 50km/thập niên khi di chuyển về phía các cực, so với tốc độ di cư trung bình của các loài là 6km/thập niên. 

“Những loài ở vùng vĩ tuyến cao không có chỗ di trú. Tất nhiên chúng sẽ gặp bất trắc. Chúng hoàn toàn bị trừ khỏi hành tinh”. 

Năm ngoái, ông Hansen đã nhận được huy chương Giải thưởng Công tước Edinburgh của WWF (*). 

* Chú thích: Huy chương Công tước Edinburgh được WWF trao thưởng hàng năm cho những cống hiến nổi bật về môi trường. Công tước vùng Edinburgh là người bảo trợ của rất nhiều tổ chức, trong đó có WWF và giải thưởng Công tước Edinburgh. Ông là Chủ tịch đầu tiên của WWF Vương quốc Anh từ năm 1961-1982 và là Chủ tịch của WWF Quốc tế từ năm 1981-1996. Hiện nay, ông là Chủ tịch danh dự của WWF. 

Vũ Thị Hoà dịch (Theo Independent, 01/01/2007)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.