Tôn Giáo Của Trí Tuệ

02/06/20164:01 SA(Xem: 4812)
Tôn Giáo Của Trí Tuệ

TÔN GIÁO CỦA TRÍ TUỆ
Thích Châu Viên trích dịch 
từ cuốn sách “Đạo đức học phật giáo” của giáo sư tiến sỹ Phra Dharmakosajarn

 

Phra DharmakosajarnĐức tin là đức tính quan trọng nhất của các tôn giáo hữu thần. Trong cuốn sách của ông Bertrand Russell, “Tại sao tôi không phải là tín đồ Cơ Đốc giáo và một số tiểu luận liên quan đến tôn giáo”, ông đưa ra hai lý do, tại sao ông không theo đạo Cơ Đốc. Điều thứ nhất, ông không tin vào Thượng Đế và tính bất diệt của linh hồn. Điều thứ hai, ông không nghĩ rằng chúa Giê-su là người có phẩm hạnh và trí tuệ bậc nhất.[1]

Niềm tin vào sự giác ngộ của Đức Phật (tathāgatabodhisaddhā) là điểm khởi đầu trong đạo Phật. Nó cũng giống như viên đá đầu tiên để làm bàn đạp mà con người có thể nhờ đó mà vượt qua dòng suối khổ đau (dukkha). Như Đức Phật nói rằng, “Bởi niềm tincon người có thể băng qua dòng suối”[2] Đức tin là thứ cần thiết nhưng chưa đủ cho sự giải thoát niết bàn; nó phải được cân bằng với trí tuệ (pañña). Đức tin mà không có trí tuệmù quángsai lạc.[3]

Đức Phật không muốn các đệ tử phải tin vào ngài một cách mù quáng. Ngài thường khuyến khích họ phải đạt được sự cân bằng giữa đức tintrí tuệ. Trong kinh Vīmaṁsaka, Đức Phật dạy các tỳ kheo cũng nên xem xét phẩm hạnh ngay chính ngài. Như vậy người đệ tử có thể bị thuyết phục hoàn toàn trước giá trí thực sự của người thầy mà vị đó đang theo tu học.[4] Đó là lý do tại sao Madam David Neel, một vị học giả Phật học nước Pháp viết, ‘Trong số nhà sáng lập vĩ đại của các tôn giáo, chỉ có một mình Đức Phật, là người đã khuyến khích tinh thần kiểm chứng trong những vị đệ tử theo ngài và cân nhắc họ không nên chấp nhận lời dạy của ngài với niềm tin mù quáng.’[5]

Đức Phật cho phép tự do hỏi thăm đến với các học trò của ngài, điều đó chúng ta có thể thấy rõ trong kinh Kesaputtiya mà ở đó Đức Thế tôn đã đưa ra những lời khuyên sau đây đến với người dân Kalama:

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe trường thuật, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: "Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc", thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú![6]

Để nhận diện được sự thật, người đó phải dựa trên sự tinh tấntrí tuệ của mình. Chỉ dựa vào đức tinphụ thuộc vào thế lực bên ngoài sẽ không giúp ích gì nhiều cho chúng ta. Trong kinh Nibbuta, Niết bàn là có đủ năng lực như Ehipassika, mời gọi một ai đó đến để thấy bằng con mắt trí tuệ (paññacakku), mà không phải chỉ đến để mà tin.[7] Khi một người nhận diện được Niết bàn, thì người đó sẽ không cần tin vào một ai khác. Một vị thánh nhân hay một bậc A-La-Hán (Arahant) là những bậc không có đức tin (Assaddha) bởi vì ngài không cần người khác nói thêm về cái gì gọi là Niết bàn.[8] Đức tin của ngài biến mất tại thời điểm khi mà trí tuệ sanh khởi. Vì vậy trí tuệ là đức tính quan trọng nhất trọng nhất trong đạo phật. Như Đức Phật đã dạy “Này các tỳ kheo, tất cả các pháp sẽ dẫn đến niết bàn, trí tuệ sẽ dẫn đầu các pháp để chứng được niết bàn.”[9]



[1] Russell B, 1975:14                                                                                                                 

[2] Sn 32

[3] S. II. 403

[4] M I. 317

[5] Dhammanada K, 1965:41

[6] A I. 189

[7] A I. 159

[8] Sn 663

[9] Sv 234









 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.