Chương 5. Hoà bình với sự sụp đổ của ngôn ngữ

23/09/20162:42 CH(Xem: 3063)
Chương 5. Hoà bình với sự sụp đổ của ngôn ngữ

NHA TU THƯ VÀ SƯU KHẢO
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
In lần thứ hai 1970

 TRƯỚC SỰ NÔ LỆ CỦA CON NGƯỜI 
CON ĐƯỜNG THỬ THÁCH CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM 
TT THÍCH MINH CHÂU

Chương 5
Hoà bình với sự sụp đổ của ngôn ngữ

 

Một lần nữa, Hội Đồng Tinh Thần Đạo Bahai tổ chức ngày tôn giáo hoàn cầu, và năm nay đề tài được lựa chọnTôn giáo phải là con đường giải thoát cho Việt NamThế Giới. Thật là một vấn đề vừa quá trọng đại vừa quá khẩn thiết, nhất là trong bối cảnh chiến tranh của nước Việt Nam chúng ta ngót 25 năm và sự khủng hoảng giá trị tinh thầnthế giới hiện tại đang phải trải qua.  Nói đến Việt Nam hiện tại là nói đến chiến tranh, nói đến sự phân hóa cực điểm và nói đến ự trụy lạc về văn hóa và phẩm giá con người. Và nếu tôn giáo phải là con đường giải thoát cho Việt Nam, tôn giáo ấy phải đem lại hòa bình cho Việt Nam, diệt trừ nạn phân hóa trầm trọngxây dựng lại nền văn hóa dân tộc cho nước Việt Nam chúng ta.

Trước hết và quan trọng nhất, chúng tôi muốn nói qua vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong việc diễn đạt sự thật. Sự phân hóa trầm trọng, sự khủng hoảng giá trị tinh thần của thế kỷ XX này đi đôi cùng một nhịp với sự sụp đổ của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không còn là quá trình và tiến trình biểu tượng để diễn đạt thực tếthực tại; ngôn ngữ đã sụp đổ vì ngôn ngữ đã trở thành dụng cụ, trở thành lwoij khí cho ý thức hệ này chống lại ý thức hệ khác; ngôn ngữ được dùng cho việc tuyên truyền cho cá nhân và nhất là cho tập thể. Ái ngữtinh thầnphật giáo chú trọng và đề cao; ái ngữngôn ngữ của Thương Yêu, của tình người, của tình cảm chân thành tha thiết trong việc đi tìm lại đất đứng của một niềm giao cảm vô biên giữa người và người, giữa người và vật, giữa người và những gì bên người con người. Nhưng điều đau đớn nhất trong cuộc sống hiện nay là cihnhs ái ngữ cũng bị biến thành một dụng cụ để người ta hành động bảo vệ tư thể và lập trường mình trong việc tiến thân và đề cao bản ngã bằng cách đồng hóa bản ngã mình với những danh từ cao đẹp thiêng liêng. Do đó, những danh từ thiêng liêng cao quí như phụng sự, dân tộc, hòa bình, tôn giáo v.v...., đã mất hết nội dung và trở thành những danh từ trống rỗng, những danh từ dễ dãi mà bất cứ ai cũng có thể dùng và dùng một cách thoải mái để che đậy sự sụp đổ tinh thần của chính người nói và chính người nghe. Ngôn ngữ thiêng liêng đã trở thành một món hàng rẻ tiền ở giữa chợ, mà bất cứ ai cũng có thể mua được để trang hoàng tô điểm cho hành động hời hợt của mình rtong cuộc bế tắc cùng độ hiện nay. Sự sụp đổ tinh thần, cùng sự sụp đổ ngôn ngữ ấy, đã khiến cho những người nào thực sự biết suy tư và sống với suy tư chân chính, phải tránh dùng những danh từ cao quý thiêng liêng, vì họ không muốn tự đồng hóa mình với những thể lực đã gây ra những đổ vỡ phân hóa hiện nay. Do đó, chúng tôi muốn mở đầu cuộc nói chuyện hôm nay bằng cách xác định lại vai trò của ngôn ngữ, đồng thời cố gắng lưu ý tất cả chúng ta phải ý thức đến thực trạng của ngôn ngữ hiện nay trong cuộc phân hóa trầm trọng của nhân loại ở thế kỷ XX này.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay phải là lọc sạch lại những danh từ thông dụng; nói một cách khác, chúng ta phải làm một cuộc tẩy uế  cho ngôn ngữ. Chúng ta phải trả ngôn ngữ trở về vai trò ban đầu của ngôn ngữ chính là biểu tượng cho thực thể, biểu tượng cho sự thực tại, nói tóm lạibiểu tượng cho sự thực và chỉ cho sự thực. Những ý niệm về tôn giáo, về giải thoát, về hòa bình là những biểu tượng cho thực chất của ý thức con người trong chu kỳ diễn biến của văn minh nhân loại.

Thế nào là tôn giáo? thế nào là giải thoát? thế nào là hòa bình? đó là những câu hỏi quan trọng mà chúng ta phải cùng nhau đặt lại từ nền tảng, từ cản bản tối hậu của suy tư, để lọc sạch lại những vết nhơ trầm trọng mà những danh từ ấy phải chịu mang lấy trong ý nghĩa thông thường để cho bất cứ ai cũng có thể dùng một cách quá dể dãi để lấp kín sự trống rỗng không đáy của chính lý tưởng mình. Đối thoại chỉ có thể là đối thoại thực sự, phụng sự xã hội là chỉ phụng sự xã hội thực sự, phụng sự hòa bình chỉ là phụng sự hòa bình một cách thành thật là khi chúng ta dám nhìn thẳng vào sự lường gạt vô tân của chính ý thức mình đối với mình, của chính lý tưởng mình đối với mình.

Chúng tôi nghĩ rằng tất cả tôn giáo đều gặp nhau trên một điểm duy nhất; nhất điểm ấy chính là kinh nghiệm nội tâm, kinh nghiệm tâm linh. Trở về nhìn thẳng vào đời sống tâm linh chính là trở về nguồn gốc của tất cả sự sinh thành trong tất cả tôn giáo. Tâm linh là gì? Khi chúng tôi nói đến tâm linh, chúng tôi không muốn nói đến ý nghĩa thông thường mà chữ tâm linh thường được dùng một cách dễ dãi trong đời sống trí thực hiện nay. Đối với chúng tôi, tâm linh có nghĩa là cái mà làm cho con người ra con người, có nghĩa là tất cả tiềm thức vô biên, tất cả những khả năng  vô biên mà tất cả con người đều mang sẵn trong bản thể; mỗi một con ngườithể hiện của toàn nhân loại, là thể hiện của toàn thể lịch sử nhân loại, toàn thể văn minh nhân loại trong quá khứ, hiện tại và tương lai; mỗi một con người là mỗi một vũ trụ sinh thành trong vô số vũ trụ sinh thành của muôn triệu thế kỷ. Những gì con người có thể làm, tất cả những gì con người có thể làm được để thể hiện tất cả tiềm lực vô biên của mình, năng lực vô biên ấy chính là tâm linh trong cơ thể của mỗi một con người trong cúng ta, và tâm linh không có nghĩa là đối lại với vật chất, mà tâm linh chính là nền tảng cho vật chấttinh thần; Tâm linh không phải là khác biệt với cơ thể, mà tâm linh chính là cơ thể, làm cơ thể thành cơ thể, làm con người thành con người. Tâm linh ở đây không phải có nghĩa như chữ Esprit (Spirit) của Tây Phương; Chữ Tâm linhchúng tôi muốn diễn đạt ở đây tương đương với ý nghĩa của chữ conscience cosmique trong ngôn ngữ thần bí (mysticisme) của Tây Phương. Do đó tâm linh chín là toàn thể (totalité) tính cách trinh nguyên tròn vẹn (intégrité) của con người. Ý thức cá thểý thức phân hóa (consciene discriminante) mà ý thức tập thể (consciene collective) cũng là ý thức phân hóa, chỉ có ý thức toàn thể ( consciene intégrale) mới là ý thức không phân hóa; ý thức toàn thể ấy cihns là ý thức vũ trụ (conscience cosmi-que) cũng gọi là ý thức huyền linh (cons-cience mystique) mà chúng tôi gọi gọn lại là ý thức tâm linh, ý thức của một con người giải phóng mình ra ngoài tất cả sự nô lệ tinh thầnvật chất, giải thoát mình và đồng thời giải thoát người khác và thể hiện trọn vẹn tất cả tiềm lực vô biên cảu một con người  toàn thiện; con người ấy chính là con người hoàn toàn tỉnh thức và làm cho kẻ khác tỉnh thức với mình; danh từ nhà Phật chúng tôi gọi là Bồ Tát (Bobhisattva), tức là một thực thể (sattva) tỉnh thức toàn triệt (Bodhi).


Nói đến tôn giáo tức là nói đến tâm linh, nói đến đời sống tâm linh, ý thưc tâm linh, ý thức của con người nhập một với ý thức vũ trụ (consciece cosmi-que); do đó, nói đến ngôn ngữ tâm linh tưc slaf nói đến ngôn ngữ biểu tượng (lan-gage symbolique) mà bản chất nguyên thủy của ngôn ngữ chính là biểu tượng (Symbole); mỗi một tôn giáo đều là con đường giải thoát; nhưng con đường giải thoát được diển tả bằng những biểu tượng khác nhau và những biểu tượng khác nhau đều cùng diển tả thực tại hoặc thực tế, thực tại hay thực tế được viết hoa. Khi đức Phật mở ra con đường giải thoát bằng việc phá chấp, phá bỏ tất cả mọi cố chấp và phá bỏ ngay việc cố chấp vào chính đạo phật, Đức Phật chỉ muốn cho con người ý thức tính cách giới hạn của biểu tượngđồng thời ý thức tối hậu rằng chính Thực tạiThực thể cũng là biể tượng cuối cùngcon người phải phá hủy, để được giải phóng toàn triệt. Đó cũng là ý nghĩa cách mạng triệt để của lục tổ Huệ Năng khi Ngài nói: "Bản lai vô nhất vật", nói khác đi thì cũng có nghĩa là chính Thực tại chỉ là biểu tượngbiểu tượng này cũng phải vứt vỏ đi để không còn một vật nào hay một nơi nào hay một nơi nào mà con người có thể cố chấp trói buộc dù là Thực tối hậu hay biểu tượng tối hậu.
Tôn giáo chính là con đường giải thoát; nói đến giải thoát tức là giải thoát toàn thể; vì giải thoát cục bộ, giải thoát phiến diện không thẻ gọi là giải thoát được; chỉ là giải thoát toàn thể (libérationintégrle), do đó, giải thoát  mình tức là giải thoát người; tự giải thoát tức là giải thoát người khác, giải thoát Việt Nam tức là giải thoát thế giới, vì thế tôn giáo chỉ là tôn giáo khi tôn giáocon đường giải thoát tâm linh, con đường giải thoát tâm linh chỉ là con đường giải thoát tâm linh,khi sự giải thoát ấy mang tính cách toàn thể, toàn diện; do đó tôn giáo, chỉ nội chữ tôn giáo đã chứa đựng trọn ý nghĩa "con đường giải thoát cho Việt Nam và Thế giới".

con đường giải thoát cho Việt Namthế giới chỉ có nghĩa là con đường hòa bình.

Đây là một ý niệm đòi hỏi tất cả nỗ lữ suy tư chân thành của tất cả chúng ta.

Hiểu hòa bình theo nghĩa chống lại chiến tranh là còn hiểu theo bình diện tầm thường, như thể bị trói buộc trong hướng đi biện chứng pháp (processusdialectique) của chính ngôn ngữ, nói theo danh từ nhà phật thì có nghĩa là còn phân biệt đối đãi giữa thực tế này với thực thể khác, chưa đạt đến "vô Phân biệt trí"; trong ý nghĩa ấy, Tổ Tăng Xán cảu Thiền Tông đã nói một câu ý nghĩa:"Chỉ động quy chỉ,chỉ cánh quy động" (ngăn động mà cần tịnh, hết ngăn lại động thêm), khi chiến tranh thì ta cầu hòa bình, nhưng hết chiến tranh thì lại chỉ là sống để chờ một trận chiến tranh khác dữ dội, do đó, hòa bình chỉ là hòa bình giai đoạn, có tính cách nhất thời.

Khi chúng tôi nói đến hòa bình, chúng tôi chỉ nói hòa bình toàn thể, hòa bình tâm linh, chỉ có hòa bình tâm linh mới là hòa bình duy nhất làm nền tảng cho tất cả hòa bình chính trị và quân sự.

Mà muốn đạt đến hòa bình tâm linh thì cỉh có tôn giáo mới là con đường giải thoát độc nhất cho Việt Namthế giới. Hòa bình tâm linh chín là sự giải phóng của con người ra ngoài tất cả tín điều, ra ngoài tất cả ý thức hệ chính trị, ra hoàng ấy, cái ngày đầy ân sủng nhất ngoài ngay cả tín điềuý thức hệ của chính tôn giáo mình, nhưng đức Phật đã từng thuyết giảng cho môn đệ, như câu kinh kim cangchúng tôi đã thuyết trình vào ngày 15-01-66 cũng vào ngày lễ Tôn giáo toàn cầu do Hội Đồng Tinh Thần Đạo Bahai tổ chức; chúng tôi muốn nhắc lại câu ấy:" Nhữ đẳng tỳ kheo, tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xã, hà huống phi pháp" (Này các tỳ kheo, nên biết lời thuyết pháp của ta như chiếc bè trôi qua sông, chánh pháp còn phải bỏ đi, hướng nữa là phi pháp).

Ý nghĩa của Bahai cũng nằm trong tinh thần phá chấp trong kinh kim cang, vì trong một diễn thuyết ở Luân Đôn, Abdul-baha tuyên bố rằng một người có thể là một Bahai dù chưa từng nghe đến tên Baha'u'llah'.

"Phàm kẻ nào sống cuộc đời đúng theo giáo huấn Baha'u'llah đã là một Bahai rồi. Ngược lại kẻ nào tự hào là Bahai trong 50 năm mà không sống cuộc đời chân chính, thì chẳng phải là một Bahai".

Và khi định nghĩa Bahai là gì? Abdul Bahan nói:
"Bahai có nghĩa là giản dị là yêu thương tất cả mọi người; yêu thương nhân loạicố gắng phụng sự nhân loại, là làm việc cho đại đồng và hòa bình thế giới"

Hòa bình thế giới ấy chính là hòa bình tâm linh,hòa bình tâm linh là hòa bình tôn giáo, vì tôn giáocon đường giải thoát.
Giải thoát chỉ có nghĩa là khi giải thoát toàn thể, toàn triệt, giải thoát ra khỏi mọi ràng buộc của tín điều, giải thoát khỏi mọi sự cố chấp, mọi ý thức hệ chính trị.

Đạo Phật đi trên con đường giải thoát ấy từ mấy ngàn năm nay và hiện nay đang tiếp tục đi dù gặp đủ chướng ngại phong ba, tất cả phật tử chúng tôi đều nguyện trung thành với con đường giải thoát ấy.

con đường giải thoát ấy không phải của riêng một tôn giáo nào, mà là của tất cả tôn giáo. Chúng tôi cầu nguyện cho nền hòa bình tâm linh, con đường giải thoát duy nhất cho Việt Namthế giới hiện nay.










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.