Ý nghĩa về sự chết, đau khổthời gian

18/10/20174:00 SA(Xem: 9118)
Ý nghĩa về sự chết, đau khổ và thời gian

Krishnamurti
Ý NGHĨA VỀ SỰ CHẾT, ĐAU KHỔTHỜI GIAN
Nguyễn Minh Tâm, Đào Hữu Nghĩa dịch
An Tiêm 1974

krishnamurti-y-nghia-ve-su-dau-khoBuổi hôm nay tôi muốn mở đầu câu chuyệnlưu ý các ngài về chỗ quan trọng phi thường của sự tự do. Phần đông chúng ta không muốn tự do. Có thể có gia đình, có những trách nhiệm, có những bổn phận, và cuộc sống của ta đều gồm toàn những điều đó. Những luật lệ xã hội, những phép tắc luân lý đã phủ vây đời sống chúng ta. Chúng ta gánh nặng biết bao khó khăn thường nhật cũng những vấn đề của ta, và nếu có tìm được chút an ủi nào, phương cách nào để tránh được những xung chướng và những khổ não ấy thì ta đã lấy làm tự mãn một cách quá dễ dãi rồi. Phần đông chúng ta không hề muốn được tự do gì cả.

Đối với tôi, dù cách nào, lối nào, chiều độ nào đi nữa, dường như một trong những điều cốt yếu của cuộc sống là phải khám phá làm sao cho mình được hoàn toàn tự do, được tự do trọn vẹn. Nhưng có cách nào làm tâm thức con người – đã bị qui định trước quá nặng nề, đã bị trói buộc lệ thuộc quá chặt chẽ vào những công việc hằng ngày, đã bị chất đầu, quá đầy những nỗi sợ hãi xao xuyến, đã quá đỗi hoang mang về tương lai và quá đỗi thuỷ chung như nhứt trong việc cầu an – có thể nào tâm thức như vậy mà phát khởi được nơi chính nó một cuộc chuyển hoá tận căn đế, một cuộc chuyển hoá chỉ có thể phát sinh từ sự tự do triệt để mà thôi chăng?

Tôi thiết tưởng mỗi người trong chúng ta nên lưu tâm thật sự vào vấn đề ấy, ít ra là trong khi
nghe những buổi nói chuyện này. Chúng ta phải tìm xem, không phải chỉ ở mặt ngôn từ, mà
phải đào sâu ý nghĩa của chúng để nhập sâu vào tự thể mình, tìm xem coi chúng ta thực sự có
thể được tự do hay không. Không tự do thì không thể nào thấy rõ được đâu là chân lý và đâu là
sai lầm. Không tự do thì cuộc sống không có chiều sâu; không tự do thì chúng ta chịu nô lệ tất
cả mọi ảnh hưởng, mọi áp lực xã hội, và vô số những yêu sách thúc bách cứ dồn dập liên miên
vào chúng ta.

Trên cương vị cá thể, có thể nào chúng ta thực sự thâm nhập tự thể, có thể nào chúng ta quyết
liệt đào sâu tự thể để tìm hiểu xem mỗi người chúng ta có thể thực sự được hoàn toàn tự do
toàn triệt chăng? Chỉ có cuộc thay đổi nơi chúng là khi nào chúng ta được tự do thôi, điều ấy
vốn dĩ nhiên rồi. Và chúng ta phải thay đổi: không phải thay đổi hời hợt phơn phớt, không phải
thay đổi bằng cách ngắt tỉa đôi chút đây đó, mà bằng cách phát dậy một cuộc chuyển hoá tận
căn đế ngay trong cơ cấu của tư tưởng và của tâm thần chúng ta. Thế nên tôi thiết tưởng rằng
điều tối trọng là nói về sự thay đổi, là thảo luận vấn đề này và tìm xem mỗi người chúng ta
thể thâm nhập được vấn đề này đến mức độ nào.

Các ngài biết tôi hiểu ý nghĩa của sự thay đổi là thế nào chăng? Thay đổi là tư duy một cách
hoàn toàn khác hẳn thường lệ, là khai mở một tâm thái trong đó tuyệt chẳng có xao xuyến âu
lo trong bất cứ lúc nào, chẳng có mảy may gì xung chướng, chẳng có mảy may gì phấn đấu để
chứng đạt chi cả, để cho mình là – hay trở nên – một cái gì đó. Đó là xa lìa dứt khoát mọi sợ hãi.
Và để nhận hiểu thế nào là thoát ly mọi sợ hãi, tôi thiết tưởng cần phải nhận hiểu cốt chỉ của
những tương giao giữa những sư và những đệ tử như thế nào, và do đó, thấy ra được ý nghĩa
của sự tìm học.

Thế thường, chúng ta tìm học bằng cách nghiêm tầm, qua sách vở, qua kinh nghiệm hay bằng
cách nhờ một người nào dạy dỗ. Đó là những cách thói thường để ta tìm học. Ta phú thác cho
ký ức những gì nên làm và những gì không nên làm, những gì nên suy tưởng và những gì không
nên suy tưởng, phải cảm nhận thế nào, phải phản ứng thế nào. Bằng kinh nghiệm, bằng nghiên
tầm, bằng phân tích, bằng thí nghiệm, bằng những cuộc phản tỉnh xem xét, chúng ta chứa vựa
những trí thức để làm ký ức, rồi ký ức này phản ứng lại những xúc sự và những thiết nguyện,
thế rồi ta lấy đó để mở mang sở học của ta. Tiến trình ấy ta đã quen lắm rồi: Nó là cách duy
nhất để ta tìm học. Chẳng hạn không biết lái phi cơ, thế là tôi phải học lái. Có người dạy dỗ cho
tôi, rồi thu hoạch kinh nghiệm mà ký ức phải gìn giữ, rồi sau đó tôi mới lái được phi cơ. Tiến
trình ấy là tiến trình duy nhất mà phần đông chúng ta đều quen biết. Chúng ta tìm học bằng sự
nghiên cứu, bằng kinh nghiệm, chúng ta tự học hỏi, rồi những gì học được đem ra phú thác vào
ký ức để làm những sở tri và những sở tri này tác động vận dụng ra mỗi khi xúc sự hay mỗi khi
ta có việc gì cần phải làm.

Thế mà tôi nghĩ rằng chúng ta có một cách học hoàn toàn khác hẳn và tôi sẽ nói qua cách ấy
với các ngài; nhưng để nhận hiểu và để tìm học bằng cách khác hẳn ấy, ta phải hoàn toàn thoát
ly khỏi uy lực, nếu không thì ta chỉ được người dạy dỗ cho thôi. Và cứ lặp lại những điều ta đã
được nghe dạy. Đó là lý do tại sao điều quan trọng vẫn là phải hiểu bản chất của uy lực. Uy lực
gây chướng ngại, không cho ta tìm học – không cho ta tìm học theo nghĩa không chứa nhóm
các kiến thức sở tri để làm thành ký ức. Ký ức luôn luôn ứng đáp bằng những khuôn đúc sẵn.
Trong ấy chẳng có một mảy may gì là tự do cả. Người nào mang nặng những sở tri, còng lực
dưới gánh nặng những gì học được thì không bao giờ được tự do cả. Họ có thể rất đa văn,
nhưng cái chứa nhóm sở tri đó lại làm cản trở không cho họ tự do, và do đó, họ không thể học
được gì cả.

Chúng ta tích luỹ đủ thứ kiến thức – khoa học, sinh vật học, các kỹ thuật, vân vân – các kiến
thức này vốn cần thiết cho sự sống an lạc vật chất của con người. Thế nhưng ta cũng tích luỹ
các kiến thức để mà ẩn trú vào đó, để tác động thế nào cho khỏi trục trặc, để luôn luôn hành tác
trong vòng giới hạn của các điều ta biết được mà thôi, và nhờ thế để tự cảm thấy mình an toàn.
Không bao giờ chúng ta chịu sống trong cái vô định, ta khiếp sợ sự vô định, vì thế ta lại càng
chấp chứa những kiến thức của mình nhiều thêm lên. Chính sự chứa nhóm tâm lý này là điều
tôi muốn đề cập; chính sự chứa nhóm ấy ngăn ngại mất cả niềm tự do, tự tại.

Vậy hễ bắt đầu tra hỏi tự do là gì, tất ta phải tra hỏi chẳng những về uy lực, mà còn phải tra hỏi
về tri thức nữa. Nếu chỉ ưng được người dạy dỗ, nếu chi lo nội việc chứa nhóm những điều các
ngài nghe được, đọc được và chứa nhóm những thành quả của kinh nghiệm thì các ngài nghe
được, đọc được, và chứa nhóm những thành quả của kinh nghiệm thì các ngài sẽ thấy rằng các
ngài không bao giờ được tự do cả, vì các ngài chỉ hành tác trong khuôn khổ của những điều đã
biết. Và thực ra, phần đông chúng ta đều như vậy đó. Thế thì ta phải làm sao?

Ta có thể nhận thấy tâm thần và óc não tác dụng ra sao. Óc não là sự thể thuộc về sinh vật, có
tính cách tiến hoá, một sản phẩm của cuộc tiến hoá, nó sinh hoạttác dụng trong vòng kinh
nghiệm bưng bít của chính nó, trong sở tri của nó, trong những ước mong cùng những sợ hãi
của nó mà thôi. Nó cứ luôn luôn mải miết lo tự bao bọc và tự bảo vệ không ngừng – và tới một
mức độ nào dĩ nhiên nó phải làm như vậy, vì không thế thì nó chóng bị huỷ hoại mất. Nó cần
được một mức độ an toàn, vì vậy để cầu an, nó quen thói chứa nhóm đủ mọi thứ cần biết, quen
thói tuân hành đủ thứ huấn thị, và quen thói cấu tạo một nếp công thức y cứ để nó sống rập
theo, do đó thành ra nó không bao giờ được tự do cả. Nếu tự quan sát óc não mình và cách
thức tác dụng của nó ta sẽ nhận thức được cái nếp sống y cứ công thức ấy. Trong ấy tuyệt
chẳng có mảy may gì là tự tại hồn nhiên cả.

Thế thì tìm học nghĩa là gì? Có chăng một cách tìm học khác, không tích trữ, không trở thành
một hậu trường ký ức hay của sở tri, không cấu tạo những kiểu mẫu để giam cầm tù hãm
chúng ta? Có chăng một cách học không tích tụ thành một gánh nặng, không bại hoại tâm thức
trái lại để cho tâm thức được tự do tự tại? Nếu các ngài có tự hỏi điều ấy, không phải tự hỏi
một cách thiển bạc phơn phớt, mà tự hỏi một cách thâm sâu, hẳn các ngài thấy rằng mình phải
tìm hiểu tại sao tâm thức lại bám víu vào uy lực. Dù là uy lực của một đạo sư, một vị cứu thế,
một quyển sách hay chính kinh nghiệm sở đắc của mình, tại sao tâm thức lại bám víu vào uy
lực như vậy?

Uy lực có nhiều hình tướng lắm. Có uy lực của những sách vở, có uy lực của giáo hội, uy lực của
lý tưởng, uy lực của kinh nghiệm sở đắc của các ngài, và uy lực của sở tri mà các ngài đã thu
thập. Tại sao ta bám víu vào uy lực? Mỗi một kỹ thuật cần phải có những uy lực của nó, việc ấy
giản dị và dĩ nhiên. Nhưng đây chúng ta nói là nói về trạng thái tâm lý của tâm thức. Bỏ ra
ngoài mọi vấn đề khả năng có tính cách kỹ thuật, tại sao tâm thức lại bám víu vào uy lực trong
ý nghĩa tâm lý?

Dĩ nhiên là bởi vì nó sợ sự bất định, sợ nỗi bất an. Nó sợ điều xa lạ, những bất ngờ của ngày
mai. Các ngài và tôi, chúng ta có thể nào sống mà không phải chịu một mảy may uy lực nào cả,
uy lực hiểu theo ý nghĩa áp chế, xác quyết, tín điều cố chấp, hiếu chiến hung hăng, khao khát
muốn thành công, thèm khát danh vọng, mong muốn làm một nhân vật nào đó? Có thể nào
chúng ta sống trong thế gian này – vẫn đi làm việc thông thường, vân vân – mà vẫn có được
tâm thái hoàn toàn khiêm từ? Điều này rất khó hiểu, phải thế? Nhưng tôi thiết nghĩ chỉ có tâm
thái hoàn toàn khiêm tốn ấy – tâm thái luôn luôn chấp nhận rằng mình không biết – thì ta mới
có thể tìm học được. Bằng không thì ta cứ vẫn luôn luôn đang làm việc chứa nhóm, và thế là
chẳng còn tìm học gì nữa.

Có thể nào ta sống ngày ngày trong tâm trạng ấy không? Các ngài có hiểu câu tôi vừa hỏi đấy
không? Chắc chăn tâm thái thực sự tìm học tất nhiên không có một mảy may uy lực nào cả. Mà
tâm thái ấy cũng không cần có uy lực nào cả, vì tâm thái ấy vẫn đang miệt mài tìm học, tìm học
chẳng những về các sự vật bên ngoài, mà cả về những gì thuộc vào một phe nhóm nào, một xã
hội nào, một chủng tộc nào hay một văn hoá nào. Nếu ta cần thường xuyên tìm học như vậy về
tất cả mọi sự mà không chứa nhóm chi hết, thì làm sao có được một uy lực gì, một bậc thầy
nữa? Làm sao ta có thể làm đệ tử cho bất cứ người nào? Và đó là cách duy nhất để sống: không
phải bằng cách tìm học ở sách vở, mà bằng cách dùng lấy ánh sáng soi rọi từ những ý muốn
của chính mình, từ những cử động nội tại của tâm niệm, từ bản thể hiện hoạt của mình. Bấy giờ
tâm thức mới luôn luôn được tươi nhuận, để nhận thấy mỗi sự vật bằng cái nhìn mới mẻ, chứ
không bằng cái nhìn cũ rích phát từ kiến thức, từ kinh nghiệm, từ những gì mình đã học rồi.
Nếu ta thực sự hiểu điều ấy cho thâm sâu, thì mọi nỗ lực sẽ dứt bặt, và kẻ đang nói đây không
còn chút quan trọng gì nữa hết.

Tâm thái phi thườngchân lý tỏ lộ, sự bao la của thực tại, không ai có thể ban bố cho ngài
được. Nơi đây vốn không có uy lực, không có người hướng đạo. Chính ngài phải tự mình khám
phá phát minh nhờ đó đưa được chút ít lương thức vào cuộc hỗn loạn mà ta gọi là cuộc sống.
Đó là một cuộc viễn hành ta phải đăng trình hoàn toàn cô đơn không bè không bạn, không vợ
không chồng, không sách không vở. Chỉ có thể mở cuộc viễn du ấy khi ta thực sự nhận thấy
rằng mình phải hoàn toàn độc hành. Bấy giờ ta đích thị là cô tịch, cô tịch chẳng phải do vì tủi
hận cay đắng do vì yếm thế, do vì thất vọng, mà cô tịch vì ta nhận thấy cô tịch là tuyệt đối cần
thiết. Chính điều ấy, và chính việc nhận thức điều ấy trao cho ta niềm tự tại khai phóng để ta
độc hành. Sách vở, vị cứu rỗi, bậc đạo sư ư? Tất cả những thứ ấy đều là chính ngài. Chính ngài
thăm dò thám hiểm tự tâm, ngài phải tìm học chính mình, nói thế không có nghĩa là phải chứa
nhóm những tri thức về chính mình, cũng không có nghĩa là lấy đó để quan sát những động
niệm của tự tâm ngài đâu. Ngài hiểu chứ?

Để tìm học chính mình, để tự biết chính mình, ngài phải tự quan sát mình một cách tươi tắn
ung dung, một cách thoải mái tự tại. Ngài không tìm học chi được về chính mình, nếu ngài chỉ
áp dụng những món sở tri, nghĩa là nếu ngài tự xem xét mình thể theo những đều ngài đã học
được ở một giáo sư, ở một sách vở, hay ở kinh nghiệm sở đắc của chính mình.

Cái "chính tự thể của ngài" là một thực thể lạ lùng một sự thể phức tạp và sinh hệ linh động
cùng, hằng hằng biến đổitiếp nhận đủ mọi thứ kinh nghiệm. Đó là một cơn xoáy động của
một tính lực vĩ đại, và không ai có thể dạy cho ngài một điều gì về nó được, không một ai cả! Đó
là điểm thứ nhất mình cần phải nhận thấy. Và khi ta đã nhận thấy, khi thật sự nhận thấy
đúng như vậy, tất ta đã thoát ly một gánh nặng này: ta không còn tìm hỏi lời chỉ dạy khuyên lơn
về những gì nên làm và hương vị lạ lùng của niềm tự do đã phảng phất hiển nhiên ở đó rồi.
Thế thì tôi phải tự biết tôi, vì khi mà tôi vẫn không tự giác, thì không sao dứt được những xung
chướng, không sao dứt được sợ hãi, thất vọng, không sao nhận hiểu được gì về cái chết. Khi ta
tự hiểu ta, ta mới hiểu được toàn cả nhân loại, toàn cả những tương giao trong nhân loại. Tự
hiểu mình là tìm biết xác thân và những phản ứng của các hệ thần kinh, là nhận thức mỗi một
cử động của tâm niệm, là hiểu cái ta gọi là ganh ghét, bạo hành, và nhìn thấy được thế nào là
yêu mến, thế nào là tình thương, thế nào là toàn bộ của "bỉ" và "thử".

Tiến trình ấy không cốt ở việc lập thành những nền móng của tri thức: mà tìm học là việc phát
sinh trong từng chặp từng chặp một: là cuộc vận dụng để ta tự quan sát chính mình mãi mãi,
không hề chê bỏ, không hề phê phán, không hề so lường, chỉ nhìn xem thôi. Hễ vừa chê bo, diễn
dịch, hay so lường, là ta đã có một mẫu mực về trí thức, về kinh nghiệm. Mẫu mực này làm
chướng ngại việc tìm học.

Cuộc chuyển hoá tận gốc rễ của quan năng tư tưởng chỉ có thể thực hiện là khi ta tự hiểu chính
mình, đó là một chuyển hoá, thay đổi cần thiết. Tôi không dùng danh từ "thay đổi" trong ý
nghĩa về những ảnh hưởng mà ta lãnh thọ của xã hội, của phong thổ, của kinh nghiệm hay của
những hình thức áp lực khác. Các áp lực và các ảnh hưởng chỉ đưa đẩy ta vào một đường hướng
nào đó mà thôi. Mà đây tôi muốn nói tới một cuộc thay đổi phát sinh không còn cố gắng, nhờ
ta đã hiểu chính mình. Có chỗ khác biệt lớn lao giữa cuộc thay đổi do cưỡng bách phát động, và
thay đổi xuất sinh một cách như nhiên, tự nhiên, tự tại.

Nếu các ngài quả thật tỏ ra đôi chút nghiêm nghị - và kể ra, nếu chẳng nghiêm nghị thì ai lại
đành chịu đựng bao nhiêu khó nhọc đường xa đến đây tham dự những cuộc nói chuyện giữa
cơn nóng bức thế này – thì ba tuần lễ này sẽ đưa cho các ngài một dịp tốt để tìm học, để thật sự
quan sát, để thám hiểm thâm sâu. Cố nhiên, các ngài thấy đấy, tôi nghĩ rằng cuộc sống của ta
rất là thiển cận. Ta biết rất nhiều điều, ta đã thu hoạch nhiều kinh nghiệm, ta có thể nói năng
rất lanh lợi, mà kỳ thực thì ta không có chiều sâu. Ta sống phớt bề ngoài, thế mà ta lại cố gắng
cho cuộc sống thiển cận ấy thành một việc rất là nghiêm trọng. Nhưng nơi đây tôi muốn nói
cái nghiêm trọng ta không đạt được ở giai tầng thô thiển cái nghiêm trọng sát tận trong những
tầng sâu thẳm của bản thể. Thật quả phần đông chúng ta không được tự do tự tại. Tôi nghĩ
rằng khi mà chúng ta không thoát ly khỏi các trói buộc, các thói quen, các nhu nhược ở nội
tâm, các sợ hãi của ta, thì cuộc sống của ta cứ vẫn mãi hoài vô vịrỗng tuếch mà thôi. Rồi ta
sẽ già và chết đi trong thảm trạng ấy.

Vậy trong ba tuần này, ta hãy tìm xem coi có thể nào ta phá vỡ, xuyên thủng qua cuộc sống
thiển cận mà ta đã quá nhiều công phu vun vén và có thể nào đào sâu vào một thực tại nào sâu
thẳm hơn nữa chăng. Tiến trình khai quật này không lệ thuộc vào một uy lực nào cả, vì đây
không phải chúng ta đến nghe ai chỉ dạy cho ta khai quật cách nào, bởi không một ai chỉ dạy sự
đó cho ta được cả. Việc chúng ta tới đây, là cùng nhau tìm học những gì chân thật trong mọi sự
đó. Hễ ta thật sự hiểu được thực tại, thì mọi cuộc tầm cầu uy lực tất nhiên chấm dứt. Bấy giờ ta
không cần sách vở nào, không đến một giáo hội nào hay một miếu đường nào, ta đã không còn
làm đệ tr nữa. Cuộc đời này có một vẻ đẹp vĩ đại, một thực tại hệ thậm thâm vi diệu một tình
thương rộng lớn của tự tại tự do mà từ lâu chúng ta không biết gì tới cả, vì chúng ta không
được tự do tự tại. Vậy để khởi sự, tôi thiết tưởng rằng sự chú tâm của ta phải đưa ta tra hỏi về
cái tự tại tự do ấy, chẳng những bằng sự phân tích ở văn tự, mà phải bằng cách thoát ly văn tự.
Các ngài hãy xem trường hợp trực khởi này: ở đây nóng bức quá, chúng ta đã làm tất cả những
gì ta có thể làm để cho trại này được đủ mát mẻ. Chúng ta không thể họp nhau được sớm hơn,
vì nhiều người phải đến từ những nơi xa quá. Vậy ta phải chấp nhận sự nóng bức đây là thuộc
vào cái bất tiện không sao tránh khỏi. Thì đấy, ta phải tự chế ngự mình – không phải bằng
những ép buộc nhận hiểu và tìm học thế nào là sự chế ngự tự kỷ. Ta có thể nhận thức sự nóng
bức này và không lấy đấy bực bội, vì chủ đích của chúng ta, vì cuộc truy tầm của chúng ta, là
việc mà tôi gọi là tìm học, vốn quan trọng hơn sự nóng bức, hơn sự thiếu tiện nghi về thân xác
nhiều lắm. Việc tìm học đòi hỏi một chế ngự tự chủ, tự nó đã là một sự chế ngự, một giới hạn
rồi. Nó không hàm một cuộc gạn ép nào cả, một cuộc kiểm soát bề ngoài nào cả. Mà sự thể
thế này: tôi muốn nghe, chẳng những nghe những lời nói thôi, mà còn nghe tất cả những phản
ứng do các danh từ đấy khởi nơi tôi; tôi muốn nhận thức mỗi một cử động của tâm niệm tôi,
mỗi một tình cảm, mỗi một hành vi. Tự việc ấy đã là một giới hạn vô cùng uyển chuyển.

Thế thì thiết tưởng điều trước nhất các ngài phải phát minh là thấy coi ngài – với tư cách
một con người đang sống trong một văn hoá nào hay trong một tập đoàn nào – quả thật sự
ngài có cần được tự do tự tại như ngài cần ăn uống, cần sinh lý, cần sung sướng hay không. Và
ngài cũng phải biết coi ngài sẵn sàng thuận hưởng tiến bước là bao xa và bao sâu để ngài được
tự do tự tại. Tôi cho đấy là việc duy nhất ta có thể làm ở buổi họp đầu tiên – hay đúng hơn, đấy
là việc duy nhất chúng ta có thể làm trong suốt ba tuần lễ này, vì đấy là việc duy nhất ta có thể
cùng chia sớt với nhau: việc đó thôi chứ không việc gì khác nữa. Các ngài hiểu chứ? Tất cả
những điều khác đều trở thành tình cảm nhẹ dạ, là sủng ái, là xúc động và đó đều là ấu trĩ.
Nhưng nếu các ngài và tôi thật sự chúng ta đang truy tầm đang tự hỏi thế nào là tự tại tự do, và
thật sự tìm học; tựu trung nếu chúng ta được tự do, thì cả thảy chúng ta đều sẽ được tham dự
vào nguồn phong phú của thực tại này.

Như lúc bắt đầu tôi đã nói rồi, ở đây không có kể giáo chủ cũng chẳng có người đệ tử. Cả thảy
chúng ta ở đây đều đang tìm học, nhưng không phải tìm học về người đang nói này, cũng
không phải tìm học về những kẻ quanh ta. Chính tự tâm mình là cái mà các ngài đang tìm học.
Và nếu các ngài là người đang nói, chính ngài là người ngồi bên cạnh ngài. Nếu ngài tự học về
mình thì ngài mới có thể thương yêu người ngồi bên cạnh ngài. Bằng chẳng vậy, thì ngài không
thể thương yêu gì cả, và tất cả mọi sự rốt lại chỉ là những danh từ. Ngài không thể yêu thương
được người ngồi bên cạnh ngài nếu ngài có lòng ganh đua tranh chấp. Toàn cả cơ cấu xã hội
chúng ta – về kinh tế, về chính trị, về luân lý, về tôn giáo – căn cứ ở sự ganh đua, tranh chấp, thế
đồng thời ta lại bảo rằng chúng ta phải yêu thương người thân cận mình. Việc đó thế nào
mà có được, vì ở đâu có sự ganh đua, tranh chấp thì ở đấy không sao có được tình thương.
Để nhận hiểu thế nào là tình thương, thế nào là chân lý, thì sự tự tại tự do là điều cần thiết, và
không một ai có thể ban bố cho ngài được tự do tự tại. Tự ngài phải khám phá cho chính ngài
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.