Lô Sơn

03/02/201412:00 SA(Xem: 2981)
Lô Sơn

CHUYỆN CỬA THIỀN
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Nhà xuất bản Văn Nghệ
chuyencuathien1

Lô Sơn

 

Khách là người đàn ông chưa đến tuổi trung niên, ăn mặc chải chuốt, đến chùa vào một buổi chiều mùa xuân. Khách đưa mắt nhìn chung quanh rồi hỏi chú Đa Trí:

- Chùa Huyền Không ở đâu vậy chú?

Đa Trí ra giọng thiền sư thi sĩ:

- Nếu không phải là Tô Đông Pha thì dù đang ở tại Lô Sơn, chú vẫn cứ đi tìm Lô Sơn như thường!

-!?

 

_________________________________________

 

Khi Đa Thức bắt chước cổ nhân

 

Một vị y sĩ đến chùa chích ngừa bệnh dịch tả. Xong xuôi, Đa Thức lân la lại gần vị y sĩ:

- Chú nè! Đa Thức hỏi nhỏ – chú đi chích ngừa dịch tả cho người ta mà chú có chích ngừa cho chính mình không?

- Dạ, có chớ! Vị y sĩ thật thà vén tay áo mình lên – tôi đã chích ngừa, còn sưng đây này!

- Không phải! Đa Thức lắc đầu nguầy nguậy – Không phải cái đó. Đó là cái bệnh dịch tả thời khí, cấp tính. Cháu muốn nói đến cái bệnh dịch tả kinh niên, truyền đời, truyền kiếp kia!

Vị y sĩ cau mày:

- Chú nói gì, tôi không hiểu.

Bất đồ, Đa Thức cười lạt, đứng bật dậy:

- Rứa mà cũng đòi làm y sĩ chữa bệnh cho thiên hạ! Ngu ơi là ngu!

Vị y sĩ tím mặt, giận run lẩy bẩy.

Đa Thức mỉm cười, cất giọng huờ hưỡn:

- Cái đó! Cái đó! Nó vừa ló một cái đầu rắn dịch tả thâm căn cố đế bất trị ra đấy! Còn một con nữa. Rứa chú đã tiêm ngừa bao giờ chưa?

Y sĩ nghe xong, cung tay xá, khuôn mặt dịu lại.

 

_____________________________________________

 

Hoa thật và hoa ni-lông

 

Vị khách Tăng từ miền Nam ra, biếu chùa một bó hoa ni-lông và một giò phong lan.

Khi trao hoa ni-lông, vị Tăng nói:

- Loại hoa này quí và đẹp. Lúc cắm lên, mọi người sẽ trầm trồ vì họ tưởng là hoa thật.

Và khi trao giò lan:

- Còn đây là vương giả chi hoa, rất tuyệt vời, khi nở trông đẹp như hoa ni-lông vậy!

 

____________________________________________

 

Còn bị kẹt

 

Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói:

- Con xin được hầu chuyện với thầy.

- Được, nhà sư gật – có gì con hãy nói.

Đa Văn trịnh trọng :

- Thầy có biết thầy bị kẹt gì không?

- À, hay lắm! Con cứ thẳng thắn mà chỉ rõ ra đi!

Đa Văn nói:

- Một cái tên là đã kẹt rồi! Mà thầy, nào là tục danh, bí danh, pháp danh, tự hiệu,… sao mà thầy ham danh quá vậy?

Nhà sư :

- A… ơ…!

Đa Văn bước ra, nói vọng lại:

- May mà thầy không có cả hàng chục chức vụ đi theo sau, nếu có, con mà không nhớ hết thì còn gì là “đa văn” này nữa!

 

________________________________________

 

Thức biến

 

Một cư sĩ chuyên nghiên cứu và dạy Duy Thức mấy chục năm. Một hôm, ông ta đến thăm nhà sư và kể huyên thuyên những sở đắc của mình. Cuối cùng, vị ấy kết luận:

- Tất cả đều do thức biến, chỉ là thức biến! Cả thầy, tôi, tài sản, y áo, vật thực… tôi đều có thể lý luận rất rõ ràngcụ thể là do thức biến ráo trọi!

Nhà sư gật đầu tán thưởng. Đến giờ ngọ trai, nhà sư lặng lẽ ăn một mình. Khách đợi hoài chẳng thấy ai mời cơm trưa. Nhà sư thủng thỉnh ăn, rồi đưa tay chỉ vào mâm cơm, thong thả nói:

- Phần cơm hủ lậu quê mùa này là do “nhà trù biến” chứ bần tăng chẳng có tài cán gì. Đạo hữu có sẵn thần thông Duy Thức quảng đại, thì cứ tùy nghi biến hóa một mâm cơm “rõ ràng và cụ thể” mà dùng vậy nhé!

 

________________________________________

 

Vô công

 

Bữa nọ nhân một đêm trăng sáng, nhà sư cao hứng xuống sông gánh nước. Khi nâng gánh, vì mất thăng bằng nên nước đổ ào xuống sông.

Vô Văn đang đứng trong biền bắp, thấy vậy, bật ra hai câu thơ, ngâm sang sảng:

- “Nhà sư làm việc vô công
Dưới trăng gánh nước, đổ sông ra về!”

Đa Văn đang dạo chơi, tình cờ nghe được, liền ngâm tiếp:

- “Ví như gánh vác Bồ-đề
Tâm không muôn việc, tỉnh mê bỏ ngoài!”

Nhà sư đứng thẳng dậy, chống đòn gánh nói lớn:

- Gánh nước mất thăng bằng thì nó đổ, có gì là tỉnh, là mê, là Bồ-đề ở đây hử? Chữ với nghĩa!

 

___________________________________________

 

Trồng khoai

Hai chú đang cuốc đất.

Vô Văn nói:

- Kể cả việc trồng khoai, một vị Bồ-tát cũng cần kinh qua và chứng nghiệm.

Đa Lễ hỏi:

- Có lẽ là nhằm tích lũy phương-tiện-trí để rộng độ chúng sanh phải không?

- Không phải!

- Vậy trồng khoai để làm gì?

- Để ăn độn chứ gì nữa! Chú không biết hổm rày gạo quá đắt hay sao?

 

________________________________________

 

Kẹt đạo! Kẹt đời!

 

Uống xong tuần trà, khách nhìn nhà sư cười cười nói:

- Tôi từ phương xa tới đây, áo lấm bụi đường, mặt chưa kịp rửa đã được nhà sư cho hầu trà, thật là duyên vạn hạnh. Nhưng tôi còn có cái khao khát hơn, ấy là sự hiểu biết. Rất mong nhà sư trả lời cho vài câu hỏi, nhưng xin nhà sư…

- Đạo hữu cứ nói!

- Dạ, xin nhà sư đừng dùng những từ như khổ đế, trí tuệ, đức tin, nhân quả, nghiệp báo… Tóm lạinhà sư đừng sử dụng một thuật ngữ nào thường dùng trong Tam Tạng. Nghe hoài những danh từ, chữ nghĩa của Đạo, tôi chán lắm! Cái ấy gọi là kẹt lời, kẹt chữ, kẹt Đạo vậy!

Nhà sư ôn tồn nói:

- Cũng được thôi! Nhưng bần tăng cũng có một đề nghị!

Khách mau mắn:

- Dạ được! Nhà sư cứ nói!

- Vâng, bần tăng cũng xin đạo hữu đặt những câu hỏi nào đừng có những từ ngữ, lời tiếng thường dùngtrong đời. Vì cái ấy cũng gọi là kẹt lời, kẹt chữ, kẹt Đời vậy!

Khách ngẩn người giây lâu, rồi… nhấp một ngụm trà!

 

_________________________________________

 

Tình yêu và cục đá

 

Một thanh niên Phật tử có lẽ là suy gẫm đạo lý đã lâu nên hôm kia đến nói chuyện với Đa Trí:

- Nếu tôi yêu cục đá, tình yêu ấy có phạm tội không?

Đa Trí lắc đầu nói:

- Yêu là không được rồi, đừng yêu là hơn.

- Đừng yêu thì tôi sợ sẽ trở thành cục đá!

Đa Trí ỡm ờ:

- Thì tốt thôi!

Người Phật tử nhăn mày:

- Tôi không hiểu!

- Có gì mà không hiểu! Cục đá thì có bao giờ yêu cục đá đâu mà sợ!

 

___________________________________________

 

Kẻ ở ngoài tương quan

 

Một Ni cô đến gặp nhà sư, nghiêm trang nói:

- Có một thời pháp, nhà sư thuyết rằng: “Thế giới tương quan là đau khổ”, có phải vậy không?

Nhà sư đáp:

- Đúng thế!

Ni cô bèn nói:

- Vậy giáo lý đã bị giảng sai, nhà sư có biết không?

Hơi bất ngờ, nhà sư hỏi:

- Ở chỗ nào, Ni cô cứ dạy!

- Không dám! Nhưng con đã từng suy nghiệm: “Có những pháp không nằm trong thế giới tương quan mà vẫn đưa đến đau khổ.”

- Xin Ni cô trình bày cho rõ ràng hơn.

- Dạ! Ví dụ, con thấy thế giới tương quan là rắc rối, não loạn, xung đột… con bèn rút lui một mình, tịnh cốc, tĩnh cư, sống hạnh không giao tiếp với mọi người!

- Vâng, rồi chuyện gì xảy ra?

- Dạ, ni chúng đồng đạo nói cạnh, nói khóe, nói xa, nói gần rằng con là kẻ cao thượng hảo, kiêu căng, ngã mạn… Họ nói những điều mà con không thể chịu nổi. Vậy là, “không tương quan” mà vẫn đưa đến đau khổ! Từ rày về sau, nhà sư dạy pháp nên cẩn thận và dè dặt hơn mới được!

Nhà sư mỉm cười:

- Ni cô muốn làm Thượng đế chắc?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/07/2014(Xem: 11967)
04/05/2015(Xem: 10704)
11/06/2014(Xem: 9583)
08/05/2013(Xem: 6193)
17/06/2013(Xem: 7213)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.