Thư Viện Hoa Sen

Tượng đá có buồn không?

24/12/20164:53 SA(Xem: 8443)
Tượng đá có buồn không?

TƯỢNG ĐÁ CÓ BUỒN KHÔNG?
(Viết để tưởng nhớ bạn tôi, thầy Đức Trí, người vừa rong chơi miền phương ngoại).
Chúc Phú


tôn tượng Quán Thế Âm ở chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma
Tôn tượng Quán Thế Âm ở chùa Tam Bảo,
Tulsa, Oklahoma

Nhận tin Thầy ra đi khi đang lái xe trên đường cao tốc, tôi không dám dừng lại mà chỉ báo rằng, sẽ gọi lại khi đến trạm dừng chân.

Liên tiếp những tin nhắn tiếp theo, đã xác tín rằng, Thầy đã xa chúng tôi mãi mãi. Một thoáng thẩn thờ, choáng ngợp nhói lên trong tim, nên tôi đã nhường ghế lái, vì không thể bình tâm cầm lái cho hành trình đã ấn định sáng nay.

Tôi với Thầy vừa là pháp hữu, vừa là bạn vong niên theo cách hiểu thường tình. Chúng tôi biết nhau dưới mái chùa Già Lam thân thương ở quận Gò Vấp, tuy khác lớp khác trường, nhưng lại chung phòng và chung nhiều suy nghĩ, trầm tư.

Về tâm tư, Thầy là một người luôn sẵn lòng vì người khác, từ người thân, bằng hữu cho đến khách lạ qua đường…. Chỉ xét riêng việc chở bạn đến trường suốt bốn năm ròng rã ở học đường Vạn Hạnh, đã để lại trong tôi một dấu ấn khó phai nhạt về Thầy.

Thầy đến với Đạo khi tuổi đời không còn trẻ, để theo kịp khuôn phép nhà chùa và kiện toàn tri thức Phật học, Thầy đã vượt thắng bản thân với nỗ lực rất lớn cùng bao chí nguyện kiên cường. Có những buổi trời trưa nắng gắt, hay đôi khi gặp phải những cơn mưa bất chợt ở Sài Gòn, Thầy vẫn kiên trì bổ túc cho mình thêm một ngoại ngữ, là tiếng Hoa, để từ đây đã mở ra cho Thầy con đường du học tại Đài Loan, sau khi giả từ mái trường thân thương Vạn Hạnh.

Thầy niệm Đạo một cách kiên định. Nhớ lại những ý tưởng sơ khai về bức tượng đá Bồ-tát Quán Thế Âm cao 49 feet ở chùa Tam Bảo, Tulsa, OK, Hoa Kỳ, Thầy đã miệt mài trao đổi cùng tôi và những người bạn một cách say mê. Từ khi đề ra ý tưởng, chờ xin giấy phép, thẩm sát nhà thầu, phương cách thi công…đã cho thấy Thầy dành trọn tâm lực vào bức Thánh tượng này. Thời gian từ khi xúc tiến đến khi hoàn thành Thánh tượng, là quãng thời gian mà tôi và những người bạn cùng lao tâm khổ tứ với Thầy. Những cuộc điện thoại giữa đêm, những email phải forward hai, ba lần để cùng thảo luận phương cách tốt nhất, những chuyến đi-về vội vã giữa Thầy cùng chúng tôi, trong chiếc xe Toyota quá hạn của một Thầy bạn, giữa bãi đá núi Ông Trịnh nắng cháy… đã gợi lại trong tôi sự trân trọng vô bờ về Thầy, và cả những người bạn đồng tâm. Trong vô vàn những chia sẻ của Thầy về bức Thánh tượng, điều còn đọng lại trong tôi, là câu nói: Tôi muốn xây dựng một công trình mang biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ. Tôn tượng đã thành, nhưng giờ người ở phương nao?

Không chỉ quan tâm những việc lớn lao, Thầy vẫn ghé tâm vào những chuyện nhỏ nhặt, miễn điều đó chuyên chở từ tâm và hợp với Đạo, Thầy yên lặng nguyện làm. Trong chuyến du hành cùng tôi và những người bạn, trong một ngôi chùa nghèo ở miền Trung nắng gió, trời trưa, cảnh tịch mịch thiền môn tự dưng bị khuấy động, khi ai đó phát hiện ra rằng, Thầy đang trầm mình hái hoa súng dưới ao. Quý Thầy ái ngại, âu lo, vì Thầy đã là công dân Mỹ, lỡ mệnh hệ gì thì biết ứng xử sao đây, Thầy cười hiền đi thay áo ướt, rồi còn dặn với rằng, hoa thì dành để cúng Phật và cọng súng thì làm món Salad cúng dường chúng Tăng chiều nay.

Tuy tất bật giữa chữ nghĩa, thời khóa nhà chùa và chương trình hoằng pháp đó đây, nhưng Thầy vẫn dành cho mình những khoảng lặng nội tâm, thong dong giữa hành Thiền và niệm Phật. Những trao đổi giữa tôi và Thầy, khi còn ở Vạn Hạnh, và gần nhất là hồi năm ngoái, đã cho biết rằng, con đường Thiền –Tịnh dường như là pháp hành mà Thầy đã lựa chọn cho mình. Đôi lúc mệt mỏi giữa dòng đời náo nhiệt, giữa chất ngất bộn bề nương danh Phật sự thiền gia, Thầy đã tự thu xếp một khoảng trời riêng để tìm lại sự yên ổn cho chính mình. Thói quen này, tôi đã chứng kiến khi còn ở Vạn Hạnh và được biết rằng, Thầy vẫn duy trì dù ở Mỹ quốc xa xôi.

Thầy ra đi, nhiều người tất sẽ buồn, trong đó có tôi. Tuy nhiên, khi nghĩ về những việc mà Thầy đã làm, khi nghĩ về những dự địnhước nguyện mà Thầy đang thực hiện, tôi chợt liên tưởng đến câu nói của ngài Tĩnh Am: Tôi đi là trở lại liền (我去即來). Vâng, tôi thầm mong như vậy, Thầy ơi! 


Chùa Tam Bảo  (Tin Viên Tịch)




Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21567)
12/10/2016(Xem: 19492)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9635)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: