Bút Ký Xuân Sơn Tự Án Ngữ Bên Đường Lên Xuống Vùng Ktm Đất Sét

30/07/20205:58 CH(Xem: 4448)
Bút Ký Xuân Sơn Tự Án Ngữ Bên Đường Lên Xuống Vùng Ktm Đất Sét

Bút ký

 
blank

XUÂN SƠN TỰ

ÁN NGỮ BÊN ĐƯỜNG LÊN XUỐNG VÙNG KTM ĐẤT SÉT

 

 

          42 năm! Con số của thời gian vụt trôi...
          Năm 1977, tôi tình nguyện đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong lúc tuổi 17 "bẽ gãy sừng... bò tót", gia nhập đội ngũ áo xanh, nón tai bèo, thuộc A1, B1, Tiểu Đoàn TNXP Đất Sét. Đóng quân tại Đất Sét 1.
          Đất Sét! Vùng Kinh Tế Mới "quyện theo nước dòng Sông Chò" và "dưới chân Hòn Dữ đêm đêm tỏa sương mờ"... Cuối năm 1978, tôi rời Đất Sét, chuyển vùng ra KTM Nhiễu Giang ngoài Phú Yên, nhủ lòng "một về không trở lại"... Quay lại làm chi nữa?Có gì đâu để mình phải quay lại?
           Tưởng là vậy sau hơn 40 năm, hơn nửa đời người, nhưng không ngờ, sáng nay, tôi lại chuẩn bị lên đường quay trở lại vùng đất hoang vu ma thiêng nước độc năm xưa…

           Một chốn già lam thanh tịnh đã hiển hiện trên vùng đất ấy bao năm qua, mang tên Xuân Sơn Tự, trú trìThượng tọa Thích Thanh Tri, Ban Văn Hóa Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, Biên tập Ấn Phẩm Văn Hóa Quảng Đức của Tỉnh Hội.

           Từ Nha Trang chạy xe máy lên đến Chùa có nhiều đường đi lối về, tùy duyên tùy ý mà chọn, cũng chỉ tầm 25 cây số không hơn, vẫn gần hơn ra các Chùa ngoài Ninh Hòa, Vạn Giã ở hướng Bắc; hay các tự viện ở Cam Ranh hướng Nam...

          Chạy trên đường Tỉnh Lộ 8 được tráng nhựa phẳng phiu, ngang qua những cánh đồng, những cụm dân cư vùng thôn dã, ngửi được hương mùi của phân bò, rơm rạ thoảng qua tỷ căn mà nhớ đến thời quá khứ xa xăm rời bỏ phố xá phiêu bạc giang hồ...

           Qua cầu Phú Cốc, nghe tên mà chợt nhớ ngày xưa chỉ có Bến Đò Phú Cốc, chưa hề có cầu nào, mỗi lần TNXP được nghỉ phép, tiết kiệm tiền đi xe đò, chúng tôi thường rủ nhau lội bồ từ Đất Sét về đến đây để qua sông...

          Rồi qua Cầu Đồng Găng, ngang địa phận có "Tam Giác 3 T": Trại Cải Tạo A40 (TÙ), Nghĩa Trang (TỬ) và Pháp Viện Thánh Sơn (TU) . Chạy xe trên lộ, nhìn cánh đồng lúa xanh, bãi mía rậm rạp,  bên tay phải sẽ thấy ngôi đại tự  danh lam của Sư Thích Giác Khoan với nhiều mái đỏ hiển hiện trên một ngọn đồi xanh um cây lá phía xa xa...

         Đã vào đến địa phận của xã Diên Xuân, tên mới của vùng Kinh Tế Mới Đất Sét gần 50 năm về trước. Khi xưa, vùng KTM Đất Sét được chia thành 4 khu vực rõ rệt, đánh số từ 1 đến 4, Khu Đất Sét 2 tập trung dân từ  huyện Cam Ranh rời bỏ nơi chôn nhau cắt rồn đi khai hoang lập ấp, các khu còn lại đều là người ở các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phước Hải, Phước Hòa... của TP. Nha Trang.

blank

         Chùa Xuân Sơn dễ tìm quá, nói đúng là không cần phải kiếm tìm, vì Chùa án ngữ sát ngay bên Tỉnh Lộ 8 vắng hoe dẫn lên khu sầm uất chợ búa của Đất Sét 1. Hằng ngày, người qua lại, xe lên xuống, ngang qua Chùa hình như đều được trấn an, chúc phúc để giữ được tinh thầntiếp tục bươn chải lặn hụp với cuộc sống đa đoan đầy phiền não…

        Vào cổng chùa, đập vào mắt khách thập phươngtôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trắng toát lộ thiên đứng trên đài sen uy nghiêm dưới nắng sớm mai và trời xanh mấy trắng êm ả...

        Gác chuông với đại hồng chung, hồ nước với lá xanh tươi đang đùm bọc nâng niu những đóa sen nở bung cánh hồng, hàng dương liễu đang vững chãi vươn lên, cây Sa la ra hoa kết trái, khóm hoa chậu kiểng xen kẽ nhau khoe dáng tỏa hương trong khuôn viên Chùa, bao chung quanh ngôi chánh điện được thiết kế bằng chất liệu gỗ, cây của núi rừng, đã hòa hợp với nhau lại  để nhập với thiên nhiên tạo nên một cảnh sắc thanh tịnh trang nghiêm của một chốn già lam thánh chúng.

         Chúng tôi được thầy trụ trì Thích Thanh Tri niềm nở, vui vẻ đón tiếp. Thầy thật bình dị, thoải mái, tạo cho Phật tử một không khí thân mật, không phải e dè rụt rè.

         Thầy hướng dẫn ra sân, giới thiệu sơ qua về những công trình xây cất của Chùa, cũng như cho biết xưa kia trên ngọn đồi này chỉ là một Tịnh Thất nhỏ do thân phụ của Thầy dựng lên để tu hành, ăn chay niệm Phật... Đến năm 2015, khi Thầy đã xuất gia tu học nhiều năm trời ở phương xa, Thầy trở về nơi đây, phát nguyện gây dựng nên một ngôi thờ phụng Tam Bảo uy nghiêm. Chỉ với thời gian ngắn như vậy, 5 năm, mà hôm nay đã có một Xuân Sơn Tự hiển hiện trên vùng đất vắng vẻ yên ả thưa thớt dân cư. Đất Nhà đã trở thành đất Chùa, và Chùa đã trở thành nơi tu niệm thờ phụng Tam Bảo của chung, của đại chúng, của những người con Phật, học Phật.
blank
blank
blank
blankblank
blank
blankblankblankblankblankblankblank

          Thầy trụ trì thật linh hoạt, mang phong cách phóng khoáng của một nghệ sĩ khi pha trà mời khách, trò chuyện cởi mở không giáo điều, không khách sáo, lại còn đãi khách "cây chùa lá vườn" với món Ổi mà Thầy nói trước là "Hình dạng xấu xấu mà rất ngon, không như Ổi ngoài chợ đẹp dáng bóng da mà ăn dở òm!". Nghe vậy, hỏi sao không bật cười được chứ? Tôi mạo muội thưa: "Bạch thầy, Ổi đúng ngon thầy ơi. Ruột đỏ lòng son!"

          Đang hầu chuyện thầy, thì ngoài sân có tiếng xe chạy vào. Một đoàn hành hương, 4 chiếc chở Phật tử ở Nha Trang đi cúng dường trường hạ đã vào đến Chùa. Thật nói vui: "Bác Vĩnh Hữu mở hàng hay thiệt!" Chúng tôi không thể nín cười được. Cười sảng khoái quên hết mọi khổ đau của cuộc đời.

       Tranh thủ lúc Thầy lên chánh điện đón tiếp đoàn hành hương, chúng tôi rảo quanh chùa chụp ảnh ghi hình bằng máy ảnh lẫn điện thoại dưới cái nắng hạ đã bắt đầu gắt gỏng về trưa....

         Khi đoàn hành hương cáo biệt thầy, rời chùa để đi tiếp lên Đất Sét đến các chùa khác, Thầy đứng nơi thềm hiên góc chánh điện, bảo chúng tôi đứng lắng nghe âm thanh của phong linh (chuông gió) đặc biệt được gửi về cúng dường từ hải ngoại xa xôi... Nghe như tiếng nhạc của một nhạc công, nhạc sĩ đang biểu diễn, âm thanh thật trong và vang lâu ngân dài, nhẹ nhàng những đoản khúc khác nhau, không hề lặp lại, khiến cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thanh thản, và thấy như đang được đón lấy nguồn pháp vi diệu vào để thanh lọc thân tâm…

blankblank

blankblankblank
blank
blank

         Khi chúng tôi bái Thầy để trở về với phố thị xô bồ, Thầy thân thiện chỉ trên bàn trà, nói: "Còn mấy trái Ổi mang hết về ăn cho vui. Mấy miếng Ổi trên dĩa ăn chưa hết kìa, vị nào thích thì dọn luôn đi chứ để lại làm gì?"

         Nhóm chúng tôi bốn người liền chia nhau "lộc của Chùa" không chút ái ngại, vì thấy Thầy đối đãi quá chân tình.

         ... Rời chùa, tâm trạng ai nấy đều hoan hỷ, và ai cũng muốn sẽ có một ngày thuận duyên, nhiều lần thuận duyên được quay trở lại bái Phật, lễ Tăng, vãn cảnh Xuân Sơn Tự.

         

Tâm Không - Vĩnh Hữu

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11009)
14/04/2020(Xem: 4087)
26/07/2022(Xem: 3464)
28/02/2017(Xem: 24147)
15/01/2019(Xem: 6702)
29/01/2015(Xem: 9820)
01/01/2021(Xem: 3164)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.