Bilingual: Flowers And Fruits (Thầy Nhất Hạnh In My Heart) / Hoa Và Trái (Thầy Nhất Hạnh Trong Tôi)

25/05/20234:40 CH(Xem: 1685)
Bilingual: Flowers And Fruits (Thầy Nhất Hạnh In My Heart) / Hoa Và Trái (Thầy Nhất Hạnh Trong Tôi)

 

Bilingual:
FLOWERS AND FRUITS
(THẦY NHẤT HẠNH IN MY HEART)

HOA VÀ TRÁI (THẦY NHẤT HẠNH TRONG TÔI)

Author: Cao Huy Thuần

Translated by Nguyên Giác

 

Cao Huy Thuần
GS. Cao Huy Thuần

Vietnamese people -- regardless of whether they are Buddhist or not, and whether they agree with Thầy or not on this or that issue -- can be proud of that individual, who is extremely rare in both the history of Vietnamese Buddhism and in the modern history of the country.

Thầy Nhất Hạnh is a flower. A lotus flower blooms on the sea of fire. Thầy Nhất Hạnh is a flower. A multiflora rose blossoms on bombs in a war.

The sea of fire of war brought Thầy abroad. From then on, Thầy became Thay, the way he is respectfully and dearly called by his disciples across different countries. The Vietnamese language has been internationalized by Thầy. Vietnamese people are still Vietnamese wherever they go. Despite the fact that he has emerged as a significant international figure. Indeed, even Sư Ông has become an outstanding Zen master, transcending all borders, all races, and all languages. Roaming around in a globalized, popularized, mediated world, Thầy has brought his Vietnamese genius to internationalize Vietnamese culture across five continents and to Vietnamize a global faith through the words and colors of Thầy's clothes. Vietnamese people -- regardless of whether they are Buddhist or not, and whether they agree with Thầy or not on this or that issue -- can be proud of that individual, who is extremely rare in both the history of Vietnamese Buddhism and in the modern history of the country.

But Thầy Nhất Hạnh is a fruit that has not fulfilled its promise with a small flower when the flower has just budded in the garden of Từ Hiếu pagoda. At that time, the flower bud held a unique Vietnamese dream—the dream of modernizing Buddhism in order to earn its rightful place in the development of the times. Together with Thầy, a whole generation of young people has raised that dream. Together with Thầy, that dream is still intact as a small flower bud in the old temple garden. Times, fear, division, and especially the outstanding but lonely personality of Thầy have made the fruit lack the special sweetness in the homeland. The fruit has sown good seeds everywhere, but the seeds for Vietnam lack the ability to adapt to the soil, lack of favorable rain and wind. The fruit has far exceeded the promise with Từ Hiếu flower bud, but cannot help but betray the dream of the small flower in the past.

Anyway, above all, that international but still Vietnamese person has connected, with rare talents, the past with the present, the tradition with the times, the literature of the world and the literature of Vietnam through the genius of the pen and the style of the Zen master. All the great Zen masters from time immemorial were great poets. I would like to reread a poem Thầy wrote when he was still a flower in Từ Hiếu, in the context of the war, as I choke at the news of his passing. It was this poem that brought me to Thầy as well as a whole generation of young people at the same time as me.

As soon as I woke up this morning,
I heard that you had fallen on the battlefield.
But in the garden of my temple,
the flower cluster innocently bloomed one more multiflora rose.
I'm still alive, I'm still eating, and I'm still breathing.
But when will I be able
to say what I dream?

I respectfully bow before Thầy and feel sad for a common dream that has not been fulfilled. True peace has not yet bloomed in people's hearts. The needle and thread are still missing from the Path's new coat. Thầy sews the coat with so beautiful embroidered brocade, but that size does not make the image of Vietnam comfortable.

Feeling sad and painfully mourning Thầy, we, a whole generation, have to think: "When, when, when will we have such a genius again? When, when, when do we get the sweet fruit of our dreams?"

Cao Huy Thuần

(Giác Ngộ Magazine)

   

.... o ....

 

Hoa Và Trái (Thầy Nhất Hạnh Trong Tôi)

Cao Huy Thuần

 

Người Việt Nam, dù Phật tử hay không, và dù đồng ý với Thầy hay không trên điểm này điểm nọ, đều có thể hãnh diện về con người ấy, hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong lịch sử dân tộc cận đại.

Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa. Hoa sen nở trên biển lửa. Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa. Hoa tường vi nở trên bom đạn chiến tranh.

Biển lửa của chiến tranh đã đưa Thầy ra ngoại quốc. Từ đó, Thầy trở thành Thay, tên gọi kính trọng và thân thương của môn đồ trên khắp quốc tịch. Ngôn ngữ Việt Nam đã được Thầy quốc tế hóa. Người Việt Nam đi đâu cũng làm người Việt Nam. Dù người đó đã trở thành một nhân vật lớn của quốc tế. Dù Sư Ông đã trở thành một thiền sư xuất chúng, vượt lên trên mọi biên giới, mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ. Tung hoành trên một thế giới toàn cầu hóa, đại chúng hóa, truyền thông hóa, Thầy đã mang thiên tài Việt Nam của Thầy để quốc tế hóa văn hóa Việt Nam trên khắp năm châu và Việt Nam hóa một tín ngưỡng toàn cầu qua lời nói và màu áo của Thầy. Người Việt Nam, dù Phật tử hay không, và dù đồng ý với Thầy hay không trên điểm này điểm nọ, đều có thể hãnh diện về con người ấy, hiếm có trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong lịch sử dân tộc cận đại.

Nhưng Thầy Nhất Hạnh là một trái cây chưa thực hiện được vẹn toàn lời hứa với một bông hoa nhỏ bé khi hoa chỉ mới hé nụ trong vườn chùa Từ Hiếu. Nụ hoa thời đó mang một ước mơ riêng biệt Việt Nam, ước mơ canh tân Phật giáo để Phật giáo xứng đáng với vị trí của mình trong tiến hóa của thời đại. Cùng với Thầy, cả một thế hệ trẻ đã nuôi mơ ước ấy. Cùng với Thầy, ước mơ ấy vẫn còn nguyên vẹn là nụ hoa nhỏ trong vườn chùa xưa. Thời cuộc, sợ hãi, chia rẽ, và nhất là cá tính vượt bực nhưng đơn độc của Thầy, đã làm cho trái cây thiếu chất ngọt đặc thù trên miếng đất quê hương. Trái cây đã gieo hạt lành khắp nơi, nhưng hạt dành cho Việt Nam thiếu tố chất thích nghi với đất, thiếu mưa thuận gió hòa. Trái cây đã vượt quá xa lời hứa với nụ hoa Từ Hiếu, nhưng không khỏi làm phụ lòng mơ ước của bông hoa nhỏ bé ngày xưa.

Dù sao, trên tất cả, con người quốc tế nhưng vẫn đậm chất Việt Nam ấy đã nối kết, với tài hoa quý hiếm, quá khứ với hiện tại, truyền thống với thời đại, văn học của thế giớivăn học của Việt Nam qua thiên tài của ngòi bút và phong thái của thiền sư. Tất cả những thiền sư lớn từ ngàn xưa đều là những thi sĩ lớn. Nghẹn ngào trước tin Thầy mất, tôi muốn đọc lại một bài thơ cũ của Thầy, làm từ độ hãy còn là hoa trong Từ Hiếu, trong bối cảnh chiến tranh - bài thơ đã mang tôi đến với Thầy như cả một thế hệ trẻ đồng thời với tôi:

Sáng nay vừa thức dậy
Nghe tin em gục ngã nơi chiến trường
Nhưng trong vườn tôi
Vô tình khóm tường vi vẫn nở thêm một đóa
Tôi vẫn sống, tôi vẫn ăn, và tôi vẫn thở
Nhưng biết bao giờ tôi mới được
Nói những điều tôi ước mơ?

Tôi cung kính đảnh lễ trước Thầy và buồn cho một ước mơ chung chưa thành tựu. Hòa bình thực sự chưa nở trong lòng người. Áo mới cho Đạo vẫn cứ thiếu đường kim mũi chỉ. Áo Thầy may, gấm thêu quá đẹp, nhưng kích thước ấy chưa làm thoải mái hình hài Việt Nam.

Ngậm ngùi, thương nhớ Thầy đến xót ruột, chúng tôi, cả một thế hệ, đành nghĩ: biết bao giờ, biết đến bao giờ, chúng ta có được một thiên tài như vậy, biết bao giờ, biết đến bao giờ, chúng ta có được trái ngọt ước mơ?

Cao Huy Thuần (Báo Giác Ngộ)

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a37211/hoa-va-trai-thay-nhat-hanh-trong-toi-cao-huy-thuan

 

.... o ....

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11112)
14/04/2020(Xem: 4180)
26/07/2022(Xem: 3575)
28/02/2017(Xem: 24409)
15/01/2019(Xem: 6807)
29/01/2015(Xem: 9930)
01/01/2021(Xem: 3277)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.