Cái Gọi Là Tâm Linh

23/12/20234:09 SA(Xem: 1759)
Cái Gọi Là Tâm Linh

CÁI GỌI LÀ TÂM LINH
Tiểu Lục Thần Phong

 

khói nhangTrong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.

Chánh pháp hoàn toàn vắng mặt ở những nơi chốn này, có thể nói một cách chắc chắn rằng những nơi này chỉ toàn là tà pháp, loạn pháp, mê tín dị đoan. Những cơ sở này đánh trúng vào tâm lý quần chúng thích hưởng quả mà không chịu gieo trồng, thích những chuyện hoang đường kỳ bí, thích những lời mê hoặc mà không muốn nghe lời thật. Dòng người hành hương tâm linh, du lịch tâm linh đổ về ào ạt, điều này cũng có nghĩa là tiền vô như nước. Việc buôn thần bán thánh trở nên sôi động và mãnh liệt hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử nước ta.

Trước khi nói về du lịch tâm linh, ta thử tìm hiểu một chút về chữ nghĩa. Theo các tôn giáo khác thì con ngườilinh hồn và cái linh hồn ấy sẽ được định đoạt bởi vị giáo chủ hay thượng đế đầy quyền năng. Nếu khi sống phải tin tuyệt đối theo các tín điều (không cần biết tín điều ấy đúng hay sai) thì sau khi chết sẽ được cho lên thiên đàng, còn giả như sống mà không tin thượng đế hay các tín điều ấy thì khi chết sẽ bị đày xuống hỏa ngục. Trong đạo Phật thì không có cái gọi là linh hồn. Con người là sự kết hợp của danh và sắc, là sự tụ hội của vô vàn nhân duyên nói theo từ ngữ khoa học là điều kiện cần và đủ. Con người tự chịu trách nhiệm về mọi hành động, lời nóisuy nghĩ của mình. Không có ai có quyền ban phước hay giáng họa cho ai, thăng hay đọa là tự bản thân mỗi người. Trong đạo Phật chỉ gọi là thần thức, từ này thật khó giải thích cho thấu đáo, tạm hiểu là phần phi vật chất, nó tùy thuộc vào hành nghiệp của con người (nói, làm, nghĩ). Tóm lại chẳng có cái hồn nào để gọi là linh, cái tâm thì thay đổi trong từng sát na, nó rất vô thường. Con người là sự kết hợp của vô vàn chúng duyên nên nó vô ngã. Làm gì có một cái linh hồn, đó chỉ là huyễn ngôn hoặc ngữ và vì thế cũng chẳng có cái gọi là tâm linh.

Du lịch nghĩa là người khách đi chơi một cách thanh lịch hay lịch lãm, lịch sự. Đằng này dòng người du lịch tâm linh chỉ là một đám ô hợp, ồn ào, thô lậu, mê muội… cứ nhìn vào thực tế và sự phản ảnh của mạng xã hội thì sẽ thấy rõ. Những kẻ du lịch tâm linh toàn là những người mê muội, hành xử thiếu văn hóa, tin xàm, nói nhảm, làm bậy. Tâm đâu có linh, nếu linh đã không làm vậy, đấy là tâm mê, tâm loạn, tâm bất tịnh… Người đi chơi, đi lễ với cái tâm mê như vậy thì sao linh được? Đừng nói là linh thiêng, linh lợi còn chưa có, nếu linh lợi thì họ đã không hành xử mê muội và thô lậu như thế. Chữ linh này chỉ có thể là linh tinh mà thôi!

Du lịch tâm linh là một sự cưỡng ép ngôn ngữ, mị ngôn xảo ngữ, dùng thuật ngữ du lịch tâm linh để lừa gạt mọi người, dụ khị mọi người đi chơi, đi lễ ở những cơ sở kinh doanh đội lốt ngôi chùa hay cơ sở tôn giáo. Dòng người đi du lịch tâm linh này chẳng có linh cũng chẳng lịch tí nào. Những tà sư nặng danh văn lợi dưỡng, những thế lực ngầm, những nhóm lợi ích… hốt bạc lời to, tiền vào đầy túi, chỉ có văn hóa, đạo phápđức tinthiệt hại nặng nề, thụt lùi lạc hậu. Chánh pháp bị bôi bác bóp méo. Chánh pháp bị lu mờ. Những bậc chân tu, những người hành đúng chánh pháp bị đẩy lùi, bị cô lập, bị cấm bế…

Làm du lịch tâm linh đã phá hoại môi trường tự nhiên một cách kinh khủng. Những chùa, đền, miếu và những khu du lịch tâm linh chiếm đất cả công lẫn tư, phá núi, phá rừng, phá ruộng đồng… để dựng nên những cơ sở khổng lồ này. Chỉ có những thế lực ngầm đứng đằng sau những dự án ấy là hốt bạc đầy túi.

Đã có một thời mê muội hủy diệt tôn giáo, cho tôn giáo là thuốc phiện hay ru ngủ quần chúng. Bây giờ thì lại mê muội khuếch trương tôn giáo bằng mọi giá, tuy nhiên tôn giáo được cho phép phải là tôn giáo có định hướng, có chỉ đạo từ trên, từ trong, từ phía sau. Bây giờ quả thật dùng tôn giáo để ru ngủ quần chúng. Chùa giả, chùa tư, miễu, am, phủ, dinh, đồng cô bóng cậu, hầu đồng, trục vong, bói toán, cúng sao giải hạn, xin xăm… là “tôn giáo” thịnh hành hiện nay, phát triển như vũ bão. Những ngôi chùa bề thế như tử cấm thành, những lễ hội rền rang đầy màu sắc âm thanh khiến nhiều người cứ ngỡ là tự do hành hoạt, chánh pháp phục hưng… Thật sự đó chỉ là chiêu trò tinh vi vừa gạt được người nhẹ dạ, vừa thu được lợi ích lớn cả về tiền bạc lẫn tô vẽ mặt mày. Những chùa to Phật lớn đồ sộ, cái sau phải to và lớn hơn cái trước, phải đạt kỷ lục này nọ, phải bằng chất liệu mắc tiền… đã mê hoặc quần chúng, dẫn dắt người dân xa rời chánh pháp, quên đi thực trạng xã hội, đẩy người ta vào con đường mê tín, ăn chơi, hưởng thụ, tin vào thần thánh ma quỷ, cầu phước, giải tội...

Du lịch tâm linh hiện nay là một ngành kinh doanh béo bở đã thành công lớn. Những dòng người đi lễ mua đủ thứ  dịch vụ, mua đủ loại sản phẩm mang tính “tâm linh”, nhét tiền vào các pho tượng, bỏ tiền vào các quỹ công đức mà không biết tiền ấy sẽ vào túi ai. Những kẻ chủ trương làm du lịch tâm linh đã thành công, đã mê hoặc con người ta, những kẻ du mà chẳng lịch, giàu mà chẳng sang, chẳng trí mà cũng không thức, pháp mà chẳng chánh… và cuối cùng thì chẳng tâm mà cũng chẳng linh.

Hiện thực du lịch tâm linh đã và đang xảy ra như thế, càng ngày càng lôi thôi hơn, mục đích chính trị, mưu đồ tư lợi, trí trá dẫn dắt… Tà sư, những kẻ hành nghề tôn giáo kết hợp với thế lực chính trị thế tục và những lực lượng ngầm đã đạt được mục tiêu và đã thu lợi cực kỳ lớn. Chỉ có chánh pháp, văn hóa, thiên nhiênđời sống tinh thần con người là bị thiệt. Cứ cái đà du lịch tâm linh như hiện nay, không biết mai này chánh pháp, con người, văn hóa, môi trường thiên nhiên sẽ còn biến dạng như thế nào nữa đây?

Đành rằng thịnh – suy là quy luật tự nhiên, thăng – trầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên ở đây có sự tác động thúc đẩy của con người, làm cho cái quá trình trầm và suy tệ hại hơn, diễn ra nhanh hơn.

 

Tiểu Lục Thần Phong
Ất Lăng thành 1223

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/08/2016(Xem: 11164)
14/04/2020(Xem: 4212)
26/07/2022(Xem: 3622)
28/02/2017(Xem: 24501)
15/01/2019(Xem: 6829)
29/01/2015(Xem: 9959)
01/01/2021(Xem: 3327)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.