Thư Viện Hoa Sen

Chỉ Có Con Đường Đó Mà Thôi (Tập Truyện và Tản Văn)

31/07/20225:30 SA(Xem: 4827)
Chỉ Có Con Đường Đó Mà Thôi (Tập Truyện và Tản Văn)

CH CÓ CON ĐƯỜNG ĐÓ MÀ THÔI
TP TRUYN VÀ TN VĂN

TIU LC THN PHONG

NHÀ XUT BN

ANANDA VIET FOUNDATION

Chi Co Con Duong Do Ma ThoiPDF icon (4)Chỉ Có Con Đường Đó Mà Thôi - Final Draft

cover-book-chi-co-con-duong-do-ma-thoi_Tieu-luc-than-phongQuý độc giả có thể hạ tải sách về máy nhà đọc dần hay mua sách tại Amazon 
https://www.amazon.com/Chi-Co-Duong-Thoi-Vietnamese/dp/1088065473/ 

L
I NÓI ĐU

 

Đạo Phật đã song hành cùng dân tộc Việt suốt mấy ngàn năm nay, ngay từ thuở mới du nhập vào xứ Việt. Đạo Phật đã lập tức bén rễ và ăn sâu vào dòng tâm thức của người Việt, giáo lý từ bi, giải thoát kết hợp với truyền thống văn bóa đã tạo nên một bản sắc riêng của tộc Việt, cũng nhờ thế mà tộc Việt vẫn tồn tại độc lập với tộc Hán, mặc dù các triều đình phong kiến Trung Hoa liên tục xâm lượccố gắng đồng hóa người Việt.

Từ thuở ban đầu với trung tâm Phật giáo nổi tiếng Luy Lâu, với những chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện… cho thấy sự hòa nhập và ảnh hưởng qua lại của Phật giáotín ngưỡng dân gian, văn hóa bản địa. Sau đó là những thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo ở Đại Việt, huy hoàng nhất có lẽ từ khi Đinh Tiên Hoàng xưng đế, định chế ra giáo phẩm tăng thống và đỉnh cao là giai đoạn Lý -Trần. Bấy giờ Đại Việt có cả một dòng văn học thấm đẫm tinh thần Phật giáo. Phật giáođặc điểm là luôn khế cơ khế lý, nói theo ngôn ngữ đời thường là sự thích hợp với hoàn cảnhtrình độ của cư dân, chính nhờ thế mà đạo Phật truyền đi bốn phương, phát triển ở những vùng đất mới xa lạ, có truyền thống văn hóa khác nhưng không gây ra sự xung đột, xung khắc nào.

Đạo Phật đến với người dân thông qua những câu chuyện, giai thoại, bài ca , bài vè… dễ dàng và thẩm thấu sâu hơn là những pho kinh đồ sộ, nội dung thâm sâu. Thật tình mà nói, kinh điển nhà Phật chất cao như núi, tính chất văn tự bác học, giáo lý thâm sâu, triết lý uyên áo… người dân khó mà thâm nhập được, thậm chí đọc cũng không nổi. Những pho kinh và hệ thống triết lý ấy chỉ dành cho những bậc tu  hành, những nhà Phật học, những người nghiên cứu Phật pháp… Ngay cả bút giả cũng không hiểu biết gì mấy, tuy cũng có đọc tụng nhưng chẳng dám đụng đến những triết lý Tánh Không -Bát Nhã. Những gì bút giả viết ra cũng chỉ là những câu chuyện đơn giản của đời thường, những chuyện rất thật của chính bản thân, của bạn bè hay của những Phật tử quen biết.

Tập truyện và tản văn Chỉ Có Con Đường Đó mà Thôi này có thể xem như chuyển tải một tí ti đạo Phật thông qua những câu chuyện đời. Tác giả không có ý “Văn dĩ tải đạo”, chỉ đơn giản là khi hứng khởi thì viết và viết với tư cách một Phật tử sơ cơ thế thôi. Bút giả không dám nhận đây là văn chương, càng không dám xưng là người hiểu biết Phật pháp. Biển học mênh mông, giáo lý Phật pháp thâm sâu, văn tự chữ nghĩa nhiều chiều kích… Bút giả chỉ như là con ong võ vẽ bay lượn trong vườn hoa chữ nghĩa, như con đò bên mép nước của biển học Phật pháp. Những câu chuyện, truyện ngắn hay bài tản văn phần lớn được viết ra trong lúc làm việc mỗi ngày. Bút giả vẫn thường làm việc và thầm nhiếp tâm niệm Phật, được lúc nào hay lúc ấy và những khi hứng khởi nổi lên hay trong tâm ý xuất hiện ý tưởnglập tức viết ngay ra. Bởi thế văn thô mộc chứ không được trau chuốt, ý tứ vụng về chứ chẳng được sửa sang cho tròn đẹp, nội dung đơn sơ cạn cợt, câu chữ thiếu sắc sảo chăm chút… Bút giả chỉ mong sao giúp bạn đọc có được một chút vui, một chút nhớ về Phật pháp, chỉ nhiêu đó thôi là cũng mãn nguyện lắm rồi.

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 06/22


MỤC LỤC

1. Cùng tử

2. Giải thoát

3. Lễ trăng tròn tháng tư

4. Mừng trăng tròn tháng tư

5. Chuyện một Phật tử

6. Đêm vu lan phương ngoại

7. Chỉ có con đường đó mà thôi

8. Cái thấy biết bọn chúng mình có bệnh

9. Cầu kiến

10. Chánh niệm rong đời thường

11. Sư Hộ Nguyên

12. Có ngờ gì không

13. Cư sĩPhật pháp

14. Đêm nằm nghe đào rụng

15. Đội điều về ăn chay

16. Hoa khai năm cánh

17. Hội đêm rằm

18. Kiềng ba chân

19. Không can hệ gì

20. Thư gởi đức Phật

21. Lãng đãng tháng năm

22. Lễ Phật đản giữa lòng New York

23. Một ngày chung cuộc bốn bề hoa bay

24. Mùa đông thủ thỉ

25. Mùa hạ chiều phương ngoại

26.Mùa thu vĩnh viễn

27. Mùa xuân vĩnh viễn

28. Mùa Phật đản lại về

29. Ngươi vời ta đến

30. Những gã du tử mang nghiệp chữ

31. Những người con gái Phật

32. Oan gia

33. Phật cười với con

34. Phổ Hiền nguyện qua cái nhìn Phật tử sơ cơ

35. Phước họa khôn lường

36. Phước phần như thế

37. Như môt vết trầm

38. Sợi dây vô hình

39. Sống để bụng chết mang theo

40. Tâm động tâm tịnh

41. Tâm kinh

42. Tản mạn khi xuân sang

43. Tản mạn tháng năm

44. Tay cừ khôi

45. Thần núi và thần nước

46. Tháng tư lại về

47. Thành Vijaya

48. Thầy vẫn thiền mọi đêm

49. Tiểu trấn Thanh Châu Sa

50. Trộm hương

51. Văn tự kinh chữ nghĩa đời

52. Về tuyết sơn

53. Về với thiên nhiên

54. Vesak

55. Vô thường lãng đãng

56. Vu lan mùa dịch

57. Xã hội hiện đạiđạo pháp

58. Ý nghĩa những biểu tượng trong đạo Phật

59. Yến

 

 

 

Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21566)
12/10/2016(Xem: 19492)
26/01/2020(Xem: 12163)
12/04/2018(Xem: 20444)
06/01/2020(Xem: 11247)
24/08/2018(Xem: 9635)
12/01/2023(Xem: 4153)
28/09/2016(Xem: 25342)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: