Thoát Vòng Tục Lụy

26/02/20233:55 SA(Xem: 1675)
Thoát Vòng Tục Lụy

THOÁT VÒNG TỤC LỤY
Vĩnh Hảo
(Cung kính tưởng niệm Đại sư Tinh VânĐại sư Quảng Độ)

 

 

Bỗng “một hôm, ngọn gió tình yêu lại” (1). Đời kéo ta đi từ thuở ấy.

Quê xưa bỏ lại, hăm hở chạy theo tiếng gọi con tim. Tiếng gọi dịu dàng, nhỏ nhẹ, mà kéo sập cả khung trời lý tưởng xung thiên (2).

Để rồi đi quanh, đi quanh, trên những con đường đầy hoa thơm mật ngọt; say mèm đời ong bướm.

Có những đêm giật mình trở giấc. Nằm im. Lắng nghe tiếng lặng đêm sâu.

U hoài mộng lớn ngày xưa.

Cơn mê tình nào ai buộc trói; chỉ do mình, tự nhiễm tự mê. (3)

Như con chim đứng lặng trong lồng son, như con cá bơi lội trong hồ kiếng: tiếc nhìn nước biếc trời xanh.

Vòng tục lụy bao người tham đắm. Biết bao giờ cởi trói, thoát ly.

 

Chỉ khi nào nhận ra được ngay từ đầu, gốc rễ dẫn đến sự mê nhiễm, may ra mới không đắm nhiễm. Gốc rễ ấy chính là Ái (dục). Từ Ái (dục) mà sinh tâm bám giữ, đắm trước (Thủ) (4).

Những bậc thông tuệ, với nhiều phước lành, đã có thể dũng mãnh vượt thoát võng lưới mê tình (5): thiên lý nhàn du thân tự tại, lòng tịnh trăm năm chốn không môn.

Nếu không được vậy thì phải phấn đấu với cả tâm chí quyết liệt của mình để đi vào đời mà không nhiễm đời (6), ở trong đời mà vẫn vui với lẽ đạo huyền vi (7).

Hoặc ít ra, dù ở đâu vẫn luôn thấy được những ngọn núi cao ngất của cố quận quê xưa.

Núi cao có thể định hướng cho những người đi lạc trong cõi đời ô trược, vô minh.

 

Từ phương ngoại, ngưỡng vọng những cao sơn sừng sững dưới đôi vầng nhật nguyệt thiên thu.

 

California, tháng 2 năm 2023

Vĩnh Hảo

___________________

 

(1)  Thơ Huy Cận, trong bài Áo Tiểu Thư: “Một hôm trận gió tình yêu lại / Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư”.

(2)  Xung thiên chí (chữ của Thiền sư Quảng Nghiêm, 1121-1190, trong bài Hưu Hướng Như Lai), là chí khí vượt đến trời cao.

(3)  Ý từ một câu trong Cảnh Sách Văn “Đản tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân” - nếu tâm không lụy cảnh thì cảnh nào mà ngăn ngại tâm (Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu, 771-853).

(4)  Ái và Thủ là hai mắt xích trong chuỗi 12 nhân duyên dẫn chúng sinh trôi lăn trong luân hồi.

(5)  Hòa thượng Thích Quảng Độ đã dịch tác phẩm sử truyện của Đại sư Tinh Vân, đặt một tựa đề rất ý nghĩa, nói lên tâm chí của bậc xuất trần: “Thoát Vòng Tục Lụy.” Tên đúng của tác phẩm này là “Ngọc Lâm Quốc Sư Truyện”, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1954; đến năm 1992 thì được chuyển thể thành phim truyền hình với tựa đề “Tái Thế Tình Duyên”; phiên bản tiếng Anh do Hawker Records phát hành bằng DVD, VCD là “Continued Fate of Love”. Các tựa đề phim ảnh không nêu được chí xuất trầnhành trạng của Quốc sư Ngọc Lâm (1614-1675), mà chỉ nhấn mạnh hệ quả và câu chuyện ái tình. Do đó, phải nói rằng Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020) đã có một bản dịch rất lưu loát, bóng bẩy, tự nhiên như văn viết, và đặc biệt là đã đặt một tựa đề xứng hợp nhất cho tác phẩm sử truyện để đời của Đại sư Tinh Vân (1927-2023). Cả hai vị dịch giả và tác giả của sử truyện này đều viên tịch vào tháng 2 dương lịch.

(6)  Thiệp trần tục nhi bất nhiễm (đi vào cuộc đời mà không nhiễm).

(7)  Cư trần lạc đạo (tên bài phú của vua Trần Nhân Tông, 1258-1308).


Xem thêm về Đại lão HT. Tinh Vân:
Cử Hành Tang Lễ Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân (Phật Quang Sơn)
Lời Cáo Biệt Cuối Cùng Của Đại Lão Hòa Thượng Tinh Vân
Xem thêm về Đại lão Quảng Độ
Tưởng Niệm Trưởng Lão Ht. Thích Quảng Độ
Thoát Vòng Tục Lụy - Bản Dịch Của Quảng Độ




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/03/2019(Xem: 6850)
02/07/2023(Xem: 2177)
23/03/2019(Xem: 9226)
05/03/2017(Xem: 6250)
13/01/2019(Xem: 6183)
30/10/2021(Xem: 2962)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.