Lời Dẫn

23/05/201012:00 SA(Xem: 9903)
Lời Dẫn

KINH TRÁI TIM TUỆ GIÁC VÔ THƯỢNG
(PRAJÑĀPĀRAMITĀSŪTRA-HRDAYA-SÙTRA) 
Khải Thiên Dịch và chú giải (bản mới – 2007

 

Lời dẫn 

Bản kinh được dịch và chú giải dưới đây tiếng Phạn (Sanskrit) gọi là Prajñāpāramitā Hrdaya Sūtra; Hán dịch: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh; Việt dịch: kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng; gọi tắt là Kinh Trái Tim hay Tâm Kinh (Heart Sutra). 

Về mặt lịch sử, Bát Nhãbộ kinh đầu tiên truyền bá tư tưởng Đại thừa (Mahāyāna) với giáo thuyết trung tâmTánh Không (Śūnyatā). Theo các nghiên cứu hiện đại, bản kinh cổ nhất của văn hệ Bát Nhã là bản Aşţasāhasrikā Prajñāpāramitā (Bát Nhã Bát Thiên Tụng), gồm tám ngàn câu kệ (ślokas) hay còn gọi là Tiểu Phẩm Bát Nhã, xuất hiện khoảng 100 năm trước Tây lịch. Đến khoảng đầu thế kỷ thứ nhất Tây lịch, kinh Bát Nhã đã từ từ được mở rộng thành Đại Phẩm Bát Nhã với ba bản khác nhau, bao gồm bản 100.000 câu, bản 25.000 câu, và bản 18.000 câu. Nghiên cưú của Eward Conze cho thấy rằng nội dung chính của ba bản trên đều giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết được lặp lai.[i] Đặc biệt là, trong số các bản Bát Nhã, có những bản được tinh lược rất ngắn; hai trong số các bản ngắn nhất và xuất hiện sớm nhất (khoảng trước thế kỷ thứ IV Tây lịch) là bản Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra) và Kim Cương Bát Nhã (Diamond Sutra). Nghiên cứu của Edward Conze xác định rằng sự tập thành của kinh Bát Nhã được diễn ra theo một trình tự: trước hết là Bát Nhã 8.000 câu (ślokas), tiếp theo sau là Bát Nhã 10.000 câu, 18.000 câu, 25.000 câu, và 100.000 câu; sau đó Bát Nhã lại được tinh giản thành 2.500 câu, 700 câu, 500 câu, 300 câu (kinh Kim Cương), 150 câu, 25 câu (Tâm kinh) và sau cùng chỉ có một âm tiết “A”. Sự tập thành kéo dài này hoàn tất vào khoảng năm 700 Tây lịch (A.D.)[ii]

Lịch sử tư tưởng của văn học Bát Nhã đã được nghiên cứu rất phổ biến, đáng chú ý nhất là những nghiên cứu của Thiền sư Suzuki và nhà Phật học nổi tiếng Edward Conze[iii]. Và như đã đề cập, tinh yếu của hệ tư tưởng này được gói trọn trong bài Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra), trong đó bản dịch được hâm mộ nhất đối với Phật tử Á Đông là bản của ngài Huyền Trang (dịch vào năm 649)[iv], dài không hơn 300 chữ, hay nói chính xác hơn là 262 chữ. Bản dịch này là bản kinh thuộc lòng của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á và nó cũng được lưu hành rất phổ biến tại các cộng đồng Phật giáo ở châu Âu và Bắc Mỹ với tên gọi quen thuộc là Heart Sutra, tức là Kinh Trái Tim. Theo Eward Conze, “Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra), một trong những văn bản tâm linh hùng vĩ nhất của nhân loại, là một tái thẩm định về bốn Chân lý, được minh giải dưới ánh sáng ưu việt của Tánh Không luận.”[v] 

Bản Tâm kinh này hiện nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bản Anh ngữ đầu tiên do Max Muller dịch, in năm 1884; bản thứ hai do Shaku Hannya dịch, in năm 1923; bản dịch lần thứ ba do Thiền sư Suzuki dịch, và được in trong bộ Thiền Luận (Essay in Zen Buddhism) vào năm 1934. Và đến năm 1948, Eward Conze công bố thêm một bản dịch mới. Trên đây là các bản dịch nổi tiếng của các học giảthẩm quyền chuyên môn về Phật học

Về nội dung, Tâm kinh được xem như là “trái tim” của toàn bộ tư tưởng Phật giáo Đại thừa được nói ra bởi Tuệ giác Vô thượng của Phật, nhằm dắt dẫn chúng sinh đi vào thực tại–giải thoát. Do đó, mặc dầu bản kinh dài không qúa 300 âm tiết nhưng nó đã đề cập hầu hết các giáo lý truyền thống như bốn Thánh đế, mười hai Nhân duyên, năm Uẩn .v.v., đặc biệt là những giáo lý truyền thống đó được soi sáng bằng con mắt của Tánh Không

Nói về sự kỳ vĩ của Tánh Không, người viết đã nhấn mạnh rằng: “Điều độc nhất vô nhị ở đây là sự lôi kéo về trần thế này và con người này một trú xứ nhân gian Tịnh độ... mà chúng ta cứ những tưởng trú xứ của niềm phúc lạc vô biên đó không có ở đây, ở mảnh đất gổ ghề, cấu nhiễm của những sinh linh đang thất thểu trong vui buồn, say tỉnh với bao nỗi khổ trầm luân. Dưới ánh sáng của Tánh Không, lần đầu tiên chúng ta biết rằng quê hương của Niết bàntrần thế.”[vi]

Nội dung của tập sách mà bạn đang cầm trên tay không phải là một nghiên cứu đúng nghiã về Tánh Không luận hay về tư tưởngvăn học Bát Nhã, mà trái lại chỉ là một sự chuyển ngữ từ Hán văn sang Việt văn dựa trên nguồn cảm hứng tâm linh mà người viết muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ ‘quê hương’ của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra một vài ghi chú quan trọng về bức thông điệp của Tâm Kinh. Tuy Nhiên, để tránh những ngộ nhận về ngôn từ khi đọc bản dịch này, độc giả nên tham khảo bản gốc tiếng Phạn và Hán được đính kèm. Ở đây, nội dung của tập sách này được bố cục thành bốn phần: Phần một: Nguyên bản và một số bản dịch Bát Nhã Tâm Kinh; phần hai: Cấu trúc của kinh; Phần ba: thông điệp của kinh, và phần bốn: nghi thức thọ trì kinh. Trong lần tái bản này, một vài chi tiết được sửa chửa và bổ sung so với bản in lần đầu mười năm trước đây, in vào năm 1997.

Sau cùng, ước mong bản dịch và những ghi chú về Tâm kinh này, một cách nào đó, giúp người đọc khơi gợi nguồn thiêng cảm nội tại và khát vọng thể nghiệm đời sống “xa rời cuồng si mộng tưởng”, một đời sống của thực tại-giải thoát. Nguyện đem công đức này, hướng về khắp muôn loài, cầu cho muôn chúng sinh, chóng viên thành Phật đạo.

Los Angeles, Mùa An Cư 2007
Khải Thiên





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58777)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :