KINH TRÁI
TIM TUỆ GIÁC VÔ THƯỢNG
(PRAJÑĀPĀRAMITĀSŪTRA-HRDAYA-SÙTRA)
Khải Thiên Dịch
và chú giải (bản mới – 2007
Phần Bốn
NGHI THỨC THỌ TRÌ TÂM
KINH
1. Lời tán Phật và cúng dường Tam Bảo:
Con nay thắp
nén hương lòng
Dâng Ba Ngôi Báu
vô cùng thiết tha
Chắp tay kính lạy
Phật đà
Từ lời trần thế
tâm hoa cúng dường.
2. Đảnh lễ cúng dường:
3- Lời khai kinh:
Kính lạy Thế
Tôn, Đấng Tuệ giác bình đẳng vĩ đại!
Như mặt trời rực
sáng ở phương Đông,
Chánh Pháp của
Ngài nhiệm mầu vô thượng.
Con nay xin nương
tựa để đi vào hiện quán
Sống trong sinh
thức của tuệ giác ngàn xưa
4- Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng (tụng)
1- Khi tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác Vô thượng, Người Tỉnh Thức Bình Yên soi sáng như thật rằng tự tính của năm hợp thể đều là Không, liền thoát ly mọi khổ ách.
2- Này người con dòng Sari, hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể; hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc, niệm lự, tư duy và ý thức đều là như vậy.
3- Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là không, nó không sanh, Không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
4- Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ; không có hình thể, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc chạm và hiện hữu. Không có đối tượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức ; không có minh, không có vô minh, không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh ; cho đến, không có tuổi già và sự chết, cũng không có sự chấm dứt của tuổi già và sự chết ; không có khổ đau, không có nguyên nhân của khổ đau, không có sự chấm dứt khổ đau, và không có con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau; không có trí giác cũng không có sự thành tựu trí giác.
5- Người Tỉnh Thức Bình Yên, do không sở đắc nên sống an lành trong Tuệ giác Vô thượng và thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuồng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
6- Tất cả chư Phật trong ba đời đều nương vào Tuệ giác Vô thượng mà thành tựu chánh giác.
7- Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác Vô thượng là sức thần kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song, có thể trừ diệt tất cả khổ đau. Sức thần thoắt sinh từ Tuệ giác Vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng:
"Đi qua,
đi qua,
Đi qua bờ bên
kia,
Đã đi qua đến bờ
bên kia, svāhā!"
5- Lời nguyện:
Bàng hoàng về
cõi vô biên
Lắng nghe tiếng
gọi nơi miền quê xưa
Thì thầm cho cuộc
đong đưa
Lời Tâm kinh, vỡ
mộng xưa, Niết bàn.
Nguyện rằng
:
Hôm nay chúng
con
giữa lòng pháp
giới
thọ trì Tâm
Kinh
Cầu cho : .......
(đọc lời nguyện tùy ý cầu an, cầu siêu...)
Cuối xin Đấng Đại
Từ Bi
Dũ ánh quang minh
chiếu giám.
6- Hồi Hướng:
Các trời A tu
la
Và Dược xoa vân
vân
Ai đến nghe Phật
pháp
Tất cả hãy hết
lòng
Hộ trì Phật pháp
ấy
Làm cho thường còn
mãi
Bằng cách thường
tinh tấn
Thực hành lời Phật
dạy
Những người có đức
tin
Đến đây nghe Phật
pháp
Hoặc ở trên mặt
đất
Hoặc ở trong không
gian
Với thế giới loài
người
Hãy thường hành từ
tâm
Bản thân thì ngày
đêm
Sống đúng với Phật
pháp
Nguyện cầu mọi thế
giới
Luôn luôn thường
an ổn
Bằng cách phước và
trí
Đều đem làm lợi
người
Để bao nhiêu vọng
nghiệp
Đều được tiêu tan
cả
Siêu thoát mọi khổ
đau
Đi về Đại Niết
bàn
Hãy xoa khắp cơ
thể
Bằng hương thơm
giữ giới
Lại mặc cho cơ
thể
Bằng y phục thiền
định
Rồi trang điểm tất
cả
Bằng hương thơm
tuệ giác
Thì bất cứ ở đâu
Cũng thường được
an lạc.
Nguyện đem công
đức này
Hướng về khắp tất
cả
Đệ tử và chúng
sinh
Đều trọn thành
Phật đạo. (lạy 3 lạy)