Thư Viện Hoa Sen

Phẩm Thọ Ký Cho Bậc Hữu HọcVô Học Thứ Chín

24/05/201012:00 SA(Xem: 14009)
Phẩm Thọ Ký Cho Bậc Hữu Học Và Vô Học Thứ Chín
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định

Phẩm Thọ Ký Cho Bậc Hữu HọcVô Học Thứ Chín

Bấy giờ, Ngài A nan, La Hầu La nghĩ như vầy : Chúng ta ai nấy đều tự nghĩ rằng : Nếu được đức Phật thọ ký cho, thì chẳng sung sướng lắm sao !

Lúc đó, Ngài A NanLa Hầu La hai vị tôn giả sinh ra tâm niệm. Các Ngài ở trong đại chúng nói : ‘’Chúng con luôn luôn nghĩ rằng, nếu như chúng con cũng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thọ ký cho, thì chẳng phải sung sướng lắm sao ? Tuy hai vị tôn giả đã chứng được quả vị A La Hán, song các Ngài ở trong định, vẫn sinh ra một ý niệm của phàm phu. Phàm phu thì sinh ra nhiều vọng niệm đều chẳng chân thật, còn ý niệm của các Ngài là niệm chân thật.

Bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trước đức Phật, đầu mặt lễ dưới chân đức Phật, đều bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Chúng con ở nơi đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như Lai là chỗ nương tựa của chúng con, và chúng con là chỗ thấy biết của hàng trời người A tu la. A Nan thường làm thị giả, hộ trì tạng pháp, La Hầu La là con của đức Phật. Nếu được thấy đức Phật thọ ký quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thì nguyện cầu của chúng con đã đầy đủ, nguyện vọng của đại chúng cũng viên mãn.

Hai vị tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến trước đức Phật, năm thể sát đất cung kính lễ Phật, sau đó cùng nhau đồng thanh nói : ‘’Đức Thế Tôn ! Chúng con cũng đáng có phần được thọ ký ! Chỉ có Đức Như Lai là nơi chúng con trở về nương tựa. Tất cả trời người A Tu La của thế gian, đều biết chúng con là thiện tri thức của họ. A Nanđệ tử thường gần gũi hầu hạ đức Phật, cũng là người chuyên môn hộ trì tất cả tạng pháp của Phật, còn La Hầu La là con của Phật. Nếu như Phật từ bi vì chúng con thọ ký quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì nguyên lực của chúng con đã viên mãn, và hai ngàn vị vô học trong pháp hội cũng đầy đủ nguyện vọng của họ.

Bấy giờ, hai ngàn vị đệ tử Thanh Văn hữu họcvô học, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, hở áo bên vai phải, đến trước đức Phật, một lòng chắp tay chiêm ngưỡng đức Thế Tôn, cũng như chỗ nguyện cầu của A NanLa Hầu La, rồi đứng qua một bên.

Sau khi hai vị tôn giả nói xong, thì có hai nghìn đệ tử Thanh Văn hữu họcvô học, cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, hở áo bên vai phải, đến trước đức Phật, một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng đức Thế Tôn. Trong tâm của các vị đó, cũng nguyện cầu và khát vọng như hai vị tôn giả A NanLa Hầu La, tuy các vị đó đứng qua một bên, song chẳng nói gì.

Bấy giờ, đức Phật bảo A Nan rằng : ‘’Ông ở đời vị lai sẽ thành Phật, hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Lúc đó, Phật bảo Ngài A Nan: ‘’Ông ở đời vị lai sẽ thành Phật, hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai’’. Vì trí tuệ của Ngài A Nan rộng lớn, cao như núi, rộng như biển, chân chánh đắc được tự tại, cho nên thành Phật, được hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai. Lúc đó, Ngài cũng đầy đủ mười hiệu, lược giải như sau: Xứng đáng thọ trời người cúng dường. Thấu rõ chân lý vạn pháp do tâm, tâm sinh vạn pháp. Trí huệ tu hành đều đầy đủ viên mãn. Giải thoát tất cả khổ não của thế gian, được sinh nơi an lạc. Đến được quả vị cao thượng nhất. Một vị đại trượng phu điều ngự được tất cả chúng sinh. Đạo sư của trời người. Viên mãn tự giác giác tha. Một vị tôn giả xuất thế gian.

Sẽ cúng dường sáu mươi hai ức các đức Phật, hộ trì tạng pháp, sau đó sẽ được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Giáo hóa hai mươi ngàn vạn ức các vị Bồ Tát, nhiều như số cát sông Hằng, khiến cho thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Nước đó tên là Thường Lập Thắng Phan, cõi đó thanh tịnh, đất bằng lưu ly, kiếp tên là Diệu Âm Biến Mãn. Đức Phật đó, sống lâu vô lượng nghìn vạn ức A tăng kỳ kiếp. Nếu có người ở trong nghìn vạn ức A tăng kỳ kiếp, tính toán cũng chẳng biết được. Chánh pháp lưu lại ở đời gấp bội số thọ mạng. Tượng pháp lưu lại ở đời, lại gấp bội chánh pháp.

A Nan ! Đức Phật Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương đó, được vô lượng nghìn vạn ức các đức Phật Như Lai, nhiều như số cát sông Hằng, trong mười phương đều khen ngợi, tán thán công đức.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng :

Ngài A Nan sẽ cúng dường sáu mươi hai ức chư Phật, dùng đủ thứ thiện xảo phương tiện, để hộ trì tất cả tạng pháp, của sáu mươi hai ức chư Phật. Cuối cùng Ngài sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Sau khi Ngài thành Phật, giáo hóa nghìn vạn ức chúng Bồ Tát nhiều như số cát sông Hằng. Tất cả chúng Bồ Tát đó, đều phát tâm đại từ bi hành Bồ Tát đạo, đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cõi nước của Đức Phật đó, tên là Thường Lập Thắng Phan. Vì Ngài A Nan đa văn đệ nhất, mỗi lần biện luận chắc chắn đều thắng, cho nên nước của Ngài được tên là Thường Lập Thắng Phan. Đất đai ở trong cõi nước đó rất thanh tịnh, mặt đất bằng chất lưu ly. Kiếp tên là Diệu Âm Biến Mãn, vì âm thanh của Ngài A Nan thuyêt pháp rất hay đầy khắp hư không, ai nghe cũng đều sinh tâm vui mừng, chẳng cảm thấy mệt mỏi, do đó mà kiếp có tên là Diệu Âm Biến Mãn.

Tuổi thọ của Đức Phật đó, lâu dài vô lượng ngàn vạn ức A tăng kỳ kiếp. Nếu ai ở trong nghìn vạn ức vô lượng số kiếp A tăng kỳ, để tính đếm thời gian thọ mạng của đức Phật đó, cũng không thể biết được số lượng. Chánh pháp lưu lại ở đời, tăng gấp bội so với tuổi thọ của đức Phật đó, tượng pháp lưu lại ở đời, hơn gấp bội so với chánh pháp.

A Nan ! Đức Phật Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương, tức là danh hiệu Phật của ông sẽ thành ở vị lai. Ông sẽ được vô lượng nghìn vạn ức các đức Phật Như Lai, nhiều như số cát sông Hằng trong mười phương, đều tán thán khen ngợi công đức viên mãn của ông‘’. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn thuật lại những gì vừa nói trường hàng ở trên, bèn nói ra bài kệ rằng :

Nay ta trong Tăng nói
A Nan người trì pháp
Sẽ cúng dường chư Phật
Sau sẽ thành Chánh giác.
Hiệu là Phật Sơn Hải
Tuệ Tự Tại Thông Vương
Cõi
nước đó thanh tịnh
Tên Thường Lập Thắng Phan.
Giáo hóa các Bồ Tát
Nhiều như cát sông Hằng
Phật có oai đức lớn
Danh đồn khắp mười phương.
Sống lâu vô số kiếp
Thương xót độ chúng sinh
Chánh pháp bội tuổi thọ
Tượng pháp bội chánh pháp.
Vô số các chúng sinh
Nhiều như cát sông Hằng
Ở trong Phật pháp đó
Trồng nhân duyên Phật đạo.

Hôm nay đức Phật đối trước hàng Tỳ Kheo, nói nhân duyên thọ ký của Ngài A Nan. Ngài A Nan nhiều đời hộ trì tất cả tạng pháp của chư Phật. Ngài thường suốt đời cung kính cúng dường tất cả chư Phật, về sau trong tương lai cũng sẽ thành Phật, hiệu là Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Phật. Cõi nước của Ngài rất thanh tịnh, tên là Thường Lập Thắng Phan. Giáo hoá các chúng Bồ Tát nhiều như cát sông Hằng. Đức Phật đó, có oai đức thần thông lớn và đức hạnh, cho nên danh đồn của Ngài đầy khắp mười phương thế giới. Tuổi thọ của Ngài nhiều vô lượng, vì thương xót giáo hóa độ thoát tất cả chúng sinh. Chánh pháp lưu lại ở đời tăng gấp bội so với tuổi thọ của đức Phật, tượng pháp lưu lại ở đời lại tăng gấp bội so với chánh pháp. Vô lượng vô số chúng sinh nhiều như cát sông Hằng, đều ở trong Phật pháp của Ngài trồng xuống nhân duyên Phật đạo.

Bấy giờ, tám nghìn người mới phát tâm Bồ Tát ở trong chúng hội, đều nghĩ như vầy : Chúng ta còn chưa nghe các vị đại Bồ Tát được thọ ký như thế. Có nhân duyên gì, mà các hàng Thanh Văn được thọ ký như thế ?

Lúc đó, ở trong pháp hội có tám nghìn vị Bồ Tát, mới được du hí tam muội của Bồ Tát, đều sinh tâm hoài nghi mà nghĩ như vầy: ‘’Sao chúng ta chưa từng nghe Phật thọ ký cho các vị đại Bồ Tát, đây là nhân duyên gì, mà những bậc Thanh Văn được Phật thọ ký trước‘’?

Bấy giờ, đức Thế Tôn biết tâm niệm của các vị Bồ Tát đó, bèn nói rằng : Các thiện nam tử ! Ta và A Nan ở chỗ đức Phật Không Vương, cùng nhau phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. A Nan thường thích đa văn, ta thường siêng năng tinh tấn, cho nên ta đã sớm thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác, còn A Nan hộ trì pháp của ta, cũng sẽ hộ trì tạng pháp của các đức Phật ở đời vị lai, giáo hóa thành tựu các chúng Bồ Tát. Do bổn nguyện xưa như thế, nên hôm nay được thọ ký.

Lúc đó, Đức Phật biết hết thảy những vị Bồ Tát nầy sinh tâm hoài nghi, do đó bèn nói với các vị đó rằng : ‘’Tất cả các thiện nam tử ! Ta và tất cả hàng Thanh Văn ở trong pháp hội, đã từng ở trong quá khứ vô lượng kiếp, nơi đức Phật Không Vương cùng phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác. A Nan phát nguyện thường ưa thích thâm nhập kinh tạng, đa văn Phật pháp, còn ta thì phát nguyện luôn luôn dũng mãnh tinh tấn tu đạo. Cho nên, ta thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trước A Nan. A Nan thì hộ trì tạng pháp của ta, cũng phát nguyện hộ trì tất cả tạng pháp của vô lượng chư Phật trong tương lai, giáo hóa thành tựu chúng Bồ Tát, cho nên bây giờ A Nan được Phật thọ ký cho‘’.



A Nan ở trước đức Phật được nghe đức Phật thọ ký, và cõi nước trang nghiêm, nguyện cầu đã đầy đủ, trong tâm rất vui mừng được chưa từng có, lập tức, nghĩ nhớ lại tạng pháp của vô lượng nghìn vạn ức các đức Phật trong quá khứ, thông đạt vô ngại, như hôm nay đã nghe, cũng nhớ biết nguyện xưa.

Bấy giờ, Ngài A Nan nói bài kệ rằng :

Lúc đó, Ngài A Nan ở trước đức Phật, đích thân nghe được Phật thọ ký cho Ngài, và biết được cõi nước trang nghiêm vị lai của Ngài, tâm nguyện của Ngài đã đầy đủ viên mãn, cho nên tâm sinh vui mừng hớn hở, được chưa từng có. Lúc đó, Ngài lập tức nhớ lại tất cả tạng pháp, của vô lượng ngàn vạn ức các đức Phật trong quá khứ, và đều thông đạt vô ngại. Tất cả pháp đó và pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni đều giống nhau. Ngài cũng nhớ lại thệ nguyện xưa của Ngài đã phát ra, do đó Ngài A Nan dùng kệ nói rằng:

Thế Tôn rất hi hữu
Khiến con nhớ quá khứ
Vô lượng các Phật pháp
Như pháp nay đã nghe.
Nay con chẳng còn nghi
An trụ nơi Phật đạo
Phương tiện làm thị giả
Hộ trì các Phật pháp.

Phật là bậc hi hữu nhất trong thế gian, khiến cho con nhớ lại tất cả tạng pháp, của vô lượng các Đức Phật trong quá khứ, tất cả pháp đó, giống như pháp mà đời nay con đã nghe. Cho nên, bây giờ con chẳng còn sinh tâm hoài nghi nữa, con nguyện an trụ nơi Phật đạo, dùng đủ thứ thiện xảo pháp môn, để làm thị giả cho Đức Phật, thường ủng hộ thọ trì tất cả tạng pháp của các Đức Phật.

Bấy giờ, đức Phật bảo La Hầu La : Ông ở đời vị lai sẽ thành Phật, hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

Sau khi Ngài A Nan nói bài kệ xong, thì đức Phật bảo tôn giả La Hầu La rằng: ‘’Ông ở đời vị lai, cũng sẽ thành Phật, hiệu là Đạo Thất Bảo Hoa Như Lai, thọ trời người cúng dường, biết rõ khắp hết thảy, có đủ trí huệ đức hạnh, giải thoát khổ não thế gian, làm đại sĩ vô thượng, điều ngự giáo hóa tất cả chúng sinh, làm đạo sư của tất cả trời người, một vị tôn giả xuất thế gian viên mãn tự giác giác tha.

Sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai, nhiều như số hạt bụi của mười thế giới. Thường làm trưởng tử của các đức Phật, giống như hôm nay vậy. Cõi nước của đức Phật Đạo Thất Bảo Hoa đó, rất trang nghiêm. Số kiếp tuổi thọ, giáo hóa đệ tử, chánh pháp, tượng pháp, cũng giống như Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương Như Lai không khác, cũng làm trưởng tử cho đức Phật đó, sau đó sẽ thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng:

Trước khi Ngài La Hầu La chưa thành Phật, sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai, nhiều như số hạt bụi của mười thế giới. Vì Ngài trong đời quá khứ, đã phát nguyện làm trưởng tử cho mỗi vị Phật ra đời, cũng giống như hôm nay, Ngài La Hầu La làm trưởng tử của đức Phật. Cõi nước của Phật Đạo Thất Bảo Hoa rất trang nghiêm, kiếp số thọ mạng của Ngài, giáo hóa đệ tử, chánh pháp, tượng pháp lưu lại ở đời, đều gống như Phật Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương. Ngài La Hầu La cũng sẽ làm trưởng tử cho Đức Phật đó. Sau khi Ngài làm trưởng tử cho các đức Phật rồi, sẽ thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa kinh trường hàng ở trên, bèn nói kệ rằng :

Khi ta làm thái tử
La Hầu làm trưởng tử
Nay ta thành Phật đạo
Thọ pháp làm pháp tử.
trong đời vị lai
Thấy vô lượng đức Phật
Làm trưởng tử chư Phật
Một lòng cầu Phật đạo.
Mật hạnh của La Hầu
Chỉ ta mới biết được
Nay làm trưởng tử ta
Thị hiện các chúng sinh.
Vô lượng ức nghìn vạn
Công đức không thể lường
An trụ nơi Phật pháp
cầu đạo vô thượng.

Khi đức Phật làm thái tử, thì La Hầu La làm con của Đức Phật, hiện tại Phật đã thành Phật. Ngài La Hầu La tiếp thọ pháp của Phật, mà làm đệ tử của Phật. Ở trong đời vị lai, Ngài sẽ gặp vô lượng ức các đức Phật. Khi mỗi vị Phật ra đời, thì Ngài đều làm trưởng tử cho các đức Phật, một lòng cầu Phật đạo.
Tôn giả La Hầu La hành mật hạnh bậc nhất, tôn giả lúc nào nơi nào, cũng đều có thể nhập định, chỉ có Phật mới biết mật hạnh của Ngài tu. Ngài hiện thân làm trưởng tử cho đức Phật, là để thị hiện cho chúng sinh thấy, vì cầu vô thượng Phật đạo. Thệ nguyện công đức của Ngài vô số ức nghìn vạn, không thể lường được. Ngài nguyện an trụ trong Phật pháp, vì cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bấy giờ, đức Thế Tôn thấy bậc hữu họcvô học hai nghìn người, tâm ý nhu hòa, thanh tịnh vắng lặng, một lòng nhìn đức Phật.

Đức Phật bảo Ngài A Nan : Ông có thấy bậc hữu học, và vô học hai nghìn người đây chăng ?
Dạ con đã thấy.

Lúc đó, Phật dùng Diệu quán sát trí, để quán sát hai nghìn vị Thanh Văn hữu họcvô học ở trong pháp hội, biết được tâm ý của họ đều rất nhu hòa. Các vị đó chẳng còn vọng tưởng dục niệm, được thanh tịnh tự tại. Các Ngài đều đồng một lòng cung kính nhìn Phật.
Phật bèn nói với Ngài A Nan : ‘’Ông có thấy tâm ý của hai nghìn vị Thanh Văn hữu học vô học nầy chăng ? ‘’Ngài A Nan đáp: ‘’Dạ, con đã nhìn thấy tâm ý của họ‘’.

A Nan ! Những người đó, sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai, nhiều như số hạt bụi của năm mươi thế giới, cung kính tôn trọng, hộ trì tạng pháp, sau đó đồng thời sẽ được thành Phật, trong cõi nước mười phương, đều đồng một danh hiệuBảo Tướng Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

Hai nghìn vị Thanh Văn hữu học vô học nầy, đều sẽ cúng dường các đức Phật Như Lai, nhiều như số hạt bụi của năm mươi thế giới. Các Ngài đều thân tâm cung kính, tôn trọng, ủng hộ giữ gìn tạng pháp bảo của chư Phật. Sau đó, các vị đó đồng thời đều sẽ thành Phật đạo ở trong cõi nước mười phương. Vì các Ngài chí đồng đạo hợp, cùng nhau thành Phật đạo, đều đồng một danh hiệu Phật là Bảo Tướng Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Mười hiệu ở trên là tên khác của Phật.

Tuổi thọ một kiếp, cõi nước trang nghiêm, hàng Thanh Văn Bồ Tát, chánh pháp tượng pháp, thảy đều đồng nhau. Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng:

Tuổi thọ thành Phật của các Ngài dài một kiếp, cõi nước trang nghiêm như nhau, giáo hóa hàng Thanh Văn Bồ Tát cũng đông nhiều, chánh pháptượng pháp lưu lại ở đời thời gian đều đồng nhau. Lúc đó, Phật muốn thuật lại pháp vừa nói ở trên, bèn dùng kệ để nói :

Hai nghìn Thanh Văn này
Nay ở trước mặt ta
Thảy đều được thọ ký
Vị lai sẽ thành Phật.
Cúng dường các đức Phật
Như đã nói ở trên
Hộ trì các tạng pháp
Sau sẽ thành chánh giác.
Trong cõi nước mười phương
Đều đồng một danh hiệu
Đều cùng ngồi đạo tràng
Chứng đắc quả Vô thượng.
Đồng hiệu là Bảo Tướng
Cõi nước và đệ tử
Chánh pháp với tượng pháp
Đều đồng chẳng khác biệt.
Đều dùng các thần thông
Độ chúng sinh mười phương
Danh đồn khắp hết thảy
Dần dần vào Niết Bàn.

Hai nghìn vị Thanh Văn đó, đồng tu phạm hạnh, đồng trồng căn lành, đồng phát tâm bồ đề, đồng kết quả bồ đề. Hiện tại các vị đó, đứng ở trước đức Phật, vì công đức tu hành của các vị đó đã thành tựu, cho nên được Phật thọ ký. Các vị đó, ở đời vị lai sẽ thành Phật. Các vị đó sẽ cúng dường chư Phật nhiều như số hạt bụi. Mỗi vị Phật ra đời, các vị đó đều cùng nhau đến hộ trì tạng pháp, cuối cùng, cùng nhau thành Phật đạo. Các vị đó, mỗi vị đều thành Phật trong cõi nước mười phương. Vì các vị đó đã phát nguyện đồng tu đồng chứng, cho nên sau khi thành Phật, danh hiệu cũng đều giống nhau. Các vị đó cũng cùng một lúc ngồi đạo tràng, chuyển diệu pháp luân, thành tựu trí huệ vô thượng của Như Lai. Các vị đó đều đồng danh hiệuBảo Tướng Như Lai, cõi nước và đệ tử số lượng nhiều như nhau. Chánh pháptượng pháp, lưu lại ở đời cũng lâu dài như nhau, chẳng có gì khác nhau. Các vị đó đều cùng nhau dùng thần thông, để độ tất cả chúng sinh trong mười phương, danh đồn của các vị đó khắp cõi nước mười phương, dần dần vào cảnh giới Niết Bàn thường lạc ngã tịnh.

Bấy giờ, bậc hữu họcvô học hai nghìn người, nghe đức Phật thọ ký, đều vui mừng hớn hở, bèn nói bài kệ rằng :

Thế Tôn đèn huệ sáng
Chúng con nghe thọ ký
Tâm vui mừng tràn đầy
Như được rưới cam lồ.

Lúc đó, hai nghìn vị Thanh Văn hữu họcvô học, nghe tiếng Phật thọ ký rồi, trong tâm rất vui mừng hớn hở mà nói ra bài kệ. Trí huệ quang minh của Phật như đèn sáng chiếu khắp. Hai nghìn vị Thanh Văn hữu học vô học, đều đã nghe Phật thọ ký rồi, tâm đều tràn đầy vui mừng, giống như được nước pháp cam lồ rưới lên đầu.

 

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59336)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.