Phẩm Pháp Sư Thứ Mười

24/05/201012:00 SA(Xem: 12771)
Phẩm Pháp Sư Thứ Mười
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định

Phẩm Pháp Sư thứ mười

Bấy giờ, đức Thế TônBồ Tát Dược Vương, mà bảo tám vạn Đại sĩ rằng : Dược Vương ! Ông thấy đó, trong đại chúng vô lượng chư Thiên, Long vương, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người, và chẳng phải người, và hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, kẻ cầu Thanh Văn, kẻ cầu Bích Chi Phật, kẻ cầu Phật đạo, các loài như thế, đều ở trước Phật, nghe một câu, một bài kệ Kinh Pháp Hoa, cho đến một niệm tùy hỉ, ta đều thọ ký cho họ, sẽ được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phẩm nầy gọi là Phẩm Pháp Sư. Pháp sư phân làm năm loại :
1. Thọ trì pháp sư: Tức là thọ nơi tâm, trì nơi thân, vĩnh viễn chẳng quên mất nghĩa kinh. Trong tâm hiểu rõ đạo lý Phật pháp, còn thân thể thì chiếu theo Phật lý thật hành, tu tất cả các pháp.
2. Pháp sư đọc tụng kinh văn.
3. Pháp sư tụng thuộc lòng kinh văn.
4. Pháp sư biên chép kinh văn.
5. Pháp sư vì người khác giảng giải kinh văn.

Hay thọ trì, đọc, tụng, biên chép, ấn tống, rất có ích lợi đối với chính mình. Nếu hay vì người khác giảng giải kinh văn, thì đó là lợi mình lợi người. Pháp sư diễn nói nghĩa lý, cũng có thể nói là lấy pháp làm thầy. Pháp sư thuyết pháp, tức là lấy Phật pháp bố thí cho kẻ khác.
Phẩm nầy, Phật thọ ký cho tất cả các pháp sư, như năm loại pháp sư đã nói ở trên, cho nên gọi là Phẩm Pháp Sư.
Lúc đó, Phật nói với Bồ Tát Dược Vương và tám vạn vị Đại sĩ : ‘’Dược Vương ! Ông có thấy chăng ? Đại chúng ở trong pháp hội nầy, có vô lượng chư Thiên, Long Vương, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người và chẳng phải người. Còn có hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam, sư sĩ nữ. Có chúng Thanh Văn tu pháp tiểu thừa, có chúng Bích Chi Phật tu trung thừa, có bậc tu đại thừa Phật đạo. Nhiều giống loài khác nhau này, đều ở trước Đức Phật, nghe Phật nói mỗi một câu pháp, mỗi một bài kệ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cho đến trong một niệm của các vị đó, mà sinh một niệm tùy hỉ khen ngợi bộ kinh nầy, thì ta đều thọ ký cho họ, khiến cho họ cũng được quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Đức Phật bảo Dược Vương ! Lại nữa, sau khi Như Lai diệt độ, nếu có người nào, dù chỉ nghe được một câu, một bài kệ của Kinh Pháp Hoa, mà sinh một niệm tùy hỉ, thì ta cũng thọ ký Vô thượng chánh đẳng chánh giác cho người đó. Nếu lại có người : Thọ trì, đọc tụng, giải thích, diễn nói, biên chép, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, dù chỉ một bài kệ, mà ở nơi kinh này, cung kính xem như Phật. Cúng dường các thứ hương hoa, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, âm nhạc, cho đến chắp tay cung kính. Dược Vương nên biết ! Những người đó, tức đã từng cúng dường mười vạn ức các đức Phật, ở chỗ các đức Phật thành tựu nguyện lớn, vì thương xót chúng sinh, nên sinh vào thế gian này.

Phật lại nói với Bồ Tát Dược Vương : ‘’Sau khi ta diệt độ, nếu như có người nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy, cho đến nghe được một câu, hoặc một bài kệ của bộ kinh nầy, mà ở trong một niệm sinh tâm vui mừng khen ngợi, ta đều thọ ký thành Phật cho người đó. Giả sử, lại có người: Thọ trì, đọc tụng, biên chép, giải thích nói bộ kinh nầy, hoặc chỉ vì người giải thích nói một bài kệ của kinh văn, mà người đó lại cung kính lễ bái, xem Kinh Pháp Hoa giống như Phật không khác. Người đó cúng dường đủ thứ, nào dùng hoa, hương, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, âm nhạc, để cúng dường, cho đến chỉ chắp tay lại lễ bái.

Dược Vương ! Ông nên biết, họ đã từng cúng dường mười vạn ức các Đức Phật. Những người đó, ở tại cõi nước chư Phật thành tựu thệ nguyện của họ đã phát, chỉ vì họ từ bi thương xót tất cả chúng sinh, cho nên sinh vào thế giới nầy, mục đích chỉ muốn độ tất cả chúng sinh đồng đến bờ kia, cho nên nói, họ đều là hóa thân của đại Bồ Tát để đến giáo hóa chúng sinh.

Dược Vương ! Nếu có người hỏi : Những chúng sinh nào ở đời vị lai sẽ được thành Phật ? Thì nên chỉ những người đó ở đời vị lai, tất sẽ được thành Phật. Tại sao ? Vì nếu người thiện nam, người thiện nữ, thọ trì đọc tụng giải thích nói Kinh Pháp Hoa, dù chỉ một câu, hoặc dùng các thứ : Hương hoa, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, âm nhạc, để cúng dường kinh quyển, chắp tay cung kính, thì người đó, là chỗ đáng chiêm ngưỡng tôn thờ của tất cả thế gian, nên đem đồ cúng dường Như Lai, mà cúng dường cho người đó.

Dược Vương ! Nếu có người hỏi ông, những chúng sinh nào ở đời vị lai sẽ được thành Phật ? Thì ông nên chỉ những người đó, chỉ có những người thọ trì, đọc tụng, biên chép, diễn nói bộ kinh Pháp Hoa nầy, ở đời vị lai chắc chắn sẽ được thành Phật. Vì sao ? Giả sử có người thiện nam, người thiện nữ, hay thọ trì, đọc tụng, giải nói biên chép bộ kinh Pháp Hoa nầy, cho đến một câu, hoặc dùng: Hoa, hương, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, âm nhạc, để cúng dường bộ kinh nầy. Tại sao chúng ta cần cúng dường kinh quyển ? Vì kinh quyểnpháp thân của chư Phật. Thậm chí, nếu ai chắp tay cung kính bộ kinh nầy, thì người đó là chỗ đáng chiêm ngưỡng và tôn thờ của tất cả người thế gian.
Chúng ta cũng nên cúng dường vị pháp sư nầy, như cúng dường Phật không khác.

Nên biết người đó là đại Bồ Tát, thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, thương xót chúng sinhnguyện sinh vào thế gian này, để rộng nói phân biệt Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hà huống là người hay thọ trì, và dùng các thứ cúng dường.

Dược vương ! Nên biết người đó, tự xả bỏ nghiệp báo thanh tịnh, sau khi ta diệt độ, vì thương xót chúng sinh, mà sinh vào đời ác, để rộng nói kinh này.

Ông nên biết, sau khi Phật diệt độ, nếu có người hay giải thích nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy, họ đều là hóa thân của đại Bồ Tát. Họ sớm đã thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chỉ bất quá vì thương xót chúng ta chúng sinh, ở trong đời ác năm trược nầy, mà phát đại thệ nguyện, tái sinh vào thế gian nầy, để rộng diễn nói và phân biệt giải thích bộ Kinh Pháp Hoa. Hà huống là những người đó, hết lòng thọ trì và dùng đủ thứ để cúng dường bộ kinh nầy ?
Dược Vương ! Ông nên biết, những người đó đều đã thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, phát nguyện trở lại độ tất cả chúng sinh, mà xả bỏ đi nghiệp báo thanh tịnh của họ. Sau khi ta diệt độ, vì thương xót tất cả chúng sinh, mà sinh vào đời ác năm trược nầy, vì tất cả chúng sinh rộng diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy.

Sau khi ta diệt độ, nếu người thiện nam, người thiện nữ, hay riêng vì một người nói Kinh Pháp Hoa, cho dù một câu, nên biết người đó, là sứ giả của Như Lai, được Như Lai sai khiến, làm việc của Như Lai, hà huống ở trong đại chúng rộng vì người nói.

Giả sử, có người thiện nam thiện nữ, sau khi Phật diệt độ, hay riêng vì một người diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy, cho dù chỉ một câu, hoặc chút phần, phải biết rằng người đó là sứ giả của Như Lai, như được Phật phái đến, để vì người thế gian giảng giải Kinh Pháp Hoa. Hà huống người đó ở trong đại chúng, vì người khác rộng nói bộ kinh nầy.

Dược Vương ! Nếu có kẻ ác dùng tâm bất thiện, ở trong một kiếp hiện thân ở trước Phật, thường hủy báng mắng chưởi Phật, tội của người đó còn nhẹ. Nếu có người, dùng lời ác hủy báng mắng chưởi người tại gia, hoặc xuất gia, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, thì tội đó nặng hơn.

Dược Vương ! Nếu như có kẻ tánh ác, dùng tâm bất thiện ở trong một kiếp, hiện thân ở trước Phật, luôn luôn hủy báng mắng chưởi Phật, thì tội báo của người đó còn nhẹ. Song, nều như có người, dùng một lời ác hủy báng mắng chưởi người tại gia, hoặc người xuất gia đọc tụng Kinh Pháp Hoa, thì người đó tội báo nặng hơn so với người hủy báng Phật. Tại sao ? Vì Phật từ bi bình đẳng. Nếu ai hủy báng hoặc khen ngợi Phật như thế nào ? Thì Phật cũng đều như như chẳng lay động. Song, nếu một người tụng Kinh Pháp Hoa, chưa chứng đắc vô sinh pháp nhẫn, mà có người hủy báng, khiến cho họ sinh tâm sân hận, hoặc tâm thối lùi, làm cho họ chẳng thành tựu đạo nghiệp, thì tội của người hủy báng đó, nặng hơn rất nhiều so với hủy báng Phật. Hơn nữa, kinh Phật là pháp thân của Phật, nếu ai hủy báng kinh Phật, tức cũng là hủy báng pháp thân Phật. Trong kinh Kim Cang có nói :

‘’Phàm chỗ nào có kinh điển, là chỗ đó có Phật.’’

Dược Vương ! Nếu có người hay trì tụng Kinh Pháp Hoa, thì nên biết người đó, dùng sự trang nghiêm của Phật, mà tự trang nghiêm cho mình, tức được mang vác trên vai của Như Lai, người đó đến đâu, đều nên hướng về người đó làm lễ. Một lòng chắp tay, cung kính cúng dường tôn trọng khen ngợi, dùng hương hoa, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, cỗ tiệc, tấu các âm nhạc, đem đồ tối thượng trong thế gian, để cúng dường người đó. Nên dùng hoa báu cõi trời rải lên thân người đó, vì người đó là báu tụ trên trời, nên cúng dường như thế.

Dược Vương ! Nếu có người đọc tụng Kinh Pháp Hoa, thì ông nên biết người đó, được sự trang nghiêm giống như tượng Phật. Người đó như được mang vác trên vai của Phật, bất cứ người đó đến đâu, thì mọi người đều nên hướng về người đó cung kính đảnh lễ, một lòng chắp tay thưa hỏi cung kính, mà cúng dường tôn trọng khen ngợi người đó. Dùng hương hoa, anh lạc, hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng phan, y phục, cỗ tiệc, các thứ âm nhạc, để cúng dường người đó, lại có thể dùng đồ cúng dường tối thượng nhất trong thế gian, để cúng dường người đó.
Nên dùng hoa báu trên trời rải trên thân người đó, vì người đó là báu tụ trên trời, đáng thọ sự cúng dường như thế.

Tại sao ? Vì người đó ưa thích thuyết pháp, khiến cho người nghe trong chốc lát, liền được rốt ráo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng :

Vì sao người đó được cúng dường như thế ? Vì người đó rất ưa thích thuyết pháp, khiến cho đại chúng trong thời gian chốc lát, có thể đắc được rốt ráo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lúc đó, Đức Phật muốn vì đại chúng trong pháp hội, thuật lại tỉ mỉ rõ ràng hơn, để cho đại chúng dễ hiểu, bèn nói ra bài kệ rằng :

Nếu muốn trụ Phật đạo
Thành tựu trí tự nhiên
Luôn siêng năng cúng dường
Người thọ trì Pháp Hoa.
Có người muốn mau được
Nhất thiết chủng trí huệ
Nên thọ trì kinh này
cúng dường người trì.

Nếu như có người muốn trụ ở trong Phật đạo. Thế nào mới gọi là trụ ở trong Phật đạo ? Tức là một lòng hướng về Phật đạo, bất luận là cảnh giới thuận hoặc nghịch đến, đều chẳng lay động, đó mới là chân chánh trụ ở trong Phật đạo.
Vậy muốn trụ ở trong Phật đạo, thì trước hết phải thành tựu trí tự nhiên. Trí tự nhiên cũng gọi là trí vô sư, tức là chẳng cần sư phụ chỉ đạo, vì đã giác ngộ tất cả các pháp.

- Như Ngũ Tổ Đại Sư nói : ‘’Hợp thời ta độ ngươi’’!

- Lục Tổ Đại Sư nói :

‘’Khi mê thì thầy độ,
Khi ngộ thì tự độ.’’

Đó là đắc được trí huệ tự nhiên, cũng như qua sông chẳng cần thuyền. Vậy chúng ta làm thế nào mới có thể đắc được trí huệ tự nhiên ? Phải luôn luôn siêng năng tinh tấn, cung kính cúng dường các vị pháp sư thọ trì, đọc tụng, biên chép, diễn nói Kinh Pháp Hoa.
Nếu như có người lại muốn mau chóng đắc được bao la vạn hữu, tất cả trí huệ viên mãn, thì hãy luôn luôn tâm niệm bộ kinh vi diệu nầy, thân thật hành thọ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa nầy, và còn thường xuyên cúng dường những người khác thọ trì Kinh Pháp Hoa. Người đó chắc chắn sẽ đắc được nhất thiết trí huệ viên mãn của Phật. Có trí huệ viên mãn thì chẳng còn mê nữa, đó là chân chánh trụ ở trong Phật đạo.

Nếu có người thọ trì
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Đó
là sứ của Phật
Thương xót các chúng sinh.
Những người hay thọ trì
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
X
ả bỏ cõi thanh tịnh
Thương chúng sinh vào đời.
Nên biết người như thế
Chỗ muốn sinh tự tại
trong đời ác này
Rộng nói pháp vô thượng.
Nên dùng hương hoa trời
Và y báu cõi trời
Diệu báu tụ trên trời
Cúng dường người thuyết pháp.

Nếu như có người hay thọ trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì bạn nên biết những người đó, đều là sứ giả của Phật đến. Vậy tại sao họ lại nguyện sinh vào đời ác năm trược nầy ? Vì họ thương xót tất cả chúng sinh, cho nên phát nguyện trở lại độ thoát tất cả chúng sinh. Hết thảy những người hay thọ trì Kinh Pháp Hoa, họ đều xả bỏ cõi Thật Báo Trang Nghiêm, mà nguyện sinh vào đời ác năm trược. Bạn nên biết, những người đó chẳng phải thọ nghiệp báo mà sinh vào nhân gian, mà là họ tự tại muốn vào thế gian nầy, và còn ở trong đời ác năm trược, rộng nói bộ Kinh Diệu Pháp vô thượng nầy, để giáo hóa tất cả chúng sinh. Cho nên, khi chúng ta gặp người thọ trì diễn nói bộ kinh nầy, thì nên dùng các thứ hoa trời, hương trời, và đồ báu trên trời, y phục, báu vật tốt nhất trên trời, để cúng dường người thuyết pháp nầy. Chúng ta người tu đạo, đừng nên nghe thọ trì Kinh Pháp Hoa, đắc được nhiều thứ cúng dường, thì mau mau học tập thọ trì giải nói Kinh Pháp Hoa. Thứ vọng niệm như thế rất sai lầm. Chúng ta thọ trì tụng niệm kinh điển là vì tu hành, liễu sinh thoát tử, vì hoằng dương Kinh Pháp Hoa, chứ chẳng phải vì muốn tham đồ cúng dường.

Tổ Sư Đạt Ma có một vị đệ tử, cô ta chuyên môn trì tụng bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Sau khi cô ta chết đi, trong miệng sinh ra một đóa hoa sen màu xanh, đó cũng là công đức của cô ta tụng niệm Kinh Pháp Hoa. Cho nên chúng ta phải mau luôn luôn dụng công tu hành, ví như ngoài việc dịch kinh điển, khóa lễ sớm tối, còn phải chuyên trì pháp môn mà mình thích tu, như thế thì trên đường tu mới kiên cố công phu tu hành của mình, đừng tùy ý để thời gian trôi qua lãng phí.
Do đó, bất luận là người tại gia hay xuất gia, đều nên quán không vô ngã, mới có thể xa lìa vọng niệm, đắc được tịch tĩnh. Muốn bớt đi tập khí mao bệnh của mình, thì hãy sửa đổi tập khí mao bệnh, được như thế thì mới có thể trụ nơi Phật đạo, mới có thể tương ưng với Phật pháp.

Đời ác sau ta diệt
Người hay trì kinh này
Nên chắp tay kính lễ
Như cúng dường Thế Tôn.
Bày tiệc ngon thượng hạng
Và các thứ y phục
Cúng dường Phật tử đó
Mong được chốc lát nghe.
Nếu người ở đời sau
Hay thọ trì kinh này
Ta phái họ trong đời
Làm việc của Như Lai.

Sau khi Đức Phật diệt độ, người hay thọ trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy, ở trong đời ác năm trược, thì chúng ta nên hướng về người đó, chắp tay lễ bái cung kính cúng dường người thọ trì kinh Pháp Hoa nầy, như cúng dường Phật. Đem đồ ngon vật lạ và các thứ y phục, để cúng dường vị pháp tử nầy. Hy vọng ở trong thời gian rất ngắn, nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Nếu ở trong đời vị lai, có người hay thọ trì và giải nói bộ kinh nầy, thì người đó giống như ta phái họ vào nhân gian, làm việc của Phật làm, tức là chuyên thọ trì, đọc tụng, biên chép, vì người giải nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy.

Nếu ở trong một kiếp
Thường ôm lòng bất thiện
Nổi giận mà mắng Phật
Mắc vô lượng tội nặng.
Nếu có người trì tụng
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Ch
ốc lát dùng lời mắng
Tội này lại hơn kia.

Nếu như có người ở trong một kiếp, thường ôm lòng bất thiện, nổi giận mà mắng chưởi Phật, người nầy mắc vô lượng tội nặng như núi Tu Di, nói chẳng hết được. Song, nếu có người hay trụ trì đọc tụng Kinh Pháp Hoa, lại có người mắng chưởi trong thời gian rất ngắn, thì người nầy tội nặng hơn người mắng chưởi Phật.

Có người cầu Phật đạo
Mà ở trong một kiếp
Chắp tay ở trước ta
Dùng vô số kệ khen.
Do vì khen ngợi Phật
Được vô lượng công đức
Khen tốt người trì kinh
Phước này lại hơn kia.

Nếu như có người một lòng cầu Phật đạo, mà ở trong một kiếp, ở trước Phật chắp tay kính lễ, còn dùng vô số bài kệ để khen ngợi Phật, cho nên được công đức như số cát sông Hằng. Nếu như có người hay khen ngợi người trì kinh Pháp Hoa, thì phước của người đó lớn hơn so với sự khen ngợi Phật.

Trong tám vạn ức kiếp
Dùng sắc thanh diệu nhất
Cùng với hương vị xúc
Cúng dường người trì kinh.
Cúng dường như thế rồi
Nếu chốc lát được nghe
Thì nên tự vui mừng
Nay ta được lợi lớn.
Dược Vương ! Nay bảo ông
Các kinh của ta nói
Mà ở trong các kinh
Pháp Hoa là bậc nhất.

Có thể ở trong tám mươi ức kiếp, dùng sắc thanh diệu tốt nhất, và hương, vị, xúc, diệu tốt nhất, để cúng dường người thọ trì Kinh Pháp Hoa. Cúng dường như thế rồi, nếu ở trong chốc lát, mà được nghe bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì tự vui mừng, vì hôm nay được nghe bộ Kinh Pháp Hoa nầy, được lợi ích rất lớn. Lợi ích gì ? Tức là được cơ hội thành Phật. Do đó có câu :

‘’Niệm câu Nam Mô Phật,
Đều cùng thành Phật đạo.’’

Huống gì được nghe Kinh Pháp Hoa vi diệu nầy.
Tại sao tôi nói thọ trì Kinh Lăng Nghiêm, thì khai mở đại trí huệ ? Thọ trì Kinh Pháp Hoa, thì có thể tu thành Phật đạo ? Vì bộ Kinh Pháp Hoa nầy, là Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, và Thiên Bách ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng có đủ ba thân, bốn trí, năm mắt, sáu thông của Phật, cho nên nói Kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh. Do đó, Đức Phật lại nói với Bồ Tát Dược Vươngđại chúng trong pháp hội: ‘’Dược Vương ! Hôm nay ta nói với ông, tất cả kinh điển của ta nói, từ thời Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, đến thời Bát Nhã, mà trong các kinh điển đó, thì Kinh Pháp Hoa là bậc nhất, cho nên nói là vua trong các kinh‘’. Cho nên, chúng ta chỉ cần nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì đã kết nhân duyên thành Phật thù thắng với Kinh Pháp Hoa, tương lai chắc chắn ở trong khắp hội chúng hàng Thanh Văn, hữu học vô học hai nghìn năm trăm người, nếu ai dũng mãnh tinh tấn thọ trì bộ kinh Pháp Hoa nầy, thì chắc chắn sớm gần gũi tất cả chư Phật Bồ Tát trong mười phương, gặp nhau trong hội Long Hoa.

Bấy giờ, đức Phật lại bảo đại Bồ Tát Dược Vương rằng : Kinh điển của ta nói vô lượng ngàn vạn ức, đã nói nay nói và sẽ nói, mà ở trong các kinh đó, thì Kinh Pháp Hoa khó tin khó hiểu nhất.

Dược Vương ! Kinh này là tạng bí yếu của chư Phật, không thể phân chia vọng trao cho người, là kinh được các đức Phật giữ gìn bảo hộ. Từ xưa đến nay chưa từng bày nói, mà kinh này lúc Như Lai còn hiện tại, đã có nhiều kẻ oán ghét, huống chi sau khi Như Lai diệt độ.

Sau khi Phật nói kệ ở trên rồi, vì không để cho tất cả chúng sinh, sinh tâm hoài nghi đối với bộ Kinh Pháp Hoa nầy, cho nên lần nữa lại nói với đại Bồ Tát Dược Vương: ‘’Tất cả Phật pháp kinh tạng của ta nói ra, có vô lượng vô biên nhiều trăm ngàn vạn ức bất khả thuyết. Pháp đã nói trong quá khứ, pháp hiện tại đang nói, pháp sẽ nói đời vị lai, thì bộ kinh Pháp Hoa nầy, khó tin khó giải nói. Vì bộ Kinh Pháp Hoa nầy quá áo diệu, nên phải có diệu nhân, mới có thể tiếp thọ và thọ trì kinh nầy. Bộ Kinh Pháp Hoa nầy, cũng là tạng pháp quan trọng và bí mật nhất của mười phương chư Phật, chưa bao giờ hướng ngoài bày nói. Mười phương chư Phật đều cùng hộ trì bộ kinh nầy, cho nên không bày nói ra bộ kinh nầy. Do đó, từ xưa đến nay, đều chẳng tỉ mỉ nói bày ra. Tại sao ? Vì một số người chẳng tin bộ kinh nầy, và khi ta nói ra bộ kinh nầy, thì có rất nhiều thiên ma ngoại đạo, bàng môn tả đạo đều sinh tâm oán hận và tâm đố kị, huống chi sau khi ta diệt độ ?



Dược Vương nên biết ! Sau khi Như Lai diệt độ, ai hay biên chép thọ trì đọc tụng cúng dường, vì người khác nói bộ kinh này, thì được đức Như Lai lấy y trùm cho, lại được các đức Phật ở phương khác hộ niệm cho, người đó có sức tin lớn và sức chí nguyện, các sức căn lành. Nên biết người đó, cùng với đức Như Lai ở chung, được đức Như Lai lấy tay rờ đầu người đó.

Tuy nhiên như vậy, Phật cũng phải nói ra bộ kinh nầy. Do đó, Dược Vương ! Ông nên biết sau khi Phật vào Niết Bàn, nếu có ai hay biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường, và vì người khác giải nói nghĩa lý bộ kinh nầy, thì có thể được Phật lấy y Cà sa trùm lên thân người đó, và còn được mười phương chư Phật, luôn luôn bảo hộ gia bị cho người đó, khiến cho họ khai mở đại trí huệ. Người đó đầy đủ sức tin lớn, do đó có câu :

‘’Phật pháp như biển cả,
niềm tin mới vào được.’’

Nếu chẳng có niềm tin, thì không thể vào trong Phật pháp, phải có niền tin mới có công đức, mới có thể tu hành.
Do đó, nếu có ai hay thọ trì Kinh Pháp Hoa, thì họ tất có niềm tin lớn, dù thế nào đi nữa, thì họ không thể nào sinh tâm hoài nghi đối với bộ kinh nầy, mà còn phát chí nguyện vững chắc để phụng trì bộ kinh nầy. Tại sao những người nầy có niềm tinchí nguyện như thế ? Vì họ trong quá khứ đã trồng xuống các căn lành và hạt giống bồ đề. Ông nên biết, họ với Phật thường ở chung với nhau, được Phật rờ đầu. Rờ đầu là biểu thị từ bi chẳng bỏ tất cả chúng sinh, tức là Phật dùng oai đức của Ngài, để gia bị cho tất cả chúng sinh, khiến tiêu trừ tất cả chướng ngại được khai mở trí huệ của Phật.

Dược Vương ! Bất cứ nơi chốn nào, hoặc có người nói, đọc tụng, biên chép, hoặc có quyển kinh này ở đó, thì nên xây dựng tháp bảy báu cho thật cao rộng trang nghiêm, không cần an trí xá lợi nữa. Tại sao ? Vì trong đó đã có toàn thân của Như Lai. Tháp đó nên dùng tất cả các hoa, hương, anh lạc, lọng lụa, tràng phan, âm nhạc, ca xướng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi. Nếu có ai thấy được tháp này, mà lễ bái cúng dường, thì nên biết những người đó, đều gần Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Dược Vương ! Bất cứ ở đâu, nếu có ai giải nói, đọc tụng, biên chép, và có bộ Kinh Pháp Hoa nầy ở đó, mà xây tháp bằng bảy báu, tháp đó cao rộng và trang nghiêm, chẳng cần an trí xá lợi vào trong tháp đó nữa. Vì sao ? Vì nếu an trí bộ Kinh Pháp Hoa vào trong tháp, thì đồng như có pháp thân của Phật ở trong đó. Chúng ta nên dùng tất cả các thứ hoa hương, anh lạc, lọng lụa, tràng phan, âm nhạc, ca xướng, để cúng dườngcung kính tôn trọng khen ngợi bảo tháp nầy.
Nếu có người thấy được tháp bằng bảy báu nầy, mà hướng về tháp báu nầy đảnh lễ, cho đến cúng dường, thì nên biết những người đó, gần quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Dược Vương ! Có nhiều người tại gia, hoặc xuất gia, thực hành Bồ Tát đạo, nếu không thể thấy nghe được người đọc tụng biên chép thọ trì cúng dường Kinh Pháp Hoa này, thì nên biết người đó, chưa khéo hành Bồ Tát đạo. Nếu có người nghe kinh điển này, thì mới khéo thực hành Bồ Tát đạo. Nếu có chúng sinh cầu Phật đạo, nếu thấy hoặc nghe được Kinh Pháp Hoa này, người đó nghe rồi, tin hiểu thọ trì, nên biết người đó, gần quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Dược Vương ! Có rất nhiều người tại giaxuất gia tu hành đạo Bồ Tát, nếu họ không thể thấy nghe được người đọc tụng, biên chép, thọ trì, cúng dường Kinh Pháp Hoa, thì ông nên biết những người đó, chưa thực hành viên mãn Bồ Tát đạo, nếu người hay thực hành Bồ Tát đạo, lại hay thấy nghe được người thọ trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì họ mới tu hành Bồ Tát đạo viên mãn. Ngoài ra, có những chúng sinh một lòng muốn cầu quả vị Phật, nếu thấy nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy, nghe rồi thâm nhập hiểu rõtu trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì những người đó gần quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Dược Vương ! Ví như có người khát nước, ở nơi vùng cao nguyên đào khoét tìm nước, thấy đất còn khô, biết nước còn xa, cố gắng đào không ngừng, bèn thấy đất ước, dần dần đến bùn, tâm người đó biết chắc sắp tới nước.

Dược Vương ! Ví như có người cảm thấy rất khô khát, cần nước để giải khát, do đó ở nơi vùng cao nguyên đào giếng muốn được có nước. Song vì chỗ nầy là nơi cao, cho nên đất rất khô. Đó cũng là ví dụ cho tập khí mao bệnh của chúng ta cao như núi Tu Di. Nếu trên đỉnh núi Tu Di mà muốn tìm chút nước, thật là việc rất khó khăn. Do đó, khi bạn nhìn thấy đất khô, thì đủ biết cách nước còn rất xa. Đó nghĩa là tu đạo tất phải từ từ, chẳng phải một ngày nóng mười ngày lạnh. Nếu như thế thì cách xa đạo tám vạn bốn nghìn dặm. Nếu dụng công tu hành không ngừng, thì giống như mỗi ngày đều đang đào giếng, thời gian lâu thì dù nơi đất cao, cuối cùng sẽ thấy đất ước, dần dần lại thấy được bùn, đó cũng như tu đạo, dần dần sẽ chứng được sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả. Nếu tâm quyết định đào giếng không ngừng, thì biết chắt sẽ được nước, tức cũng ví dụ, một khi tu đạo dụng công khổ tu, thì tất định cách Phật đạo không xa.

Bồ Tát cũng lại như thế, nếu chưa nghe chưa hiểu, chưa thể tu tập Kinh Pháp Hoa này, thì cách quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác còn xa. Nếu được nghe hiểu suy nghĩ tu tập, thì biết được gần quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Bồ Tát cũng như ở trên vừa nói, nếu có người chẳng nghe qua, hoặc chẳng hiểu rõ Kinh Pháp Hoa, thì cũng không thể y theo Kinh Pháp Hoatu hành. Ông nên biết, người đó cách quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác của Phật còn xa. Nếu được nghe thấy, hiểu rõ suy gẫm, y chiếu Kinh Pháp Hoatu hành, thì tất được vô lượng tam muội, chắc chắn cách quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác chẳng bao xa. Cho nên nói, bộ Kinh Pháp Hoa nầy, là pháp khai quyền hiển thật. Nếu ai hay nghe được Kinh Pháp Hoa, thì đều là người có căn lành lớn, có trí huệ lớn.

Tại sao ? Vì tất cả Bồ Tát chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều thuộc nơi kinh này. Kinh này khai mở môn phương tiện, mở bày tướng chân thật. Tạng Kinh Pháp Hoa này, sâu xa vững chắc, chẳng ai đến được. Nay Phật vì giáo hóa thành tựu Bồ Tát, mà khai thị.

Tại sao ? Vì tất cả Bồ Tát chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều bao hàm ở trong bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Bộ kinh nầy đều đã khai mở hết thảy pháp môn phương tiện, chỉ bày ra diệu lý tướng chân thật, mà mỗi chúng ta chúng sinh, đều có đủ thật tướng lý thể nầy, chỉ bất quá một số người quay lưng với giác ngộ, mà hợp với trần lao, chẳng biết mình có tướng chân thật như thế. Pháp hàm tàng trong bộ Kinh Pháp Hoa nầy, có đủ vô lượng ức, sâu không thể dò như biển cả, thiên ma ngoại đạo không thể phá hoại được, cho nên gọi là pháp vững chắc, mà pháp trong bộ kinh nầy ẩn mà chẳng thấy.
Dùng quả vị Phật để luận, nếu muốn đến quả vị Phật, thì phải trải qua chín bậc, từ chín pháp giới đến pháp giới của Phật, là một đoạn đường rất dài. Vì quá dài, cho nên con người không dễ gì đạt đến trình độ Kinh Pháp Hoa. Hiện tại Phật khai quyền hiển thật, mà vì bạn mở bày con đường thành tựu của Bồ Tát.

Dược Vương ! Nếu có Bồ Tát nghe Kinh Pháp Hoa này, mà kinh hãi hoài nghi sợ sệt, thì nên biết người đó là Bồ Tát mới phát tâm. Nếu hàng Thanh Văn nghe kinh này, mà kinh hãi hoài nghi sợ sệt, thì nên biết người đó là kẻ tăng thượng mạn.

Nếu như có Bồ Tát nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy, mà tâm sinh kinh hãi hoài nghi sợ sệt, thì nên biết họ đều là bậc mới phát tâm Bồ Tát. Nếu hàng Thanh văn nghe được bộ Kinh Pháp Hoa này, mà sinh tâm kinh hãi hoài nghi sợ sệt, thì nên biết họ chẳng đủ lòng cung kính và sự tín ngưỡng Phật Pháp Tăng, cho nên tăng trưởng tâm cống cao ngã mạn, như hội Pháp Hoa vừa mới bắt đầu, thì có năm nghìn đệ tử của Phật, một khi nghe Phật muốn nói Kinh Pháp Hoa, thì ai nấy đều bỏ về .

Dược Vương ! Nếu có người thiện nam người nữ nào, sau khi Như Lai diệt độ, muốn vì bốn chúng nói Kinh Pháp Hoa này, thì người thiện nam, thiện nữ đó, phải vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai, rồi mới nên vì bốn chúng rộng nói kinh này.

Dược Vương ! Nếu như có người thiện nam người thiện nữ tại gia hoặc xuất gia, muốn nói kinh nầy, sau khi Đức Như Lai diệt độ, thì nên làm thế nào ? Những người thiện nam người thiện nữ đó, phải ở trong nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi trên pháp tòa của Như Lai, rồi mới có thể vì bốn chúng rộng nói bộ kinh nầy.

Nhà Như Lai là có tâm đại từ bi đối với tất cả chúng sinh. Y Như Lai là tâm nhu hòa nhẫn nhục. Tòa Như Lai là tất cả các pháp không. An trụ ở trong đó, rồi sau đó dùng tâm không giải đãi, mà vì các Bồ Tátbốn chúng, rộng nói Kinh Pháp Hoa này.

Nhà Như Lai là có đủ tâm đại từ bi. Nếu chịu đựng được người khác đánh chưởi mắng, mà chẳng sinh một chút tâm sân hận, thì tức là có tinh thần vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, xem sự đau khổ của tất cả chúng sinh, giống như sự đau khổ của mình, đó là vào nhà Như Lai. Mặc Y Như Lai là gì ? Tức là có tâm nhu hòa và tâm nhẫn nhục, chẳng có lửa vô minh nóng giận. Nếu muốn học tâm nhẫn nhục, thì chẳng phải suốt ngày đến tối, cứ niệm hai chữ nhẫn nhục, khi nghịch cảnh đến thì chẳng chịu đựng được, vì đó chẳng qua là dụng công phu ở ngoài da, phải lão thật tu hành thì mới đạt được công phu nhẫn nhục thật sự. Nếu xem tất cả các pháp đều không, thì chẳng chấp trước người, chẳng chấp trước pháp. Đó là ngồi trên tòa Như Lai.
Nếu đầy đủ được ba điều kiện nầy, thì sau đó dùng tinh thần chẳng giải đãi, vì tất cả Bồ TátTỳ Kheo Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam cư sĩ nữ, rộng nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Lúc đó, được tất cả chư Phật Bồ Tát trong mười phương, người chẳng phải người .v.v., đều đến hộ niệm và nghe người đó giảng bộ kinh nầy.

Dược Vương ! Ta ở nơi nước khác, sai người biến hóa đến để nghe pháp, và cũng sai Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, đến nghe người đó nói pháp. Những người biến hóa đó, nghe pháp tin nhận, tùy thuận chẳng nghịch. Nếu người nói pháp ở chỗ vắng vẻ, thì ta rộng sai trời, rồng, quỷ thần, Càn thát bà, A tu la, đến để nghe nói pháp.
Tuy ta ở nước khác, nhưng luôn luôn khiến cho người nói pháp, được thấy thân ta. Nếu ở nơi kinh này, quên mất câu kinh văn, thì ta sẽ vì người đó nói, khiến cho được đầy đủ.
Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn thuật lại nghĩa này, bèn nói bài kệ rằng :


Dược Vương ! Tuy ta ở tại thế giới Ta Bà vào Niết Bàn, đến nước khác giáo hóa chúng sinh, song có người ở tại nhân gian vào nhà Như Lai, mặc y Như Lai, ngồi tòa Như Lai, giảng giải bộ kinh nầy, thì ta phái tất cả người biến hóa của ta khắp nơi, đến khuyên mọi người đến nghe vị pháp sư đó, giảng bộ kinh nầy. Ta còn phái những Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, biến hóa của ta đến để nghe pháp nầy. Họ còn y chiếu theo pháp của Kinh Pháp Hoa nầy mà tu hành, tùy thuận tiếp nhận nghĩa lý kinh văn. Nếu như vị pháp sư đó, nói pháp ở tại núi rừng, hoặc nơi vắng vẻ, thì ta phái tất cả trời, rồng, quỷ thần, Cán thát bà, A tu la, đến để nghe người đó nói pháp. Tuy ta ở tại nước khác, song ta vẫn luôn luôn khiến cho người nói pháp đó, thấy được thân của ta. Vì sao ? Nghĩa là hay vì diễn nói, nghe, đọc tụng Kinh Pháp Hoa, thì như thấy được ba thân bốn trí của Phật. Vì chân thân của Như Lai tức là Kinh Pháp Hoa. Nếu như có người quên mất câu kinh văn của Kinh Pháp Hoa, thì ta sẽ nói cho người đó, khiến cho người đó nhớ lại kinh văn đã quên. Nghĩa là mong mỏi sự gia bị của Phật, được khai mở trí huệ, khiến cho người đó, nhìn qua kinh văn liền thấu rõ.
Lúc đó, Phật lộ ra tâm đại từ bi của Ngài, nguyện vì đại chúng thuật lại pháp vừa nói ở trên, bèn cùng kệ nói lại cho rõ ràng hơn.

Muốn lìa sự giải đãi
Hãy nên nghe kinh này
Kinh rất khó được nghe
Tin nhận được cũng khó.
Như người khát tìm nước
Đào khoét nơi cao nguyên
Do thấy đất còn khô
Biết rằng nước còn xa
Dần thấy đất bùn ướt
Biết chắc chắn gần nước.

Nếu ai muốn xa lìa sự giải đãi, thì nên nghe bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Bộ kinh Pháp Hoa nầy rất khó được gặp, tức là người có cơ hội được nghe bộ kinh nầy, cũng chẳng dễ gì tin diệu pháp trong bộ kinh nầy, cho nên cũng không thể đắc được tác dụng của diệu pháp nầy. Ví như có người rất khát nước, muốn uống nước, cho nên đến vùng cao nguyên đào giếng. Song, đất ở cao nguyên rất khô, phải mất thời gian rất lâu mới đào được hố sâu, song cách nước vẫn còn xa. Nếu người đó quyết tâm tiếp tục đào, thì cuối cùng chắc chắn sẽ được nước. Đạo lý nầy ví dụ ở tại địa vị phàm phu chúng ta, nếu muốn tu thành Phật đạo, thì phải thâm nhập nghiên cứu tạng kinh, y theo pháp tu hành. Tuy chúng tatrong đời ác năm trược, từ vô thỉ đến nay, tự tánh đầy dẫy vô minh phiền não, cống cao ngã mạn, cho nên chẳng dễ gì tu đạo, cách quả vị Phật tám vạn bốn nghìn dặm, song nếu chí nguyện vững chắc, thì từ địa vị phàm phu, đến địa vị sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả, cách Phật không xa. Nếu có thể tiếp tục tiến về trước, thì có ngày sẽ đạt được quả vị Phật.

Dược Vương ông nên biết !
Tất cả những người đó
Không nghe Kinh Pháp Hoa
Cách
trí Phật rất xa.
Nếu nghe sâu kinh này
Chắc rõ pháp Thanh Văn
Là vua trong các kinh
Nghe rồi suy gẫm kỹ.
Nên biết những người đó
Gần kề trí huệ Phật.

Dược Vương ! Ông nên biết, những người ta nói ở trước, nếu chẳng nghe được bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì những người đó, đều cách trí huệ của Phật rất xa. Nếu nghe được diệu pháp sâu xa của bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì họ thật sự hiểu rõ pháp của hàng Thanh Văn, là Phật quyền xảo phương tiện, biết Kinh Pháp Hoa mới là vua trong các kinh. Nếu nghe rồi, tập trung tinh thần để suy gẫm tu tập chỗ diệu, và nghĩa lý của bộ kinh nầy, thì ông nên biết, người đó gần kề khai ngộ trí huệ của Phật.

Nếu người nói kinh này
Nên vào nhà Như Lai
Mặc y của Như Lai
Ngồi tòa của Như Lai.
Trong chúng chẳng sợ sệt
Rộng vì phân biệt nói
Đại từ bi làm nhà
Y nhu hòa nhẫn nhục.
Các pháp không làm tòa
Nơi đó vì nói pháp
Nếu khi nói kinh này
Có người ác khẩu mắng.
Như đao gậy gói đá
Vì nhớ Phật nên nhẫn.

Nếu như sau khi ta diệt độ, có người vì đại chúng, giải thích nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì người đó phải vào nhà Như Lai, mặc y của Như Lai, ngồi trên tòa của Như Lai. Sau đó, ở trong đại chúng nghiêm trang, chẳng có sợ sệt rộng nói bộ kinh nầy. Nghĩa là, người đó phải có tâm đại từ bi của Phật, phát nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sinh, lìa khổ được vui, đối với mọi người đều nhu hòa nhẫn nhục, nhẫn những gì mà kẻ khác không nhẫn được, nhường những gì người khác không nhường được, vẫn phải phá mọi chấp trước người và pháp, thì mới ở trên pháp tòađại chúng nói kinh nầy.
Nếu khi giảng giải bộ kinh nầy, mà có người dùng ác khẩu để mắng chưởi người đó, hoặc dùng đao gậy ngói đá để đánh người đó, thì người đó nên nhớ tâm từ bi của Phật, nhớ tâm nhẫn nhục tất cả các pháp, nhớ tất cả pháp đều không.

Ta ngàn vạn ức cõi
Hiện thân tịnh kiên cố
Nơi vô lượng ức kiếp
chúng sinh nói pháp.
Nếu sau ta diệt độ
Người nói được kinh này
Ta sai hóa bốn chúng
Tỳ Kheo Tỳ Kheo ni.
cư sĩ nam nữ
Cúng dường pháp sư đó
Dẫn đạo các chúng sinh
Tập hợp khiến nghe pháp.
Nếu có kẻ ác hại
Dùng đao gậy ngói đá
Thì ta sai hóa nhân
Để bảo hộ người đó.

Đức Phật lại nói : ‘’Sau khi ta diệt độ, ta ở trong nghìn vạn ức cõi nước, hiện pháp thân thanh tịnhkiên cố, ở trong vô lượng ức kiếp, vì hết thảy chúng sinh nói pháp. Nếu sau khi ta diệt độ, có vị pháp sư nào hay giải nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy, thì ta phái hàng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, những người biến hóa của ta, đến cúng dường vị pháp sư giảng nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Ta sẽ dẫn đạo tất cả chúng sinh, tập họp lại một chỗ, khiến cho họ nghe Kinh Pháp Hoa. Nếu có người dùng đao gậy và ngói đá, để hại vị pháp sư đó, thì ta sai những người biến hóa tự tại, đến bảo hộ vị pháp sư đó.

Nếu người đó nói pháp
Một mình nơi chỗ vắng
Vắng vẻ chẳng người nghe
Đọc tụng kinh điển này.
Bấy giờ ta sẽ hiện
Thân thanh tịnh quang minh
Nếu quên mất chương câu
Vì nói khiến thông lợi.
Nếu người đủ đức hạnh
Hoặc vì bốn chúng nói
Nơi vắng đọc tụng kinh
Đều được thấy thân ta.
Nếu người nơi chỗ vắng
Ta sai trời long vương
D
ạ xoa quỷ thần thảy
Để làm chúng nghe pháp.
Người đó thích nói pháp
Phân biệt chẳng quái ngại
Vì chư Phật hộ niệm
Hay khiến đại chúng vui.
Nếu gần gũi pháp sư
Mau được Bồ Tát đạo
Tùy thuận thầy đó học
Được thấy Hằng sa Phật.

Nếu như sau khi ta diệt độ, có người muốn vì đại chúng nói bộ kinh Pháp Hoa nầy, song người đó một mình ở chỗ hoang dã không có người, nơi đó thanh tịnh, mỗi ngày chẳng nghe tiếng người. Người đó ở tại nơi nầy đọc tụng Kinh Pháp Hoa nầy, lúc bấy giờ, ta sẽ vì một người đọc tụng Kinh Pháp Hoa, mà hiện ra pháp thân thanh tịnh quang minh. Đó là Kinh Pháp Hoa hay khiến cho người đọc tụng khai mở đại trí huệ, có trí huệ thanh tịnh, thì sẽ có quang minh thanh tịnh, có quang minh thanh tịnh, thì tự nhiên sẽ hiện ra pháp thân thanh tịnh, cho nên gọi là pháp thân thanh tịnh quang minh. Nếu như người tụng trì Kinh Pháp Hoa, mà quên mất một bài kệ, hoặc một câu kinh, thì ta sẽ yên lặng nói cho người đó, như ở trong thiền định hoặc ở trong mộng, khiến cho người đó ký ức nhớ lại. Nghĩa là Phật thường ở trong cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ, dùng sức oai thần của Ngài để gia bị cho người thọ trì giải nói, khiến cho trí huệ của người đó tăng trưởng. Nếu có người đầy đủ đức hạnh, vì bốn chúng nói Kinh Pháp Hoa, hoặc ở tại nơi vắng vẻ đọc tụng kinh nầy, thì ta sẽ khiến cho họ được thấy pháp thân của ta. Kỳ thật, bộ Kinh Pháp Hoa tức là pháp thân của Phật.
Nếu người nào hay đọc tụng, tất sẽ khai mở trí huệ của Phật, và được thấy pháp thân của Phật. Nếu như có người ở tại nơi hoang dã, rừng sâu núi thẳm, giải nói bộ kinh nầy, thì ta sẽ sai tất cả trời rồng tám bộ chúng, dạ xoa, quỷ thần .v.v., đến làm thính chúng trong pháp hội nầy. Người đó thích giảng Kinh Pháp Hoa, mà còn giải nói diệu lý của kinh nầy, được viên dung vô ngại, quang quang chiếu với nhau, lỗ lỗ thông với nhau, chẳng có quái ngại, vì Phật đều đang gia bị cho người đó, khiến cho pháp của người đó nói, làm cho đại chúng sinh vui mừng.

Nếu có người thường gần gũi vị pháp sư nầy, tất rất mau thông đạt Bồ Tát đạo. Nếu theo vị pháp sư đó học Phật pháp, thì tương lai chắc chắn sẽ thấy được các Đức Phật, nhiều như số cát sông Hằng, rờ đầu thọ ký cho người đó. 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58789)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :