Phẩm Khuyên Trì Thứ Mười Ba

24/05/201012:00 SA(Xem: 12485)
Phẩm Khuyên Trì Thứ Mười Ba
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định

Phẩm Khuyên Trì thứ mười ba

Khuyên trì là gì ? Khuyên là khuyên nói, trì là phụng trì. Tức là bạn có thể dùng đủ thứ lời lẽ khuyên nói người khác, hoan hỉ đọc tụng bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy, hoặc là hoan hỉ phụng trì bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy, thì chắc chắn sẽ có công đức không thể nghĩ bàn. Nếu không tin thì đừng ngại hãy thử xem ! Một khi đọc kinh nầy, thì cảm thấy diệu không thể tả. Muốn không đọc tụng cũng không thể ngưng được. Do đó, hằng ngày đọc tụng kinh nầy, hằng ngày phụng trì kinh nầy, thì có vô lượng công đức.

Các vị hằng ngày nghe Kinh Pháp Hoa càng có vô lượng công đức. Kinh Pháp Hoa là vua trong các kinh, là kinh thành Phật. Cho nên, chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, đều khuyên nói mọi người đọc tụng thọ trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy.
Đây là một phẩm trong hai mươi tám phẩm Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ mười ba, cho nên gọi là Phẩm Khuyên Trì Thứ Mười Ba.

Bấy giờ, đại Bồ Tát Dược VươngBồ Tát Đại Nhạo Thuyết, cùng hai vạn vị Bồ Tát quyến thuộc, cùng nhau đồng đến trước đức Phật phát thệ nguyện rằng : Xin nguyện đức Thế Tôn, đừng lấy làm lo lắng, sau khi đức Phật diệt độ, chúng con sẽ phụng trì đọc tụng diễn nói kinh này.

Sau khi Đức Phật nói xong phẩm Đề Bà Đạt Đa, tiếp theo là Phẩm Khuyên Trì. Lúc đó, đại Bồ Tát Dược VươngĐại Bồ Tát Dược Thượng, cùng với hai vạn vị Bồ Tát quyến thuộc, cùng nhau đồng đến trước Đức Phật phát thệ nguyện rằng : ‘’Chúng con đại chúng xin nguyện đức Thế Tôn yên tâm, đừng vì việc nầy mà lo lắng. Sau khi Thế Tôn vào Niết Bàn, chúng con đại chúng sẽ phụng trì đọc tụng bộ Kinh Pháp Hoa nầy, sẽ cung kính cúng dường bộ Kinh Pháp Hoa nầy‘’.

Trong quá khứ Bồ Tát Dược Vương tên là Tinh Tú Quang. Lúc ấy, có Tỳ Kheo Nhật Tạng tuyên dương truyền bá chánh pháp. Ông ta đem các thứ thuốc A lê lặc dâng lên Tỳ Kheo Nhật Tạng, và đại chúng phát nguyện đời sau, hay trị lành hai bệnh thân, tâm của chúng sinh, đời đời làm lương y, khéo trị bệnh, có thuốc đến thì bệnh tiêu trừ. Ông ta biết rành tính thuốc thảo, mộc, kim, thạch, bốn thứ. Như cam thảo thì ngọt, hoàng liên thì đắng. Tính lạnh trị được bệnh nhiệt, tính nóng trị được bệnh lạnh.

Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát có đủ bốn vô ngại biện :

1. Pháp vô ngại biện : Nói được pháp thế gianxuất thế gian, đối với tất cả các danh tướng, chẳng có gì mà không biết. Tuy biết tất cả các pháp, song chẳng chấp trước các pháp.

2. Nghĩa vô ngại biện : Nói phân biệt được nghĩa của các pháp, thông đạt vô ngại. Tuy biết nghĩa lý của các pháp, song chẳng chấp trước.

3. Từ vô ngại biện : Trong một lời bao hàm vô lượng nghĩa. Đối với từng lời lẽ thông đạt tự tại, viên dung vô ngại.

4. Lạc thuyết vô ngại biện : Tùy thuận sự vui thích của chúng sinh, mà thiện xảo phương tiện nói Phật pháp, cho nên gọi là Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết.

Chúng sinh đời ác sau này, căn lành dần dần bớt đi, tăng nhiều thượng mạn, tham lợi cúng dường, tăng trưởng căn chẳng lành, xa lìa giải thoát. Tuy khó có thể giáo hóa, nhưng chúng con sẽ khởi sức nhẫn nhục lớn, đọc tụng kinh này, biên chép giải nói, đủ thứ cúng dường, chẳng tiếc thân mạng.

Chúng sinh trong đời ác năm trược chẳng tin Phật, nói Phật pháp cũng chẳng ai nghe. Tại sao ? Vì căn lành của chúng sinh dần dần giảm bớt đi, cho nên phước mỏng manh. Tuy nhiên người tăng trưởng căn lành giảm bớt, song người tăng thượng mạn thì nhiều. Như có người nói : ‘’Các vị có biết tôi là ai ? Tôi là Phật, chẳng những tôi đã thành Phật, mà mọi người cũng đều là Phật.’’ Đó là biểu hiện tăng thượng mạn.

Thứ người đó chẳng biết hổ thẹn, đối với kinh điển của Phật nói, y chẳng hiểu một bộ kinh nào hết, vậy mà chẳng biết hổ thẹn nói mình là Phật. Thứ người đó tương lai chắt chắn sẽ đọa vào địa ngục vô gián. Tại sao tự nói mình là Phật ? Đó là vì tham đồ lợi ích, tham đồ cúng dường. Như thế thì tăng thêm căn chẳng lành, vĩnh viễn xa lìa đạo giải thoát. Giải thoát là gì ? Nói đơn giản là chẳng chấp trước những thứ gì, đắc được cảnh giới vô câu vô thúc, thân tâm tự tại.
Người tăng thượng mạn tuy khó giáo hóa, song chúng con đại chúng dùng sức đại nhẫn nhục để giáo hóa, độ thoát họ. Dùng phương pháp gì để độ ? Hoặc là đọc tụng Kinh Pháp Hoa, hoặc là thuyết giảng Kinh Pháp Hoa, hoặc là biên chép ấn tống Kinh Pháp Hoa, thậm chí chẳng tiếc thân mạng để cúng dường Kinh Pháp Hoa.

Thuở xưa, có vị Bồ Tát Nhất Thiết Chúng Sinh Hỉ Kiến (tiền thân của Bồ Tát Dược Vương), Ngài phát tâm đốt thân cúng dường PhậtKinh Pháp Hoa. Chư Phật cùng khen ngợi rằng : ‘’Lành thay ! Lành thay ! Thiện nam tử ! Là chân tinh tấn, gọi là chân pháp cúng dường Như Lai‘’. Trí Giả đại sư đọc kinh đến chỗ nầy, đột nhiên nhập định. Ở trong định thấy pháp hội trên núi Linh Thứu chưa tan. Đức Phật Thích Ca vẫn vì các đại Bồ Tát và hàng Thanh Văn diễn nói Kinh Pháp Hoa. Cảnh giới đó thật là không thể nghĩ bàn.
Nhân tạo ra đời ác trược là do tâm trược mà ra. Nếu ai ai cũng thanh tâm quả dục, chẳng tranh, chẳng tham, chẳng cầu, chẳng ích kỷ, chẳng lợi mình, chẳng nói dối, thì tâm tự nhiên thanh tịnh, trở thành cõi tịnh độ nhân gian. Năm trược là gì ? Tức là :

1. Kiếp trược : Tuổi thọ con người vốn là tám vạn bốn ngàn tuổi, song vì phước cạn mỏng, dần dần giảm bớtđi vào kiếp trược. Kiếp trược vốn chẳng có thể, lấy bốn trược làm thể.

2. Kiến trược : Vì kiến giải của chúng sinh chẳng chân chánh, mê hoặc chánh kiến, trở thành kiến hoặc, tức cũng là năm lợi sử : Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cẩm thủ kiến).

3. Phiền não trược : Sáu căn đối với sáu trần, bèn sinh năm độn sử (tham, sân, si, mạn, nghi) mà có đủ thứ phiền não sinh ra.

4. Chúng sinh trược : Vì ảnh hưởng thọ kiến trược và phièn mão trược, nên phước báo của chúng sinh càng tổn giảm, còn khổ báo thì dần dần tăng lên, cho nên gặp nhiều tai họa.

5. Mạng trược : Chúng sinhphiền não sinh, nên thân tâm ốm gầy, cho nên mạng sống ngắn ngủi.

Bấy giờ, năm trăm vị A la hán ở trong chúng, được thọ ký bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Chúng con cũng tự thệ nguyện, ở cõi nước khác rộng nói kinh này.

Lúc đó, ở trong chúng có năm trăm vị A La Hán đều được Đức Phật thọ ký, các Ngài đại chúng cùng hướng Phật nói : ‘’Đức Thế Tôn ! Chúng con năm trăm A La Hán cũng tự phát thệ nguyện, đến cõi nước khác hoằng dương Kinh Pháp Hoa, chẳng khi nào lười mỏi‘’.

Lại có bậc hữu học, và vô học hai ngàn người được thọ ký, từ tòa ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về đức Phật phát thệ nguyện nói : Đức Thế Tôn ! Chúng con cũng sẽ ở cõi nước khác, rộng nói kinh này.

Lại có Tỳ Kheo hữu học (sơ quả, nhị quả, tam quả A La Hán) và các Tỳ kheo vô học (tứ quả A La Hán), cùng với tám ngàn người đều được Đức Phật thọ ký. Đại chúng cùng nhau từ tòa ngồi đứng dậy, cùng chắp tay hướng về Đức Phật, mà phát thệ nguyện rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Chúng con tám ngàn người, cũng đến mười phương cõi nước khác, để rộng nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy chẳng ngừng nghỉ‘’.

Sơ quả A La Hánkiến đạo vị (bậc thấy đạo). Nhị quảtam quả A La Hántu đạo vị (bậc tu đạo), cho nên gọi là hữu học vị (bậc hữu học). Tứ quả A La Hánchứng đạo vị (bậc chứng đạo), cho nên gọi là vô học vị (bậc vô học).

Tại sao ? Vì nhiều người ở thế giới Ta Bà tệ ác, ôm lòng tăng thượng mạn, công đức cạn mỏng, tâm sân hận ô trược siểm khúc chẳng thật.

Tại sao ? Vì người ở thế giới Ta Bà tính tình đa số rất tệ ác. Trong tâm ôm lòng cống cao ngã mạn, khinh khi mọi người. Công đức của họ vừa cạn vừa mỏng, tâm của họ sân hận nhất, ô trược nặng nhất, siểm cuống nhất, chẳng chân thật.
Chúng sinhthế giới Ta Bà hay kham nhẫn mọi sự khổ, lấy khổ làm vui, chẳng biết tu pháp lìa khổ được vui, suốt ngày dụng công trên sự danh lợi, bạn tranh thì tôi giành, chẳng ngừng nghỉ. Vì khởi hoặc, tạo nghiệp, cho nên thọ quả báo. Nếu hồi quang phản chiếu, vạn duyên buông bỏ, thì tự nhiên thoát khỏi luân hồi, do đó :

‘’Biển khổ mênh mông, quay đầu là bờ .’’

Bấy giờ, dì của đức PhậtTỳ Kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề, với các Tỳ Kheo Ni hữu họcvô học sáu ngàn người, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, một lòng chắp tay chiêm ngưỡng tôn nhan đức Thế Tôn, mắt chẳng tạm rời.

Lúc đó, dì của Đức Phật, cũng là mẹ kế của Đức Phật, Tỳ Kheo ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Đại Ái Đạo), với các vị Tỳ Kheo ni hữu họcvô học, cả thảy là sáu ngàn người cùng nhau đứng dậy, chuyên tâm chắp tay lại chiêm ngưỡng tôn nhan của Phật, mắt chẳng tạm rời, tựa như nhập định.

Tỳ Kheo ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề, là em gái của Ma Gia phu nhân. Sau theo Phật xuất gia trở thành Tỳ Kheo ni bậc nhất, tức là người lãnh đạo các Tỳ Kheo ni. Đương thời họ muốn xuất gia tu đạo, Phật vốn chẳng cho phép, sau tôn giả A Nan ba lần thỉnh cầu Đức Phật, cuối cùng Phật miễn cưỡng đáp ứng.

Lúc đó, đức Thế Tôn bảo Kiều Đàm Di rằng : Sao lại buồn rầu mà nhìn Như Lai ! Có phải trong tâm ngươi cho rằng, ta không nói đến tên ngươi, thọ ký quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác chăng !

Lúc ấy, đức Thế Tôn bảo Kiều Đàm Di (Tỳ Kheo ni thượng thủ) : ‘’Vì sao ngươi buồn rầu nhìn ta như thế ? Ở trong tâm ngươi có phải vì ta không nói đến tên ngươi, thọ ký quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác‘’ ? Phật hòa nhan duyệt sắc hỏi, khiến cho hàng đệ tử hòa mục khả thân, tự nhiên khởi kính.

Kiều Đàm Di ! Trước ta đã nói tổng quát, tất cả hàng Thanh Văn đều đã thọ ký. Nay ngươi muốn biết thọ ký chăng ? Đời vị lai ngươi sẽ làm đại pháp sư, ở trong sáu vạn tám ngàn các Phật pháp, và sáu ngàn vị Tỳ Kheo ni hữu học vô học, cũng đều làm pháp sư.

Đức Phật bảo Kiều Đàm Di ! Ta ở trước vừa nói tổng quát tất cả hàng Thanh Văn (nghe tiếng của Phật mà ngộ đạo), đều đã được thọ ký. Bây giờ ngươi muốn biết thì hãy chú ý nghe. Ở đời vị lai trải qua sáu vạn tám ngàn ở trong các Phật pháp, ngươi sẽ làm đại pháp sư và sáu nghìn vị Tỳ Kheo ni hữu họcvô học kia, cũng đều làm pháp sư.

Đại pháp sư có mười đức :
1. Khéo biết nghĩa của pháp.
2. Hay rộng tuyên nói.
3. Ở trong đại chúng chẳng sợ.
4. Khéo nói phương tiện.
5. Vô đoạn biện tài.
6. Pháp tùy đức hành.
7. Đầy đủ oai nghi.
8. Dũng mãnh tinh tấn.
9. Thân tâm chẳng mệt.
10. Thành tựu sức nhẫn nhục.
Đầy đủ mười đức hạnh nầy, mới đủ tư cách xưng là đại pháp sư.

Như thế, ngươi dần dần đầy đủ Bồ Tát đạo, sẽ được thành Phật, hiệu là Nhất Thiết Chúng Sinh Hỉ Kiến Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Như thế ngươi trải qua sáu vạn tám ngàn ức chư Phật, gần gũi chư Phật, cúng dường chư Phật, dần dần đầy đủ Bồ Tát đạo. Đến khi ba giác tròn vạn đức đầy, thì sẽ thành Phật, hiệu là Nhất Thiết Chúng Sinh Hỉ Kiến Như Lai. Đầy đủ mười hiệu, tức là:

Như Lai : Thừa đạo như thật, lai thành chánh giác.

Ứng Cúng : Xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường của chín pháp giới.

Chánh Biến Tri : Trí của Phật chiếu soi tất cả các pháp, vừa chánh lại vừa biến.

Minh Hạnh Túc : Ba minh thuộc về huệ, Năm hạnh thuộc về phước, phước huệ đều đầy đủ.

Thiện Thệ : Tu chánh đạo, vào Niết Bàn.

Thế Gian Giải : Thế và xuất thế tất cả các tướng đều thấu rõ.

Vô Thượng Sĩ : Tu đến địa vị vô tu vô chứng.

Điều Ngự Trượng Phu : Hóa đạo chúng sinh, điều phục chúng sinh.

Thiên Nhân Sư : Làm đại đạo sư của trời người.

Phật: Bậc giác ngộ.

Thế Tôn : Người tôn quý nhất của thế và xuất thế. Đầy đủ mười danh hiệu mới xưng là Thế Tôn.

Pháp môn của Bồ Tát tu là lục độ vạn hạnh. Lục độ là gì ? Tức là sáu pháp Ba la mật đến bờ kia :

1. Bố thí : Gồm có ba thứ. Thứ nhất là tài thí : Dùng của cải tiền bạc cứu tế người nghèo. Bồ Tát xả bỏ được nội tài (Đầu mắt tủy não), và ngoại tài (Đất nước vợ con), chẳng có gì mà xả bỏ chẳng đặng. Thứ hai là pháp thí : Tức là giảng kinh thuyết pháp, đem pháp lành mà mình biết, khiến cho mọi người cũng biết, do đó có câu :

‘’Trong các sự bố thí,
Bố thí pháp là hơn hết.’’

Thứ ba là vô úy thí : Có người gặp nguy hiểm, phải có tinh thần dũng mãnh cứu người gặp nạn, thoát khỏi cảnh khổ dầu sôi lửa bỏng .

2. Trì giới : Giới là điều răn cấm, ngưng làm ác ngừa việc quấy. Cho nên người tại gia phải giữ năm giới hoặc tám giới. Sa di phải giữ mười giới, Tỳ Kheo giữ hai trăm năm mươi giới, Tỳ Kheo ni giữ ba trăm bốn tám giới. Dù tại gia hoặc xuất gia, sau khi thọ giới Bồ Tát, phải hành Bồ Tát đạo, vì người chẳng vì mình.

3. Nhẫn nhục : Người tu đạo nhất định phải tu nhẫn nhục, nhẫn những gì người khác không nhẫn được, chịu đựng những điều người khác chịu không được, như thế mới có thể chứng được vô sinh pháp nhẫn.

4. Tinh tấn : Tức là dũng mãnh hướng về trước, chẳng giải đãi, chẳng phóng dật, tuyệt đối không lùi bước. Không thể một ngày nóng mười ngày lạnh, không thể có trước chẳng có sau. Tóm lại, phải có ý chí khiên nhẫn không lùi bước, mới có sở thành tựu.

5. Thiền định : Tức là tĩnh lự. Nghĩa là ngưng bặc hết mọi tạp niệm lăn xăn, một niệm không sinh thì trí huệ hiện tiền.

6. Bát nhã : Dịch là "trí huệ". Có trí huệ thì rõ thiện ác, thị phi, trắng đen, chánh tà, chẳng làm nghiệp ác. Trí huệ từ đâu mà có ? Có hai phương pháp : Một là tham thiền, phải tham đến khi sơn cùng thủy tận (Núi mòn nước cạn), thì sẽ có cảnh giới "liễu ám hoa minh". Thứ hai là tụng kinh, do đó có câu : ‘’Thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải‘’. (Vào sâu tạng kinh, trí huệ như biển).

Kiều Đàm Di ! Phật Nhất Thiết Chúng Sinh Hỉ Kiến đó, và sáu ngàn vị Bồ Tát, lần lượt thọ ký Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phật lại bảo Kiều Đàm Di ! Ngươi sẽ thành Phật hiệu là Nhất Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Phật, và sáu ngàn vị Bồ Tát lần lược thọ ký cho nhau. Nghĩa là vị Bồ Tát thứ nhất thọ ký cho vị Bồ Tát thứ hai, cứ như thế thọ ký cho đến sáu ngàn vị Bồ Tát, đều chứng quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
A La Hán chứng được Chánh giác, còn Bồ Tát chưa chứng được Chánh đẳng và vô thượng. Bồ Tát chỉ chứng được Chánh đẳng, chứ chưa chứng được Vô thượng. Phật đã chứng được Vô thượng, chẳng còn gì cao hơn Phật.

Bấy giờ, mẹ của La Hầu La là Tỳ Kheo Ni Gia Du Đà La, nghĩ như vầy : Đức Thế Tôn thọ ký, mà riêng chẳng nói đến tên tôi.

Lúc đó, mẹ của tôn giả La Hầu La (Phú chướng) Tỳ Kheo ni Gia Du Đà La (Hoa sắc), trong tâm nghĩ rằng : ‘’Ta với Đức Phật có danh là vợ chồng, tại sao thọ ký cho hàng Tỳ KheoTỳ Kheo ni, mà riêng tên tôi chẳng đề cập đến?’’ Trong tâm bà ta nghĩ như vậy, song Phật có trí huệ tha tâm thông, cho nên biết tư tưởng của bà ta, do đó có câu :

‘’Bao nhiêu tâm tánh của chúng sinh
Như Lai đều biết đều thấy.’’

Tôn giả La Hầu La là con của đức Phật Thích Ca. Xuất gia lúc bảy tuổi, là một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật, được xưng là mật hạnh đệ nhất. Trong quá khứ tôn giả là người tu đạo. Một ngày nọ, đang lúc tọa thiền nghe tiếng chuột kêu, bèn khởi tâm sân hận đến bít lỗ hang chuột. Sáu ngày sau mới nghĩ đến chuyện nầy, bèn khởi tâm đại bi thương xót, tâm nghĩ chuột ở trong hang chẳng phải sẽ chết đói chăng ? Do đó, mới lấy đá ra. Do quả báu đó, mà sáu năm ở trong bụng mẹ, cho nên gọi là ‘’Phú chướng‘’.

Gia Du Đà La em gái bà con với Đức Phật, dung mạo đoan chánh rất xinh đẹp, xa gần đều nghe danh, cho nên gọi là Hoa sắc. Khi Đức Phật mười bảy tuổi, thì kết hôn với cô ta. Một ngày nọ, cô ta cầu con với Đức Phật. Phật dùng ngón tay chỉ vào bụng cô ta, thì cô ta thọ thai. Phật xuất gia sáu năm sau mới sinh La Hầu La. Lúc đó, dòng họ Thích bàn tán xôn xao, cả thành đều cho rằng Gia Du Đà La chẳng giữ đạo vợ chồng. Gia Du Đà La biểu thị sự thanh bạch ở trước công chúng tuyên bố : ‘’Nếu La Hầu La chẳng phải là con của thái tử Tất Đạt Đa, thì nguyện lửa lớn sẽ thiêu hủy mẹ con chúng tôi, bằng ngược lại thì lửa lớn không thể thiêu đốt mẹ con chúng tôi.’’ Nói xong lập tức bồng La Hầu La nhảy vào hầm lửa. Hầm lửa lập tức biến thành ao sen, mẹ con an nhiên ngồi trên hoa sen. Lúc đó, dòng họ Thích biết Gia Du Đà La thân thanh bạch như ngọc. Sau khi trải qua sóng gió, về sau mới được mọi người cung kính. Sau đó, theo Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng nhau xuất gia tu đạo làm Tỳ Kheo ni.


Phật bảo Gia Du Đà La rằng : Ngươi ở đời vị lai, trong trăm ngàn vạn ức các Phật pháp tu hạnh Bồ Tát, làm đại pháp sư, dần dần đủ Phật đạo, sẽ được thành Phật hiệu là Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai, ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Phật đó sống lâu vô lượng A tăng kỳ kiếp.

Đức Phật bảo Gia Du Đà La : Ngươi ở đời vị lai, trong trăm ngàn vạn ức các Phật pháp, tu lục độ vạn hạnh
tự lợi lợi tha, tự giác giác tha, tự độ độ tha, làm đại pháp sư, dần dần thành tựu Phật đạo. Ở trong nước Thiện Lương sẽ được thành Phật hiệu là Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai, đầy đủ mười hiệu. Phật đó sống lâu vô lượng A tăng kỳ kiếp.

Bấy giờ, Tỳ Kheo Ni Ma Ha Ba Xà Ba ĐềTỳ Kheo Ni Gia Du Đà La, cùng với quyến thuộc đều rất hoan hỉ, được chưa từng có, bèn ở trước đức Phật nói bài kệ rằng :

Đấng Đạo sư Thế Tôn
An
ổn các trời người
Chúng con nghe thọ ký
Tâm an đã đầy đủ.

Lúc đó, Tỳ Kheo ni Đại Ái ĐạoTỳ kheo ni Hoa Sắc, cùng với quyến thuộc được Phật thọ ký, đều rất hoan hỉ, được chưa từng có, lập tức ở trước Phật nói ra bài kệ :
Đức Thế Tôn ! Ngài là đại Đạo sư của trời người, Ngài hay khiến cho trời người được an ổn, được an lạc. Chúng con hàng Tỳ Kheo ni, nghe đức Thế Tôn thọ ký cho chúng con, ai nấy trong tâm đều an ủi chẳng cách gì hình dung được.

Các Tỳ Kheo ni nói kệ xong, bèn bạch đức Phật nói : Đức Thế tôn ! Chúng con cũng ở nơi cõi nước phương khác, rộng nói kinh này.

Các vị Tỳ Kheo ni nói xong rồi, mới bạch với Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Chúng con hàng Tỳ Kheo ni, cũng ở nơi nước khác hoằng dương bộ Kinh Pháp Hoa nầy, rộng nói bộ Kinh Pháp Hoa nầy‘’.

Bấy giờ, đức Thế Tôn nhìn tám mươi vạn ức Na do tha các vị đại Bồ Tát. Các vị Bồ Tát đó, đều là chuyển bất thối pháp luân, đắc được các Đà la ni, bèn từ tòa ngồi đứng dậy, đến trước đức Phật, một lòng chắp tay mà nghĩ như vầy : Nếu đức Thế Tôn dạy bảo chúng con thọ trì diễn nói kinh này, thì chúng con sẽ y theo lời Phật dạy, mà rộng tuyên nói pháp này. Lại nghĩ như vầy : Nay đức Phật yên lặng, chẳng thấy dạy bảo, chúng ta phải làm thế nào ?

Lúc đó, đức Phật chăm chú nhìn tám vạn ức Na do tha (một trong số mục lớn nhất của Ấn Độ) các vị đại Bồ Tát. Các Ngài đều là: Vị bất thối, niệm bất thối, hạnh bất thối, chuyển bất thối đại pháp luân, chứng được Đà la ni (dịch là "tổng trì", tổng tất cả các pháp, trì vô lượng nghĩa). Các vị Bồ Tát nầy; cùng nhau từ tòa ngồi đứng dậy, đều đi đến trước Đức Phật, cung kính một lòng chắp tay. Đó là biểu thị thân cung kính và tâm cung kính. Các vị đại Bồ Tát đó, cùng nghĩ như vầy : ‘’Nếu như Đức Thế Tôn dạy bảo chúng ta thọ trì diễn nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thì chúng ta đại chúng nhất định tuân theo lời Phật dạy, rộng vì chúng sinh diễn nói diệu pháp nầy.’’
Các vị Bồ Tát đó lại nghĩ như vầy : ‘’Tuy chúng ta cùng nhau phát tâm nguyện như vậy, song Phật nay lại yên lặng chẳng nói, chẳng thấy Phật dạy bảo chúng ta. Bây giờ chúng ta phải làm thế nào ? Phát nguyện hoằng dương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ? Hay là chờ đợi Phật dạy bảo‘’?

Bấy giờ, các vị đại Bồ Tát đó, cung kính thuận theo ý của đức Phật, và muốn đầy đủ nguyện của mình đã phát ra, bèn ở trước đức Phật làm sư tử hống, mà phát thệ nguyện rằng : Đức Thế Tôn ! Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con sẽ đi khắp mười phương thế giới, để khiến cho chúng sinh, thọ trì đọc tụng biên chép ấn tống giải nói kinh này, theo như pháp mà tu hành, nghĩ nhớ chân chánh, đó đều là oai lực của đức Phật. Xin nguyện đức Thế Tôn ở nơi phương khác, trông thấy mà bảo hộ.

Lúc đó, Đức Phật chẳng nói gì cả, tám mươi vạn ức Na do tha các vị đại Bồ Tát, vì muốn cung kính tùy thuận tâm ý của Phật, và còn muốn đầy đủ đại nguyện của mình đã phát ra. Mới cùng nhau ở trước Đức Phật làm sư tử hống (tiếng đại vô úy) mà phát thệ nguyện rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Sau khi Như Lai diệt độ, chúng con đại chúng, sẽ đi đến khắp mười phương thế giới, khiến cho chúng sinh thọ trì, biên chép, ấn tống, diễn nói, bộ kinh nầy. Chúng con giảng giải nghĩa lý bộ kinh nầy, khiến cho chúng sinh minh bạch y chiếu theo nghĩa kinhtu hành, luôn thường nghĩ nhớ. Chúng con khiến cho chúng sinh chẳng quên bộ kinh nầy, đó đều là nhờ đại oai thần lực của Phật mà thành tựu. Xin nguyện đức Thế Tôn từ bi ở phương khác, trông thấy Bồ Tát chúng con và chúng sinh, bảo hộ Bồ Tát chúng con và chúng sinh.

Tức thời, các vị Bồ Tát cùng nhau phát ra tiếng, mà nói kệ rằng :

Xin nguyện Phật đừng lo
Sau khi Phật diệt độ
Trong đời ác sợ hãi
Chúng con sẽ rộng nói.
Có những kẻ vô trí
Miệng ác chưởi mắng thảy
Dùng đao gậy đánh đập
Chúng con đều nhẫn nhịn.

Lúc đó, hết thảy các vị đại Bồ Tát cùng nhau phát ra tiếng, khác miệng cùng lời nói ra bài kệ dưới đây.
Chúng con đại chúng, xin nguyện Đức Thế Tôn phóng tâm, đừng lo lắng chẳng có ai hoằng dương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hiện tại chúng con phát nguyện hoằng dương bộ kinh nầy. Sau khi Phật vào Niết Bàn rồi, ở trong đời ác sợ hãi, chúng con sẽ rộng nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Nếu như có người chẳng có trí huệ, làm những hành vi thô bạo, mắng chưởi hoặc dùng đao gậy đánh người, chúng con sẽ tiếp nhận sự ngược đãi của họ, chúng con tu pháp môn nhẫn nhục sẽ nhẫn nhịn.

Nếu có người mắng bạn, mà bạn chẳng tiếp nhận (chẳng đếm xỉa gì đến họ), thì sự mắng chưởi đó sẽ trở về người đó. Giống như có người mang quà tặng đến cho người nọ, song người nọ chẳng tiếp nhận, thì quà tặng đó trở về người tặng quà, cũng đồng lý ấy. Lại như có người, ngửa mặt lên trời phun nước miếng, muốn làm dơ trời, cuối cùng nước miếng rơi vào mặt người đó, tự thọ lấy hậu quả.

Công phu nhẫn nhục của Bồ Tát Di Lặc tu đã đến nhà, có người nhổ nước miếng lên mặt của Ngài, song Ngài chẳng phản ứng, cũng chẳng dùng tay lau chùi, để cho nó khô tự nhiên. Nếu ai ai cũng có công phu hàm dưỡng như vậy, thì trên thế gian chẳng có sự việc tranh giành phát sinh.
Người thông minh đều có sự tu dưỡng, bị người chưởi mắng thì xem như là họ ca hát, được như thế thì mọi sự đều thành công, do đó có câu :

‘’Nhẫn phiến khắc phong bình lãng tịnh
Thối nhất bộ hải khoát thiên không‘’.

Nghĩa là :

‘’Nhịn một chút gió yên sóng lặng
Lùi một bước biển êm trời xanh‘’.

Như thế thì tiêu dao tự tại biết bao !
Chẳng những bị chưởi mắng phải nhẫn nhịn, mà dù bị giết bằng đao, bị đánh bằng gậy, cũng phải nhẫn chịu, đó là tác phong của Bồ Tát. Có người nói : ‘’Tôi là Bồ đề tát đỏa‘’. Song, bị người mắng chưởi thì lửa vô minh nổi dậy cao đến ba trượng, liều mạng sống chết, đó là Bồ Tát gì ?

Tỳ Kheo trong đời ác
Tà trí tâm siểm khúc
Chưa chứng nói đã chứng
Tâm ngã mạn đầy dẫy.
Hoặc có vị Tỳ kheo
Mặc nạp y chỗ vắng
Tự cho hành chân đạo
Khinh khi người nhân gian.

Tỳ kheoTỳ kheo nitrong đời ác năm trược, trong tâm của họ có tư tưởng tà tri tà kiến, xem mọi người chẳng bằng mình, cảm thấy mình giỏi hơn người, trong mắt chẳng xem ai ra gì. Loại người có tà trí huệ chẳng có chánh trí huệ nầy, dạy họ giảng kinh thuyết pháp, thì họ giảng chẳng thông nói chẳng rõ, song đối với việc rượu chè cờ bạc, thì họ chẳng học mà tự thông.
Tâm tánh của họ siểm khúc. Siểm là siểm nịnh, thấy người có tiền có thế, thì sinh tâm phan duyên, nói những lời ngọt ngào, khiến cho họ sinh tâm hoan hỉ. Tại sao ? Đó là vì tham đồ danh văn lợi dưỡng. Khúc là quanh co, chẳng nói lời ngay thẳng với người, nói lời giả dối. Đó là hành vi của kẻ tiểu nhân, chẳng phải là tác phong của quân tử.
Có những người tu đạo, chẳng đắc đạo mà nói với mọi người rằng mình đã chứng đạo, chẳng chứng quả mà nói đã chứng quả, đó là chưa được nói đã được, chưa chứng nói đã chứng. Phạm đại vọng ngữ thì tương lai chắc chắn phải đọa vào địa ngục cắt lưỡi.
Người phạm mao bệnh cống cao ngã mạn, chẳng xem ai ra gì cả, ngã mạn đầy dẫy trong tâm, nói mình là Phật, nói mình khai ngộ, tự mình tuyên truyền quảng cáo khắp nơi. Tại sao ? Vì tâm phan duyên đang tác quái, hy vọng có người đến cúng dường.

Hoặc có Tỳ Kheo ở nơi A lan nhã (nơi vắng lặng), mặc y phấn tảo mà tu ở nơi vắng lặng. Tự nói mình đang tu chân đạo : ‘’Ta là Tăng tu khổ hạnh, ta là cao Tăng hành đạo‘’, càng khinh khi người giảng Kinh Pháp Hoa.
A lan nhã là nơi chẳng có tiếng ồn ào, là nơi người tu khổ hạnh ở, tức cũng là nơi cách xa thành thị huyên náo, nơi tĩnh tâm tu hành. Ban đêm họ ngồi thiền dưới gốc cây chẳng ngủ. Y phấn tảo là y vá, cũng là y phục của người xuất gia mặc. Người xuất gia phải trừ tâm tham, cho nên chẳng mặc y phục tốt, thứ y phục nầy dùng vải cũ may thành, rất dễ rách nát. Do đó, chỗ nào rách thì vá chỗ đó, do đó có câu : ‘’Thiên châm vạn tuyến bổ nạp y‘’. Nghĩa là ‘’Ngàn đường kim vạn sợi tơ vá y rách‘’. Nạp y còn biểu thị năm tuổi tu đạo. Còn gọi là y phấn tảo, là y lượm ở trong đống rác, dùng nước giặc sạch rồi may thành y.

tham trước lợi dưỡng
Nói pháp với cư sĩ
Để người đời cung kính
Như lục thông La Hán.
Ng
ười đó ôm lòng ác
Thường nhớ việc thế tục
Giả danh A lan nhã
Chuyên nói lỗi của người.

Những Tỳ Kheo ác có tâm tham đồ lợi dưỡng, vì người tại gia nói pháp. Nói pháp chẳng phải là chân đạo, song làm giả dạng để được người đời cung kính, giống như cung kính bậc A La Hán đã chúng lục thông.
Tỳ Kheo ác tính thường ôm lòng ác độc, ác ý hủy báng pháp sư giảng nói Kinh Pháp Hoa, song ông ta luôn luôn nghĩ nhớ đến việc thế tục, làm thế nào mới có thể thành tựu danh lợi ? Làm thế nào mới có người cúng dường ? Cho nên phan duyên khắp nơi, hóa duyên các nơi. Họ mượn danh nghĩa giả, ở chỗ vắng vẻ. Kỳ thật, họ tham đồ danh văn lợi dưỡng mà thôi. Họ tự cho rằng họ là thanh cao, mà chuyên môn nói lỗi của người thuyết pháp, đó là hành vi của vi trùng ở trong thân của sư tử.
Tông chỉ của tôi (Hòa Thượng Tuyên Hóa) là :

‘’Dù chết lạnh chẳng van xin
chết đói chẳng cầu xin
Dù nghèo chết chẳng cầu cạnh.
Tùy duyên mà không đổi,
Không thay đổi mà tùy duyên.
Giữ gìn ba tông chỉ của chúng ta
Xả bỏ thân mạng làm Phật sự
Tạo mạng là việc gốc
Nuôi mạng chân chánh là việc Tăng
G
ặp việc thì rõ lý
Rõ lý tức là việc
Giữ gìn tổ sư một mạch tâm truyền.’’

Mà nói như thế này
Các vị Tỳ Kheo đó
Vì tham cầu lợi dưỡng
Nói luận nghị ngoại đạo.
Tự làm kinh điển này
Dối gạt người thế gian
cầu danh cầu lợi
Phân biệt nói kinh này.

Người đó nói kinh nầy : ‘’Những vị Tỳ kheo đó, họ vì tham đồ lợi dưỡng, cho nên vì chúng sinh nói lý luận của ngoại đạo. Họ tự làm bộ kinh Pháp Hoa nầy, mục đích là lường gạt người thế gian, vì cầu danh lợi, cho nên phân biệt để diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Ngoại đạo : Tức là người tu hành, cầu pháp bên ngoài tâm. Lúc Đức Phật còn tại thế, ở Ấn Độ có sáu thứ ngoại đạo, học thuyết của họ không ngoài nói về đoạn về thường, bác vô nhân quả, tự nhiên thành tựu. Cho nên hình thành hai chủ nghĩa lớn : Một là phái hưởng thụ, hai là phái khổ hạnh, song đều chẳng cứu kính.

Thường ở trong đại chúng
Muốn hủy báng chúng ta
Hướng quốc vương đại thần
Bà la môn cư sĩ.
Và chúng Tỳ Kheo khác
Phỉ báng nói ta ác
Người đó kẻ tà kiến
Nói luận nghị ngoại đạo.

Người đó, thường ở trong đại chúng, vì muốn hủy báng chúng con, nên thường nói với quốc vương và đại thần, thường nói với hàng Bà la môn, cư sĩ và chúng Tỳ Kheo khác. Nói cái gì ? Nói vị pháp sư giảng nói Kinh Pháp Hoa là người tà tri tà kiến, chuyên môn giảng nói luận nghị của ngoại đạo, chẳng phải là Phật pháp chân chánh.

Chúng sinh vào thời mạc pháp, chẳng có mắt lựa chọn pháp, bạn nói với họ pháp thật, thì họ cho là giả. Nếu bạn nói pháp giả, thì họ cho là pháp thật, đó tức là điên đảo. Chẳng phân biệt được rõ ràng thật giả, thiện ác, chánh tà, trắng đen.
Bà la môn là một trong bốn dòng dõi của Ấn Độ, thờ phụng trời Phạm Thiên, tu hạnh thanh tịnh. Khi nhi đồng đến bảy tuổi, thì ở nhà học tập kinh điển, đến mười lăm tuổi, thì có thể ra ngoài học giáo lý Bà la môn, đi cầu học các nơi. Bốn mươi tuổi thì trở về nhà kết hôn, sinh con nối dòng, ‘’Truyền tông tiếp đại‘’, năm mươi tuổi thì vào núi tu đạo.

Vì chúng con kính Phật
Phải nhẫn các việc ác
Họ nói lời khinh khi
Các ông đều là Phật.
Lời khinh mạn như thế
Chúng con đều nhẫn nhịn
Trong đời ác kiếp trược
Có nhiều việc kinh hãi.

Chúng con đại chúngcung kính Đức Phật, dù những người ác gây ra đủ thứ chuyện ác, song chúng con đều phải nhẫn nhịn, chẳng biện luận với họ, cũng chẳng để ý đến lời nói phá hoại của họ. Những người đó ít xít cho nhiều, dùng lời nói tâng bốc nói chúng con : ‘’Các ông đều là Phật‘’. Những lời nói khinh mạn như thế, chúng ta đều phải nhẫn nhịn. Ở trong đời ác năm trược có nhiều việc đáng sợ hãi, để nhiễu loạn thân tâm người tu đạo, khiến cho chẳng thanh tịnh, rất dễ mất đạo tâm.

Ác quỷ nhập thân họ
Mắng chưởi hủy nhục con
Chúng con kính tin Phật
Phải mặc giáp nhẫn nhục.
Do vì nói kinh này
Nhẫn các việc khó đó
Con chẳng tiếc thân mạng
Chỉ tiếc đạo vô thượng.

Vào thời đại mạc pháp, ma mạnh pháp yếu. Ma quỷ nhập vào thân người tác quái. Có người hỏi : ‘’Ác ma sao có thể nhập vào thân người được‘’? Vì tâm con người bất chánh, thường sinh tà niệm, cho nên dễ làm cho ma quỷ nhập vào. Quảng đông có câu rằng : ‘’Quỷ trong thân‘’. Quỷ mà đã nhập vào thân người rồi, thì người đó chẳng còn làm chủ được nữa, chẳng còn tri giác, bị ma quỷ chi phối. Ác quỷ lợi dụng miệng của họ nói những lời tiên đoán tựa như đúng, nhưng là sai, người chẳng có trí huệ rất dễ bị lừa.

Trước kia, tôi có gặp một cô gái bị quỷ nhập. Cô ta nói cô ta là Bồ Tát, tôi nói với cô ta : ‘’Bồ Tát cái gì cũng biết, sao cô chẳng biết gì hết’’? Cô ta chẳng có lời nào để nói bèn bỏ đi. Bây giờ rất dễ mạo xưng là thánh nhân, đi khắp nơi tuyên truyền mình là Phật, là Bồ Tát. Kỳ thật, đó là quỷ trong thân mình, mà mình chẳng biết mà thôi. Những người tà đó, đi khắp nơi vì chúng sinh nói pháp giảng đạo, giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh lầm vào đường tà.

Quỷ ở trong thân ác Tỳ Kheo, chuyên môn mắng chưởi hủy nhục chúng con, nói pháp sư giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoangoại đạo. Chúng con đại chúngcung kính Phật, tín ngưỡng Phật, cho nên thường mặc áo giáp nhẫn nhục, để bảo hộ huệ mạng của chúng con. Vì hoằng dương Kinh Pháp Hoa, lưu truyền ở đời, cho nên vui lòng nhẫn nhịn đủ thứ những việc khó nhẫn. Vì tuyên nói bộ kinh nầy, mà chúng con chẳng thương tiếc thân mạng của mình, chỉ muốn bảo hộ bộ kinh nầy, thương tiếc đạo vô thượng.

Chúng con đời vị lại
Hộ trì Phật phó chúc
Thế Tôn sẽ tự biết
Tỳ Kheo đời ác trược.
Chẳng biết Phật phương tiện
Tùy nghi mà nói pháp
Miệng ác còn nhăn nhó
Thường thấy đuổi họ ra.
Xa lìa nơi chùa tháp
Những việc ác như thế
Vì nhớ lời Phật dạy
Nên đều phải nhẫn nhịn.

Chúng con đại chúng ở đời vị lai, giữ gìn lời phó chúc của Phật, hộ trì bộ Kinh Pháp Hoa nầy. Đức Thế Tôn ! Ngài chắc chắn sẽ biết, Tỳ Kheo ác ở trong đời ác năm trược chẳng biết pháp môn phương tiện của Phật nói, mới thuận theo căn cơ của chúng sinh mà nói tất cả các pháp. Họ dùng miệng ác hủy báng, biểu tình nhăn nhó, cău mày. Nhiều lần đuổi Tỳ Kheo lánh xa lìa chùa tháp. Những việc ác như thế, thật làm cho con người khó nhẫn nhịn. Song chúng con thường nhớ lời Phật dạy, cho nên mọi việc ác, chúng con đều phải nhẫn nhịn, tuyệt đối chẳng nổi sân với Tỳ Kheo ác.

Các xóm làng thành ấp
Nếu có người cầu pháp
Con đều đến chỗ họ
Nói pháp của Phật nói.
Con là sứ của Phật
Trong chúng đều chẳng sợ
Con sẽ khéo nói pháp
Xin Phật hãy yên lòng.
Con ở trước Thế Tôn
chư Phật mười phương
Phát thệ nguyện như thế
Phật tự biết tâm con.

Ở trong các xóm làng thành ấp, nếu có người thỉnh cầu Phật pháp, thì con đều đến chỗ của họ, để vì họ diễn nói pháp của Phật nói, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Con là sứ giả của Phật, phàm là việc của Phật, con đều đi làm. Ở trong đại chúng đạo tràng, vì nói Kinh Pháp Hoa nên con chẳng có sợ hãi. Con sẽ khéo nói pháp, phân biệt tất cả nghĩa lý thật tướng của các pháp. Xin nguyện Phật hãy yên lòng, đừng lo lắng việc hoằng dương Kinh Pháp Hoa.

Chúng con ở trước đức Thế Tôn, ở trước mười phương chư Phật phát thệ nguyện như thế, chắc chắn Phật sẽ biết tâm nguyện của con. Tâm nguyện của con là bảo hộ thọ trì Kinh Pháp Hoa, hoằng dương Kinh Pháp Hoa, biên chép ấn tống Kinh Pháp Hoa, cúng dường Kinh Pháp Hoa, đó là đại tâm nguyện của chúng con đại chúng.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :