- Giải Thích Tên Kinh
- Phẩm Tựa Thứ Nhất
- Phẩm Phương Tiện Thứ Hai
- Phẩm Thí Dụ Thứ Ba
- Phẩm Tin Hiểu Thứ Tư
- Phẩm Dược Thảo Dụ Thứ Năm
- Phẩm Thọ Ký Thứ Sáu
- Phẩm Hóa Thành Dụ Thứ Bảy
- Phẩm Thọ Ký Cho Năm Trăm Vị Đệ Tử Thứ Tám
- Phẩm Thọ Ký Cho Bậc Hữu Học Và Vô Học Thứ Chín
- Phẩm Pháp Sư Thứ Mười
- Phẩm Thấy Bảo Tháp Thứ Mười Một
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa Thứ Mười Hai
- Phẩm Khuyên Trì Thứ Mười Ba
- Phẩm An Lạc Hạnh Thứ Mười Bốn
- Phẩm Từ Dưới Đất Vọt Lên Thứ Mười Lăm
- Phẩm Thọ Lượng Của Như Lai Thứ Mười Sáu
- Phẩm Phân Biệt Công Đức Thứ Mười Bảy
- Phẩm Tùy Hỷ Công Đức Thứ Mười Tám
- Phẩm Công Đức Pháp Sư Thứ Mười Chín
- Phẩm Bồ Tát Thường Bất Khinh Thứ Hai Mươi
- Phẩm Thần Lực Của Như Lai Thứ Hai Mươi Mốt
- Phẩm Chúc Lũy Thứ Hai Mươi Hai
- Phẩm Bổn Sự Của Bồ Tát Dược Vương Thứ Hai Mươi Ba
- Phẩm Bồ Tát Diệu Âm Thứ Hai Mươi Bốn
- Phẩm Phổ Môn Bồ Tát Quán Thế Âm Thứ Hai Mươi Lăm
- Phẩm Đà La Ni Thứ Hai Mươi Sáu
- Phẩm Bổn Sự Của Bồ Tát Vua Diệu Trang Nghiêm Thứ Hai Mươi Bảy
- Phẩm Khuyến Phát Của Bồ Tát Phổ Hiền Thứ Hai Mươi Tám
Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
Phẩm Bồ Tát Diệu Âm thứ hai mươi bốn
Bồ Tát Diệu Âm Ngài có âm thanh vi diệu không thể nghĩ bàn.
Tại sao lại có Diệu Âm ? Vì ở trong quá khứ vô lượng kiếp Ngài đã từng dùng
mười vạn âm nhạc cúng dường Phật Vân Lôi Âm Vương. Diệu Âm của Ngài nói pháp,
vĩnh viễn tồn tại lưu giữ ở lỗ tai của chúng sinh. Vì lỗ tai của chúng sinh có
Diệu Âm, nên vĩnh viễn chẳng quên diệu pháp của Bồ Tát Diệu Âm nói. Do đó gọi
là Bồ Tát Diệu Âm.
Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, phóng quang minh từ nhục kế tướng đại
nhân, và phóng ra tướng hào quang trắng ở giữa chặng mày, chiếu khắp phương
đông, một trăm tám vạn ức na do tha Hằng hà sa, các thế giới của Phật.
Sau khi nói xong Phẩm Bổn Sự của Bồ Tát Dược Vương, thì khi sắp nói Phẩm Bồ Tát
Diệu Âm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ở trong hội Pháp Hoa trên núi Linh Thứu,
phóng ra đại quang minh từ nhục kế (chỗ cao nhất trên đỉnh đầu) tướng đại nhân,
chiếu sáng hết thảy thế giới. Lại từ giữa chặng mày, phóng ra tướng hào quang
trắng. Nhục kế biểu thị cho quả tròn. Phật viên mãn quả giác đã đến cực điểm.
Hào quang trắng biểu thị cho nhân tròn. Trung đạo nhân cũng tròn mà quả cũng
tròn, nhân quả không hai, tức nhân tức quả; tức quả tức nhân. Quang minh nhục
kế và quang minh trắng, chẳng những chiếu khắp thế giới mà còn chiếu khắp
phương đông, một trăm tám vạn ức na do tha Hằng hà sa các thế giới của Phật.
Qua số thế giới đó, có một thế giới tên là Tịnh Quang
Qua số thế giới đó rồi, có một thế giới tên là thế giới Tịnh Quang
Phật có biệt hiệu, tức là bổn danh của Phật; Phật còn có thông hiệu tức là mười
hiệu.
Mỗi vị Phật đều có đầy đủ mười hiệu :
1). Như Lai : Thừa đạo như thật, lai thành chánh giác.
2). ứng Cúng : Xứng đáng thọ trời, người cúng dường.
3). Chánh Biến Tri : Tức chánh tri lại biến tri, biết lý chân tục hai đế.
4). Minh Hạnh Túc : Hạnh ba minh chỉ có Phật mới đầy đủ, tức cũng là tu hành và
trí huệ đều viên mãn.
5). Thiện Thệ : Khéo đi đến nơi tốt nhất.
6). Thế gian giải : Các pháp thế gian chỉ có Phật mới hiểu rõ hết.
7). Vô Thượng Sĩ : Phật là đại sĩ trên hơn hết trong thế gian và xuất thế gian,
chẳng có ai sánh bằng.
8). Điều ngự trượng phu : Bậc trượng phu điều phục giá ngự chúng sinh trong ba
cõi.
9). Thiên Nhân Sư : Bậc đạo sư của chư thiên và loài người.
10). Phật : Giác hạnh viên mãn, vạn đức trang nghiêm.
Thế Tôn : Tôn kính trong thế gian và xuất thế gian. Đầy đủ mười hiệu mới gọi là
Thế Tôn.
Vị Phật Tịnh
Luồng hào quang trắng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chiếu sáng khắp cõi nước
đó.
Tướng luồng hào quang trắng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chiếu sáng khắp hết thảy
cõi nước Tịnh Quang
Bấy giờ, ở trong cõi nước Tịnh Quang
Lúc đó, ở trong cõi nước Tịnh Quang
Được diệu tràng tướng tam muội, pháp hoa tam muội, tịnh đức tam muội, tú
vương hí tam muội, vô duyên tam muội, trí ấn tam muội, giải nhất thiết chúng
sinh ngữ ngôn tam muội, tập nhất thiết công đức tam muội, thanh tịnh tam muội,
thần thông du hí tam muội, trí cự tam muội, trang nghiêm vương tam muội, tịnh quang
minh tam muội, tịnh tạng tam muội, bất cộng tam muội, nhật toàn tam muội.
1). Diệu tràng tướng tam muội : Chánh định thâm sâu diệu vợi, an trụ bất động, giống
như tràng báu, uy phục tất cả và cũng là thật tướng. Bổn thể của thật tướng cao
hơn tất cả, nhưng vô tướng. Tuy vô tướng, nhưng vô sở bất tướng, cho nên gọi là
diệu tràng tướng tam muội.
2). Pháp hoa tam muội : Tức là nhân quả không hai. Nhân tức là quả, quả tức là
nhân. Nhân quả cùng lúc, cho nên ví như hoa sen. Hoa sen là hoa nở sen hiện, hoa tàn
thì sen thành. Tức là quyền thật không hai. Quyền là quyền xảo phương tiện,
thật là chân thật bất hư, vì thật thí quyền, vì thật pháp mới dùng pháp quyền
xảo phương tiện. Khai quyền hiển thật, khai mở quyền rồi, thì hiện ra thật. Tức
là bổn tích không hai. Bổn là sự lý rất lâu xa về trước, tích là thật hiện
sinh. Vì nhân quả không hai, quyền thực không hai, bổn tích không hai, cho nên
gọi là Pháp hoa tam muội.
Ba hoặc là gì ? Tức là :
A. Kiến tư hoặc : Kiến hoặc là đối cảnh khởi tham ái, cảnh giới đến thì sinh
tâm tham ái. Tư hoặc là mê lý khởi phân biệt, đối với lý luận chẳng minh bạch,
sinh ra tâm phân biệt, càng phân biệt thì càng xa, càng xa thì càng phân biệt.
Kết quả lìa trí huệ căn bản càng ngày càng xa.
B. Trần sa hoặc : Theo tên mà suy nghĩa, hoặc nhiều như bụi, như cát. Song, Bồ Tát giáo hóa chúng sinh phải có pháp môn nhiều như bụi như cát, mới có thể viên mãn. Phải ở trong nhiều kiếp tu học vô lượng pháp môn, mới phá trừ được hoặc này, đắc được đạo chủng trí.
C. Vô minh hoặc : Gặp cảnh giới thì đối với sự cũng mê, mà đối với lý cũng mê, đó tức là vô minh hoặc. Tóm lại, tức là chẳng hiểu biết, chính mình cũng chẳng biết tại sao lại nóng giận, chính mình cũng chẳng biết tại sao lại điên đảo ? Đó tức là vô minh. Ba hoặc này chẳng thanh tịnh, cho nên gọi là cấu bẩn, nếu lìa khỏi ba hoặc cấu bẩn, thì sẽ chứng được thanh tịnh tự tại.
4). Tú vương hí tam muội : Tú vương tức là vua trong tinh tú (các vì sao), tức là mặt trăng. Dùng trí huệ quyền xảo phương tiện, để chiếu căn cơ của chúng sinh, chẳng dùng thật trí để chiếu lý. Quyền trí giống như mặt trăng, đáng tròn thì tròn, đáng khuyết thì khuyết, đó là sự xảo diệu, cho nên dùng trí huệ xảo diệu để làm việc này (hí kịch), có người diễn, có người xem, cho nên gọi là tú vương hí tam muội.
5). Vô duyên tam muội : Tức là vô duyên đại từ. Chẳng có tâm duyên niệm tất cả chúng sinh, có ứng tức cảm, như nước hiện ánh trăng. Bất cứ có duyên hay vô duyên đều độ khắp, chẳng phân biệt thân sơ xa gần, khi gặp thì nét mặt nhân từ, cho nên gọi là vô duyên tam muội.
6). Trí ấn tam muội : Tức là trí huệ chân thật, ấn tất cả các pháp, tức vọng mà chân. Tóm lại, trong một niệm đầy đủ ba trí.
Ba trí là gì ? Tức là:
- Nhất thiết trí.
- Đạo chủng trí.
- Nhất thiết chủng trí.
Nhất thiết trí, là trí huệ của bậc Thanh Văn, đạo chủng trí, là trí huệ của Bồ Tát, nhất thiết chủng trí, là trí huệ của chư Phật. Đó là trí ấn tam muội.
7). Giải nhất thiết chúng sinh ngữ ngôn tam muội : Tức là thấu hiểu tất cả ngôn ngữ của tất cả chúng sinh. Chẳng những hiểu biết ngôn ngữ của loài người, mà dù các loại ngôn ngữ của chúng sinh khác, như phi cầm tẩu thú, thậm chí cỏ cây kim đá vô tình, cũng đều thấu hiểu, chẳng có chướng ngại về ngôn ngữ. Có ngôn ngữ tam muội đó, cho nên gọi là nhất thiết chúng sinh ngữ ngôn tam muội.
8). Tập nhất thiết công đức tam muội : Nhất thiết tam muội thì có thể thu nhập một tam muội. Một tam muội lại có thể thông đạt nhất thiết tam muội. Trải qua vô lượng kiếp tu hành vạn đức viên mãn đầy đủ, tích tập tất cả công đức tam muội, cho nên gọi là tập nhất thiết công đức tam muội.
9). Thanh tịnh tam muội : Tức là thanh tịnh sáu căn. Sáu căn thanh tịnh thì sẽ đắc được sự hổ tương xử dụng tự tại, xa lìa nhiễm trần, chẳng có hoặc cấu bẩn, cho nên gọi là thanh tịnh tam muội.
10). Thần thông du hí tam muội : Dùng sức thần thông tự tại diệu dụng, hiện ra các thứ tướng để giáo hóa chúng sinh, du hí nhân gian. Tóm lại, thần thông biến hóa như là du hí, như huyễn như hóa, phổ nhiếp chúng sinh, khiến cho chúng sinh đừng chấp trước, cho nên gọi là thần thông du hí tam muội.
11). Huệ cự tam muội : Huệ là trí huệ, cự là hỏa cự (đuốc lửa). Trí huệ quang minh như là đuốc lửa, phá trừ đen tối. Tóm lại, tu đạo mới có trí huệ, trí huệ quang minh chiếu phá đen tối ngu si. Tại sao chúng ta cứ làm những việc điên đảo ? Là vì ngu si. Cho nên phải siêng tu giới định huệ, mới tiêu diệt được tham sân si. Chẳng có ba độc thì trí huệ tự nhiên sẽ hiện tiền.
12). Trang nghiêm vương tam muội : Trang nghiêm tự tại, tự tánh tựa như vương. tự tánh vốn đầy đủ mỹ đức, tất cả đều viên dung vô ngại. Tùy tiện đề ra một pháp, thì sẽ thống lãnh tất cả các pháp, tức cũng là dùng Phật trang nghiêm, mà tự mình trang nghiêm, cho nên gọi là trang nghiêm vương tam muội.
13). Tịnh quang minh tam muội : Tức là ba trí thanh tịnh, viên mãn quang minh, chiếu tất cả các pháp, tức cũng là tính tịnh quang minh, cho nên gọi là tịnh quang minh tam muội.
14). Tịnh tạng tam muội : Trong một niệm đắc được thanh tịnh, khéo nhiếp vạn đức. Tức cũng là tịnh tâm trụ ở Như Lai mật tính, cũng có thể nói là tính Như Lai tạng hàm tàng tất cả pháp, cho nên gọi là Tịnh Tạng tam muội.
15). Bất cộng tam muội : Tức là bất cộng tam thừa mà cùng một thừa, tức cũng là Như Lai đại định, cho nên gọi là bất cộng tam muội.
16). Nhật toàn tam muội
: Trí huệ thanh tịnh như mặt trời chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, cũng
có thể nói, dùng trí huệ chân thật chiếu lý mà vô sở trụ, tức là chẳng trụ vào
cảnh giới chiếu lý, đó gọi là nhật toàn tam muội.
Được hết thảy trăm ngàn vạn ức, Hằng hà sa các đại tam muội như thế.
Vị Bồ Tát Diệu Âm vì ở trong quá khứ vô lượng kiếp, đã từng dùng mười vạn thứ
âm nhạc và tám vạn bốn ngàn cái bát báu, cúng dường đức Như Lai Vân Lôi Âm
Vương, cho nên đắc được trăm ngàn vạn ức Hằng hà sa các đại tam muội.
Quang minh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chiếu đến thân Bồ Tát Tú
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong pháp hội Linh Sön, phóng ra quang minh trên nhục
kế và luồng hào quang trắng, chiếu soi thân Bồ Tát Diệu Âm ở trong thế giới
Tịnh Quang ở phương đông. Bồ Tát Diệu Âm bèn bạch với Đức Phật Tịnh
Bấy giờ, đức Phật Tịnh
Lúc đó, Đức Phật Tịnh
Thiện nam tử ! Thế giới Ta Bà đó, cao thấp chẳng bằng phẳng, đất đá các núi,
sự dơ bẩn xấu ác đầy dẫy. Thân Phật nhỏ bé, các chúng Bồ Tát thân hình cũng
nhỏ, mà thân ông cao đến bốn vạn hai ngàn do tuần, thân ta cao sáu trăm tám
mươi vạn do tuần. Thân ông đoan chánh bậc nhất, có trăm ngàn vạn phước tướng,
quang minh tốt đẹp đặc biệt, cho nên ông đi qua đó, đừng khinh khi cõi nước đó,
hoặc Phật Bồ Tát và cõi nước, mà sinh tư tưởng hạ liệt.
Đức Phật Tịnh
Lúc đó, Bồ Tát Diệu Âm chẳng lìa khỏi tòa ngồi, thân chẳng lay động, bèn
nhập tam muội, nhờ sức tam muội mà đến núi Kỳ Xa Quật, cách pháp tòa chẳng bao
xa, hóa ra tám vạn bốn ngàn hoa sen báu, dùng vàng diêm phù đàn làm thân, bạc
làm lá, kim cang làm nhụy, chân thúc ca bảo làm đài.
Lúc đó, Bồ Tát Diệu Âm chẳng rời khỏi tòa ngồi, thân cũng chẳng lay động, bèn nhập
vào tam muội, nhờ sức tam muội mà đến thế giới Ta Bà núi Kỳ Xa Quật (núi Linh Thứu),
cách pháp tòa của Phật Thích Ca chẳng bao xa, bèn hóa ra tám vạn bốn ngàn hoa
sen báu lớn (đại biểu cho tám vạn bốn ngàn pháp môn). Những hoa sen đó, đều
dùng vàng diêm phù đàn làm thân, dùng bạc làm lá, dùng kim cang làm nhụy, dùng
chân thúc ca bảo làm đài.
Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, thấy hoa sen đó, bèn bạch đức Phật
rằng : Đức Thế Tôn ! Đó là nhân duyên gì, mà hiện ra cảnh giới tốt đẹp như thế
? Có hàng ngàn vạn hoa sen, dùng vàng diêm phù đàn làm thân, dùng bạc làm lá,
dùng kim cang làm nhụy, dùng chân thúc ca bảo làm đài.
Lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi thấy hoa sen xuất hiện thù thắng như thế, chẳng biết
nhân duyên gì, mới hỏi Đức Phật : ‘’ Đức Thế Tôn ! Đó là nhân duyên gì, mà hiện
ra cảnh giới tốt đẹp như thế ? Có hàng ngàn vạn hoa sen, thân của hoa sen làm
bằng vàng diêm phù đàn, lá thì làm bằng bạc, nhụy thì làm bằng kim cang, đài
thì làm bằng chân thúc ca bảo. Việc đó như thế nào ? Xin Đức Thế Tôn từ bi, vì
chúng con mà nói nhân duyên đó.’’
Bồ Tát Diệu Âm hiện ra
cảnh giới tốt đẹp như thế. Tại sao Bồ Tát Văn Thù chẳng biết ? Các Ngài đều là
Đẳng giác Bồ Tát, địa vị đồng nhau, thần thông đồng nhau, chẳng lý nào mà chẳng
rõ. Đó là vì Bồ Tát Văn Thù, đại biểu đại chúng trong hội Pháp Hoa thưa hỏi,
chứ chẳng phải là Ngài không thấu rõ.
Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng : Đại Bồ
Tát Diệu Âm đó, từ cõi nước của Phật Tịnh
Lúc đó, Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng : ‘’Vị Bồ Tát Diệu
Âm đó, là đại Bồ Tát trong chúng Bồ Tát. Ông ta từ phương đông thế giới Tịnh
Quang
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát đó, trồng căn
lành gì, tu công đức gì, mà được sức đại thần thông như thế? Tu hành tam muội
gì? Xin hãy vì chúng con nói tên của tam muội đó. Chúng con cũng muốn siêng
năng tu hành, tu tam muội đó, mới có thể thấy Bồ Tát đó, sắc tướng lớn nhỏ, uy
nghi tấn chỉ.
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi lại bạch Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát Diệu Âm đó,
Ngài ở trong đời quá khứ gieo trồng căn lành gì ? Tu hành công đức gì ? Mà có
sức đại thần thông lớn như thế ? Ngài tu trì tam muội gì ? Xin Đức Thế Tôn hãy
vì chúng con đại chúng, nói ra tên của tam muội đó. Chúng con đại chúng cũng
muốn tu trì pháp môn tam muội đó, đắc được sức đại thần thông không thể nghĩ bàn
như thế rồi, mới có thể thấy sắc thân của vị Bồ Tát Diệu Âm lớn nhỏ, uy nghi
tấn chỉ của Ngài như thế nào‘’?
Xin đức Thế Tôn dùng sức thần thông, khi Bồ Tát đó đến, thì khiến cho con được
thấy.
Bồ Tát Văn Thù lại nói : ‘’Xin Đức Thế Tôn từ bi, dùng sức thần thông, khi vị Bồ
Tát đó đến pháp hội, thì khiến cho chúng con được thấy.’’
Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Văn Thù : Đức Như Lai Đa Bảo diệt
độ từ lâu đây, sẽ vì các ông mà khiến cho vị Bồ Tát đó, hiện thân tướng.
Lúc đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng : ‘’Đức Đa Bảo
Như Lai diệt độ từ lâu đây, sẽ thuận theo yêu cầu của các ông đại chúng, mà
khiến cho Bồ Tát Diệu Âm hiện sắc tướng để cho các ông thấy.’’
Lúc đó, đức Phật Đa Bảo liền bảo vị Bồ Tát đó : Thiện nam tử ! Đến đây, Bồ
Tát Văn Thù Sư Lợi muốn thấy thân của ông.
Lúc đó, Đức Đa Bảo Như Lai bảo Bồ Tát Diệu Âm rằng : ‘’Thiện nam Tử ! Đến đây, có
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi muốn gặp ông.’’
Lúc đó, Bồ Tát Diệu Âm ở cõi nước kia, ẩn thân cùng với tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát cùng nhau đến, các cõi nước đi qua, đều có sáu thứ chấn động, thảy đều mưa xuống hoa sen bảy báu, và trăm ngàn thứ nhạc trời, chẳng cổ động mà tự vang lên.
Lúc đó, Bồ Tát Diệu Âm ở thế giới Tịnh Quang
Mắt của vị Bồ Tát đó, như hoa sen xanh rộng lớn, ví như trăm ngàn vạn mặt trăng hợp lại, diện mạo đoan chánh xinh đẹp, thân màu vàng thật, có vô lượng trăm ngàn công đức trang nghiêm, uy đức dũng mãnh, quang minh chiếu sáng, các tướng đầy đủ, thân kiên cố như na la diên.
Vị Bồ Tát Diệu Âm đó, mắt của Ngài rộng lớn như lá hoa sen xanh, sáng suốt vô cùng, ví như trăm ngàn vạn mặt trăng hợp lại, diện mạo của Ngài đoan chánh xinh đẹp, càng siêu hơn là cảnh giới này. Thân thể của Ngài màu vàng tía, có vô lượng công đức trang nghiêm thân. Uy đức của Ngài rất dũng mãnh, do đó ‘’Có uy đáng sợ, có đức đáng kính.’’ Quang minh chiếu soi tất cả. Bất cứ là một tướng nào, cũng đều đầy đủ viên mãn trang nghiêm. Thân của Ngài kiên cố như na la diên (kim cang lực sĩ), vĩnh viễn chẳng hư hoại, đó là thân tướng thù thắng của Bồ Tát Diệu Âm, chẳng phải các Bồ Tát khác, có thể sánh bằng Ngài được.
Ngồi trên đài bảy báu thăng lên hư không, cách mặt đất bảy cây đa la, các chúng Bồ Tát cung kính vây quanh, đi đến núi Kỳ Xa Quật thế giới Ta Bà.
Bồ Tát Diệu Âm ngồi trên đài hoa sen bảy báu thăng lên hư không, cách mặt đất bảy cây đa la (mỗi cây đa la cao khoảng sáu chục thước). Tám vạn bốn ngàn chúng Bồ Tát cung kính vây quanh Ngài bốn phía, cùng đi đến núi Kỳ Xa Quật thế giới Ta Bà.
Đi đến rồi, bước xuống đài bảy báu, đem chuỗi ngọc giá trị trăm ngàn lạng vàng, cầm đến chỗ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đầu mặt lễ dưới chân Phật, dâng chuỗi ngọc lên, mà bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Đức Phật Tịnh
Bồ Tát Diệu Âm đến núi Kỳ Xa Quật rồi, bèn bước xuống đài bảy báu, tay cầm chuỗi ngọc quý nhất, giá trị trăm ngàn lạng vàng, cúng dường cho Đức Phật Thích Ca. Đến chỗ Đức Phật rồi, năm thể sát đãt, hướng về Đức Phật đảnh lễ, dâng chuỗi ngọc lên, bèn nói với Đức Phật : ‘’Đức Thế Tôn ! Thầy của con là Đức Phật Tịnh
Lại hỏi tất cả chúng sinh có tà kiến chăng ? Có tâm chẳng lành chăng ? Tức là thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia, có thu nhiếp năm tình chăng, chẳng bị cảnh giới làm lay chuyển chăng (năm tình : Hỷ, nộ, ái, ác, dục).
Đức Thế Tôn ! Chúng sinh có hàng phục được các ma oán chăng, đức Đa Bảo Như Lai diệt độ từ lâu, ở trong tháp bảy báu có đến nghe pháp chăng, lại thăm hỏi đức Đa Bảo Như Lai, an ổn ít phiền não, kham nhẫn trụ lâu chăng!
Bồ Tát Diệu Âm lại gọi một tiếng : ‘’Đức Thế Tôn! Hết thảy chúng sinh có hàng phục được các ma oán chăng ? Ma có bốn thứ :
1). Ngũ ấm ma : Sắc thọ tưởng hành thức năm con ma, hay sinh ra mọi thứ khổ não.
2). Phiền não ma : Tham sân si mạn nghi năm con ma, hay khiến cho thân tâm phiền não.
3). Tử ma : Ma hay đoạn mạng căn.
4). Thiên ma : Ma hay đoạn huệ mạng.
Đức Đa Bảo Như Lai đã diệt độ lâu xa về trước, trụ ở trong bảo tháp, có đến nghe Kinh Pháp Hoa chăng ? Bồ Tát Diệu Âm tức nhiên nhìn thấy Đa Bảo Như Lai trụ ở trong bảo tháp, tại sao còn phải hỏi nữa ? Vì Bồ Tát Diệu Âm đại biểu cho thầy của Ngài (Phật Tịnh
Bồ Tát Diệu Âm thấy tháp bảy báu xuất hiện ở trong hư không, Ngài lại hỏi Đức Đa Bảo Như Lai có mạnh giỏi chăng, có an ổn chăng, ít phiền não chăng, kham nhẫn ở lâu được chăng‘’?
Đức Thế Tôn ! Nay con muốn thấy thân của đức Phật Đa Bảo, xin đức Thế Tôn chỉ cho con, để cho con được thấy.
Bồ Tát Diệu Âm lại nói : ‘’Đức Thế Tôn ! Bây giờ con muốn thấy thân tướng của Phật Đa Bảo, xin Đức Thế Tôn từ bi, chỉ thị cho con, để cho con được thấy Đức Đa Bảo Như Lai.’’
Bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với Phật Đa Bảo rằng : Bồ Tát Diệu Âm đây, muốn được thấy thân của Ngài.
Lúc đó, Đức Phật Thích Ca nói với Phật Đa Bảo rằng : ‘’Vị Bồ Tát Diệu Âm này, muốn thấy Ngài có thể được chăng‘’?
Lúc đó, đức Phật Đa Bảo nói với Bồ Tát Diệu Âm rằng : Lành thay ! Lành thay ! Ông vì cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nghe Kinh Pháp Hoa, và gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, mà đến nơi này.
Lúc đó, Đức Phật Đa Bảo bảo Bồ Tát Diệu Âm rằng : ‘’ Lành thay ! Lành thay ! Ông vì cúng dường đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nghe Kinh Pháp Hoa, và muốn gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, nên từ cõi Tịnh
Bấy giờ, Bồ Tát Hoa Đức bạch Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Bồ Tát Diệu Âm đó, trồng căn lành gì, tu công đức gì, mà được thần lực như thế ?
Lúc đó, ở trong pháp hội có vị Bồ Tát hiệu là Bồ Tát Hoa Đức bạch Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát Diệu Âm đó, trong đời quá khứ Ngài gieo trồng căn lành gì ? Tu công đức gì ? Mà có sức thần thông như thế ? ‘’
Đức Phật bảo Bồ Tát Hoa Đức rằng : Trong quá khứ, có vị Phật hiệu là Vân Lôi Âm
Đức Phật Thích Ca bảo Bồ Tát Hoa Đức rằng : ‘’Ở trong đời quá khứ, có vị Phật hiệu là Vân Lôi Âm Vương, đầy đủ mười hiệu. Cõi nước của Ngài tên là Hiện Nhất Thiết Thế Gian, kiếp tên là Hỷ Kiến.
Bồ Tát Diệu Âm ở chỗ Phật Vân Lôi Âm Vương, trải qua một vạn hai ngàn năm, dùng mười vạn thứ âm nhạc cúng dường Phật, lại dâng cúng tám vạn bốn ngàn cái bát bằng bảy báu. Nhờ nhân duyên quả báo đó, nên được sinh vào cõi nước của Phật Tịnh
Hoa Đức ! Ý của ông thế nào ? Thuở đó, Bồ Tát Diệu Âm ở chỗ Đức Phật Vân Lôi Âm Vương, cúng dường âm nhạc và dâng cúng bát báu, đâu phải là người nào khác, nay chính là đại Bồ Tát Diệu Âm này vậy.
Đức Phật lại gọi một tiếng : ‘’Bồ Tát Hoa Đức ! Ý của ông thế nào ? Bồ Tát Diệu Âm ở chỗ Đức Phật Vân Lôi Âm Vương cúng dường âm nhạc và dâng cúng Tam Bảo bát bằng bảy báu. Ông có biết là ai chăng ? Tức là Bồ Tát Diệu Âm này vậy.’’
Hoa Đức ! Bồ Tát Diệu Âm đó, đã từng cúng dường gần gũi vô lượng các đức Phật, từ lâu đã trồng công đức, lại gặp Hằng hà sa trăm ngàn vạn ức na do tha các đức Phật.
Đức Phật Thích Ca lại gọi một tiếng : ‘’Bồ Tát Hoa Đức ! Vị Bồ Tát Diệu Âm này, trong quá khứ đã từng cúng dường vô lượng các Đức Phật, lại từng gần gũi vô lượng chư Phât. Từ lâu xa đến nay đã gieo trồng vô lượng gốc công đức, lại gặp hằng hà sa số trăm ngàn vạn ức na do tha các Đức Phật.’’
Hoa Đức ! Ông chỉ thấy thân của Bồ Tát Diệu Âm ở đây, nhưng Bồ Tát đó, hiện đủ thứ thân ở khắp mọi nơi, để vì các chúng sinh diễn nói kinh điển này.
Đức Phật lại gọi một tiếng : ‘’Bồ Tát Hoa Đức ! Hiện tại ông chỉ thấy thân của Bồ Tát Diệu Âm ở trong pháp hội này, song vị Bồ Tát đó thị hiện đủ thứ thân ở khắp mọi nơi, để vì tất cả chúng sinh diễn nói Kinh Pháp Hoa này.’’
Hoặc hiện thân Phạm Vương, hoặc hiện thân Đế Thích, hoặc hiện thân trời Tự Tại, hoặc hiện thân trời Đại Tự Tại, hoặc hiện thân thiên đại tướng quân, hoặc hiện thân Tỳ Sa Môn Thiên Vương, hoặc hiện thân Chuyển Luân Thánh Vương, hoặc hiện thân các ông vua nhỏ, hoặc hiện thân trưởng giả, hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiện thân tể quan, hoặc hiện thân Bà la môn, hoặc hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, hoặc hiện thân phụ nữ tể quan, hoặc hiện thân phụ nữ Bà la môn, hoặc hiện thân đồng nam, đồng nữ.
Bồ Tát Diệu Âm đến khắp mọi nơi, vì chúng sinh diễn nói Kinh Pháp Hoa, mà hiện đủ thứ thân hình. Có khi hiện thân Đại Phạm Thiên Vương, có khi hiện thân Đế Thích, có khi hiện thân trời Tự Tại, có khi hiện thân trời Đại Tự Tại, có khi hiện thân thiên đại tướng quân, có khi hiện thân Tỳ Sa Môn, hoặc hiện thân chuyển luân thánh vương, thân các ông vua nhỏ, thân trưởng giả, thân cư sĩ, thân tể quan, thân Bà la môn, thân Tỳ Kheo, thân Tỳ Kheo Ni, thân cư sĩ nam, thân cư sĩ nữ, thân phụ nữ trưởng giả, thân phụ nữ tể quan, thân phụ nữ Bà la môn, thân đồng nam, thân đồng nữ. Tóm lại, đáng dùng thân gì độ được, thì hiện thân đó để vì họ nói Kinh Pháp Hoa. Tại sao ? Vì giống thân phận thì dễ giáo hóa, khiến cho chúng sinh chẳng có tự ti mặc cảm.
Hoặc hiện thân trời, rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, người, chẳng phải người, để diễn nói kinh này.
Bồ Tát Diệu Âm vì diễn nói kinh này, mà tùy theo căn cơ hiện thân hình, hoặc là hiện ra thân trời rồng tám bộ chúng, hoặc thân người, chẳng phải người, để diễn nói bộ Kinh Pháp Hoa này, giáo hoá tất cả chúng sinh.
Hoặc trong các địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và nơi các thứ nạn đều cứu giúp, cho đến nơi hậu cung của vua, cũng biến làm thân nữ, để diễn nói kinh này.
Bồ Tát Diệu Âm ở trong ba cõi, hai mươi lăm hữu, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và chúng sinh đui mù câm điếc chẳng được nghe kinh, Ngài đều dùng thần thông cứu giúp họ thoát khỏi nơi chướng nạn, để được gặp Tam Bảo, độ tất cả khổ ách.
Bồ Tát Diệu Âm chẳng những cứu giúp chúng sinh ở trong tam đồ bát nạn, mà cho đến ở nơi hậu cung của nhà vua, Ngài cũng biến ra thân người nữ, để vì phi tần cung nga thể nữ, diễn nói Kinh Pháp Hoa, khiến cho họ lìa khổ được vui, để đời sau có thể chuyển làm thân nam.
Hoa Đức ! Bồ Tát Diệu Âm đó, hay cứu giúp các chúng sinh ở thế giới Ta Bà. Bồ Tát Diệu Âm đó, biến hóa thị hiện đủ thứ thân hình như thế, ở tại thế giới Ta Bà này, để vì các chúng sinh diễn nói Kinh này, nhưng thần thông trí huệ biến hóa của Ngài, chẳng có tổn hoại giảm bớt.
Đức Phật lại gọi một tiếng : ‘’Bồ Tát Tú
Bồ Tát đó, dùng bao nhiêu trí huệ chiếu soi thế giới Ta Bà, khiến cho tất cả chúng sinh, ai nấy đều biết Phật pháp, ở trong mười phương Hằng hà sa số thế giới, cũng lại như thế.
Vị Bồ Tát đó, dùng đủ thứ trí huệ quang minh để chiếu soi thế giới Ta Bà, khiến cho tất cả chúng sinh, ai cũng đều biết về Phật pháp. Chẳng những ở thế giới Ta Bà là như thế, mà trong mười phương Hằng hà sa số thế giới, cũng đều như thế. Do đó, đủ biết lòng từ bi của Bồ Tát Diệu Âm rộng lớn vô biên cỡ nào.
Nếu người đáng dùng thân Thanh Văn độ được, thì Ngài liền hiện thân Thanh Văn, để vì họ nói pháp. Người đáng dùng thân Bích Chi Phật độ được, thì Ngài liền hiện thân Bích Chi Phật, để vì họ nói pháp. Người đáng dùng thân Bồ Tát độ được, thì Ngài liền hiện thân Bồ Tát, để vì họ nói pháp. Người đáng dùng thân Phật độ được, thì Ngài liền hiện thân Phật, để vì họ nói pháp. Tùy nhân duyên đáng được độ, thì Ngài vì họ hiện đủ thứ các thân hình như thế, cho đến đáng dùng sự diệt độ, mà độ được họ, thì Ngài cũng thị hiện sự diệt độ.
Nếu như có chúng sinh đáng dùng thân Thanh Văn để độ được họ, thì Ngài liền hiện thân Thanh Văn để vì họ nói pháp. Đáng dùng thân Bích Chi Phật để độ được họ, thì Ngài liền hiện thân Bích Chi Phật, để vì họ nói pháp. Đáng dùng thân Bồ Tát để độ được họ, thì Ngài liền hiện thân Bồ Tát, để vì họ nói pháp. Chúng sinh đáng dùng thân Phật để độ được họ, thì Ngài liền hiện thân Phật, để vì họ nói pháp.
Còn có rất nhiều chúng sinh, tùy thuận nhân duyên đáng độ được, thì vì họ hiện thân để giáo hóa họ, vì họ nói pháp, cho đến dùng thân hình vào Niết Bàn để độ được họ, thì Ngài thị hiện Niết Bàn để độ họ.
Hoa Đức ! Đại Bồ Tát Diệu Âm thành tựu sức đại thần thông trí huệ, việc đó là như thế.
Phật lại gọi một tiếng : ‘’Bồ Tát Hoa Đức ! Vị Đại Bồ Tát Diệu Âm đó, thành tựu sức đại thần thông trí huệ, sự thật là cảnh giới như thế.’’
Bấy giờ, Bồ Tát Hoa Đức bạch Đức Phật rằng : Đức Thế Tôn ! Bồ Tát Diệu Âm đó, trồng sâu căn lành. Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát đó, trụ vào tam muội gì, mà có sự biến hiện độ thoát chúng sinh như thế ?
Lúc đó, Bồ Tát Hoa Đức lại bạch Phật rằng : ‘’Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát Diệu Âm đó, trồng căn lành rất là sâu dày. Đức Thế Tôn ! Vị Bồ Tát Diệu Âm đó, trụ vào tam muội gì, mà có thần thông biến hiện như thế, có thể biến hóa hiện thân khắp nơi, để vì chúng sinh nói pháp độ thoát chúng sinh.’’
Đức Phật bảo Bồ Tát Hoa Đức : Thiện nam tử ! Tam muội đó tên là hiện nhất thiết sắc thân. Bồ Tát Diệu Âm trụ vào tam muội đó, hay làm lợi ích vô lượng chúng sinh như thế.
Đức Phật bảo Bồ Tát Hoa Đức : ‘’Thiện nam tử ! Tam muội đó tên là hiện nhất thiết sắc thân (chẳng động đạo tràng mà có thể hiện tất cả thân hình chúng sinh, để vì họ nói pháp). Bồ Tát Diệu Âm trụ ở trong tam muội đó, để lợi ích vô lượng chúng sinh trong mười phương thế giới.’’
Khi nói Phẩm Bồ Tát Diệu Âm này, thì tám vạn bốn ngàn người cùng đi đến với Bồ Tát Diệu Âm, thảy đều đắc được tam muội hiện nhất thiết sắc thân. Vô lượng chúng Bồ Tát ở thế giới Ta Bà này, cũng đắc được tam muội đó, và đà la ni.
Khi đang nói phẩm Bồ Tát Diệu Âm này, thì tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát cùng đi đến với Bồ Tát Diệu Âm từ cõi Tịnh
Bấy giờ, đại Bồ Tát Diệu Âm cúng dường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và tháp của Đức Phật Đa Bảo rồi, bèn trở về nước của Ngài, đi ngang qua các cõi nước, đều có sáu thứ chấn động, lại mưa xuống các hoa sen báu, và vang lên trăm ngàn vạn ức đủ thứ âm nhạc.
Lúc đó, đại Bồ Tát Diệu Âm cúng dường Phật Thích Ca Mâu Ni, và tháp của Phật Đa Bảo rồi, bèn trở về cõi nước Tịnh
Sau khi về đến nước của Ngài rồi, cùng với tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát vây quanh, đi đến chỗ đức Phật Tịnh
Sau khi Bồ Tát Diệu Âm trở về nước của Ngài rồi, bèn cùng với tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát vây quanh, đi đến chỗ của Phật Tịnh
Lại gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử, và thấy Bồ Tát Dược Vương, Bồ Tát Đắc Cần Tinh Tấn Lực, Bồ Tát Dũng Thí .v.v... cũng khiến cho tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát này, được tam muội hiện nhất thiết sắc thân.
Chúng con lại gặp Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ Tát Dược Vương, Bồ Tát Đắc Cần Tinh Tấn Lực, Bồ Tát Dũng Thí .v..v... các đại Bồ Tát. Cũng khiến cho tám vạn bốn ngàn vị Bồ Tát cùng đi với con, đều chứng được tam muội hiện nhất thiết sắc thân.
Khi nói Phẩm Bồ Tát Diệu Âm lai vãng này, thì có bốn vạn hai ngàn vị Thiên tử, đắc được vô sinh pháp nhẫn. Bồ Tát Hoa Đức đắc được tam muội pháp hoa.
Khi Phật nói Phẩm Bồ Tát Diệu Âm vãng lai này, thì bốn vạn hai ngàn vị Thiên tử ở trong pháp hội, đều chứng được vô sinh pháp nhẫn. Bồ Tát Hoa Đức cũng chứng được tam muội pháp hoa.