11 Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất

26/05/201012:00 SA(Xem: 9669)
11 Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất

ĐỀ CƯƠNG KINH PHÁP HOA
Hoà Thượng Thích Nhật Quang
Thiền Viện Thường Chiếu

 

Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất

CHÁNH VĂN

Đất cõi Ta-bà nứt ra, Bồ-tát từ dưới đất vọt lên. Bồ-tát tượng trưng cho hạt giống trí tuệ Phật. Đất nứt vọt ra là chỉ cho tâm lúc hết tình thức vọng tưởng, tức thì hạt giống trí tuệ từ trong đó mà hiển hiện lên. Bởi lúc vọng thức chưa phá, thì trí tuệ bị vọng tưởng che lấp. Mà trí tuệ lại ở dưới đó, chỗ sâu kín rất khó thấy. Nên kinh nói: “Tại thế giới Ta-bà này, trụ trong không trung của phương dưới” ấy vậy. 

GIẢNG 

Đất nứt vọt ra là chỉ cho tâm lúc phá hết tình thức vọng tưởng, tức thì hạt giống trí tuệ từ trong đó mà hiển hiện lên. Nói theo pháp tu của chúng ta, một niệm vừa dấy khởi mình không lao theo, không chấp nhận nó, an trú bình thườngtrí tuệ từ bên trong vọt ra. Nhờ thế vọng tưởng lăng xăng, hiện tượng trước mắt không dẫn mình đi được. Ngay lúc ấy trí tuệ Phật hiện ra, trí tuệ Bát-nhã được hiện bày. 

Trí tuệ Bát-nhã không từ đâu đến, không phải cái bên ngoài, mà do ta không lầm chạy theo vọng tưởng. Lục Tổ dạy định tuệ hiện tiền chính là đây vậy. Chúng ta thường biết rõ ràng, ngay lúc ấy định tuệ hiện bày đầy đủ. Định là bất động và tuệ là trí tuệ Bát-nhã. Ở đây hàng Bồ-tát từ dưới đất vọt lên là tượng trưng cho trí tuệ Phật hay tâm thể của mình. Trí tuệ Phật hiện bày thì thức tình vọng tưởng không còn dấy khởi.

Bởi lúc vọng thức chưa phá, thì trí tuệ bị vọng tưởng che lấp. Chúng ta chưa đập phá vọng tưởng nên hạt giống trí tuệ chưa hiện bày. Bao giờ phá sạch lưới vô minh điên đảo, trí tuệ mới hiện bày giống như chư Bồ-tát vô lượng từ dưới đất vọt lên.

trí tuệ lại ở dưới đó, chỗ sâu kín rất khó thấy. Nên kinh nói: “Tại thế giới Ta-bà này, trụ trong không trung của phương dưới” ấy vậy. Trí tuệ tuy sẵn có, nhưng thức tình vọng tưởng nhiều đời lăng xăng che lấp nên nó không hiển hiện ra, không dùng được. Hiện tại chúng ta đang tu bằng cách không để vọng tưởng kéo lôi. Tuy không nói tâm thể hiện bày, mà chỉ không để vọng tưởng kéo lôi, tự nhiên tánh giác sẽ hiện bày.

CHÁNH VĂN

Bởi tuy bị vọng thức che đậy, mà chẳng tạp vọng tưởng, chỉ chưa có dịp hiển hiện ra thôi. 

GIẢNG

Câu nói này khích lệ chúng ta rất nhiều. Chúng sanh không ai không tu được, chỉ quyết hay không quyết mà thôi. Nếu mình biết tánh giác luôn hiện tiền thì không theo vọng tưởng làm gì. Hòa thượng Viện trưởng thường nói “liễu liễu thường tri”, một khi tánh biết đầy đủ, hiện tiền thì chúng ta sống với tâm an lạc. Giản dị như thế. Ở đây nói nó chưa có dịp hiển hiện ra, chứ không phải không có.

CHÁNH VĂN

Nếu chẳng phải kinh này khai thị, thì dù có các người thông minh trong thế gian, đến các bậc lão túc, gồm tất cả suy nghĩ xét lường của họ, chắc chắn cũng chẳng biết. Thế nên, kinh Kim Cương bảo: “Bị người khinh tiện” là đấy. 

GIẢNG

Nơi trí tuệ Phật, không thể dùng sự ức niệm suy lường mà có thể biết được. Giả như tất cả những người thông minh nhất cõi này hoặc cõi trời, các hàng Nhị-thừa… gom hết mọi hiểu biết, suy xét của họ để tìm trí tuệ Phật cũng không biết được. Hành giả tu thiền phải nắm vững công phu, tâm lặng yên thì định tuệ hiện bày.

Chủ trương của Hòa thượng Ân sư là Thiền giáo đồng hành. Tu thiền và học kinh để chứng minh công phu của mình không sai với lời dạy của Phật Tổ. Thời điểm của chúng ta, tu thiền không có thiện hữu tri thức chứng minh thì phải nhờ lời Phật chỉ giáo, các bậc Tổ sư hướng dẫn tu tập. Từ đó ta so lại xem pháp tu, công phu của mình đúng hay không. Vì vậy các thiền sinh chúng ta chọn pháp Thiền giáo đồng hành làm chỗ căn bản. Chư huynh đệ nắm vững, về sau vừa hành trì vừa hướng dẫn đàn hậu lai đi đúng đường lối như vậy. 

CHÁNH VĂN

Nay nhờ được khai thị, mới biết vọng tưởng vốn không, giống trí từ trong đó mà xuất hiện.

Kệ rằng:

Đất cõi Ta-bà nứt bên trong,
Vô biên Bồ-tát vọt lên không,
Di Lặc chẳng tường đại sĩ ấy,
Thế Tôn liền bảo “ngã nhi đồng”
Thọ kiếp trần sa, tuyên chân giáo,
Từ thuở lâu xa, học chánh tông,
Đấy hiển thức tâm khi phá sạch,
Bồ-đề giống ấy hiện viên thông.

GIẢNG

Bài kệ này đúc kết lại những điều đã nói ở trên.

Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất mở ra cánh cửa sau cùng cho chúng hội bước vào cõi chân thật. Chư Bồ-tát từ dưới đất vọt lên nhưng hoàn toàn trong sạch, không nhơ nhiễm, không tối tăm. Trái lại các ngài thuần tịnh, trong sáng. Vì sao? Vì các ngài không rời tri kiến Phật, hằng sống với tánh giác. Chư Bồ-tát từ dưới đất vọt lên không ai khác hơn là chính chúng ta. Nếu không có tánh Phật sẵn có, chúng ta không thể nào tu hành được trong đời ác ngũ trược này. Đó chính là niềm vui, niềm tin lớn lao nhất cho huynh đệ chúng ta trên lộ trình tu đạohành đạo





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58778)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :