Quyển Ix

26/05/201012:00 SA(Xem: 12803)
Quyển Ix

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN
 Đại Sư Khuy Cơ biên soạn – Việt dịch: Cố Hòa thượng Thích Chân Thường 
Biên soạn: Giáo sư Trương Đình Nguyên – Tu chỉnh và hiệu đính: Tỳ kheo: Thích Đồng Bổn
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

 

QUYỂN THỨ CHÍN (PHẦN TRƯỚC)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

Ba môn phân biệt :

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.

Có ba ý : 

1. Luận giải ký thứ tư trong sáu ký – Vô oán ký – nói rằng : việc thụ ký cho Đề Bà Đạt Đa để chứng tỏ Phật Thế tôn không hề có oán ghét. Cho nên có phẩm này. 

2. Trong bốn phẩm tán trọng lưu thông đây là thứ ba, nêu rõ người trì kinh này đáng được tôn trọng, vì chẳng tiếc thân mạng để cầu pháp này, lấy thân làm giường ở nơi nhà thù oán. Cho nên mới có phẩm này. 

3. Nêu bật kinh này diệu dụng lợi ích vô biên, thành đạo cũng nhanh, tức là hải hội đại chúng, Long nữ thành đạo. Cho nên có phẩm này. 

II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 

“Đề Bà” : là Thiên ; “Đạt Đa” : là Thụ. 
Đề Bà Đạt Đa là em họ của Phật, là con của Hộc Phạn Vương. (Người này) do cầu xin với trời mà được, trời trao cho người này, nên gọi là “Thiên Thụ”.

III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC.

-Hỏi : phẩm này cũng thuyết minh về việc long cung dũng xuất, Long nữ thành đạo, cớ sao lại chỉ lấy Thiên Thụ (Đề Bà Đạt Đa) để làm tên gọi của phẩm ? 

Đáp : Thiên Thụ lương duyên, đó chính là thày của Thích Ca, những thứ khác tuy tỏ rõ thắng đức, nhưng chẳng phải bản sự của Phật, cho nên không lấy để làm tên gọi của phẩm. Thêm nữa, đặt tên theo lúc ban đầu : Thiên Thụ là sự việc đã qua, còn long cung dũng xuất, được coi như sự việc hiện tại

-Hỏi : vì sao long cung dũng xuất, Long nữ thành đạo chẳng lập thành phẩm riêng, mà lại ghép vào với chuyện Thiên Thụ ? 

Đáp : Văn Thùthiện hữu thuận duyên, chẳng phải là lương duyên trái ngược, Thiên Thụ thì chẳng thế. Để tỏ rõ kinh này đáng trọng cho nên lấy nghịch duyên làm tên gọi của phẩm. Để khuyến khích người ta trì kinh, nên chẳng lấy thuận duyên làm tên gọi của phẩm. Vì đều là bạn tốt của kinh cả, cho nên gộp lại làm một phẩm.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Phật bảo” tới “không hề lười nhác uể oải”. 
Tán rằng : đại văn phẩm này chia làm hai phần :
• Phần đầu thuyết minh về Thiên Thụ là thiện hữu nghịch duyên của bản thân Phật. Phần này muốn nói rõ “chỉ cần là có khả năng trì kinh, thì bất kể là oán hay thân đều là thiện hữu cả”.
• Phần sau thuyết minh về Văn Thù cùng mọi chúng sinhthiện hữu thuận duyên, thuyết kinh ích lợi nhiều, có lực nhanh chóng. 
Phần đầu lại chia làm ba :
1. Đầu tiên nói rõ xưa kia Phật trọng pháp để cầu kinh.
2. Thứ đến là nói rõ Thiên Thụ do kinh mà sau này sẽ làm Phật. Đó là đoạn từ “Bảo với tứ chúng : Đề Bà Đạt Đa” trở xuống.
3. Cuối cùngkết luận : nghe kinh được ích lợi. Đó là đoạn từ “Phật bảo các tỳ kheo : trong đời vị lai” trở xuống. 
Phần đầu này lại chia làm hai phần :
1) Đầu tiên nói rõ xưa kia cầu pháp.
2) Sau đó thuyết minh về kết hội xưa nay
Đó là phần cuối của kệ văn. 
Trong phần đầu lại chia làm hai :
a) Phần đầu là trường hàng và kệ: thuyết minh về việc cầu pháp.
b) Phần cuối là 2 tụng, nói về con đường cầu pháp
Phần trường hàng ở đầu chia làm ba :
1/ Đầu tiên : thuyết minh về cầu pháp.
2/ Thứ hai : thuyết minh về tu hành.
3/ Cuối cùng : thuyết minh về tìm kiếm. Đó là đoạn từ “đánh trống hạ lệnh” trở xuống. 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [ ] có âm đọc là Quyện. Đúng ra phải viết là [倦]. Ngọc Thiên giải thích : Quyện là lười nhác uể oải, có nghĩa là vất vả cực nhọc, phải dừng nghỉ. Cũng có lúc viết là [ ] hoặc [ ]. Chữ [ ] này chẳng biết có xuất xứ từ đâu.
*
-Kinh văn : “Ở trong nhiều kiếp” tới “tâm chẳng thoái chuyển”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về tu hành
Có bốn mục :
1) Ngôi cao mà có thể xuống thấp.
2) Tâm hèn kém mà có thể trở thành thắng trội.
3) Của khó mà có thể thí xả.
4) Ngôi khó mà có thể vứt bỏ
Đây là hai mục đầu.
*
-Kinh văn : “Vì muốn thỏa mãn” tới “giao chính sự cho thái tử”. 
Tán rằng : đây là hai mục cuối. 
Đoạn từ “Người đời thời ấy” trở xuống, là mục “Ngôi khó mà có thể vứt bỏ”. 
Trong mục “Của khó mà có thể thí xả” thì :
a) Đầu tiên là ý thí xả.
b) Sau đó là các thứ thí xả. 
Trong các thứ thí xả thì đầu tiên là ngoại tài, sau đó là nội tài. 
“Quyên” : có nghĩa là vứt bỏ. Đối với vua thì là chính quyền, đối với bề tôi thì là chức sự, nay bỏ chính quyền của vua, (vua) chẳng coi đó là nhiệm vụ của mình.
*
-Kinh văn : “Đánh trống hạ lệnh” tới “cung cấp sai khiến”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về việc tìm kiếm (cầu pháp).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ có vị tiên” tới “sẽ tuyên thuyết cho”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về việc tiên hứa.
*
-Kinh văn : “Vua nghe tiên nói” tới “thân tâm không mỏi”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về tùy thuận. Có hai mục :
- Mục đầu : hạnh khó mà có thể tu được.
- Mục sau : việc khó mà có thể bền bỉ lâu được. 
Đây là mục đầu. 
“Cho đến” : có nghĩa trong khoảng giữa đã trải qua vô lượng sự nghiệp, như dù bị đánh mắng v.v… cũng chẳng hề lùi.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ phụng sự” tới “chẳng để thiếu thốn gì”. 
Tán rằng : đây là mục “việc khó mà có thể bền bỉ lâu được”.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “thân phải làm tôi tớ”. 
Tán rằng : dưới đây là 5 tụng rưỡi, tụng các mục trên, trong chia làm ba phần :
- 2 tụng đầu : cầu pháp.
- 1 tụng rưỡi : tiên hứa.
- 2 tụng : tùy thuận.
Đây là phần đầu. 
* Chữ Thôi [推] ở phương đây có nghĩa là đánh, gõ. Có bản viết là [槌] Chùy : có nghĩa là gõ bằng dùi. Chữ này do các chữ [木追] ghép lại. Có bản viết là [槌] đọc là Chùy. Vùng Quan Đông, “gõ bằng dùi” gọi là Chùy [槌], còn vùng Quan Tây gọi là Trích [ ]. Hai chữ [槌擿] đều chẳng hợp với kinh nghĩa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ có tiên A Tư ” tới “ta sẽ thuyết cho ngươi”. 
Tán rằng : đây là tiên hứa. Tiên A Tư, ở phương đây gọi là Vô Tỷ.
*
-Kinh văn : “Khi vua nghe tiên nói” tới “thân tâm không lười oải”. 
Tán rằng : đây là tùy thuận
* Chữ [ ] đọc là Qua. Sách Ngọc Thiên nói: Quả là chỉ loại như đào mận. Qua là chỉ loại dưa bí v.v… Thêm nữa, loại có hạt thì gọi là Quả, loại không có hạt thì gọi là Qua. Thêm nữa, quả của loại cây thân gỗ thì gọi là Quả, quả của loại thân thảo thì gọi là Qua. Lại nữa, ở trên cây thì gọi là Quả, ở trên đất thì gọi là Qua.
*
-Kinh văn : “Vì khắp các chúng sinh” tới “nên nay thuyết cho ông”. 
Tán rằng : đây là 2 tụng thuyết minh về con đường cầu pháp, khuyên phải chăm học.
*
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “vì bậc thiện tri thức”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về kết hội xưa nay. Có hai phần : 
• Phần đầu là kết hội.
• Phần sau là lãnh nhiệm. 
Lãnh nhiệm có hai :
+ Phần đầu là lãnh 11 biệt đức.
+ Phần sau là lãnh 2 loại biệt đức, tức là thành (chính) giác, độ (chúng) sinh.
*
-Kinh văn : “Bảo với tứ chúng” tới “trụ, bậc bất thoái chuyển”. 
Tán rằng : dưới thuyết minh về Thiên Thụ nhờ kinh mà sau này sẽ thành Phật
Vì làm việc tổn hại, nên dẫu gần mà vẫn chìm đắm. Nhưng nhờ lực của kinh, nên sẽ thành thắng quả
Kinh Vô Cấu nói : “những vị thị hiện thành ma vương phần nhiều đều là các vị Bồ tát giải thoát bất khả tư nghì. Chỉ có hương tượng mới chọi được với hương tượng, chứ lừa thì chẳng kham nổi”. Cho nên biết là Thiên Thụ thị hiện ra như vậy. 
Thụ ký có hai loại : 
- Đầu tiên là thụ ký cho hiện tại
- Sau đó là thụ ký cho sau khi diệt độ
Đây là thụ ký cho hiện tại, có bốn :
1) Tự thể. 3) Trụ thọ.
2) Tên cõi. 4) Lợi ích.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thiên Vương Phật” tới “bất thoái chuyển”. 
Tán rằng : đây là thụ ký sau khi diệt độ. Có bốn :
1) Pháp trụ. 3) Cúng dàng.
2) Dựng tháp. 4) Lợi ích.
*
-Kinh văn : “Phật bảo các tỳ kheo” tới “hoa sen hóa sinh”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba : kết luận nghe kinh được ích. 
Tín tâm chẳng nghi, sẽ đủ 5 đức :
1) Chẳng đọa vào ba nẽo ác.
2) Sinh ở trước Phật. 
3) Thường nghe kinh này.
4) Sinh ở cõi người, cõi trời được thụ lạc.
5) Hóa sinh trước Phật. 
Phàm a nạn thì có 8 thứ : 
- Ba nạn đầu : là bị đọa vào ba nẽo ác. 
- Bốn là sinh trước Phật sau Phật. 
- Năm là các căn chẳng đầy đủ. 
- Sáu là tà kiến thế trí biện thông
- Bảy là ở vùng biên giới, cùng vùng Bắc châu. 
- Tám là (ở) Trường Thọ thiên
Thành Thật luận nói Bốn vòng (tứ luân) diệt được 8 nạn :
1) Trụ thiện xứ (ở chốn thiện), có nghĩa là sinh ở giữa nước. (Như vậy thì) trừ được 5 nạn : tức ba nẽo ác, biên địa và Trường Thọï thiên.
2) Y thiện nhân (nương nhờ người thiện), có nghĩa là gặp Phật. (Như vậy thì) trừ được nạn sinh trước Phật sau Phật. 
3) Phát chính nguyện, chỉ chính kiến. (Như vậy thì) trừ được tà kiến thế trí biện thông.
4) Từ trước bồi dưỡng thiện căn. (Như vậy thì) trừ được nạn các căn chẳng đủ. 
Nay nói : chẳng đoạ địa ngục v.v … : tức là lìa được nạn ba đường ác
- Sinh ở trước Phật : có nghĩa là trừ được nạn sinh trước Phật sau Phật. 
- Thường nghe kinh này : (thì) trừ được tà kiến thế trí biện thông
- Sinh ở cõi người cõi trời, được thụ lạc : (thì) trừ đựơc nạn các căn chẳng đủ. 
- Hóa sinh trước Phật : thì trừ được nạn sinh ra ở biên địa (vùng biên giới), Bắc châu và Trường Thọï thiên.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ hạ phương” tới “sẽ về bản thổ”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ hai trong phẩm, thuyết minh về Văn Thùthiện hữu thuận duyên thuyết kinh, lợi ích nhiều mau chóng. 
Trong đó chia làm bốn phần :
1) Trí Tích thỉnh về. 3) Văn Thù vọt ra.
2) Thích Ca giữ lại 4) Trí Tích bàn luận.
Đây là phần đầu. 
Nghiệm ý văn này Trí Tích thỉnh về, chứng tỏ việc thuyết kinh đã xong. Cho nên biết rằng tám phẩm chính tông là thắng trội. 
-Hỏi : vì sao mà bạch với Đa BảoThích Ca lại giữ lại ? 
Đáp : thị giả thỉnh về, cho nên bạch với Đa Bảo. Vì đạo chủ khách, nên Thích Ca giữ ở lại.
*
-Kinh văn : “Phật Thích Ca Mâu Ni” tới “có thể trở về cõi nước của mình”. 
Tán rằng : đây là mục hai : Thích Ca giữ ở lại.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi” tới “đến núi Linh Thứu”. 
Tán rằng : dưới là mục ba : Văn Thù dũng xuất. Có hai phần :
-Phần đầu : vọt ra.
- Phần sau : từ hoa bước xuống kính lễ
Đây là phần đầu. 
-Hỏi : nêu ra ở đầu kinh và đáp đều có Di Lặc ở trong hội, cớ sao đây lại nói là long cung vọt ra ? 
Đáp : lợi ích lắm mối, đi ở đều có ích cả. Phật sáng thuyết nhất thừa rồi liền ẩn mà chẳng hiện, nay để chứng nghiệm mới xuất long cung. Vậy thì “từ biển vọt ra, đi đến Linh sơn” cũng có gì là sai đâu ?
*
-Kinh văn : “Từ hoa sen bước xuống” tới “lùi về ngồi ở một phía”. 
Tán rằng : đây là bước từ hoa xuống mà kính lễ. Kính lễ Thế tôn rồi cũng thăm hỏi Bồ tát
-Hỏi : phân thân cũng có mặt ở đó, chứ chẳng phải chỉ có hai Phật, cớ sao Văn Thù chỉ lễ hai Phật ? 
Đáp : cứ vị nào gần thì quy kính, chứ không hẳn là phải lễ khắp lượt. Gần thì quy kính, chẳng cần lễ khắp cả phân thân. Thêm nữa, hiện tiền dễ lễ, chốn xa khó quy. Cho nên biết rằng thượng nhân Đông thổ chỉ lễ hai thánh (chỉ Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo). Quan Âm dâng châu, chỉ chia làm hai phần. Lúc ấy phân thân cũng ở đó mà có sai đâu !
*
-Kinh văn : “Trí Tích Bồ tát” tới “số ấy là bao nhiêu ?”. 
Tán rằng : dưới là Trí Tích luận bàn. Có hai phần :
• Phần đầu : phân tích về số được hóa độ nhiều ít bao nhiêu.
• Phần sau : phân tích về sự hóa độ lâu mau ra sao ? Đó là đoạn sau kệ từ “Trí Tích hỏi” trở xuống. 
Phần đầu nêu rõ hai lợi ích :
1. Số được hóa độ rất đông.
2. Số được giáo hóa rất khó vì đều từ Thanh văn mà nhập đại thừa
Phần sau cũng có hai lợi ích :
1) Thành đạo mau chóng.
2) Chuyển được ác thân, bỏ được tướng mạo súc sinh, chuyển chất nữ nhân, đó đều là nhờ lực của kinh mà được như vậy. 
Văn phần đầu có sáu mục :
1/ Hỏi : hóa được bao nhiêu.
2/ Đáp : số nhiều vô tận.
3/ Long cung vọt ra.
4/ Văn Thù chỉ thị.
5/ Trí Tích tán dương.
6/ Văn Thù mách bảo về sự hóa độ
Đây là mục đầu. 
“Nhân” : sách Chu Lễ nói đến sáu đức, trong đó “Nhân” là một. Trịnh Huyền nói rằng : yêu người, yêu đến cả vật đó gọi là “Nhân”. Trên dưới thân nhau, đó gọi là “Nhân”. Quý trọng người hiền, thân với người thân gọi là “Nhân”. Hy sinh thân mình, tác thành cho người, đó gọi là “Nhân”. Nhân là nhẫn vậy. Ưa sinh ghét sát, đó gọi là “Nhân”. Thiện ác đều bao dung nhẫn nhịn, đó gọi là “Nhân”.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “tự mình sẽ chứng”. 
Tán rằng : đây là “đáp : số nhiều vô tận”. 
* Từ “Tu du”, sách Ngọc Thiên giải thích là giống nghĩa của “Nga, Khoảnh”, có nghĩa là “chốc lát”. 
Có chỗ nói rằng : tự mình sẽ chứng tri, thanh âm chẳng tới được đây.
*
-Kinh văn : “Lời nói chưa hết được” tới “nghĩa Không của đại thừa”. 
Tán rằng : đây là từ long cung vọt ra. Có hai phần :
• Đầu là vọt ra rồi đến núi Linh Thứu.
• Sau là hóa đức của Văn Thù.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “việc ấy như vậy”. 
Tán rằng : (đây là) Văn Thù chỉ thị.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Trí Tích” tới “khiến chóng thành Bồ đề”. 
Tán rằng : (đây là) Văn Thù tán dương.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “Diệu Pháp Hoa kinh”. 
Tán rằng : (đây là) Văn Thù mách bảo về sự hóa độ.
*
-Kinh văn : “Trí Tích Bồ tát” tới “chóng được (thành) Phật hay không ?”. 
Tán rằng : dưới là phân tích về sự hóa độ lâu mau (ra sao). Có bốn phần :
1) Trí Tích hỏi. 2) Văn Thù đáp.
3) Trí Tích nghi. 4) Long nữ hiện. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “có thể tới được Bồ đề”. 
Tán rằng : đây là mục Văn Thù đáp. 
Có 16 đức :
1) Rồng. 2) Nữ.
3) Nhỏ. 4) Trí tuệ lanh lợi.
5) Trí căn. 6) Đắc pháp tổng trì.
(đây là văn trì).
7) Đắc định. 8) Liễu pháp.
9) Đắc bất thoái. 10) Biện tài.
11) Từ niệm. 12) Cụ đức (đức đầy đủ).
13) Tấn biện 14) Sở thuyết sâu xa.
(biện bạch nhanh). 
15) Nhân từ khiêm nhún.
16) Hòa nhã.
Như trên thì nữ này chóng tới Bồ đề
“Sát na khoảnh” : chỉ thời gian cực ngắn (chốc lát). Câu Xá luận nói : 120 sát na là lượng Đát sát na. Lạp phọc bằng 60 (sát na), bằng 30 tu du (chốc lát).
“Ở đây” : (chỉ ở Ấn Độ). 30 ngày đêm ở đây là một tháng 30 ngày đêm. 12 tháng là một năm. Ở Trung Hoa thì đêm giảm một nửa. 
Kinh Hoa Nghiêm nói về Bồ tát Thập tín tám tướng thành đạo. Nay có khi nói về điều này để khuyên bảo mọi người
Trong Kinh Già Da Sơn Đỉnh, Tịnh Quang thiên tử hỏi có mấy loại phát tâmVăn Thù Sư Lợi đáp : có bốn loại :
1) Chứng phát tâm, có nghĩa là nhập Sơ địa.
2) Hành phát tâm : sáu địa tiếp theo.
3) Bất thoái phát tâm : Bát địa, Cửu địa.
4) Nhất sinh bổ xứ phát tâm, có nghĩa là đệ Thập địa.
Nay Long nữ này có khi là loại phát tâm thứ tư, hóa làm Long nữ, nhỏ mà có thể học Pháp Hoa, chóng được Bồ đề. Đó là để khuyến khích mọi người, chứ thực ra chẳng phải thế. 
Văn Thù Vấn Bồ Đề kinh nói rằng : “trong bốn loại (phát tâm) này, loại đầu vượt quá Thanh văn, loại hai vượt quá Độc giác, loại ba vượt quá Bất định địa, loại cuối an trụ Định địa”. Cứ tăng thắng mà bàn, chẳng trái ngược với kinh trước. 
Theo Pháp Ấn kinh, thì Bồ đề tâm có bảy (loại). Theo Phát Bồ Đề Tâm luận, thì có mười loại phát tâm. Theo Bồ tát địa thì có bốn duyên mười loại phát tâm. Ngại rườm, nên tạm dừng.
*
-Kinh văn : “Trí Tích Bồ tát” tới “liền thành chính giác”. 
Tán rằng : đây là Trí Tích nghi. Có bốn điều :
1) Thời gian dài.
2) Hành rộng.
3) Ở khắp.¬
4) Ý lớn mới được Bồ đề cho nên sinh nghi.
*
-Kinh văn : “Ngôn luận chưa xong” tới “độ thoát cho chúng sinh bị khổ”. 
Tán rằng : dưới là Long nữ hiện ra. Có bốn phần :
1. Long nữ xuất hiện tán thán.
2. Thu Tử (tức Xá Lợi Phất) bày tỏ điều nghi ngờ.
3. Long nữ đạo thành.
4. Các chúng đương thời được ích lợi.
Đây là phần đầu. Có 2 mục :
a) Mục đầu : xuất hiện rồi thì quy kính.
b) Mục sau : tán thán bằng tụng.
Trong 3 tụng rưỡi có hai ý : 
• 2 tụng rưỡi đầu là tán thán
• 1 tụng sau là bày tỏ lòng thành
Đây là phúng tụng kệ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Xá Lợi Phất” tới “sự này khó tin”. 
Tán rằng : dưới là Thu Tử bày tỏ điều nghi vấn. Có hai phần :
• Phần đầu : nêu vấn đề.
• Phần sau : giải thích
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao ?” tới “chóng được thành Phật”. 
Tán rằng : đây là phần giải thích. Có ba điều :
1. Nếu thân uế tạp thì chẳng được (thành Phật), vì (Phật là) biết dựa vào thắng pháp, thắng nhân.
2. Thời gian ít thì chẳng được (thành Phật), vì quả (Phật) mầu nhiệm to lớn.
3. Nếu chướng ngại, thì chẳng được (thành Phật), vì lìa chướng, vô ngại mới viên giác
Kinh Siêu Nhật Minh Tam Muội nói : “Thượng tọa tỳ kheo bảo Tuệ Thí rằng : chẳng thể là thân nữ nhân mà được thành Phật đạo, vì có ba sự chướng, năm sự ngại”. Ba sự chướng đó là những gì ? (đó là) : 
1) Ở nhà phải theo sự chế định của cha mẹ
2) Lấy chồng phải theo sự chế định của chồng. 
3) Chồng chết phải theo sự chế định của con. 
Cũng giống như nghĩa tam tòng trong sách thế tục. Năm ngại cũng giống ở đây. Tức là điều kinh đó nói rằng : 
1/ Chẳng được làm Phạm thiên, (vì cõi trời này) giữ hạnh thanh tịnh, không có hành động nhơ bẩn, tu tứ đẳng tâm, khéo đạt tứ thiền mới được lên cõi Phạm thiên. Dâm đãng vô độ lại là nữ nhân, cho nên chẳng được làm Phạm thiên
2/ Chẳng được làm Đế Thích, (vì cõi trời này) dũng mãnh ít dục, mới làm Đế Thích. Còn nữ nhân thì tạp ác đủ thứ, (cho nên chẳng được làm Đế Thích). 
3/ Chẳng được làm ma vương, (vì cõi này) mười thiện đầy đủ, tôn kính Tam bảo, phụng sự cha mẹ, khiêm tốn cung thuận đối với người lớn tuổi mới làm ma vương. Còn khinh mạn chẳng thuận, hủy mất chính giáo mới là nữ nhân (cho nên chẳng được làm ma vương). 
4/ Chẳng được làm luân vương (vì bậc này) thực hành đạo Bồ tát, thương xót chúng sinh, cúng dàng Tam tôn, tiên thánh, sư phụ mới làm luân vương, làm chủ bốn cõi thiên hạ, giáo hóa thực hành mười điều thiện, tôn sùng đạo đức, mới làm luân vương. Vì không có tịnh hạnh (mà) là nữ nhân (nên không được làm luân vương). 
5/ Chẳng được làm Phật, (vì quả vị này) là do hành Bồ tát tâm, xót thương hết thảy, đại từ đại bi, mặc giáp đại thừa, tiêu năm ấm, hóa sáu suy, hành tam muội, giải nhị vô ngã, chứng vô sinh nhẫn, thểû đạt hết thảy mới được thành Phật. Nữ nhân không có các sự trên, cho nên chẳng được thành Phật
Bồ Tát Địa kinh nói : hết thảy nữ nhân thành tựu phiền não, các trí nhiễm ô. Chư Phật chẳng dùng ác thân mà có thể chứng được vô thượng đại Bồ đề. Cho nên nói rằng nữ nhân chẳng được làm Phật.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Long nữ” tới “lại mau hơn việc này”.
Tán rằng : dưới là Long nữ đạo thành. Có hai phần :
• Đầu là dâng châu, phát dụ.
• Sau là thị hiện đạo thành. 
Đây là phần đầu. Có bốn mục :
1) Dâng châu. 3) Đáp thẳng.
2) Phản vấn. 4) Kết dụ.
*
-Kinh văn : “Đương thời chúng hội” tới “diễn thuyết diệu pháp”. 
Tán rằng : (đây là) thị hiện đạo thành. Có 
hai ý : 
1) Hiện nhân. 2) Hiện quả.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Sa bà” tới “thảy đều kính lễ từ xa”. 
Tán rằng : dưới là đại chúng đương thời được lợi ích. Có bốn mục :
1) Mừng lễ. 2) Được ích.
3) Cõi Vô cấu động. 4) Chúng hội tín thụ.
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Vô lượng chúng sinh” tới “được thụ đạo ký”. 
-Tán rằng : (đây là) chúng sinh cõi ấy được ích lợi.
*
-Kinh văn : “Thế giới Vô cấu” tới “mà được thụ ký”. 
Tán rằng : đây là cõi Vô cấu động. Có hai ý :
- Đầu tiên thuyết minh về thấy động.
- Sau đó thuyết minh về đây được ích lợi
Do thấy ở đó động, bèn chứng đạo quả.
*
-Kinh văn : “Trí Tích Bồ tát” tới “mặc nhiên tín thụ”.
Tán rằng : (đây là) chúng hội tín thụ.








PHẨM TRÌ
Hai môn phân biệt :
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
I. NÓI RÕ DỤNG Ý
Có ba ý : 
1. Trong bốn phẩm khoa đầu thuyết về tán trọng, lưu thông thì ba phẩm đầu tán trọng người và pháp, khuyên người lưu thông. Còn một phẩm này thì nói đại chúng đương thời phụng trì (kinh này). 
2. Theo mười hai phẩm thuyết minh về cảnh nhất thừa, trong đó chia làm ba phần :
1) Tám phẩm đầu nói ở trên chủ yếu là thuyết minh về quyền thực ba căn đắc ký.
2) Thứ đến ba phẩm nói trên tán thán người, pháp, khuyến mộ trì hành.
3) Một phẩm Trì này : vâng mệnh bỏ Quyền, trì hành Thực pháp, vì vậy mà có phẩm này. 
3. Luận nói rằng : Trì lực có ba : đó là Pháp Sư phẩm, An Lạc Hạnh phẩm, và Khuyến Trì phẩm. Pháp Sư chung cho cả năng trì và sở trì. An Lạc Hạnh chỉ là sở trì. Phẩm này chỉ thuyết minh về năng trì. Vì vậy mà có phẩm này.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
“Trì” có nghĩa là trụ lại, khiến chẳng hoại. (Từ các việc) sao chép (kinh văn), cúng dàng, cho đến tu hành đều gọi là “Trì” cả, chứ chẳng phải chỉ là một thụ trì trong mười (hạnh). 
Trên đã thuyết minh về việc khuyến mộ (người) thuyết (kinh) và tán thán những người sao chép đọc tụng (kinh này). Nay đây nói tới Trì, cho nên biết rằng trì là chung cho cả mười hạnh khiến pháp trụ lâu, chúng sinh lợi ích, gọi chung là Trì. 
Cũng có kinh bản lấy đầu đề là Khuyến Trì phẩm. Bản luận cũng nói là Khuyến Trì phẩm, vì trước đây Phật đã khuyến khích khiến trì kinh này. Hoặc trong phẩm này, Phật chiếu cố Bồ tát cũng tức là Khuyến Trì. Lý tuy không sai, song phần nhiều các kinh bản chỉ gọi là Trì phẩm.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Dược Vương” tới “thuyết kinh điển này”. 
Tán rằng : toàn văn của phẩm này chia làm ba phần :
- Phần đầu : hai vạn Bồ tát xin trì ở phương này, vì chúng sinh có nhiều điều ác.
- Phần hai : bốn loại Thanh văn xin trì ở phương khác, vì chốn này khó hóa, chẳng thể kham nổi.
- Phần ba : (Phật) chiếu cố tám mươi vạn ức na do tha Bồ tát, vì các vị ấy đều có trì lực, thể lớn. 
Phần đầu này lại có ba phần :
1) Đầu tiên là xin hộ trì.
2) Thứ đến thuyết minh về người ác.
3) Cuối cùng nói rõ chẳng sợ bỏ mạng để trì kinh. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Sau này, vào đời ác” tới “xa lìa giải thoát”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về người ác. Có sáu điều :
1) Đời ác. 4) Phiền não nhiều ác.
2) Sinh ác. 5) Tham danh lợi ác.
3) Căn tính ác. 6) Chẳng muốn giải thoát ác. 
“Tăng thêm bất thiện căn” thì nhiều phiền não.
*
-Kinh văn : “Tuy khó thể giáo hóa” tới “chẳng tiếc thân mệnh”. 
Tán rằng : đây nói rõ chẳng sợ bỏ mệnh trì kinh. 
Do (chúng sinh) có đủ sáu điều ác, tuy khó thể giáo hóa, nhưng ta chẳng sợ, những ai cần được nhiếp thụ thì ta nhiếp thụ, những ai cần phải chiết phục thì ta chiết phục. (Ta quyết) bỏ mạng để trì pháp.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ trong chúng” tới “thuyết rộng kinh này”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai : bốn loại Thanh văn xin trì kinh ở phương khác. Có ba phần :
- Phần đầu : năm trăm.
- Phần hai : tám ngàn.
- Phần ba : ni chúng
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Lại có hạng hữu học, hạng vô học” tới “vì tâm chẳng thực”. 
Tán rằng : đây là tám ngàn người xin trì kinh.
Đầu tiên nêu lên, sau đó giải thích. Nước này có tám thứ ác, xin được trì kinh ở nước khác. Tám thứ ác đó là :
1) Xứ ác.
2) Người ác, vì cực kỳ tệ khốn. 
* Chữ Tệ [弊] còn viết là [ ] đọc là Phiệt, chỉ vẻ khinh bạc dễ tức giận. Chữ Tệ có nghĩa như chữ Uyết [ ].
3) Mạn ác. 
4) Đức ác. 
5) Sân ác.
6) Trược ác, gần ngoại đạo cho nên khởi các (tà) kiến.
7) Xiểm ác. 
“Xiểm” : có nghĩa là a dua, xua nịnh, nghiêng mình dường như vẻ nhún mình. Chiều ý lựa lời đó gọi là Xiểm. Đó là thân ngữ xiểm.
8) Tâm chẳng thực. Miệng nói có mà tâm chẳng có. 
Trí Độ luận nói rằng : “chúng sinh thế gian người thiện hảo thì ít, kẻ tệ ác thì nhiều. Có người tuy làm điều thiện nhưng lại nghèo hèn bỉ lậu. Có người tuy giàu sang ngay ngắn nhưng lại làm điều bất thiện. Có người thích bố thí nhưng thiếu của cải, có người giàu có của cải, nhưng bủn xỉn tham lam tự làm hại mình. Có khi thấy vẻ im lặng không nói thì cho là kiêu căng tự cao, chẳng nhún mình để tiếp xúc với vật. Có khi thấy người nhún mình tiếp dẫn, ơn huệ ban khắp thì lại cho là lừa phỉnh nịnh bợ. Có khi thấy khéo nói giỏi bàn thì lại cho là cậy trí mọn này mà kiêu mạn. Có khi thấy người chất phác thẳng thắn không giả dối thì liền cùng nhau lừa gạt trêu chọc, cho người ấy là si độnlăng nhục. Có khi thấy người điều thiện, nhu nhuyễn thì cùng xúm lại đá đạp chửi bới. Nếu thấy ai trì giới tu hành, thì bảo sự tu hành ấy là giả dối lập dị, rồi khinh rẻ chẳng kính. Chúng sinh có 10 loại tệ ác như vậy thực khó giáo hóa”. 
Vì hạng này khó thể giáo hóa, cho nên xin được trì kinh ở nước khác. 
Trong Kinh Pháp Cổ, Ca Diếp bạch rằng : “Bạch Thế tôn ! Tôi cuối cùng chẳng thể nhiếp thụ được kẻ ác. Tôi thà lấy đôi vai mà cõng núi Tu Di tới trăm ngàn kiếp, chẳng thể nhịn nổi khi nghe âm thanh phi pháp của kẻ ác phạm giới, diệt pháp báng pháp, làm nhơ bẩn pháp. 
Bạch Thế tôn ! Tôi thà thuộc kẻ khác, làm tôi tớ cho kẻ khác, chứ chẳng thể chịu nổi khi nghe âm thanh phi pháp phạm giới, chống pháp, trái pháp, hoại pháp của kẻ ác đó. 
Bạch Thế tôn ! Tôi thà đội cả đại địa núi biển, trải trăm ngàn kiếp, chứ chẳng thể chịu nổi khi nghe âm thanh phi pháp phạm giới diệt pháp, tự cao bới xấu người khác của kẻ ác đó. 
Bạch Thế tôn ! Tôi thà vĩnh viễn bị đui điếc câm ngọng, chứ chẳng thể chịu nổi khi nghe âm thanh phi pháp hủy phạm tịnh giới, vì lợi xuất gia, thụ tha tín thí của kẻ ác đó. 
Bạch Thế tôn ! Tôi thà xả thân, chóng bát Niết bàn, chứ chẳng thể chịu nổi khi nghe âm thanh phi pháp của kẻ ác kia, hủy phạm tịnh giới, “loa thanh chi hành” mà thân thì làm điều xiểm nịnh quắt quéo, miệng thì nói điều hư vọng, các điều ác như vậy”. 
Cho nên hạng Thanh văn này chẳng muốn trì kinh Pháp Hoa ở đây.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ dì ruột của Phật” tới “mắt chẳng tạm xả”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba nói về ni chúng xin trì (kinh). Có hai phần :
• Phần đầu là thụ ký.
• Phần sau là trì kinh. 
Phần đầu này lại có hai phần :
- Đầu tiên là hai loại đắc ký.
- Sau đó là hai loại hỷ lĩnh. 
Phần đầu này lại có hai phần :
1) Đầu tiên là mẹ.
2) Sau đó là vợ. 
Trong phần đầu này lại có hai phần :
1/ Đầu tiên là thỉnh.
2/ Sau đó là ký. 
Đây là phần đầu : vì là tiểu mẫu của Phật, ngang hàng với mẹ, nên gọi là dì.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “Tam Bồ đề ký ư ?”.
Tán rằng : dưới đây là ký. Có hai phần :
1) Đầu là hỏi.
2) Sau là thụ ký. 
Đây là phần đầu. 
Tiếng Phạm : Kiều Đáp Ma. Phương đây dịch nghĩa là Nhật trá chủng, cũng là Cam giá chủng, là từ thuộc giống đực, là họ gốc của họ Thích Ca của Phật. Nay nói là Kiều Đáp Di, chỉ nữ trong Nhật trá Cam giá chủng, đó là mẹ Phật, cho nên dùng đuôi “Di” chỉ từ thuộc giống cái. Có chỗ phiên âm lầm là Kiều Đàm Di
Nếu hủy báng thì dịch nghĩa là Nê thổ chủng (giống bùn đất), Ngưu phẩn chủng (giống phân bò), cho nên gọi là Di, còn Cù Đàm là họ. Nói rộng nghĩa từ này ra thì như Tây Vức ký.
*
-Kinh văn : “Kiều Đàm Di” tới “đều là Pháp sư ”. 
Tán rằng : dưới đây là ký, trong đó :
-Đầu tiên nêu lên điều đã thuyết và thụ nhân ký.
- Sau đó là thụ quả ký. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Người như vậy dần dần” tới “Tam Bồ đề”. 
Tán rằng : đây là chính thức là ký quả : đầu là Dì (Phật), sau đó là truyền ký.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ mẹ La Hầu La” tới “riêng chẳng nói tên tôi”. 
Tán rằng : dưới là vợ (khi Phật còn là Thái tử). Có hai ý :
- Đầu là niệm (tưởng nhớ).
- Sau là ký. 
Đây là ý đầu.
*
-Kinh văn : “Phật bảo” tới “A tăng kỳ kiếp”. 
Tán rằng : đây là ký. Trong đó đầu tiên là nhân, sau đó là quả. Trong quả, đầu là Thể sau là Thọ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ” tới “tâm an vui đầy đủ”. 
Tán rằng : đây là hai loại hỷ lĩnh, phần đầu là trường hàng, phần sau là tụng.
*
-Kinh văn : “Các tỳ kheo ni” tới “tuyên truyền rộng kinh này”. 
Tán rằng : đây là mục hai : Trì kinh.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “Ma ha tát”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba (nói về việc Phật) chiếu cố tám mươi vạn ức na do tha Bồ tát trì. Trong có hai phần :
-Phần đầu : Phật nhìn.
- Phần sau : xin trì. 
Đây là phần đầu : lấy thân gia bị, phát khởi chúng tâm, khiến họ trì kinh, vì vậy mà Phật nhìn họ. Cho nên trong luận vốn gọi (phẩm này) là phẩm Khuyến Trì, vì (Phật) lấy thân mình mà khuyến khích vậy.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “chúng ta nên thế nào ? ”. 
Tán rằng : dưới là Bồ tát xin trì. Trường hàng có ba phần :
1) Tán đức (tán thán công đức).
2) Niệm thỉnh (trong tâm nghĩ xin trì).
3) Ngôn thỉnh (xin bằng lời lẽ). 
Đây là hai phần đầu. 
Trong phần tán đức, đầu tiên là vị thứ : A Duy Việt Trí, đây dịch là Bất thoái, từ Bát địa trở lên ; sau đó là đức đã thành, đó là đoạn từ “chuyển pháp luân” trở xuống. 
Tâm niệm (thỉnh) có hai ý, cứ theo như kinh văn, có thể biết được.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Bồ tát” tới “xa xa thấy thụ hộ”. 
Tán rằng : đây là ngôn thỉnh. Trong đó :
• Phần đầu là xin trì, tóm lược có bảy hạnh, không có ba hạnh Thí tha, Thính văn và Cúng dàng, vì dễ nên lược đi.
• Phần sau là thỉnh Phật thủ hộ.
*
-Kinh văn : “Tức thì các Bồ tát” tới “chúng con sẽ thuyết rộng”. 
Tán rằng : dưới có 20 tụng, chia làm ba phần :
- 1 tụng đầu : nêu ra việc sẽ thuyết kinh này.
- 18 tụng sau : giải thích về sẽ nhẫn thụ.
- 1 tụng cuối : kết luận bằng lời thề
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Có những người vô trí” tới “chúng con đều sẽ nhẫn”. 
Tán rằng : dưới là 18 tụng giải thích về sẽ nhẫn thụ. Trong đó chia làm hai :
• Phần đầu : 16 tụng hành nhẫn trì (thực hành nhẫn thụ trong khi trì kinh).
• Phần sau : khuyến thuyết trì (khuyến khích thuyết pháp để trì kinh). 
Văn phần đầu có 4 phần :
- 1 tụng : Đả mạ nhẫn (Dù bị đánh mắng cũng nhẫn thụ).
- 9 tụng rưỡi : Mạn báng nhẫn (Dù bị khinh mạn, phỉ báng cũng nhẫn thụ).
- 3 tụng : Hủy nhục nhẫn (Dù bị nói xấu, lăng nhục cũng nhẫn thụ).
- 2 tụng rưỡi : Tẫn mặc nhẫn (Dù bị xua đuổi cũng nhẫn thụ). 
Đây là phần đầu. 
* Chữ [罵] đọc là Mạ. Chữ [詈] đọc là Lỵ. Lỵ cũng là Mạ. Nay giải thích : dùng ác ngôn với ai thì gọi là Mạ (mắng). Phỉ báng nguyền rủa thì gọi là Lỵ (chửi bới rủa xả).
*
-Kinh văn : “Tỳ kheo trong đời ác” tới “tâm ngã mạn đầy rẫy”. 
Tán - rằng : dưới là 9 tụng rưỡi nói về Mạn báng nhẫn, có ba phần :
- 1 tụng : nêu mạn tướng.
- 7 tụng : Phỉ báng nhẫn.
- 1 tụng rưỡi : Kết thành nhẫn. 
Đây là phần đầu. 
“Tà trí”, cho nên thế trí biện thông
“Xiểm khúc” (Xiểm nịnh quắt quéo), cho nên khen ngợi tán dương công việc của người cùng bè đảng. Tướng của hai thứ mạn còn lại thì có thể biết được.
*
-Kinh văn : “Hoặc có A Luyện Nhã” tới “như lục thông La hán”. 
Tán rằng : dưới là 7 tụng nói về Phỉ báng nhẫn. Trong đó có bốn phần :
1) Hai tụng : nêu rõ kẻ ác.
2) Một tụng : nói rõ giả hành (hành vi giả dối).
3) Hai tụng : phỉ báng hành (hành vi phỉ báng).
4) Hai tụng : thuyết ác hành
Tiếng Phạm “A Luyện Nhã”, ở phương đây gọi là Nhàn tịch xứ (chốn thanh nhàn vắng lặng) : cách thôn làng một câu lô xá, tức hơn 600 bước.
*
-Kinh văn : “Người này mang lòng ác” tới “thích bới lỗi chúng ta”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về giả hành.
*
-Kinh văn : “Mà nói lời như vầy” tới “phân biệt thuyết kinh này”. 
Tán rằng : đây là Phỉ báng hành.
*
-Kinh văn : “Thường tại giữa đại chúng” tới “thuyết nghị luận ngoại đạo”. 
-Tán rằng : đây là thuyết ác hành.
* Chữ [誹] đọc là Phỉ, cũng nghĩa như chữ Báng. Sách Ngọc Thiên nói chữ này đọc là Phỉ. Còn chữ [謗] đọc là Báng. Sách này giải thích chữ Phỉ có nghĩa như chữ Hủy [毀] chữ Tữ [ ], có nghĩa là chê bai, dè bỉu, báng bổ, nói xấu trước người khác.
*
-Kinh văn : “Chúng con vì kính Phật” tới “đều sẽ nhẫn thụ đó”. 
Tán rằng : (đây là) Kết thành nhẫn.
*
-Kinh văn : “Trong trược kiếp ác thế” tới “hộ trì điều Phật dặn”. 
Tán rằng : dưới là 3 tụng nói về Hủy nhục nhẫn. Có ba phần :
- 1 tụng : sự phải nhẫn.
- 1 tụng : ý nhẫn nhục.
- 1 tụng : kết hộ trì. 
* Chữ [鎧] đọc là Khải, có nghĩa là Giáp.
*
-Kinh văn : “Thế tôn tự nên biết” tới “đều nên nhẫn sự này”. 
Tán rằng : đây là Tẫn mặc nhẫn. Vì kinh này cho nên dù họ có xua đuổi ta, ta cũng nên nhẫn chịu. 
* Chữ Tẫn [殯] có nghĩa là xua đuổi.
*
-Kinh văn : “Các xóm làng thành ấp” tới “nguyện Phật trụ yên ổn”. 
Tán rằng : đây là 2 tụng nói về khuyến thuyết trì.
*
-Kinh văn : “Con ở trước Thế tôn” tới “Phật tự biết lòng tôi”. 
Tán rằng : đây là kết thệ.
*

PHẨM AN LẠC HẠNH
Ba môn phân biệt :
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
Có năm ý :
1. Trong ba loại lưu thông của khoa đầu, bốn phẩm trên là tán trọng lưu thông, bảy phẩm dưới là học hành lưu thông, chính hạnh, trợ hạnh, học hoằng kinh này, khiến (kinh) không bị tổn hại. Tuy đã tán trọng, nếu chẳng thuyết về hành của sở học, năng hành, hoằng kinh, thì thời mạt thế nhiều nạn, thường sinh tổn hại, chẳng thể hoằng thông, cho nên thuyết bảy phẩm học hành lưu thông
1) An Lạc Hạnh. 5) Tùy Hỉ Công Đức
2) Dũng Xuất. 6) Pháp Sư Công Đức
3) Thọ Lượng. 7) Thường Bất Khinh.
4) Phân Biệt Công Đức
Trong đó phẩm An Lạc Hạnh nói về hành của sở học, hoằng kinh. Sáu phẩm gồm Dũng Xuất v.v… nói về người năng hành trì kinh. Người do pháp mà thành đức, pháp nhờ người mà hoằng tuyên. Nếu không có hành sở học, thì người đó do đâu mà lập đức được. Cho nên phẩm An Lạc Hạnh là hành sở học. Nếu không có người năng hành thì pháp ấy không có nhân mà truyền bá rộng. Cho nên các phẩm Dũng Xuất .v.v… là nói về người năng hành. Vì thế sau phẩm trước thì tiếp theo là phẩm này.
2. Mười chín phẩm khoa sau là chính tông. Trong đó có ba phần : 12 phẩm đầu thuyết minh về cảnh nhất thừa xong, thì đến 2 phẩm dưới đó thuyết minh về hạnh nhất thừa. Phẩm An Lạc Hạnh này thuyết minh về hạnh sở hành. Phẩm Dũng Xuất sau đó thuyết minh về người năng hành. Cho nên thứ đến là hai phẩm này.
3. Trong việc trừ bỏ bảy thứ nhiễm mạn, thì loại thứ sáu là loại Tập công đức nhân (người gom công đức). Đó là chỉ người có công đức thuyết pháp đại thừa nhưng lại chấp thủ tăng thượng mạn phi đại thừa. (Phật đã) vì loại này mà nói về chuyện lấy ngọc minh châu trong búi tóc cho người đó. Người cầu quả tam thừa thì gọi là Tập công đức nhân, xưa tuy tổng tướng là thuyết đại thừa, nhưng tâm người đó chưa quyết định, thoái lui, hướng theo nhất thừa mà vẫn hiếu thắng, chấp thủ những thứ chẳng phải là đại thừa, công đức thuyết pháp nhỏ, nên (Phật) chỉ ban cho các thứ khác. Còn như ngày nay thì đã phát tâm quyết định ưa thích đại thừa, lập công đã lớn, cho nên cởi hạt minh châu mà cho người đó. 
Luận rằng : loại người thứ sáu này thuyết pháp đại thừa thì đem nhất thừa của pháp môn này mà trao cho họ, để khiến thị thừa cũng được hạnh mãn giống như Thập địa. Ngày nay Như Lai bí mật giải thích cho, giống như cởi hạt minh châuban cho. Phẩm này thuyết minh về điều đó. Cho nên cần có phẩm này.
4. Luận giải thích về loại vô thượng thứ mười. Trì lực trong bảy lực, đó là các phẩm Pháp Sư, An Lạc Hạnh và phẩm Trì. An Lạc Hạnh này là hạnh sở trì. Phẩm Trì trước đã nói rõ năng trì, ắt phải có hạnh của sở trì. Cho nên có phẩm này. Đó là đoạn văn về “Tứ An lạc hạnh”. Đây là văn tàn, vì minh châu nói trên là hậu văn.
5. Luận nói : thứ sáu là thị hiện Thuyết vô thượng, cho nên nói về việc lấy hạt minh châu trong búi tóc ra mà cho. Vì việc ban cho pháp này cũng ví như cho hạt châu, vì pháp sở thuyết là vô thượng, tuy lời văn khác nhau nhưng đều nói về hạt châu cả. Đây là nghĩa tàn của phần trước. Cho nên mới có phẩm này. 
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
Lìa nơi nguy hiểm hãi hùng thì gọi là “An”. 
Thân tâm đều thích thì gọi là “Lạc”. 
Uy nghi đáng noi, nói năng có phép, tâm trừ đươc thói siểm mạn, chỉ chứa phẩm chất Từ bi, duyên luôn chẳng dứt thì gọi là “Hạnh”. 
An Lạc là quả, và Hạnh nghĩa là nhân. Hạnh An Lạcdựa vào chủ thể mà giải thích. Nếu lúc tu nhân, lìa được các sự nguy hiểm hãi hùng, thân tâm vui thích thì gọi là An Lạc Hạnh, tức là trì nghiệp mà giải thích
* Chữ [行] có 2 âm đọc là chữ “Hành” hay “Hạnh”. Tu hành theo các hạnh trong kinh này thì được An Lạc
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
-Hỏi : phẩm này cũng thuyết minh về sự kiện cởi bảo châu (mà cho), cớ sao không lấy đó mà đặt tên cho phẩm ? 
Đáp : (vì đó là) nhân thuyết minh về thắng hạnhtán thán công đức thắng trội của kinh này, chứ chẳng phải là muốn đối cơ chính thức thuyết minh về sự kiện bảo châu. Cho nên chỉ lấy An Lạc Hạnh mà đặt làm tên phẩm.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ” tới “thuyết được kinh này”. 
Tán rằng : đại văn của phẩm này chia làm hai phần : 
- Đầu là khải thỉnh 
- Sau là khai thị. 
Phần đầu này có hai phần : 
+ Đầu là tán dương (pháp) hi hữu (hiếm có). 
+ Sau là thỉnh thuyết nghi quỹ. Làm sao để đời sau thuyết kinh này mà không bị trở ngại ?
*
-Kinh văn : “Phật bảo” tới “an trụ tứ pháp”. 
Tán rằng : dưới là khai thị. Có hai phần : 
• Phần đầu : mách bảo về cái nhân đã hỏi : An Lạc tứ hạnh
• Phần sau : 21 tụng rưỡi ở cuối phẩm, nhân tiện bảo chung về quả : tướng của An Lạc. Đó là đoạn từ “Người đọc tụng kinh này, thường không có ưu não” trở xuống.
Phần đầu Phật bảo có ba mục : 
1) Tiêu đáp 2) Hiển đáp 3) Kết đáp.
Sau đó nói rõ về quả An Lạc, tụng tiếp theo phần trước gồm 1 tụng rưỡi. Đó là đoạn từ “Sau khi ta diệt độ” trở xuống. Đó tức là văn phần đầu. 
Về tứ pháp : gồm bốn đoạn văn ở dưới, đều có trường hàng và kệ, mỗi đoạn nói về một hạnh, gồm: 
1) Chính thân hạnh. 
2) Chính ngữ hạnh. 
3) Ý lìa chư ác tự lợi hạnh. 
4) Tâm tu chư thiện lợi tha hạnh. 
Nhờ bốn hạnh này mà thu nhiếp hết mọi hạnh. Nhờ chất trực cho nên mọi ác đều lìa, hạnh tự lợi được viên mãn. Do từ bi, cho nên mọi thiện đều sinh, hạnh lợi tha được viên mãn. Kinh xét theo sự thắng trội mà nói thứ ba là chất trực, thứ tư là bi; thực ra đều thông cả. 
Căn cứ vào kinh văn ở dưới thì trong đoạn đầu nói về thân hạnh cũng đã thuyết minh về tâm hạnh rồi. Lúc giáo hạnh, tâm ấy an trụ ở môn Không và Hữu. Do trụ ở hai môn ấy, lấy đó làm căn bản để dẫn tới những hạnh khác phát sinh, chứ chẳng phải hạnh đầu cũng thông với tâm. Hạnh đầu chỉ thuyết minh về thân hạnh lìa ác, thân hạnh tu thiện. Cho nên trong bốn hạnh đều nên nói về hai loại Hữu và Không hữu. Chỉ trong hạnh đầu nói về Không hữu hạnh. Theo lệ thì ba hạnh kia cũng đều phải có đủ, cho nên trụ ở hai loại Không và Hữu, đó là tu tứ hạnh, vận dụng cả thân tâm
Về bốn tên gọi của “pháp” : pháp là quỹ trì, pháp là sở y tam nghiệp năng y. Hai thứ này đều là hạnh của sở hành. “An” có nghĩa là an xử, “trụ” tức là y chỉ. Hành giả năng hành an xử tam nghiệp, y “tứ hạnh” gọi là “an trụ tứ pháp”. 
Hoặc pháp có nghĩa là nhân [因]. Đòi hỏi các Bồ tát trước hết phải quan sát Nhân [人] pháp tam sự thể không, rồi mới có thể thân lìa biểu hiện tà ác, ngữ hợp phép tắc chính thiện, diệt tư tưởng siểm nịnh dối lừa, khởi tâm từ bi v.v… , dẹp được các ung nhọt của mình, lìa được lời chê bai phỉ báng của kẻ khác. Đại giáo hoằng tuyên không ngưng, sinh nhiều lợi ích không sút. Đó là đại ý trong này vậy. 
Thêm nữa, phẩm Pháp Sư ở trước nói “nhập Như Lai thất”, tức là hạnh thứ tư - tâm đại Từ bi - ở đây, mặc áo hòa nhẫn của Như Lai, ngồi tòa pháp Không của Như Lai. Đó tức là đệ nhất thông hạnh, diệt vọng tưởngcửa Không, khởi chân tâm ở kho Hữu. Cho nên có thể thân ngữ điều hòa mà thành lợi ích, tâm ý điều thuận mà đạo được viên thành. Đó là đường lối ở đây vậy.
*
-Kinh văn : “Một là” tới “diễn thuyết kinh này”. 
Tán rằng : đây là giải thích thân hành. Trong đó có ba phần :
1. Nêu ra hành xứ, thân cận xứ.
2. Biệt thích (giải thích riêng biệt). 
3. Kết luận. Đó là năm câu tụng ở phần cuối. 
Có kinh bản là văn trường hàng. Nay lấy tụng làm chính. Đây là phần nêu . 
“Xứ” : có nghĩa là xứ sở, tức là pháp trước đây, là hành xứ, khả thân cận xứ mà các hành ba nghiệp y vào. 
“Hành” : có nghĩa là Du Tức (vốn nghĩa là chơi, nghỉ; đây chỉ việc buông bỏ của người tu hành) hoặc chỉ đạo lý. 
Như thế gian nói : ngươi đi dạo chơi nghỉ ngơi ở chỗ nào ? Ý nói : đi đến trong đạo lý nào ? Là muốn nói người thuyết kinh trong mọi lúc tâm thường chơi nghỉ trong xứ sở này, hoặc an tâm định thần ở trong xứ sở đạo lý này. Cho nên gọi là “Hành xứ”. 
“Thân” : có nghĩa là thân thiết, giúp đỡ ; “cận” : có nghĩa là quen gần ; “xứ” : nghĩa giống như trước. 
Chốn mà thân tâm hành giả phải nên thân thiết gần gũi thì gọi là “Thân cận xứ”. 
“Hành” : nghĩa là chỉ hành vi bên trong, là hành để bồi dưỡng thân tâm
“Thân cận” : nghĩa là ngoại cảnh, ngoại duyên quen thuộc. Đó là khác biệt về thô tướng của hai loại này. 
Thân, hành có thân, có sơ, có tổng, có biệt. Cho nên chỉ đặt tên cho nó là “thân cận xứ”, còn ba hạnh kia thì chẳng thế, mà chỉ được gọi chung là An Lạc Hạnh.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “Hành xứ của Bồ tát Ma ha tát”. 
Tán rằng : đây là Biệt thích, trong đó chia làm hai phần :
- Đầu tiên thuyết minh về “Hành xứ”.
- Sau đó thuyết minh về “Thân cận xứ”.
Hành xứ tức là nhân chung của tứ hạnh. Lúc khởi tứ hạnh phải y vào môn này mới khởi được. 
Hành xứ có ba : 
1) Hỏi. 2) Giải thích. 3) Kết. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Nếu Bồ tát” tới “tâm cũng chẳng kinh”. 
Tán rằng : dưới là giải thích. Có ba phần :
- Đầu tiên tu Hữu hạnh.
- Sau đó tu Không hạnh.
- Cuối cùng gạt bỏ cả hai hạnh. 
Đây là phần đầu. 
Nếu chỉ tu Hữu hạnh, thì vì phi Không cho nên vướng mắcsinh tử mà không chứng được gì. Nếu chỉ tu Không hạnh, thì vì phi Hữu cho nên vướng mắcNiết bàn mà không có lợi gì. 
Thật là hiển nhiên, nếu chẳng trụ ở quán Hữu cũng chẳng trụ ở quán Không, thì đó là điều không giống với phàm phunhị thừa, mà giống với thực hành đạo bất trụ như trong Kinh Vô Cấu Xưng nói. 
Thêm nữa, nếu chỉ tu Hữu hạnh, thì vì phi Không, cho nên vọng tưởng sẽ vì thế mà càng tăng trưởng. Nếu chỉ tập Không hạnhphi Hữu thì chân tâm không có nhân và chẳng sinh. Cho nên diệt vọng tưởngcửa Không, khởi chân tâm trong kho Hữu. Hữu Không song quán mới thành trung đạo. Đó tức là Hành xứ ở đây. 
Hữu hạnh có bốn :
1) “Trụ nhẫn nhục địa” : ví như khi thuyết pháp, dung được oán hại, chịu được khổ sở bức bách, khế hợp được Đế pháp.
2) “Nhu hòa thiện thuận” : thân tùy diệu hạnh, ngữ khởi lời hay, tâm không nghĩ ác, ngoài lìa thô khoáng, đó gọi là “nhu hòa” ; trong thì khế hợp với tông chỉ huyền diệu, đó gọi là “thiện thuận”.
3) “Mà chẳng thốt bạo”. “Thốt” : là thốt nhiên. “Bạo” : là ngang ngược. “Mà chẳng thốt bạo” là trọn chẳng thốt nhiên ngang ngược phi lý
Các hành động thuộc về ba nghiệp vì chưa viên mãn hoàn thiện, cho nên mỗi khi nổi lên đều cần phải quan sát cẩn thận, điềm tĩnh suy nghĩ, dùng trí dẫn đường rồi sau mới phát ra, thấy được thì tiến, biết khó thì lùi, đó gọi là “chẳng thốt” (chẳng thảng thốt, bộp chộp). Giả sử có khởi lên tư tưởng gì cũng chẳng phi lý, đó gọi là “chẳng bạo”. 
* Chữ [卒] đọc là Thốt, như thảng thốt. Còn viết là [猝]. Chữ này sách Ngọc Thiên nói là có hai âm : Tốt và Tuất, đều chẳng dùng ở đây. Sách Ngọc Thiên : “Thảng thốt” viết là [倉卒]. Cũng dùng chữ [猝]. Chữ [暴] đọc là Bạo, thời cổ viết là [ ].
4) “Tâm cũng chẳng kinh” : khi nghei nghĩa lớn chưa từng được nghe, khi bị người khác cật vấn trái với tông chỉ, chống đối lại mình, đối với các thứ cúng dàng, thân cận, đánh chửi, xa lánh, danh lợi, uy thế, lăng nhục, xua đuổi, bôi xấu, ca ngợi, khen chê, sướng khổ, đối với tất cả các thứ đó tâm đều yên định chẳng động, tâm cũng chẳng kinh, cho nên có tụng rằng :
Chư Phật thường chơi ở thế gian
Lợi lạc cho mọi loại hữu tình
Tám pháp gió nóng tà phân biệt
Chẳng thể lay động gây trở ngại. 
Câu tổng quát “trụ nhẫn nhục địa” : ngôn ngữ thường “nhu hòa, khéo thuận”, thân an “mà chẳng thảng thốt bộp chộp”, nội tâm cũng thường “chẳng kinh sợ”. Ba nghiệp thuận theo lý này mà hành ở Hữu. Thế thì hoằng dương kinh gì mà chẳng được ! 
“Nhẫn nhục” gọi là “địa”, vì địa (đất) là cái mà các thứ dựa vào đó để sinh trưởng, vì nhẫn là điều kiện để điều thiện y vào đó mà sinh trưởng, cho nên được ví với địa. Thêm nữa, nói rằng đặt tên theo dụ, khi tu hành nhẫn nhục thì nhẫn được như đất, dù thuận hay nghịch đều chẳng động, cho nên đào ngòi sâu mà (đất) chẳng giận, xây nhà cao mà (đất) chẳng yêu, gặp muôn vật đều chở cả, tha hồ dùng đức lại càng lớn, bị đào bới vẫn tuôn suối ngọt, trồng cấy gì cũng không mong được biếu. Cho nên tu hành tam nhẫn thì được nêu danh là địa. Hãy nghiền ngẫm thật kỹ, (như vậy) đáng được gọi là Bồ tát Ma ha tát rồi đấy !
Hoặc “địa” có nghĩa là “vị”, vì ở mọi ngôi vị đều luôn tu hạnh nhẫn.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, đối với pháp” tới “như thực tướng”. 
Tán rằng : đây là tu Không hạnh
“Hành” : nghĩa là phân biệt chấp trước.
“Ư pháp vô sở hành” : đối với mọi pháp chỉ thấy chúng sinh và pháp đều là Không mà chẳng phân biệt chấp trước là có. 
“Nhi quán chư pháp như thực tướng” (mà quán tướng như thực của các pháp) : nghĩa là đã quán ngã pháp cả hai đều Không, tức là đã quán nhị Không môn, lại quán Như Lai tạng tính của các pháp, chân lý của pháp thể tướng như thực. Thể của ngã và pháp đều không có, nên gọi là Không. Còn Như Lai tạng thì gọi là Không tính. Chẳng quán nhị Không môn, chẳng thấy Không chân tính. Hai loại này cùng có tên là Không quán.
*
-Kinh văn : “Cũng chẳng hành chẳng phân biệt”. 
Tán rằng : trên đây là sở quán Không Hữu, sợ rằng sẽ bị vướng mắc ở trong Không Hữu, cho nên nay gạt bỏ cả hai. 
Có nghĩa là tuy quán Không, nhưng cũng chẳng vướng mắc chấp trước nơi không, tuy quán Hữu nhưng cũng chẳng phân biệt, vướng mắc chấp trước nơi Hữu. Cần phải không trụ vào đâu cả mà quán biết rõ pháp. Nếu có sở trụ thì chỉ là phi trụ. Cho nên dưới tụng rằng : “Dẫu y vào nhân, pháp ; cả hai đều là Không mà lý giải hai loại này”.
Luôn luôn là “đối với pháp mà vô sở hành”, thu nhiếp về lý cũng không trái. 
Lại nữa, “đối với pháp mà vô sở hành” để quán các pháp là Không. Cho nên tụng nói : “chẳng tu hành các pháp thượng, trung, hạ, hữu vi và vô vi”.
“Cũng chẳng hành, chẳng phân biệt”, theo như thứ tự chẳng phân biệt chấp trước ngã và ngã sở mà quán chúng sinh là Không. Tụng nói : “Cũng chẳng phân biệt là nam, là nữ ” v.v… Do quán hai thứ ngã, pháp này đều là Không, nên chứng được tính như thực của nhị Không
Thêm nữa, “đối với pháp mà vô sở hành” có nghĩa là chẳng phân biệt chấp trước đối với pháp sở thuyết mà chỉ có quán thực tướng chân như
“Cũng chẳng hành” : có nghĩa là chẳng phân biệt chấp trước cái ngã năng thuyết, “cũng chẳng phân biệt” người truyền thụ với người được giáo hóa. Tức quán ba sự : quán thể tính của hai loại pháp nhân là Không, mà quán chân như thực tướng là Hữu. 
Lại nữa mọi pháp đều có hai mặt :
1) Vọng. 2) Chân.
Đối với mặt vọng pháp thì nên “vô sở hành” để bỏ các vọng. Đối với chân tính của pháp thì cần thường xuyên quán sát để được chứng đạt. Tuy hành cái hạnh này, cũng chẳng hành cái Chân trí hạnh, đối với việc quán thực tướng là Hữu. Cũng chẳng hành cái Tục trí hạnh, đối với quán phân biệt thể tính các pháp là Không. 
Cho nên Kinh Bát Nhã nói : “Nên vô sở hành mà hành, đó mới gọi là Hành. Vì chẳng hành cho nên vô sở bất hành. Vì chẳng phân biệt cho nên không có thứ gì chẳng phân biệt. Chẳng hành, chẳng phân biệt, cho nên vọng huyễn đều trừ. Vì không gì không hành không phân biệt, cho nên đều đạt tới chân tế ”. 
Do sự song tu này chiếu soi phân biệt hết thảy, đối với sự thì biết tính Y tha, trụ Nhẫn nhục địa ; đối với lý thì biết tính Viên thành thực, quán như thực tướng, các kiến chấp về nhân về pháp đều chiếu là Không.
*
-Kinh văn : “Đó gọi là Bồ tát” tới “hành xứ”. 
Tán rằng : đây là kết luận.
*
-Kinh văn : “Thế nào gọi là Bồ tát” tới “thân cận xứ”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về thân cận xứ. Có hai phần : 
1) Hỏi . 2) Giải thích.
Đây là hỏi.
*
-Kinh văn : “Bồ tát” tới “trò biến hiện”. 
Tán rằng : dưới là giải thích, có hai phần :
- Phần đầu là lìa ngoại ác duyên bất khả thân cận xứ, ngược lại tỏ rõ chẳng lìa ngoại thiện duyên khả thân cận xứ. Đó tức là Nhân cảnh.
- Phần sau là ngoại quán chân pháp khả thân cận xứ, ngược lại tỏ rõ ngoại quán vọng pháp bất khả thân cận xứ. Đó tức là Pháp cảnh
Hai phần này ảnh hưởng lẫn nhau, thuyết minh cho nhau. Tức chia làm hai. Nhưng quán chân pháp, nên chung cho các hạnh khác, vì dẫn chung cho cả bốn hạnh. Nêu sơ hạnh, chứng tỏ chẳng phải chỉ có sơ hạnh. Văn phần đầu có hai phần : 
a. Đầu tiên là giải thích
b. Sau đó là kết luận
Lìa các ác duyên, thoạt đầu tu Giới hạnh, thường thích ngồi thiền, sau đó tu Định hạnh, cuối cùng là thân cận xứ quán không cảnh v.v … mới tu Tuệ hạnh. Văn phần đầu có ba : 
a) 4 câu đầu là một đoạn. 
b) 1 câu sau là một đoạn. 
c) 5 câu cuối là một đoạn. 
Trong đoạn đầu lại chia làm hai : 
+ Đầu tiên thuyết minh về lìa bốn (ác duyên). 
+ Sau đó thuyết minh về chẳng lìa (thiện duyên).
Trong này có ba thứ phải lìa :
1) Tổn hại duyên.
2) Ác kiến duyên.
3) Hoại loạn duyên.
Bồ tát tuy là phổ hóa quần sinh. Nhưng người mới tu hành phải nên có sự lựa chọn. Nếu chẳng phải là người tu học lâu thì cũng như vậy. Thêm nữa, ở đây cho phép thuyết pháp dẫn đạo làm lợi lạc (cho chúng sinh) nhưng chỉ được phép “hòa quang”, chẳng được tùy thuận “đồng trần” chơi thân với cái xấu. Bởi vậy phải lìa các ác duyên trên. 
Ngăn đầu chẳng ngăn cuối, ngăn đồng chẳng ngăn dị, ngăn thuận chẳng ngăn nghịch. Cho phép giáo hóa chẳng cho phép thân với. Cho nên chẳng trái ngược với nhau
Nếu gần vua v.v… chỉ tự tăng thêm tổn hại, như trong luật đã nói : “Nếu vào cung vua thì có mười lỗi”. Được ngồi cùng xe với vua Ngô thì vinh hiển một đời. Nhưng vua Tần nhường vợ thì ngàn năm bị nhục. Ngoại đạo tà nhân thường rình các chỗ thiếu sót về pháp, cho nên luật không cho phép tự tay đem cho thức ăn, huống hồ lại còn thân cận. 
“Ni Kiền Tử ” : là Ly hệ ngoại đạo
“Văn bút kinh thư ” : như loại thơ ca, đó là “văn”. Thuộc loại bia chí, đó là “bút”. “Thư” : là sách vở, như Chu Lễ nói về lục nghệ. “Kinh” như các loại : Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân thu. Loại thứ năm là Lục thư, chỉ tượng hình v.v… (lục thư : nói về cấu tạo, sử dụng chữ Hán). “Thư ” là “trước”, trước tác trên thẻ tre, lụa vải v.v… giải thích như trong âm. Nay nêu loại đó, Tây phương chẳng giống với ở đây. 
“Lộ già da đà”, trước dịch là “Ác đáp đối nhân” (đối đáp không tốt với người khác). Phiên âm đúng là Lộ Già Dã Để Ca, có nghĩa là Thuận thế ngoại đạo.
“Nghịch Lộ Già Dã Để Ca”, dịch là Tả thuận thế ngoại đạo. Chấp trước trái với loại trên thì gọi là Tả thuận thế
“Một ở dưới” : ý nói chung cho cả hai xứ trên. 
“Na la” : nghĩa là xăm mình. 
“Trò biến hiện” : các trò ảo thuật thế gian v.v… 
* Chữ [兇] đọc là Hung, đồng nghĩa với ác. Sách Ngọc Thiên nói chữ này là còn có âm là Cách, có nghĩa là sợ hãi. Nay theo cách đọc đầu. Có chỗ viết là [凶] có nghĩa là nguy hiểm, tội lỗi, ác hết mức. 
Kinh A Hàm nói : “Bậc trí giả thường lo như tù trong ngục, kẻ ngu si thường mừng vui tựa như Quang Âm thiên. Người hay nô đùa như voi không móc, như lạc đà, trâu bò sứt mũi khó thể ngăn cấm chế ngự”.
Thêm nữa, còn có kệ rằng : 
“Ngươi đã cạo đầu mặc áo nhuộm, 
Tay cầm bát sành đi khất thực
Cớ sao ham thích thói cười đùa, 
Đã không pháp lợi, mất công đức. 
Do vậy chẳng nên đánh đấm nhau”… 
* Chữ [ ] đọc là Xoa, có nghĩa là đấm người khác. Còn có chỗ viết thành chữ Quắc [ ]. Chữ [ ] đọc là Phốc, lẽ ra phải viết là [ ].
*
-Kinh văn : “Lại chẳng thân cận” tới “các ác luật nghi”. 
Tán rằng : đây là ác nghiệp duyên thứ tư. 
“Chiên Đà La” : có nghĩa là đồ tể, đó là bất luật nghi vậy. Phiên âm đúng là Chiên Đồ La, ở phương đây thì gọi là Nghiêm Xí, chỉ các hạng làm các nghiệp ác, tự mình ra oai bằng các biểu hiện đặc biệt, như lắc chuông cầm vọt v.v… Trong kinh này nêu ra 6 loại. Tạp Tâm nêu ra 12 loại đó là : giết dê, nuôi gà, nuôi lợn, đánh cá, bắt chim, thợ săn, làm giặc, đao phủ, cai ngục, cầu rồng (chúc long), giết chó, săn trộm. 
Kinh Niết Bàn nêu ra 16 loại. Vì lợi mà mua bò, dê, lợn, gà. Vỗ cho béo rồi lại vì lợi mà bán. Vì lợi mà mua, mua rồi giết đi. Đó là 8 loại đầu. Loại thứ 9 là câu cá, thứ 10 là thợ săn, thứ 11 là cướp đoạt, thứ 12 là đao phủ, thứ 13 là bắt chim, thứ 14 là nói hai lưỡi, thứ 15 là lính coi ngục, thứ 16 là chú long
Đối Pháp, quyển thứ tám có 14 loại, đó là : giết dê, nuôi lợn, bắt chim, bắt cá, săn hươu, đặt lưới, bẩy thỏ, trộm cướp, đao phủ, hại bò, trói voi, lập đàn, chú long, cai ngục, vu oan giá họa, thích gây tổn hại v.v…
Ý văn trong đây nói rằng : ý nghĩa (của từ Chiên Đồ La) rất rộng lớn nặng nề, vì gây ra tổn hại thật sự sâu nặng, kiếm lời nuôi mạng, suốt đời không dứt. Các hạng đó đều gọi là bất luật nghi. Cho nên gọi là “thích gây tổn hại” v.v… mà kinh này gọi là “các ác luật nghi”. 
* Chữ [畋] đọc là Điền, chỉ sự săn bắt chim muông. Còn đọc là Điện và có nghĩa là “đất bằng phẳng”. Ở đây dùng âm nghĩa đầu. Có chỗ viết là[田] , có nghĩa là vì ruộng nương mà trừ hại. Chữ [ ]đọc là Ngư, chỉ việc đánh bắt cá. Đúng ra phải viết là [ ]. Sách Ngọc Thiên có chữ [ ], chỉ việc đánh cá. Còn viết là [漁]. Có chỗ viết là [魚] đó là viết sai.
*
-Kinh văn : “Những người như vậy” tới “không hy vọng gì”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về chẳng lìa. 
Cho phép hòa quang (cùng chan hòa trong ánh sáng) để giáo dục họ. Chẳng cho phép đồng trần (cùng nhau ở chỗ nhơ bẩn bụi bặm) với họ, cho nên chẳng thân mật với họ.
*
-Kinh văn : “Lại chẳng thân cận” tới “không mong cầu gì”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ hai : đầu tiên là lìa, sau là chẳng lìa. 
Loại (ác nghiệp duyên) thứ năm là Liệt hữu duyên (liệt hữu : bạn kém cỏi). 
Kinh Niết Bàn nói : “Bồ tát sợ hãi hạng nhị thừa như người tiếc mạng”. Kinh Tịch Điều Âm Thiên Tử Vấn nói rằng : “Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi rằng : ví như có người đói khát gầy còm, thà nhịn đói nhịn khát chứ không bao giờ ăn những thức ăn tạp nham độc hại. Bồ tát cũng thế, thà phạm các tội bủn xỉn, ghen ghét, phá giới, ác khẩu, lười nhác sa đọa, chí niệm vô trí, chứ không bao giờ mong cầu quả địa nhị thừa. Phật bảo thiên tử : như người tham ăn phải chất độc của vị luân vương đó. Cho nên hạng nhị thừa trì giới, tinh tiến, đó tức là Bồ tát phá giới, lười nhác sa đọa”. Cho nên chẳng nên thân cận (hạng đó). Nếu có đến thuyết pháp cho họ, cũng chẳng mong sự thân mật, lợi dưỡng, cung kính của họ.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “cho là thân mật hậu hĩ”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ ba :
a) Đầu tiên là lìa (các ác duyên) thứ sáu là Trường nhiễm duyên, thứ bảy là Phi khí duyên, thứ tám là Cơ ha duyên, thứ chín là Phi quỹ duyên, thứ mười là Tán loạn duyên.
b) Sau đó là thuyết minh về Tự hành (sự tu hành của bản thân). 
Trong năm thứ phải lìa nói trên, văn ở đây có hai thứ : thứ sáu là Trường nhiễm duyên và thứ bảy là Phi khí duyên. 
Thập Tụng luật nói rằng : “ví như món ăn của người quen ăn chín, hết thảy nữ nhân cũng giống như thế họ khiến người ta yêu đương đắm đuối chẳng thể lìa bỏ”. 
Trí Độ luận nói : “Gió mát vô hình còn bắt được. Rắn có nọc độc còn chạm được. Tâm của nữ nhân khó biết được. Cầm gươm chống địch còn thắng được. Giặc nữ hại người khó cấm được !”.
Tứ Phần luật nói : hay đến nhà người tại gia luôn thì có năm lỗi :
1) Luôn thấy nữ nhân.
2) Thấy luôn thì thân nhau.
3) Quá thân thì thành sàm sỡ.
4) Rồi sinh ra tư tưởng dâm dục.
5) Có khi bị chết, không chết thì cũng bị khổ não, cho nên cần phải lìa xa.
Năm loại bất nam đó là hạng : sinh tiện, trừ khử, tật đố, bán nguyệt, quán sái. 
Do có hai lỗi, cho nên phiền não do phân biệt giới tính nam nữ, là tâm hành luôn luôn có mặt đồng thời với niệm phân biệt giới tính. 
Người tốt khó được, cho nên nếu chẳng phải là loại pháp khí thì chẳng nên gần gũi thân cận.
*
-Kinh văn : “Chẳng riêng một mình vào nhà người khác” tới “chẳng thích cùng chung thầy”. 
Tán rằng : trong này có ba thứ (phải lìa xa) : đó là (các ác duyên) thứ tám : Cơ ha duyên (ác duyên chê bai mắng mỏ), thứ chín là Phi quỹ duyên, thứ mười là Tán loạn duyên. 
Du Già luận nói : “nên lìa mười bốn cấu nghiệp, tàng ẩn sáu phương, xa bốn loại ác hữu, nhiếp thu bốn loại thiện hữu”. 
Về a “lìa mười bốn cấu nghiệp”, Kinh Trường A Hàm nói : “thân ngữ ác nghiệp có bốn : sát, đạo, tà dâm, vọng ngữ. Cũng dựa vào bốn thứ này mà làm các sự ác. Ác nhân có bốn, đó là tham, sân, nghi, mạn. Cũng y vào bốn thứ đó mà khởi ác nghiệp.
Lìa sáu pháp tổn tài :
1) Ham rượu.
2) Cờ bạc.
3) Phóng đãng.
4) Đam mê kỹ nhạc.
5) Ác hữu làm tổn hại nhau.
6) Dần dà theo thuyết của họ.
Trong sáu thứ này, mỗi thứ đều có sáu loại. Như vậy gộp lại là 14 cấu nghiệp. 
Về a “tàng ẩn sáu phương”, Kinh Trường A Hàm nói rằng : trong thành La Duyệt có người con của trưởng giả, tên là Thiện Sinh. Đã nhiều đời nối tiếp nhau, sáng sớm nào cũng vậy, Thiện Sinh đều lễ sáu phương để thần sáu phương phù hộ cho nghiệp nhà, khiến mọi việc như ý. Bỗng nhiên gặp Phật, Sinh bèn hỏi : có phép đó không ? Phật đáp rằng có, nhưng chẳng giống với ngươi, (vì phép Phật thì) cha mẹĐông phương, sư trưởngNam phương, vợ conTây phương, tôi tớ là Hạ phương, Sa môn cao đức là Thượng phương. Trong sáu phương ấy, mỗi phương đều có năm sự, nên nói là thường ẩn tàng trong sáu phương đó. Chẳng sinh kiêu mạn, khinh suất, tùy theo sở ứng, nếu biết trụ ở sáu phương đó. Cho nên gọi là ẩn tàng. 
Về a “xa bốn loại ác hữu”, Kinh Trường A Hàm nói : 
- Một là : loại Như thân ác hữu, sợ mà phục mình, chứ thực ra không có ý thân. 
- Hai là : loại Mỹ ngôn ác hữu, lời thuận ý chống. 
- Ba là : loại Kính thuận ác hữu, tâm tuy kính thuận, song các việc làm dù thiện hay ác đều hùa theo chứ không có tâm can gián lẫn nhau. 
- Bốn là : loại Đồng sự ác hữu, làm bạn trong các sự ác, hoặc cùng nhau uống rượu, cờ bạc, dâm dật, ca múa v.v…
Trong bốn loại này, mỗi loại có bốn hạng. Nói bốn loại trên là đáng ghét cần phải lánh xa
Về a “nhiếp thu bốn loại thiện hữu” : Kinh Trường A Hàm nói :
1) Chỉ phi thiện hữu (bạn tốt ngăn mình làm việc sai), can ngăn nhau làm việc ác.
2) Từ mẫn thiện hữu, thương xót nhau khi gặp sự đau khổ
3) Lợi nhân thiện hữu, cho nhau sự vui.
4) Đồng sự thiện hữu, cùng nhau làm sự thiện. 
Trong mỗi loại ấy lại đều có bốn. Đều rộng như thế, không thể dẫn nhiều.
*
-Kinh văn : “Thường thích ngồi thiền” tới “sơ thân cận xứ”. 
Tán rằng : đây là tu Định hạnh cùng kết luận.
Thường lìa xa nơi ồn ào huyên náo, ở rảnh một mình. Răn người sơ học nên tự mình tịnh trụ. Răn người học lâu thân dẫu ở chỗ huyên náo, nhưng tâm phải luôn luôn tĩnh. Về lý, thực ra tứ hạnh, chư ác đều phải lìa, chư thiện đều phải tu. Hơn nữa khi bàn giảng kinh sẽ khơi gợi lên nhiều điều. Cho nên thượng hạ văn chỉ thuyết về ác hạnh để khuyên tu tập. Chứ chẳng phải chỉ cho phép như thế, bởi vì tỳ kheo thuyết kinh đối với giới hạnh khác đều trì giữ đủ cả rồi. 
Trên thuyết minh về Nhân cảnh, dưới thuyết minh về Pháp cảnh.
*
-Kinh văn : “Lại nữa” tới “chẳng chuyển”. 
Tán rằng : đây là thân cận xứ thứ hai : học Tuệ hạnh. Trong có hai phần :
- Phần đầu là dạy quán. 
- Phần sau là kết luận
Trong phần dạy quán, đầu tiên là Không quán, sau đó là Hữu quán. Đó là chân tục nhị đế quán.
Không quán có 18 câu, gồm 3 phần giải thích
- Phần giải thích thứ nhất : trong này chỉ quán Biến kế sở chấp Không, hiển lộ pháp nhất thể chân như vô tướng. Hữu quán ở dưới mới dạy quán tục sự.
Trong 18 câu chia làm 8 loại. Đây có 2 loại. 
- Loại 1 : Ba câu đầu y vào ba tính để hiển chân. Do chân thể diệu tự tính khó biết, cho nên y vào sự giải thíchhiển lộ
- Câu đầu : y vào Biến kế sở chấp Vô để hiển Nhân Pháp đều không.
- Câu thứ hai : y vào Viên thành thực tính
- Câu thứ ba : y vào Y tha khởi tính nhiễm pháp điên đảo (để hiển chân), vì chân như tịnh pháp chẳng điên đảo.
- Loại 2 : Ba câu tiếp theo y vào thường trụ để hiển chân. Hữu vi có ba phẩm. Trung phẩm có thể thiên động, có thể theo hạ phẩm mà thoái bại, có thể theo thượng phẩmtiến triển. Vô vi thì chẳng thế.
*
-Kinh văn : “Như hư không” tới “chẳng khởi”. 
Tán rằng : đây là phần giải thích thứ hai, có ba loại : 

Loại - 3 : một câu lìa nhị đắc để hiển chân như, vì thái hư không không có tính năng đắc, sở đắc (gọi gộp là nhị đắc). 
Loại - 4 : một câu nêu nội chứng để hiển chân như, vì danh tự ngôn ngữ chẳng đạt tới được, chỉ có trí chứng mà thôi. 
- Loại 5 : ba câu : phi hữu vi để hiển chân như
Kinh Niết Bàn nói : “vì không có nhân duyên, nên gọi là vô sinh. Vì vô vi nên gọi là vô xuất. Vì không tạo nghiệp, nên gọi là vô tác. Đó gọi là vô khởi, Thể chẳng phải là do nhân duyên sinh, chẳng phải là Thể có từ trước, theo Tha mới xuất, cũng chẳng phải là mới khởi tác theo nghiệp”.
*
-Kinh văn : “Vô danh” tới “vô chướng”. 
Tán rằng : đây là phần chú thích thứ ba, có ba loại : 
- Loại 6 : hai câu đầu là lìa thuyên chỉ (ý nghĩa được giải thích bằng ngôn ngữ) để hiển chân, vì không có danh tướng
- Loại 7 : một câu : lìa vọng pháp để hiển chân, vì không có vọng tướng năng thủ, sở thủ
- Loại 8 : bốn câu cuối nêu thể diệu để hiển chân. 
Kinh Đại Phẩm nói : “vì siêu tam thế (vượt ba đời), cho nên là vô lượng. Vì vượt mười phương, cho nên là vô biên. Lìa Hoặc chướng phẩm, gọi là vô ngại. Lìa Sở tri chướng phẩm, gọi là vô chướng”. 
Trong này tổng hiển pháp tính chân như. Đó là như thực tướng, không chấp trước gì về nhân, pháp. Cũng chẳng phải là thể y tha điên đảo, thể tính thường trụ chẳng phải là do nhị đắc mà có được. Cho nên chỉ là nội trí chứng, chứ chẳng phải do nhân duyên tạo ra. 
Lìa danh, lìa nghĩa, lìa năng thủ sở thủ, chẳng phải là bao gồm trong ba đời, mười phương, không có hai chướng Hoặc Trí, nên dùng lý này mà quán chân tính. Tức như trước đây đã nói: “Đối với pháp thì vô sở hành mà quán chư pháp như thực tướng”. 
Hoặc là : 
- 3 câu đầu hiển lộ Ngã như thực tính, cho nên đại tự tại
- 3 câu kế nêu rõ Thường, vì không tiến thoái.
- 7 câu sau nêu rõ Lạc, vì vô sinh… 
- 5 câu chót nêu rõ về Tịnh, vì lìa vọng tam thế thập phương v.v… 
Do đối nhị tính, cho nên thành tứ đức
Hoặc là :
- 6 câu đầu là Không hành cảnh.
- 5 câu sau là Vô tướng hành cảnh. 
- 7 câu cuối là Vô nguyện hành cảnh.
Vì cùng với quán chân như mà khởi ba quán (đó).
*
-Kinh văn : “Chỉ do nhân duyên mà có” tới “nên nói”. 
Tán rằng : đây là Hữu quán. 
Trên kia quán nhất thiết pháp chân Không để gây niềm hân hoan. Đây quán nhất thiết pháp vọng Hữu để sinh chán ghét
Chỉ cần đối với mọi pháp cảnh trong khắp cả tam giới ngũ thú tứ sinh đều quán như vầy : do nhân duyên mà có, từ nhị chướng đảo, hoặc tứ đảo thất đảo, hoặc tâm loạn đảo mà sinh, cho nên nói là hữu, chứ chẳng phải là chân thực hữu (thật sự là có). Quán như vậy để ngầm sinh ra (ý tưởng) chán ghét lìa bỏ.
Phật Tính luận nói : “ba thứ điên đảo (gồm) Tưởng đảo, Kiến đảoTâm đảo, là Bì nhục tâm, là ba thứ phiền não. Vì chẳng thuận cho nên gọi là đảo”. 
Kinh Nhân Vương nói : “thế giới hư huyễn khởi lên, ví như hoa hư không, như bóng, thực sự đều không có nhân duyên, cho nên thành ra là có một cách giả dối”. 
Nhiếp Luận cũng nói : “Loạn tướng cùng loạn thể, nên cho đó là sắc thức và phi sắc thức. Nếu các thứ ấy đã không có, thì các thứ khác cũng không có”. Tâm gặp tục cảnh thì nên quán như vậy. 
Có lẽ trong cách giải thích này tiềm ẩn điều nghi nan, cho rằng Hữu khó nói. Nếu tính Không này, ngôn ngữ không diễn tả nổi, thì cớ sao lại nói là Không ? 
Đáp rằng : Do đối đãi với hữu pháp, là cái hư vọng được sinh ra từ điên đảo đó, mới nói là Không tính. Chẳng phải thể của Không là Hữu, vì Không cũng Không nốt. 
Trung Luận tụng rằng : 
“Nếu đã có cái sở bất không,
Thì hẳn phải có cái sở không. 
Cái sở không chẳng thể nắm bắt được,
Huống chi là nắm bắt được cái Không !”
Do đây tức giải đáp rằng : Không cũng vô thể. Đây là y vào Tam luận tông, chứ chẳng phải Trung đạo tông
Lại có cách giải thích rằng : đây là đối đãi với pháp giả có do điên đảo sinh, mà nói là Không, chứ chẳng phải Không là nhất định Không. Nói “nhân duyên” có nghĩa là thuận theo nhân dựa vào duyên mượn. 
Vô Cấu Xưng nói : “Nói rằng : ‘pháp chẳng phải là có, cũng chẳng phải là không, hết thảy đều đợi nhân duyênthành lập ’. Ý này nói : ‘thực ra chẳng phải là cái thể thực sự không có, mà chỉ (là) chẳng phải là cái thể nhất định Không ’. Vì chỉ trừ cái bệnh kia mà chẳng loại trừ pháp vậy”.
*
-Kinh văn : “Thường thích quán như vậy” tới “thân cận xứ thứ hai”. 
Tán rằng : đây là kết luận.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “cùng nhập thân cận xứ”. 
Tán rằng : 27 tụng rưỡi đầu, tụng về ý trên, trong chia làm hai phần :
• Phần đầu gồm 23 tụng, tụng về hai xứ trước.
• Phần sau gồm 4 tụng rưỡi, tụng về đắc quả An Lạc
Trong phần đầu lại chia làm hai : 
- 1 tụng rưỡi đầu : khuyến thị. 
- 21 tụng rưỡi sau : tụng về hai xứ trước. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thường xa lìa quốc vương” tới “đều chớ có thân cận”. 
Tán rằng : dưới tụng hai xứ, chia làm ba phần :
- 13 tụng rưỡi đầu, tụng về ngoại Nhân cảnh hữu pháp nhị xứ.
- 2 tụng rưỡi sau, tụng về sơ nội Hữu không pháp hành xứ.
- 5 tụng rưỡi cuối, tụng về ngoại chân Pháp cảnh thân cận xứ. 
Trong trường hàng, đầu tiên thuyết về hành xứ, sau đó thuyết về thân cận xứ. Trong thân cận xứ, đầu tiên là lìa ngoại vọng hữu, sau đó là quán ngoại chân không. Nay tụng thì đầu tiên là lìa ngoại vọng thân cận xứ, sau đó mới thuyết minh về nội hành xứ, cuối cùng tụng về ngoại chân pháp thân cận xứ. 
Mới xem văn thế thì phần đầu tụng cả hai thứ hành xứ và thân cận xứ, văn kết luận cũng kết luận về cả hai. Tuy trong văn phần đầu không có lời văn về hành xứ. Nhưng vì tụng nói rằng : Đối với ác duyên đó, trong tâm không hề sợ hãi, không hề hy vọng gì mà cứ thuyết pháp cho. Thế thì theo nghĩa mà xét, do nhu hòa và thiện thuận v.v … mới không sợ hãi, không hy vọng gì, đó gọi là hành xứ. Cho nên văn nêu cả hai, nhưng thực ra chỉ có thân cận xứ. 
13 q tụng rưỡi, tụng về ngoại thân cận xứ, trong chia làm hai :
- 12 tụng rưỡi đầu : thân cận xứ.
- 1 tụng cuối : kết luận.
Phần đầu lại chia làm hai phần :
+ 6 tụng rưỡi đầu, tụng về lìa năm duyên.
+ 6 tụng sau, tụng về lìa bốn duyên. 
Chẳng tụng về tán loạn duyên. 
Phần đầu lại chia làm hai :
4 T tụng rưỡi đầu, tụng về lìa.
T 2 tụng sau, tụng về chẳng lìa. 
Đây là phần đầu : 
R 1 tụng rưỡi đầu, tụng về lìa bốn duyên : một là tổn hại, hai là hoại loạn, ba là ác nghiệp, bốn là ác kiến
R 3 tụng sau, tụng về lìa một duyên : đó là liệt hữu (bạn kém cỏi). 
Trước tách sau gộp cũng chẳng phải là tụng theo thứ tự.
*
-Kinh văn : “Những hạng người như vậy” tới “mà thuyết pháp cho họ”. 
Tán rằng : đây là tụng về chẳng lìa vậy. 
Do quán Không quán Hữu, cho nên dừng được các vọng tưởng trong tâm, bởi vậy không sợ hãi … Đó gọi là Hành xứ.
*
-Kinh văn : “Những gái góa, gái trinh” tới “phải nhất tâm niệm Phật”. 
Tán rằng : 6 tụng này, tụng về lìa bốn xứ : Trường nhiễm ; Phi khí ; Phi quỹ ; Cơ ha (chê bai mắng mỏ). Văn chia làm 5 phần :
1/ Một tụng : hai duyên Trường nhiễm, Phi khí.
2/ Hai tụng : trùng tụng ác nghiệp
* Chữ [魁] đọc là Khôi, có nghĩa là bậc thầy. Chữ [膾] đọc là Khoái, nghĩa là cắt, thái nhỏ. Chữ [衒] đọc là huyễn nghĩa là tự giới thiệu (khoe khoang phô trương về mình), chào hàng.
3/ Một tụng : trùng tụng về Hoại loạn, Trường nhiễm.
4/ Một tụng : về Phi quỹ. 
* Chữ [屏] đọc là Bình, có nghĩa là che chắn. Nếu có nghĩa là ẩn náu, trốn tránh thì phải viết là [偋] và đọc là Bính. Còn có âm đọc là Bỉnh.
5/ Một tụng : về Cơ ha. 
“Lý” : 5 nhà là lân, 5 lân là lý. Lý là đơn vị dân cư có 25 nhà (lý : nghĩa là thôn, bản, chòm, xóm của tiếng Việt).
s Pháp khất thực có 13 loại :
1) Trụ chính giới. 8) Y theo thứ tự.
2) Trụ chính uy nghi. 9) Lìa tham.
3) Trụï chính niệm. 10) Lìa thủ trước.
4) Trụ chính kiến. 11) Lìa sân não.
5) Y theo pháp. 12) Lìa thô thoáng.
6) Y theo thời. 13) Lìa tâm kiêu mạn.
7) Y theo xứ.
Trong này, 4 loại đầu là trụ chính khất thực, 4 loại sau là trụ quỹ tắc, 5 loại cuối là xả phiền não. Nói rộng như trong kinh.
Khất thực có hai sự :
a) Hành chính đạo để tự lợi.
b) Thí xả đủ để lợi sinh
Người nhận người cho đều thành tựu Lục độ, bởi vậy mà hành khất
Kinh An Lạc nói khất thực có hai mươi sự. Kinh Bảo Vân nói các thứ xin được (trong khi khất thực) đều chia làm bốn phần :
1/- Một phần để giành cho người cùng phạm hạnh.
2/- Một phần để cho trẻ con ăn mày nghèo khó kém cỏi.
3/- Một phần để cho chúng sinh trên cạn, dưới nước.
4/- Một phần tự ăn. 
Song trước khi ăn, còn để cúng dàng chư Phật cùng các hiền thánh. Sau đó ăn phần tự ăn, khi ăn phải nên suy nghĩ, có cảm tưởng như quỷ Khoáng dã ăn thịt con v.v… , nguyện được pháp thân, lìa các lỗi lầm, nhớ báo ơn thí chủ, nên có tư tưởng như vậy khi ăn. 
Lại như trong Kinh Vô Cấu Xưng nói về việc khi ngài Đại Ca Diếp đến hỏi thăm về bệnh tật. Vô Cấu đã bảo ban cho.
*
-Kinh văn : “Thế thì gọi tên là” tới “có thể an lạc thuyết”. 
Tán rằng : đây là kết luận
Không sợ hãi gì… gọi là Hành xứ. Lìa ác ngoại duyên, đó gọi là Cận xứ.
*
-Kinh văn : “Mà lại cũng chẳng hành” tới “hành xứ của Bồ tát”.
Tán rằng : đây là tụng về Hữu không pháp hành xứ :
- 1 tụng đầu : về Pháp không.
- 1 tụng rưỡi sau : về Sinh không
Trước kia thuyết về hai xứ, đó tức là Hữu quán, còn tụng thì chẳng tụng về trụ nhẫn nhục v.v…
*
-Kinh văn : “Tất cả các món pháp” tới “đó gọi là Cận xứ”. 
Tán rằng : 5 tụng rưỡi này, tụng về Ngoại chân pháp thân cận xứ, chia làm ba phần :
- 1 tụng rưỡi đầu : tụng về Sinh Pháp nhị không, lìa hữu vi vô vi trong 18 câu.
- 2 tụng sau : tâm định như núi.
- 2 tụng cuối : loạn tụng về các câu khác. 
Nên biết như nghĩa, tùy theo chỗ mà ứng dụng.
*
-Kinh văn : “Nếu có vị tỳ kheo” tới “cũng không hề khiếp nhược”. 
Tán rằng : đây là 4 tụng rưỡi, thuyết minh về An Lạc quả, chia làm hai :
- 1 tụng rưỡi đầu : nêu lên.
- 3 tụng sau : giải thích
Lìa được lỗi lầm sai trái, cho nên không khiếp.
“Khiếp” có nghĩa là sợ; “nhược” là yếu kém. “Khiếp nhược” là hay sợ hãi.
*
-Kinh văn : “Này Văn Thù Sư Lợi” tới “tuyên thuyết Kinh Pháp Hoa”. 
Tán rằng : đây là kết luận.
*
-Kinh văn : “Này Văn Thù Sư Lợi” tới “An Lạc Hạnh”. 
Tán rằng : đây là mục thứ hai : Chính ngữ hành, có ba phần :
• Phần đầu : tiêu khuyến (nêu ra để khuyến khích).
• Phần sau : biệt thị (bảo riêng).
• Phần cuối : 5 tụng, nêu bật An Lạc quả. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Nếu miệng tuyên thuyết” tới “tốt xấu hay dở”. 
Tán rằng : dưới là biệt thị (bảo riêng). Trường hàng có hai phần : 
• Phần đầu : nói về lìa ác.
• Phần sau : nói về tu thiện. Đó là đoạn từ “Vì khéo tu An Lạc tâm như vậy” trở xuống. 
Phần đầu là lìa 7 ác. Đây tức là 4 ác đầu. 
Trí Độ luận nói : tướng của người thiện là chẳng tự khen chê mình, chẳng khen chê người hoặc chê bai pháp. 
Kinh Bách Dụ nói : như hai người đệ tử đấm bóp chân cho thày, nếu họ chê bai nói xấu lẫn nhau thì sẽ khiến thày bị tổn hại.
*
-Kinh văn : “Đối với người Thanh văn” tới “tâm oán hiềm”. 
Tán rằng : đây là lìa ba lỗi
* Chữ [怨] đọc là “Oán”, không đọc thanh bình. Nếu như là “Oan” trong từ “oan khuất” thì viết là [冤]. Nếu là “Oan” trong từ “oan uổng” thì viết là [ ]. Còn nếu là cỏ bị gãy gập, tự che lấy mình thì là [宛] (Uyển). Cho nên chữ [怨] trong kinh này là không có (các âm nghĩa như thế). 
Chữ [嫌] đọc là Hiềm, nghĩa là chẳng bằng lòng. 
Chẳng phải chỉ là lìa các điều ác về ngữ nghiệp như thế mà thôi, tùy theo yếu chỉ trong kinh nên chỉ thuyết như thế. Dưới đều theo như vậy mà hiểu. Thuyết minh về điều thiện cũng thế.
*
-Kinh văn : “Vì khéo tu An Lạc tâm như vậy” tới “Nhất thiết chủng trí”. 
Tán rằng : đây là tu thiện có ba ý :
1) Thuận ý mà thuyết cho.
2) Đều dùng đại thừa.
3) Khiến cho đắc chủng trí.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “tùy theo câu hỏi mà giải thuyết”. 
Tán rằng : 16 tụng rưỡi, chia làm hai phần :
- 11 tụng rưỡi đầu, tụng về những điều đã nói trước.
- 5 tụng sau, tụng về An Lạc quả.
Tụng về những điều đã nói trước có 8 mục. Đoạn văn này có 2 mục :
1) Một tụng : về an tọa xứ.
2) Một tụng rưỡi : về quỹ nghi. 
“Mặc áo mới sạch sẽ”, vì giặt rồi cho nên sạch. Chính Pháp Hoa nói : ăn mặc tịnh khiết. Dưới đó lại nói : “Trong ngoài đều thanh tịnh”.
Có bản viết là “Tân nhiễm” (mới nhuộm), đó là chép sai.
*
-Kinh văn : “Nếu có vị tỳ kheo” tới “vui vẻ mà thuyết cho”.
Tán rằng : đây là mục thứ ba : nếu gặp duyên tới thì hoà nhã mà thuyết cho.
*
-Kinh văn : “Nếu có người thắc mắc” tới “nhập vào nơi Phật đạo”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư : vấn đáp. Đã chứng đắc như thế thì khiến người khác cũng được lợi ích.
*
-Kinh văn : “Trừ tâm ý phóng dật” tới “đều khiến họ hoan hỉ”. 
Tán rằng : 1 tụng đầu, tụng về mục thứ năm : tự trừ ác nhiễm. 1 tụng rưỡi tụng sau, tụng về mục thứ sáu : bảo cho điều sở thuyết. 
“Lãn đọa” là phóng dật, nghĩa khác với giải đãi (lười nhác).
*
-Kinh văn : “Áo quần, cùng ngọa cụ” tới “là an lạc cúng dường”. 
Tán rằng : 1 tụng đầu, nói về mục thứ bảy : tự mình chẳng mong cầu. 1 tụng rưỡi sau, nói về mục thứ tám : dạy an tâm tưởng. 
Trí Độ luận nói : “Đại từ lân mẫn, vì đại chúngthuyết pháp chứ chẳng phải là vì áo cơm ,danh tiếng, thế lực”. Vì là đại từ bi, tâm thanh tịnh, cho nên được Vô sinh nhẫn. Như có bài tụng nói rằng : 
Đa văn, biện trí, nói năng khéo, 
Giỏi thuyết các pháp chuyển tâm người, 
Mình chẳng như pháp, hành chẳng đúng. 
Ví như mây sấm mà chẳng mưa. 
*
Học rộng, nghe nhiều, có trí tuệ
Nói năng vụng về, không tiện xảo, 
Chẳng thể hiển phát pháp bảo tạng
Ví như không sấm cũng chẳng mưa.

Chẳng học hỏi rộng, không trí tuệ
Chẳng thể thuyết pháp, không diệu hạnh
Pháp sư tồi ấy không hổ thẹn
Ví như mây nhỏ không sấm mưa.

Đa văn, quảng trí, ngôn ngữ hay, 
Khéo thuyết các pháp chuyển lòng người,
Hành pháp tâm chính, không sợ gì, 
Như mây sấm to đổ mưa lớn.

Đại tướng thuyết pháp cầm gương pháp, 
Soi tỏ Phật pháp trí tuệ tạng, 
Trì tụng, quảng tuyên nổi nhạc pháp, 
Như thuyền giữa bể chở được hết.

Lại như ong chúa gom các vị, 
Thuyết như lời Phật, theo ý Phật, 
Giúp Phật tỏ pháp độ chúng sinh
Pháp sư như vậy rất khó gặp. 
Được vào rừng chiên đàn mà chỉ hái lá chiên đàn, đã vào núi thất bảo mà lại lấy thủy tinh. Có người nhập Phật pháp mà chẳng cầu Niết bàn lạc, ngược lại đi cầu lợi dưỡng cúng dàng. Đó đều là tự khi (tự rẻ rúng mình). Cho nên, khiến họ chẳng mong cầu lợi dưỡng mà thuyết pháp cho họ.
*
-Kinh văn : “Sau khi ta diệt độ” tới “nói cũng chẳng thể hết”. 
Tán rằng : đây là 5 tụng về quả an lạc, chia làm ba phần :
- 1 tụng : nêu lên.
- 2 tụng : lìa ác.
- 2 tụng : được thiện.
*
-Kinh văn : “Lại nữa, Văn Thù Sư Lợi” tới “tìm điều hay dở của họ”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba : “Ý lìa chư ác, tự lợi hạnh”. Trong trường hàng có hai phần :
1) Chỉ rõ về hạnh. 
2) C¬hỉ rõ về quả.
Chỉ rõ về hạnh có hai phần :
- Phần đầu : dạy lìa ác. 
- Phần sau : dạy tu thiện. Đó là đoạn từ “Nên đối với hết thảy chúng sinh” trở xuống.
Lìa ác có 4 hạnh. Đây là 2 hạnh đầu, hạnh đầu tiên có ba mục cộng thêm ý nghiệp :
1/ Lìa thói ghen ghét.
2/ Lìa xiểm nịnh quắt quéo. 
3/ Lìa thói lừa dối. 
Hạnh thứ hai : chẳng chê bai nhau. Đây đều là ngữ nghiệp
*
-Kinh văn : “Nếu tỳ kheo” tới “có sự cạnh tranh”. 
Tán rằng : đây là 2 hạnh cuối của 4 hạnh lìa ác :
1) Chẳng gây phiền não cho người khác (bất não tha). 
2) Chẳng hý luận
* Chữ [爭] có âm là Tranh, có nghĩa là “giành giật”, “tranh đấu”. Cả hai nghĩa đều được. 
*
-Kinh văn : “Nên đối với hết thảy” tới “cũng đừng thuyết nhiều”. 
Tán rằng : tu thiện có ba việc :
1) Tu ý nghiệp, trụ trong tam tưởng.
2) Tu thân nghiệp, cung kính lễ bái.
3) Tu ngữ nghiệp, bình đẳng thuyết pháp, nói ít, nói thận trọng.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “tôn trọng tán thán”. 
Tán rằng : trong an lạc quả có bốn thứ :
1) Không não loạn. 3) Được đại chúng nghe.
2) Được thiện hữu. 4) Chuyển nhập pháp.
Bốn quả này đều tương ứng với hạnh trước. Sợ văn rườm rà nên lược đi chẳng nói.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “rằng : ngươi chẳng thành Phật”. 
Tán rằng : đây là 6 tụng chia làm ba phần : 
- 2 tụng đầu nói về lìa ác.
- 3 tụng sau nói về tu thiện.
- 1 tụng cuối là khuyến tu.
Đây là phần đầu :
- 1 tụng đầu : lìa 7 điều ác bằng đức chất phát thẳng thắn.
- 1 tụng sau : lìa 3 lỗi để truyền thụ. 
* Chữ Ngụy [偽] có nghĩa là dối trá chẳng thật. Chữ [蔑] đọc là Miệt. Thuyết Văn giải thích là khinh rẻ. Thiết Vận giải thích là Vô (không). Nếu là khinh rẻ thì coi như không có, cho nên gọi là khinh miệt. 
*
-Kinh văn : “Phật tử đó thuyết pháp” tới “thuyết pháp không chướng ngại
Tán rằng : nói rõ tu thiện, có ba điều :
- 1 tụng đầu : đối với chúng sinh thì tu tứ hạnh
- 1 tụng sau : kính Bồ tát.
- 1 tụng cuối : đối với Phật thì nảy ra cảm tưởng coi như cha.
*
-Kinh văn : “Pháp thứ ba như vậy” tới “vô lượng chúng tôn kính”. 
Tán rằng : đây là khuyến tu.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, Văn Thù Sư Lợi” tới “sinh tâm đại bi”. 
Tán rằng : đây là hạnh thứ tư : tâm tu chư thiện lợi tha hạnh.Trong trường hàng chia ra làm ba phần :
- Phần đầu : thuyết minh về hành pháp
- Phần sau : đoạn từ “Văn Thù Sư Lợi là Bồ tát” trở xuống : thuyết minh về An Lạc quả.
- Phần cuối : đoạn từ “Ở vô lượng nước”trở xuống : tán thán kinh thắng diệu. 
Phần đầu có hai mục : 
+ Đầu tiên dạy về từ bi
+ Sau đó dạy về tác niệm. 
Đây là mục đầu.
Hành pháp duyên từ, muốn cho pháp lạc, cho nên đối với tại gia, xuất gia đều khởi Từ. Đó là ở trong chủng tính Bồ tát mà khởi niệm chẳng sợ nỗi khổ sinh tử, cho nên khởi bi tâm với các hạng chẳng phải là Bồ tát, có nhiều nỗi sợ khổ đó là các hạng nhất xiển đề, nhị thừa v.v…, hành Chúng sinh duyên bi và Pháp duyên bi. Kỳ thực là vận dụng cả hai loại Từ và Bi. Nay chỉ căn cứ vào thứ tăng thượng, như vậy thì cũng chẳng trái ngược nhau. 
Kinh Hoa Nghiêm nói : Phật tử Bồ tát có mười loại đại bi thường quán chúng sinh
1) Quán họ không nơi quy y
2) Quán họ theo đuổi tà đạo
3) Quán họ tham không thiện căn
4) Quán họ ngủ lâu trong cõi sinh tử
5) Quán họ hành pháp bất thiện
6) Quán họ bị rợ Dục trói buộc
7) Quán họ tại biển sinh tử
8) Bệnh hoạn lâu ngày. 
9) Không muốn thiện pháp
10) Mất các Phật pháp.

-Kinh văn : “Nên quan niệm (tác niệm) như vầy” tới “chẳng tin chẳng hiểu”. 
-Tán rằng : dưới là dạy cho cách quan niệm, có hai phần : 
- Đầu tiên là quan niệm về (tướng) hôn mê
- Sau đó quan niệm về sự hóa đạo (của Phật). 
Đây là phần đầu.
“Mất phương tiện của Như Lai, tùy nghi mà thuyết pháp”. Tức Kinh Pháp Hoa khai thị về xưa kia thuyết tam thừa để dẫn dắt tiểu thừa, còn ngày nay thì thuyết minh về một Phật thừa chân thực duy nhất để hóa đạo đại thừa
Chẳng gần thiện hữu, tai chẳng từng nghe, tâm chẳng từng biết, chẳng tự giác ngộ, lại chẳng hỏi người khác, dù có được nghe, cũng chẳng tin, dẫu có tin cũng chẳng hiểu. Đó là tướng hôn mê.

-Kinh văn : “Người đó tuy chẳng hỏi” tới “trụ trong pháp này”. 
Tán rằng : đây là quan niệm về sự hóa đạo (của Phật). 
Ý nói người được giáo hóa nay tuy chẳng hỏi v.v…, sau này người đó trụ ở Cửu địa hoặc là Thất địa, hoặc là phàm thánh địa, hoặc bất cứ địa vực phương nào, ta thành Phật rồi ắt sẽ dẫn đạo người ấy trụ trong pháp đại thừa
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “không có lỗi lầm”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về quả an lạc, chia làm hai phần : 
• Phần đầu : nêu chung không có lỗi lầm, lìa được các sự nguy hiểm sợ hãi
• Phần sau : nói rõ có sự chứng đắc, thắng quả an lạc
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thường được tỳ kheo” tới “đều được hoan hỉ”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về có sự chứng đắc : được thắng quả an lạc. Có hai phần : 
- Phần đầu : nói rõ được ba đức. 
- Phần sau : giải thích lý do
Đây là phần đầu : 
1/ Được danh lợi
2/ Chư thiên theo hầu. 
3/ Có người hỏi điều thắc mắc thì khiến họ được hoan hỉ
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao” tới “vì được thần lực của chư Phật gia hộ”. 
Tán rằng : đây là giải thích lý do
Nghĩa sâu cho nên Phật gia hộ. Nhờ Phật gia hộ cho nên có sự chứng đắc.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “thụ trì đọc tụng”. 
Tán rằng : dưới là tán thán kinh thắng diệu. Có hai phần : 
• Phần đầu : nêu lên sự thắng diệu. 
• Phần sau : là dụ hợp thành. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “hàng phục các nước”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về dụ hợp thành. Có hai phần : 
• Phần đầu : là dụ pháp hợp thuyết về việc xưa kia truyền thụ cho phương tiện quyền nghi. 
• Phần sau : là dụ pháp hợp thuyết về việc thi hành giáo hóa chân thực duy nhất Phật thừa. Đó là đoạn từ “Như Chuyển luân vương thấy các binh chúng có công lớn” trở xuống. Văn phần đầu lại có hai mục : 
- Mục đầu là dụ (thuyết). 
- Mục sau là hợp (thuyết). 
Trong dụ có năm phần : 
1/ Dụ về pháp vương thi hành hóa đạo
2/ Dụ về các ma chống đối. 
3/ Dụ về bậc thánh hàng phục, diệt trừ
4/ Dụ về việc tùy theo công đứctruyền đạo cho. 
5/ Dụ về việc cuối cùng ban cho kinh này.
Đây là phần đầu. 
“Cường lực” : có nghĩa là thắng được sinh tử.
“Luân vương” : có bốn loại, như trong Du Già đã nói : 
a) Kim luân thì giặc nghe hơi đã phải quy thuận theo sự giáo hóa. 
b) Ngân luân thì phái sứ giả đến giặc mới chịu hàng. 
c) Đồng luân thì phải ra oai giặc mới chịu phục. 
d) Thiết luân thì phải vung giáo mới bình định được. 
Các dụ ấy lần lượt ví với Pháp thân, Tự thụ dụng (thân), Tha thụ dụng (thân) và Hóa thân
Ở đây là hóa Phật giáo hóa hạng nhị thừa, cho nên lấy Thiết luân vương khởi binh đánh làm thí dụ.
“Uy thế ” : chỉ thần thông trí tuệ
“Các nước” : chỉ sinh tử nghiệp Hoặc
“Hàng phục” : ở đây có nghĩa là đoạn diệt.

-Kinh văn : “Mà các tiểu vương chẳng thuận theo mệnh lệnh của vị ấy”. 
Tán rằng : đây là dụ về các ma chống lại
Ba loại ma Phân đoạn : Biến dịch sinh tử, Phiền não chướngSở tri chướng cùng thị hiện thành thiên ma v.v…, đó gọi là “các tiểu vương”.
Các ma chống lại sự giáo hóa của Phật, khó thể trừ đoạn, đó gọi là “chẳng thuận theo mệnh lệnh”. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Chuyển luân vương” tới “mà đi đánh dẹp”. 
Tán rằng : đây là dụ về bậc thánh phục trừ. 
Bốn loại binh chủng : tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh, gọi là “chủng chủng binh”, là dụ ví với Thanh văn, Duyên giác mỗi thừa đều có các hạng hữu học phàm thánh. Khiến họ bị phục đoạn, đó gọi là “đi đánh dẹp”. 
*
-Kinh văn : “Vua thấy binh chúng” tới “liền rất hoan hỉ”. 
Tán rằng : đây là dụ về tùy theo công đứctruyền đạo cho. Có hai phần : 
• Phần đầu : Hoan hỉ
• Phần sau : Ban thưởng
Đây là phần đầu.
Trừ đoạn được loại tam ma (là) Hoặc chướng cùng Phân đoạn sinh tử và ba loại quân ma là thiên ma chẳng phục cùng Sở tri chướng phẩm, thì gọi là “đánh nhau có công”. Thuận tòng đúng với Phật tâm, cho nên “rất hoan hỉ ”. 
*
-Kinh văn : “Tùy theo công lao mà ban thưởng” tới “nô tỳ, nhân dân”. 
Tán rằng : đây là ban thưởng, có ba phần : 
- Phần đầu : dụ về công đức vô vi, vì trong hợp thuyết nói là ban cho thành Niết bàn
- Phần sau : dụ về hạnh đức hữu vi nội tại, ngũ căn ngũ lực v.v…
- Phần cuối : dụ về quả đức sai biệt thiền định, giải thoát v.v… 
Mỗi phần, theo thứ tự, bắt đầu bằng chữ “hoặc” trong kinh văn. Tướng chung phối ứng với dụ như sau :
1. “Hoặc dữ điền trạch, tụ lạc, thành ấp” :
- Đoạn đức, lý Sinh không, ví như “ruộng” (điền).
- Chúng sinh tất cánh không, ví như “nhà cửa” (trạch). 
- Trạch diệt trong nhân, ví như “thôn xóm” (tụ lạc). 
- Vô học quả mãn, trạch diệt Niết bàn, ví như “thành ấp”. 
2. “Hoặc dữ y phục nghiêm thân chi cụ” :
- Tàm quý, nhẫn nhục ví như “áo quần”.
- Ngũ phần pháp thân, lục hằng trụ…, ví với “đồ trang sức” (nghiêm cụ).
3. “Hoặc dữ chủng chủng trân bảo... nô tỳ, nhân dân” : 
- Thiền định, giải thoát…, ví với “các loại châu báu”. 
- Thất thánh tài ví với “vàng, bạc”. 
- Lục thông ví với “voi, ngựa, xe cộ”. 
- Trí Sinh không ví với “nô” (đầy tớ trai), vì để sai khiến trước mắt
- Bát thắng xứ ví với “tỳ” (đầy tớ gái), vì là thắng phục sở duyên
- Thập biến xứ ví với “nhân dân”, vì đầy rẫy khắp nơi.
*
-Kinh văn : “Chỉ có hạt minh châu trong búi tóc” tới “ắt rất kinh ngạc”. 
Tán rằng : đây là dụ về việc cuối cùng (Phật dã) ban cho đại thừa
“Minh châu” tức là Pháp Hoa đại thừa, đó là thứ mà đức Phật giữ trong tâm trong đầu, cho nên nói là “trong búi tóc”. 
Thấy công còn nhỏ, chưa đoạn trừ được bốn ma của Trí chướng, trước hội Pháp Hoa vẫn trụ ở quyền trí, nên chưa thuyết cho kinh này, cho nên nói là “chẳng đem cho”. 
“Quyến thuộc của vua”: chỉ đại Bồ tát
“Ắt rất kinh ngạc” : thấy chẳng thuận cơ mà lại thuyết diệu pháp, cho nên sinh ra nghi ngờ kinh ngạc.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “làm vua ở ba cõi”. 
Tán rằng : dưới là hợp thuyết, cũng có năm. 
Đây là hợp thuyết về Pháp vương thi hành giáo hóa.
*
-Kinh văn : “Mà các ma vương chẳng chịu thuận phục”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết về các ma chống lại
*
-Kinh văn : “Các tướng hiền thánh của Như Lai” tới “cùng đánh nhau với chúng”.
Tán rằng : đây là hợp thuyết về bậc thánh hàng phục, diệt trừ.
*
-Kinh văn : “Những người có công” tới “khiến đều hoan hỉ”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết việc tùy theo công đứctruyền đạo cho : đầu tiên là hoan hỉ, sau đó là ban cho.
“Thiền định v.v…” : là hợp thuyết về hai phần cuối (của 3 phần) bắt đầu bằng chữ “hoặc” trong kinh văn. 
“Thành Niết bàn” : là hợp thuyết về phần đầu bắt đầu bằng chữ “hoặc”. Cứ theo dụ trước mà phối ứng thì nghĩa có thể biết được.
*
-Kinh văn : “Mà chẳng thuyết cho Kinh Pháp Hoa này”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết về việc cuối cùng ban cho kinh này.
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “mà nay ban cho”. 
Tán rằng : dưới là dụ và pháp hợp thuyết về việc ngày nay thi hành thực giáo. Có hai phần : 
• Phần đầu là pháp hợp (thuyết) : nay cho thực (thừa), tức là chữa trị cho hạng tăng thượng mạn thứ sáu, tức là hạng người gom góp công đức
• Phần sau là dụ hợp (thuyết) về phát khởi cái đệ nhất, tức là Thuyết vô thượng trong mười thứ vô thượng
Văn phần đầu chia làm hai : đầu là dụ, sau là hợp. Đây là phần đầu. 
“Các binh chúng” : chỉ Thập địa Bồ tát, vì (các vị này đã) thực sự phá bốn ma, phá Phân đoạn, đã có chút ít khả năng phá được bốn ma Biến dịch thì thuyết cho Kinh Vô Lượng Nghĩa cũng gọi là Diệu Pháp Liên Hoa. Bậc thánh nhị thừa tùy theo sở ứng phá được toàn bộ, hoặc phá được một phần ba ma Phân đoạn thì ắt sẽ có thể phá được bốn ma Biến dịch, vì phát tâm mong cầu đại thừa thì ắt sẽ phá được. 
Như quân tướng thế gian nếu công trạng vẫn còn bé, thì đợi lúc họ lập công lớn mới ban thưởng để khích lệ cho ý chí của họ thêm kiêu hùng. Nhưng ban cho trước khi có công lớn, thì mục đích là để khích lệ tâm tiến thủ của họ. Cho nên thuyết cho kinh này. Nghĩa là đối với hạng chưa nhập ngôi Thập địa thì tạm ban cho minh châu. Sau khi nhập Thập địa rồi, phá được một phần bốn ma Biến dịch rồi, mới ban cho thể minh châu
*
-Kinh văn : “Như Lai cũng lại” tới “cũng rất hoan hỉ”. 
Tán - rằng : dưới là hợp thuyết có hai phần : 
• Phần đầu là hoan hỉ
• Phần sau là ban cho
Đây là phần đầu. 
Phần này nói rõ đã phá được bốn ma Phân đoạn rồi, lại khởi đại tâm (tức tâm đại thừa) sẽ phá Biến dịch, “có công huân lớn”, cho nên Phật hoan hỉban cho Kinh Pháp Hoa này. 
Chẳng phải là hết thảy những ai chỉ phá được bốn ma Phân đoạn nhưng chẳng phát đại tâm sẽ phá bốn ma Biến dịch, đều gọi là người “có công huân lớn” và đều được ban cho kinh này. Vì hạng Thanh văn thú tịch thì chẳng cho kinh này. Còn hạng thoái tâm hữu học thì được cho kinh này. Hoặc nay chỉ căn cứ vào hạng vô học thoái tâm nhị thừa đã phá được bốn ma Phân đoạn thì gọi là công huân lớn. Chẳng nói đến hạng thú tịch
Bốn ma có hai loại : 
1) Phân đoạn
2) Biến dịch
Như trong chương Phá Ma đã nói. Nay nói theo loại quan trọng. Thể tính ba ma Phân đoạn có thể biết rõ. Dục giới đệ lục Tha Hóa thiên tử gọi là Thiên ma. Ba ma Biến dịch, về lý cũng có thể biết được. Các vị đại Bồ tát từ Bát địa trở lên thị hiện thành Thiên ma
Cho nên Kinh Vô Cấu Xưng nói : “thị hiện thành ma vương phần nhiều là các vị Bồ tát giải thoát bất khả tư nghị, vì chỉ có long tượng mới có thể tranh chiến với long tượng”, như trước kia đã nói. Song các vị đó ngôi giáng, lúc giáng chẳng giống nhau, cứ theo lý mà giải thích
Nay căn cứ vào điều mà Kinh Đại Tập nói là : “Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, theo đúng thứ tự hoại được bốn thứ ma là Uẩn, Phiền não, Tử cùng Thiên ma”. 
Lại theo như thứ tự quán hữu lậu đều là khổ, các hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh. Theo đúng thứ tự hoại bốn thứ ma là Uẩn, Phiền não, Tử cùng với Thiên ma
Lại theo thứ tự quán Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đủ ba thứ ấy rồi thì hồi hướng Bồ đề, theo như thứ tự mà hoại bốn (ma). 
Lại theo thứ tự quán Thân, Thụ, Tâm, Pháp, theo như thứ tự mà hoại bốn (ma). 
Trí Độ luận nói : “Bồ tát đắc đạo, cho nên phá Phiền não ma. Đắc pháp tính thân, cho nên phá được Uẩn ma. Đắc đạođắc pháp tính thân, cho nên phá được Tử ma. Thường nhất tâm nhập bất động tam muội, cho nên phá được Thiên ma”.
*
-Kinh văn : “Kinh Pháp Hoa này” tới “mà nay thuyết kinh”. 
Tán rằng : đây nói rõ việc (Phật) ban cho kinh này. 
Kinh này là nhân để thành Phật, nhiều kẻ oán thán phỉ báng mà nay đem cho, ví như cởi hạt minh châu ra mà cho. 
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “nay mới cho họ”. 
Tán rằng : đây là dụ hợp thuyết về việc nay cho thứ đệ nhất, đó tức là Thuyết vô thượng
Có hai phần : 
- Phần đầu : Lý sở thuyên cao nhất, cho nên đắc vô thượng.
- Phần sau : Giáo năng thuyên.
Đây là phần đầu. 
*
-Kinh văn : “Văn Thù Sư Lợi” tới “mà phô diễn ra”. 
Tán rằng : phần này là Giáo năng thuyên cao nhất, cho nên vô thượng
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “kinh mà Phật tán thán”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết 14 tụng rưỡi đầu, tụng về hạnh thứ tư. Trong chia làm hai phần : 
- 4 tụng đầu, tụng về hạnh An lạc
- 10 tụng rưỡi sau, tụng về thắng đức của kinh này. 
Văn phần đầu chia làm hai mục : 
- 1 tụng đầu : nêu chung. 
- 3 tụng sau : tụng riêng. 
Đây là mục đầu.
“Ai” : có nghĩa là Từ. 
“Mẫn” : có nghĩa như Bi.
*
-Kinh văn : “Thời mạt thế sau này” tới “khiến trụ trong đó”. 
Tán rằng : đây là 3 tụng, tụng riêng : 
• 1 tụng một câu, tụng về khởi từ bi
• 1 tụng ba câu, tụng về khởi từ niệm.
*
-Kinh văn : “Ví như vua chuyển luân” tới “ban minh châu cho hắn”. 
Tán rằng : dưới là 10 tụng rưỡi, tụng về sự thắng diệu của (kinh) này. Trong có hai phần : 
• 4 tụng đầu là dụ (thuyết). 
• 6 tụng rưỡi sau là hợp (thuyết). 
Đây là phần đầu : 
+ 3 tụng đầu : dụ (thuyết về) quyền. 
+ 1 tụng sau : dụ (thuyết về) thực. 
Quyền có ba dụ : 
1) Vua.
2) Công.
3) Ban thưởng.
*
-Kinh văn : “Như Lai cũng như thế” tới “thuyết các kinh này”. 
Tán rằng : dưới là 6 tụng rưỡi, tụng về hợp thuyết, trong chia làm hai phần : 
- 3 tụng rưỡi đầu : tụng về hợp thuyết xưa là quyền. 
- 3 tụng sau : tụng về hợp thuyết nay là thực. 
Đây là phần đầu. Đây cũng chỉ có ba : 


+ 1 tụng rưỡi : pháp vương
+ 1 tụng : công. 
+ 1 tụng : ban thưởng
“Thuyết các kinh điển đó”: chỉ thuyết các kinh từ hội này trở về trước. 
*
-Kinh văn : “Đã biết chúng sinh đó” tới “nên thuyết cho các ngươi”. 
Tán rằng : đây là hợp thuyết về nay là thực. Có hai phần : 
- 1 tụng rưỡi : tụng về hợp thuyết nay là thực. 
- 1 tụng rưỡi : tụng về hợp thuyết cho (pháp) đệ nhất. 
*
-Kinh văn : “Sau khi ta diệt độ” tới “bốn pháp trên như vậy”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ ba : kết thành bốn hạnh. 
*
-Kinh văn : “Người đọc tụng kinh này” tới “như mặt trời soi dọi”. 
Tán rằng : dưới có 21 tụng rưỡi, đó là đoạn lớn thứ hai : thuyết minh về quả an lạc nói chung. 
Trong chia làm ba phần : 
- 4 tụng rưỡi đầu : thuyết minh về quả khi thức giấc
- 16 tụng sau : thuyết minh về quả trong mộng. 
- 1 tụng cuối : kết luận về quả trước. 
Đây là phần đầu : 
- 1 tụng rưỡi : tự thể không có 6 điều ác. 
- 1 tụng : chúng sinh kính mộ, thiên làm tôi tớ. 
- 1 tụng : ba ác bên ngoài chẳng xâm hại. 
- 1 tụng : Vô uý, thông minh
*
-Kinh văn : “Nếu ở trong chiêm bao” tới “mà thuyết pháp cho họ”. 
Tán rằng : dưới là quả trong mộng, chia làm năm phần : đây là văn của hai phần đầu : 
- 1 tụng rưỡi đầu : thấy Phật. 
- 1 tụng rưỡi sau : thấy tự mình thuyết pháp.
*
-Kinh văn : “Lại thấy các đức Phật” tới “mà chắp tay nghe pháp”. 
Tán rằng : 6 tụng rưỡi này, tụng về việc thấy Phật thụ ký. Trong chia làm bốn phần : 
- 1 tụng rưỡi : thấy Phật thuyết pháp. 
- 2 tụng : thân đựơc chứng ngộ

- 1 tụng : nêu lên thụ ký. 
- 2 tụng : chính thức truyền thụ.

-Kinh văn : “Lại thấy tự thân mình” tới “thường có mộng đẹp này”. 
Tán rằng : 2 tụng rưỡi này, nói về thấy bản thân tịch tĩnh, tu hành thấy Phật. 
*
-Kinh văn : “Lại mộng làm quốc vương” tới “như khói hết đèn tắt”. 
Tán rằng : 4 tụng rưỡi này, nói về việc thấy bản thân xả bỏ cõi tục, thành đạo. Chia làm bốn mục : 
a) Một tụng : thấy tu hành
b) Một tụng : thành đạo
c) Một tụng rưỡi : lợi sinh
d) Nửa tụng : nhập diệt.
*
-Kinh văn : “Nên trong ác thế sau” tới “các công đức như trên”. 
Tán rằng : đây là kết luận về quả trước. 

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ CHÍN - PHẦN TRƯỚC
ĐÃ XONG


Ngày 21 tháng chạp năm Bảo An thứ 3, dùng bản của Viên Như phòng chùa Hưng Phúc di điểm xong, Sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in. 
“để cho pháp truyền lâu, đặng vãng sinh cực lạc” 
Mọi bản đều là điểm bản. Có dùng chữ son ở dưới là bản mượn danh mọi nơi.

 

QUYỂN THỨ CHÍN (PHẦN SAU)
Sa môn KHUY CƠ, chùa ĐẠI TỪ ÂN soạn.

PHẨM TÒNG ĐỊA DŨNG XUẤT 

Ba môn phân biệt :

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

I. NÓI RÕ DỤNG Ý.

Có ba ý : 

1. Trong bảy phẩm thuyết minh về học hành lưu thông, một phẩm đầu thuyết minh về sở học hành, sáu phẩm sau thuyết minh về người năng hành
Trong số người năng hành, chia ra làm bốn loại :
- Một phẩm này chính thức thuyết minh về người hiện tại đủ An lạc hạnh lưu thông (kinh này). 
- Các phẩm Thọ LượngPhân Biệt Công Đức nhân giải thích điều nghi vấn nêu ra trong phẩm này mà xoay vần sinh khởi các phẩm Tùy Hỉ, và Pháp Sư Công Đức thuyết minh về công đức mà người trợ hành, chính hành đạt được do y theo An lạc hạnhlưu thông (kinh này). 
- Phẩm Thường Bất Khinh nói rõ bản thân Phật xưa kia lúc ở nhân vị đã tu hành An lạc hạnh, tu hành nhẫn nhục v.v… lưu thông kinh này, nay đắc thành Phật quả, khuyên các chúng sinh nên siêng tu học. Cho nên có phẩm này. 

2. Trong hai phẩm thuyết minh về hạnh nhất thừa, phẩm trước thuyết minh về hạnh sở hành, phẩm này thuyết minh về người năng hành. Cho nên có phẩm này. 

3. Luận nói rằng : trong mười thứ vô thượng thì cái thứ bảy là Thị hiện giáo hóa chúng sinh vô thượng, cho nên từ trong đất vọt ra vô lượng Bồ tát Ma ha tát. Trong này nói rõ Phật đã từng giáo hóa vô lượng Bồ tát tu hành bốn hạnh này, vọt ra trì kinh, khuyên các chúng sinh cớ sao chẳng học. Cho nên có phẩm này.

II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.

“Dũng” có nghĩa là vọt lên. “Xuất” có nghĩa là biểu hiện. “Từ đất” vọt lên mà biểu hiện, nên gọi là phẩm “Tòng Địa Dũng Xuất”. 
* Sách Ngọc Thiên giải thích : “Dũng” là vọt lên. Dũng tức là như nước vọt lên, cho nên phải viết là [涌]. Còn chữ [踴] là nhảy vọt, chẳng phải nghĩa này. 

III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 

-Hỏi : cớ sao chẳng nói là từ bên cạnh tới, mà lại nói từ đất vọt ra ? 
Đáp : chứng tỏ y vào bốn hạnh để trì kinh, nên vọt ra khỏi địa vị sinh tử. Thêm 
nữa, còn chứng tỏ những người đã từng được Phật giáo hóa đã vượt khỏi địa vị sinh tửnhưng chẳng lìa cõi này, cho nên chẳng nói là từ bên cạnh tới, chỉ nói là từ đất vọt ra. 
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Bồ tát Ma ha tát ở cõi nước phương khác” tới “mà thuyết rộng kinh này”. 
Tán rằng : toàn văn trong phẩm này chia làm bốn phần :
1) Bồ tát cõi khác xin trì kinh.
2) Như Lai chẳng cho phép.
3) Bồ tát phương này vọt ra.
4) Bồ tát sinh nghi ngờ. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Phật bảo” tới “thuyết rộng kinh này”. 
Tán rằng : đây là phần thứ nhất : Như Lai chẳng cho phép. Có hai phần nhỏ :
• Phần đầu : ngăn lại.
• Phần sau : nói rõ sẽ thuyết cực nhiều, cho nên nói là sáu vạn, thực ra chẳng phải chỉ có thế, nói rõ công đức giáo hóa của Phật, ngăn chặn người khác chẳng cho phép. Song nếu khiến người khác hộ trì, thì cũng có tội lỗi gì đâu !
*
-Kinh văn : “Khi Phật nói lời ấy” tới “đồng thời vọt ra”. 
Tán rằng : đây là Bồ tát phương này vọt ra, có tám mục :
1) Bồ tát từ đất vọt ra.
2) Lên không trung mà tán thán lễ bái.
3) Thần lực rút ngắn thời gian.
4) Mọi người cùng thấy.
5) Đạo sư thăm hỏi.
6) Thế tôn ủy lạo giải đáp.
7) Bốn người tùy hỷ.
8) Như Lai khen họ.
Văn mục đầu có 5 chi tiết
1/ Đất nứt. 
2/ Thánh vọt ra.
3/ Tướng hảo
4/ Trụ xứ.
5/ Con số đám đông. 
Đây là hai chi tiết đầu. 
Biểu hiện phá được sinh tử, cho nên đất nứt. Tỏ rõ hướng Bồ đề, cho nên vọt ra.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “trụ trong hư không”. 
Tán rằng : đây là tướng hảo và trụ xứ. 
Được quả do tu hành An lạc hạnh, cho nên tướng hảo. Chứng chân tính được nhất thừa, cho nên trụ không.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “điều chẳng thể biết”. 
Tán rằng : đây là con số đám đông, có ba ý :
1. Nguyên do kéo tới.
2. Liệt kê số lượng.
3. Kết luận
Liệt kê số lượng có tám hạng : 
1) Hằng hà sa. 2) Phân hằng sa.
3) Na do tha. 4) Vạn.
5) Nghìn. 6) Trăm.
7) Chục. 8) Đơn vị.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “đối với hai Thế tôn”. 
-Tán rằng : đây là mục thứ hai : lên trên không trung tán thán lễ bái. Có ba chi tiết :
1) Tới tháp.
2) Lễ chân. 
3) Cung kính tán thán.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “coi như nửa ngày”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba : thần lực rút ngắn thời gian, có ba ý :
1) Tán thán thời gian dài. 
2) Thụ cũng lâu.
3) Rút ngắn thời gian
Bản luận nói : “kiếp” mà kinh này thuyết, là ngày, đêm, tháng, mùa, năm. Đây lấy ngày đêm tính gộp lại chẳng bỏ, 25 ngày thành 50 tiểu kiếp. Hoặc lại là 50 ngày, 50 tháng cùng mùa, năm. 
Tán thán công đức càng sâu thì thời gian càng dài, có thể biết hết. Thụ tán thần lực cũng ngang bằng thần lực lúc tán thán
Biến đổi bản tâm chúng sinh, bậc thánh tùy ý kéo dài hay rút ngắn thời gian, nhưng chúng sinh vì yêu pháp, nên đã quên hết mệt mỏi. Huống chi lại được thánh ngầm gia hộ thì sao mà sinh ra mệt mỏi chán nản được. Cho nên tứ chúng bảo rằng : như khoảnh khắc ăn xong bữa cơm. Pháp thực giúp cho việc tu trì , thần thông chế ngự, cho nên trải qua nhiều kiếp mà niên mệnh chẳng hao tổn.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ tứ chúng” tới “quốc độ hư không”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư : mọi người cùng thấy.
*
-Kinh văn : “Trong các Bồ tát này” tới “thầy đề xướng dẫn đạo”. 
Tán rằng : dưới là mục thứ năm : Đạo sư thăm hỏi. Có bốn chi tiết :
1) Liệt kê tên. 2) Đức hạnh.
3) Thăm thẳng. 4) Dùng kệ mà hỏi.
Đây là hai chi tiết đầu : Hạnh cao đẹp to lớn, lìa ác tiến thiện, cho nên gọi là bốn loại (tứ chúng).
*
-Kinh văn : “Tại trước đại chúng” tới “sinh mệt mỏi ư ?”. 
Tán rằng : đây là chi tiết thứ ba : “thăm thẳng” và chi tiết thứ tư : “dùng kệ mà hỏi”. 
* Sách Ngọc Thiên nói : “Tấn” có nghĩa như Vấn (hỏi), có nghĩa là ngôn từ. Gạn hỏi, hỏi chung chung thì gọi là Tấn [訊].
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “nhập ở Phật tuệ”. 
Tán rằng : đây là mục thứ sáu : Thế tôn an ủi giải đáp
Có hai phần : đầu là nêu lên, sau là giải thích. Trong phần giải thích có ba mục :
1) Thấy Phật trồng thiện.
2) Liền thụ giáo hóa.
3) Hội xa cũng theo, có nghĩa là lúc đầu chẳng theo, nhưng cuối cùng cũng theo. 
Hai mục đầu tán thán Bồ tát. Một mục sau nói về Thanh văn. Hoặc hai mục đầu nói về hội xa. Một mục sau nói về loại Thú tịch. Hạng chẳng ngu về pháp thì nhập giải Phật tuệ, chứ chẳng phải là nhập chứng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các vị đại Bồ tát” tới “chúng tôi tùy hỉ”. 
Tán rằng : đây là mục thứ bảy : bốn người tùy hỉ.
*
-Kinh văn : “Lúc ấy Thế tôn” tới “phát tâm tùy hỉ”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tám : Như Lai khen họ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Di Lặc” tới “hỏi thăm Như Lai”. 
Tán rằng : dưới là đoạn lớn thứ tư : Bồ tát sinh nghi. Chia làm tám mục :
1) Tâm niệm (nghĩ bụng).
2) Ngữ diễn (nói ra).
3) Tha vấn (người khác hỏi). 
4) Bàng đáp (giải đáp gián tiếp).
5) Tán hứa (tán thành cho phép).
6) Chính đáp (giải đáp trực tiếp).
7) Chúng niệm (suy nghĩ của mọi người).
8) Thân thỉnh (bày tỏ lời thỉnh cầu).
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Di Lặc Bồ tát” tới “xin Lưỡng túc tôn thuyết”. 
Tán rằng : dưới là mục ngữ diễn, có 19 tụng rưỡi, chia làm ba phần :
- Phần đầu : 1 tụng, bày tỏ chung sự nghi ngờ và xin giải đáp.
- Phần sau : 10 tụng rưỡi, xin giải đáp các nỗi nghi ngờ.
- Phần cuối : 2 tụng, bày tỏ ý nghi ngờ của mọi người
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Đó từ xứ nào tới ?” tới “là từ nơi nào tới ?”. 
Tán rằng : dưới là “những sự nghi ngờ xin giải đáp”. Chia làm năm phần :
- 2 tụng : lai xứ. 
- 9 tụng : lai số. 
- 2 tụng : hóa hành.
- 2 tụng rưỡi : tên nước.
- 1 tụng : chẳng biết.
Đây là phần đầu, có ba ý :
1/- Lai do. 
2/- Tán thán công đức.
3/- Lai xứ.
*
-Kinh văn : “Mỗi mỗi vị Bồ tát” tới “vẫn chẳng thể biết hết”. 
Tán rằng : đây là lai số, có ba :
- 1 tụng : Tổng. 
- 7 tụng : Biệt.
- 1 tụng : Kết.
*
-Kinh văn : “Các vị uy đức lớn” tới “tu tập Phật đạo gì ?”. 
Tán rằng : đây là mục hóa hành, có 5 câu hỏi.
-Kinh văn : “Các Bồ tát như vậy” tới “chưa từng thấy sự này”. 
Tán rằng : đây là tên nước.
*
-Kinh văn : “Ta ở trong chúng này” tới “nguyện thuyết nhân duyên ấy”. 
Tán rằng : đây là mục chẳng biết.
*
-Kinh văn : “Nay ở đại hội này” tới “xin giải các nỗi nghi”. 
Tán rằng : đây là phần thứ ba của mục “ngữ diễn” : bày tỏ ý nghi ngờ của mọi người.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các Phật phân thân của đức Thích Ca Mâu Ni” tới “từ nơi nào tới”. 
Tán rằng : đây là mục thứ ba : người khác hỏi (tha vấn).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các đức Phật” tới “nhân thể được nghe”. 
Tán rằng : đây là mục thứ tư : Bàng đáp (giải đáp gián tiếp).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thích Ca” tới “việc lớn như vậy”. 
Tán rằng : dưới là mục thứ năm : Tán hứa (tán thành cho phép). Có hai phần :
1) Đầu là tán thành. 
2) Sau là cho phép.
Đây là phần đầu. 
“A Thị Đa” : có nghĩa là Vô Năng Thắng, đó là tên của Di Lặc. Còn “A Dật Đa” đó là phiên âm sai.
*
-Kinh văn : “Các ngươi nên cùng nhau” tới “thế lực lớn”. 
Tán rằng : dưới là cho phép, có hai phần. Đây là trường hàng
“Mặc giáp tinh tiến” (bị tinh tiến khải). “Khải” : chỉ mũ trụ trong bộ áo giáp của quân đội. Khiến tâm họ hăng hái ưa thích nghe pháp, tâm chẳng thoái chuyển thì gọi là “ý kiên cố”. Vì nghĩa sâu xa, sợ họ nghi ngờ thoái lui. Đây thuyết về bốn lực :
1) Tuệ lực, tức là Trí tính Trí tướng, hai thân Pháp Báo bí mật của Như Lai nói trong phẩm Thọ Lượng.
2) Thần thông lực, tức là thần thông Phật hóa thân đó.
3) Phấn tấn lực, tức là quyết định sở tác vậy. 
* Chữ [奮] âm đọc là Phấn, nghĩa như Dương. Chữ [迅] âm đọc là Tấn, còn đọc là Tuấn, có nghĩa là nhanh mạnh. Nay đọc theo âm sau. 
Khi con sư tử sắp có một hành động quyết định gì, thì ắt lông nó phải hùng hổ xù ra, thân nó nhanh mạnh rướn lên rồi mới có hành động quyết định. Ý nói nay Phật quyết định thuyết về các sự diệu mầu tự ba thân Phật làm ra.
4) Uy mãnh lực, chính tác sở tác, tỏ mọi uy lực, chế phục tồi phá, vì tồi phá những điều chẳng tin khác. 
Hoặc do trí tuệ, cho nên phấn tấn. Do thần thông, cho nên uy mãnh. 
Hoặc trí tuệ tức là hai thân Pháp Báo. Ba thứ sau tức là Thần biến, Ký tâm và Giáo giới, đó là ba thứ công dụng theo thứ tự của hóa thân vậy.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “các ngươi nhất tâm nghe”. 
Tán rằng : đây là 4 tụng, chia làm hai : 
- 2 tụng đầu : khuyên chớ sinh nghi, hứa sẽ thuyết cho. 
- 2 tụng sau : nói rõ Phật nói lời thật, khuyên hãy nhất tâm lắng nghe.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “khiến phát đạo ý”. 
Tán rằng : dưới là mục thứ sáu : chính thức giải đáp. Có ba phần :
- Phần đầu : bảo rằng ta đã giáo hóa.
- Phần sau : thuyết minh về trụ hạnh.
- Phần cuối : 1 tụng cuối cùng : kết luận khuyến sinh tín. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Các Bồ tát này” tới “chính niệm”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về trụ hạnh. Có sáu mục. Đây có hai mục :
1) Trụ xứ.
2) Giải kinh. 
“Thông lợi” là văn tuệ
“Tư duy” là tư tuệ
“Ức niệm” là tu tuệ.
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “cầu vô thượng tuệ”. 
Tán rằng : đây có bốn mục :
1) Ưa tĩnh. 3) Ưa thâm trí.
2) Tinh tiến. 4) Cầu vô thượng tuệ.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “khiến phát đại đạo tâm”. 
Tán rằng : đây là 7 tụng rưỡi, tụng về những điều trước kia. Trong chia làm 5 phần : 
- Phần đầu : 1 tụng rưỡi.
- Phần thứ hai : 1 tụng rưỡi.
- Phần thứ ba : 1 tụng.
- Phần thứ tư : 1 tụng rưỡi.
- Phần thứ năm : 2 tụng.
Đây là phần đầu : 1 tụng rưỡi này nêu lên sự giáo hóa của Phật.
*
-Kinh văn : “Bọn này là con ta” tới “vì để cầu Phật đạo”. 
Tán rằng : đây là hai phần kế :
- 1 tụng rưỡi đầu, tụng về ưa tĩnh. 
- 1 tụng sau, tụng về tinh tiến
* Chữ [憒] đọc là Hội, chỉ tâm loạn. Chữ [ ] đọc là Náo : chẳng tĩnh thì là náo. Cũng viết là [鬧].
*
-Kinh văn : “Tại thế giới Sa bà này” tới “đều sẽ được thành Phật”. 
Tán rằng : đây là hai phần cuối :
- 1 tụng rưỡi đầu, tụng về trụ xứ và thâm trí
- 2 tụng sau, kết luận ta (chỉ Phật Thích Ca) thành đạo rồi giáo hóa
Những người được ta giáo hóa lức xưa ở xứ sở Già Da này, ngày nay đến đây ; chứ chẳng phải ngày nay hiện ở tại Già Da. Như nói thường tại núi Linh Sơn, chẳng phải là núi thường tại, vì có nghĩa là ở tại chốn núi ấy. Thành này cũng thế.
*
-Kinh văn : “Ta nay nói lời thật” tới “giáo hóa các chúng này”. 
Tán rằng : đây là 1 tụng kết luận, khuyên hãy sinh tín.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Di Lặc” tới “Tam Bồ Đề”. 
Tán rằng : đây là mục thứ 7 trong 8 mục của đoạn lớn thứ tư : tâm niệm của đại chúng.
*
-Kinh văn : “Liền bạch Phật rằng” tới “hơn bốn mươi năm”. 
Tán rằng : đây là mục thứ 8 của đoạn lớn thứ tư : tỏ lời thỉnh Phật. Có hai phần lớn :
- Phần lớn đầu, là văn trường hàng, lại chia làm ba phần : 
1. Phần đầu : nêu ra sự khó.
2. Phần sau : nêu ra dụ khó.
3. Phần cuối : chính thức bày tỏ về những điều nghi nan (xin giải đáp). 
Văn ở phần đầu này lại có hai mục : 
1) Mục đầu : nêu ra nơi chốn và tuổi tác lúc thành đạo.
2) Mục sau : chính thức bày tỏ điều nghi nan
Đây là mục đầu. 
“Thành Già Da” : là nơi cực kỳ hiểm yếu kiên cố, ít dân cư, chỉ có người thuộc đẳng cấp Bà la môn, chưa tới một ngàn nhà, đó đều là giòng dõi thuộc chủng tộc người tiên, chẳng phải phụng sự các bậc vương công, được mọi tầng lớp sang hèn đều ngưỡng mộ, dân cư trong thành được thuộc giòng dõi ưu việt, cả nước đều biết. Thành này nằm trong cõi nước Ma Kiệt Đề (có chỗ phiên là Ma Kiệt Đà), mặt phía nam rất gần vị trí cây Bồ đề của đức Phật. Cho nên nói là “chẳng xa”. 
Lại nói Già Da đó là nơi sinh của Phật, là đô thành của nước Ca Duy La. Phật thành đạo dưới cây Bồ đề tại nước Ma Yết Đà (tức là Ma Kiệt Đề). Hai địa điểm này đều ở trung Thiên Trúc, cách nhau rất gần. Cho nên nói là “chẳng xa”. 
Phật chứng đắc đại Bồ đề, “từ đó đến nay mới hơn 40 năm”. Về nghĩa này, đại để có hai thuyết :
1) Có các bộ phái nói rằng : (Phật) 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo
Bản Khởi Nhân Quả kinh nói : Phật 19 tuổi xuất gia. Tư Duy Vô Tướng Tam Muội kinh nói : Ngài 30 tuổi thành đạo.
Trí Độ luận nói : lúc Phật sắp sửa Niết bàn bảo với Tu Bạt Đà La rằng : “ta 19 tuổi xuất gia đã cầu Phật đạo. Từ khi xuất gia tới nay đã quá 50 năm”. Chẳng nói rõ lúc thành đạo. Thực ra lúc ấy Phật đã 80 tuổi rồi. 
Về điểm này, có chỗ giải thích rằng : (Phật) 19 tuổi xuất gia, sau đó 5 năm theo tiên tu lạc hạnh, 6 năm tu khổ hạnh, năm 30 tuổi thành đạo. Cho nên bảo với Tu Bạt Đà La là quá 50 năm. Trong Trí Độ luận dùng nghĩa này, tức là dựa theo thuyết này. Nay nói thành đạo 40 năm, thì lúc hội Pháp Hoa này, Phật mới 70 tuổi.
2) Cũng có các bộ và trong đại thừa nói rằng : (Phật) 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo. (Các kinh) Tăng Nhất A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Xuất Diệu kinh và Hòa Tu Mật luận đều nói : Phật 29 tuổi xuất gia.
Bi Hoa kinh, Thiện Kiến luật đều nói : 35 tuổi thành đạo. Bản Khởi kinh nói rằng : Khi Phật muốn xuất gia, chỉ vào bụng bà Da Thâu mà nói rằng : “6 năm sau nàng sẽ sinh con trai”. Thế rồi bà mang thai La Hầu. Phật tu 6 năm khổ hạnh, vào đêm ngài thành đạo thì La Hầu mới sinh. Chỉ nói La Hầu 6 năm ở trong thai. Chẳng nói 11 năm trong bụng mẹ. 
Cho nên biết là (Phật) 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo. Trong 6 năm kiêm tu lạc hạnh, ngồi ở chỗ ông A Lam Ca Lam đắc Vô sở hữu xứ định; theo học ở chỗ ông Uất Đầu Lam Tử thì đắc Phi tưởng xứ định. Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi dẫn kinh kệ rằng : 
Tám năm làm con nít.
Bảy năm làm đồng tử.
Bốn năm học ngũ minh.
Mười năm thụ ngũ dục.
Sáu năm tu khổ hạnh.
Ba mươi lăm thành đạo.
Trong bốn mươi lăm năm.
Giáo hóa các chúng sinh.
Chân Đế tam tạngHòa thượng Tây vực ký v.v… đều nói : (Phật) 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo. Kinh Kim Quang Minh nói : Phật thọ 80 tuổi, nay nói “thành đạo đã hơn 40 năm”, tức là 75 tuổi. Nếu gộp cả năm mới thành đạo lại tính thì là 41 năm, đó gọi là “hơn bốn mươi năm”.
*
-Kinh văn : “Thế tôn cớ sao” tới “Tam Bồ Đề”. 
Tán rằng : dưới là chính thức bày tỏ điều thắc mắc (nghi nan), có hai ý :
• Đầu tiên là nêu ra ba sự.
• Sau đó kết luận là khó tin.
Nêu ra ba sự gồm :
1) Thời gian ít mà sự lại lớn.
2) Thời gian bức xúc mà đại chúng lại đông.
3) Thời gian ngắn ngủi mà đức lại thắng trội.
Đây là mục đầu : đã tới thượng vị, sẽ thành Bồ đề, đó gọi là sự lớn.
*
-Kinh văn : “Thế tôn” tới “chẳng nắm được giới hạn”. 
Tán rằng : đây là thời gian bức xúc mà đại chúng lại đông. Trên nói cho đến lúc này rất ít thời gian. Điều này quán xuyến cả hai mục dưới.
*
-Kinh văn : “Bọn này từ lâu” tới “thường tu phạm hạnh”. 
Tán rằng : đây là thời gian ngắn mà đức lại thắng trội. Quan sát thấy họ lâu nay gặp duyên trồng thiện, chẳng phải là tu ít thời gian.
*
-Kinh văn : “Thế tôn” tới “điều mà thế gian khó tin”. 
Tán rằng : đây là kết luận thành ra khó tin. Do ba sự này mà khó tin sự giáo hóa của Phật.
*
-Kinh văn : “Ví như có người” tới “sự đó khó tin”. 
Tán rằng : dưới đây là phần thứ hai : nêu ra dụ khó. 
“Sắc đẹp” là ví dụ với tướng hảo trang nghiêm của Phật. 
“Tóc đen” biểu thị Phật dù 80 tuổi nhưng không có tướng già, vì lúc nào cũng thích về thăm chốn cũ (hiếu tuần cựu xứ). 
Đại Bát Nhã kinh trong phần nói về 80 tướng tốt của Phật có nói rằng : “thường trẻ chẳng già, thích thăm chốn cũ”. 
“Tuổi 25” biểu trưng cho Phật tuy đã ra khỏi vòng sinh tử, nhưng vẫn thị hiện ở 25 cõi. Trên đây biểu thị Phật thành đạo cực gần : giả thử tuổi 80 mà chỉ như 25.
“Chỉ vào người trăm tuổi” : biểu thị Bồ tát được (Phật) giáo hóa đức cả vị cao, trăm phúc trang nghiêm. “Bảo rằng ta sinh thành dưỡng dục”, khiến đạo ấy lâu dài, “sự này khó tin”.

-Kinh văn : “Phật cũng như vậy” tới “rất là hiếm có”. 
Tán rằng : dưới đây là phần thứ ba : chính thức bày tỏ những điều nghi ngờ, có ba :
• Phần đầu : nhắc lại sự bị nghi ngờ.
• Phần hai : đoạn từ “ngày nay” trở xuống : chính thức bày tỏ ý nghi ngờ.
• Phần cuối : đoạn từ “chúng con tuy vẫn” trở xuống : nói rõ lý do nghi ngờ.
Đây là phần đầu, có hai mục :
- Mục đầu nhắc lại : Phật thành đạo thời gian bức xúc.
- Mục sau nhắc lại : bảy đức của Bồ tát rất lớn.
Bảy f đức của Bồ tát gồm :
1) Thời gian tu dài. 5) Tu lâu phạm hạnh.
2) Siêng tinh tiến. 6) Năng tập pháp.
3) Định tự tại. 7) Khéo vấn đáp.
4) Đắc thần thông.
Cho nên là “bậc đáng quí trong loài người”.
*
-Kinh văn : “Ngày nay Thế tôn” tới “việc công đức lớn này”. 
Tán rằng : đây là chính thức bày tỏ ý nghi ngờ.
*
-Kinh văn : “Chúng con tuy vẫn” tới “cũng chẳng sinh nghi”. 
Tán rằng : đây là bày tỏ lý do nghi ngờ, có ba phần :
- Phần đầu : nói rõ bản thân có thể thông hiển.
- Phần sau : nói rõ người khác còn nghi hoặc.
- Phần cuối : chính thức thỉnh Phật giải quyết.
Tuy bản thân tôi không nghi ngờ gì, nhưng thị hiện ra tướng chẳng liễu giải (chẳng hiểu), thỉnh (Phật) giải quyết điều nghi hoặc của tôi. Sẽ tùy theo lời (Phật) tuyên thuyết mà rất tin tưởng, vì được Tín thành tựu. Sẽ đạt đến sự hiểu biết của Phật, vì được Chứng thành tựu. Vì lời Phật chẳng dối, Tứ (đế) chẳng sai.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Di Lặc” tới “như thực phân biệt thuyết”. 
Tán rằng : dưới là 14 tụng chia làm ba phần :
- Phần đầu, gồm 5 tụng : nêu sự kiện khó tin.
- Phần sau, gồm 2 tụng : tụng dụ là khó tin.
- Phần cuối, gồm 7 tụng : bày tỏ điều nghi nan thỉnh Phật giải đáp.
Đây là phần đầu, có ba ý :
+ 1 tụng : lúc xuất gia gần.
+ 3 tụng : Bồ tát đức cao khó tin.
+ 1 tụng : thành tựu của Phật rất nhiều, thỉnh Phật giải quyết mối ngờ.
*
-Kinh văn : “Ví như người trẻ khoẻ” tới “cả thế gian chẳng tin”. 
Tán rằng : đây là tụng về dụ. “Tóc bạc và da nhăn” : đây cùng trường hàng bổ sung thuyết minh lẫn cho nhau. 
“Cha” : nói rằng cha thì “sắc đẹp tóc đen”, tượng trưng cho sự đầy đủ tướng hảo, về thăm chốn cũ (của Phật). 
“Con” : nói rằng con thì “tóc bạc da nhăn”, tượng trưng cho sự tu lâu mà vẫn còn thiếu sót (của Phật tử).
“Tóc bạc” : tượng trưng cho thánh đạo phải tu lâu. “Da nhăn” : tượng trưng tuy có tướng hảo nhưng chưa viên mãn.
* Chữ [鶵] (da dẻ nhăn nheo) đọc là Sô.
*
-Kinh văn : “Thế tôn cũng như vậy” tới “trụ hư không phương dưới”. 

Tán rằng : dưới là 7 tụng, tụng về mục bày tỏ về điều nghi nan thỉnh Phật giải đáp, chia làm 2 phần :
• Phần đầu, gồm 4 tụng : lặp lại sự kiện có nỗi nghi.
• Phần sau, gồm 3 tụng : bày tỏ điều nghi, thỉnh Phật giải đáp.
Đây là phần đầu, có ba mục :
- Nửa tụng đầu : Phật thành đạo gần.
- 3 tụng sau : tán thán Bồ tát có mười đức.
- Nửa tụng cuối : thuyết minh trụ xứ.
*
-Kinh văn : “Chúng con nghe theo Phật” tới “mà trụ Bất thoái địa”. 
Tán rằng : đây là chính thức bày tỏ điều nghi hoặc, thỉnh Phật giải đáp, chia làm bốn mục :
1) Nửa tụng đầu : bản thân không nghi.
2) Nửa tụng kế : người khác có điều nghi hoặc.
3) Một tụng sau : nếu nghi thì sẽ bị tổn thất.
4) Một tụng cuối : chính thức thỉnh Phật thuyết.





PHẨM THỌ LƯỢNG

Ba môn phân biệt :
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
I. NÓI RÕ DỤNG Ý
Có năm ý :
1. Trong 7 phẩm học hành lưu thông thì 6 phẩm dưới phẩm Dũng Xuất nói về người có thể học hành. Trong đó chia làm bốn. Đoạn thứ hai Thọ LượngPhân Biệt Công Đức, nhân giải thích điều nghi hoặc trước mà các phẩm lần lượt được nảy sinh. Trong phần trước thuyết minh về Dũng Xuất, đều nói về sự giáo hóa của Phật, ngôi cao, chúng đông, trong hội lúc ấy sinh ra nghi hoặc. Nay vạch rõ pháp thân vốn không khởi diệt, hóa Phật gần đây mới thành, nhưng báo thân từ lâu đã chứng, cho nên Phật giáo hóa chúng Bồ tát dũng xuất ấy thì có gì mà nghi ngờ ? Cho nên, sau Dũng Xuất thì thuyết minh về phẩm Thọ Lượng,
2. Trong 19 phẩm chính tông thì 5 phẩm dưới thuyết minh về quả nhất thừa. Trong đó chia làm hai phần :
- 2 phẩm đầu, thuyết minh về quả đã mãn.
- 3 phẩm sau, thuyết minh về quả chưa mãn. 
Trong phần đầu chia làm hai mục :
- Mục đầu thuyết minh về quả đã mãn.
- Mục cuối nói rõ đại chúng lúc ấy nhân đó mà chứng đắc khác nhau. Cho nên mới có phẩm này.
3. Trong phần luận nói về đối trị bảy mạn thì loại thứ bảy là người không có công đức, loại người này đối với đệ nhất thừa chẳng tích tập thiện căn và chẳng tranh thủ, đó là loại đệ nhất tăng thượng mạn. Để đối với trị loại này, thì thuyết về ví dụ thầy thuốc.
Luận còn nói rằng : Loại người thứ bảy là loại căn chưa thuần thục. Để khiến họ căn cơ thuần thục cho nên thị hiện Niết bàn lượng. Hiện tại chưa tích tập thiện căn thì gọi là căn chưa thuần thục. Khiến họ tích tập thiện căn, mong muốn tranh thủ đệ nhất thừa, thị hiện Phật nhập Niết bàn, phân hạn thì gọi là lượng. Khiến họ gom góp thiện căn, rồi sau mới điều hóa, thầy thuốc đã ở tại phẩm này. Cho nên mới có phẩm này.
4. Luận nói rằng : trong mười thứ Vô thượng thì cái thứ tám là thị hiện thành đại Bồ đề Vô thượng. Cho nên thị hiện ba loại Phật Bồ đề. Ba thân ở đó, cho nên có phẩm này. Đây là văn tàn, vì trong bảy dụ chỉ thuyết về thầy thuốc ở hậu văn, chẳng thuyết về Phật ở sơ văn.
5. Vì trong mười thứ Vô thượng thì cái thứ chín là Thị hiện Niết bàn Vô thượng, cho nên thuyết dụ về thầy thuốc. Trong trừ bảy mạn nói trên, thuyết về thầy thuốc là vì hóa căn (của chúng sinh) chưa thành thục, nên (Phật) thị hiện nhập diệt khiến căn của họ thành thục. Ở đây thuyết về thầy thuốc, là để nêu rõ Phật nhập Niết bàn hóa diệt nhưng thực ra chẳng diệt. Chẳng phải như nhị thừa diệt là diệt hẳn. Cho nên gọi là vô thượng. Đây chính là nghĩa tàn trong bảy dụ. 
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM. 
“Như Lai” : là tên chung của cả pháp thân, báo thânhóa thân
“Thọ” : là mệnh sở thụ. 
“Lượng” : chỉ hạn lượng bằng nhau (tề hạn).
Phẩm này thuyết minh về ba loại Phật thân, mệnh thể hạn lượng bằng nhau, dựa vào pháp tính, tùy nguyện duyên, ứng các cơ, thụ tự thể. Nay nói rõ mệnh của ba loại Phật này có hạn lượng bằng nhau, cho nên gọi là Như Lai Thọ Lượng phẩm
“Thọ lượng” : chỉ biếm lượng, giảo lượng Phật thọ lượng, khen chê, so đọ, trù tính thọ mệnh của ba Phật. 
* Chữ [壽] đọc là Thọ. Chữ [量] đọc là Lường, cũng đọc là Lượng, nghĩa đều giải thích như trên. Vì vậy cho nên gọi là Thọ lượng
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
-Hỏi : vì sao chẳng lấy y sư (thầy thuốc) đặt tên cho phẩm này mà lại lấy thọ lượng làm tên phẩm ? 
Đáp : nhân thọ mệnh của ba thân, mới mượn ví dụ về y sư, cho nên đặt tên theo cái gốc là “thọ lượng”, chứ chẳng lấy y sư làm tên gọi của phẩm. 
-Hỏi : như ở phần I giải thích về dụng ý của phẩm này, nói rằng : trước tiên trình bày về thọ lượng để trừ thói tăng thượng mạn cho hạng người chẳng gom công đức, căn chưa thuần thục. Vậy cớ sao phẩm này chẳng phải là chính tông Pháp Hoa, mà lại thuộc về lưu thông phần
Đáp : đương cơ ứng thời thì liền thành thục về nhất thừa. Chính tại Thanh văn, nên là chính tông. Tỏ rõ sự giáo hóa sau khi Phật nhập diệt, căn cơ ban đầu chưa thành thục, cho nên chẳng phải là chính thuyết. Bởi vậy tuy thuyết thọ lượng, chẳng thụ ký cho Thanh văn, dẫu thuyết về thầy thuốc, cũng không có Thanh văn thụ ký. Vì vậy Trí Tích trước đã xin về. Chẳng thế nửa đường, sao mà vội xin về như vậy ? Do đó phẩm này chỉ là lưu thông. Nói là chính tông, thì không có điều thắc mắc này.
*
-Kinh văn “Bấy giờ Phật bảo” tới “lời chân thành của Như Lai”. 
Tán rằng : phẩm này có ba phần :
- Phần đầu : Thích Ca ba lần dặn dò.
- Phần hai : Di Lặc bốn lần thỉnh cầu.
- Phần cuối : Như Lai chính thức bảo ban.
Đây là phần đầu.
Ba thân diệu thể, địa vị tại cực quả, bậc thượng trí còn chẳng thể lường, kẻ hạ ngu do đâu mà hiểu nổi. E rằng họ tâm sẽ nghi ngờ, miệng sẽ phỉ báng, do pháp mà có sự hủy hoại, cho nên (Phật) đã dặn đi dặn lại, rồi sau mới chính thức thuyết pháp cho. Lại sợ họ tai chẳng chuyên chú vào pháp giáo, tâm ý chẳng nhằm vào tông chỉ huyền diệu
Thêm nữa, chúng sinh tính độn, nghe rồi chẳng thể hiểu nổi. Muốn khiến pháp nhập tâm họ, cho nên bảo ban hai ba lượt. Vì thuyết về ba thân cho nên phải bảo ba lượt.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Bồ tát” tới “tín thụ lời Phật”. 
Tán rằng : đây là Di Lặc bốn lần thỉnh cầu
Phật đã từ bi bảo ban ba lượt. Đại chúng sao được hững hờ. Cho nên thêm bốn lần thỉnh, biểu thị nặng lòng cầu pháp. Ba lần chỉ bảo, thuyết về ba thân. Bốn lần thỉnh cầu, vì ba thân mỗi thân đều bốn. 
Cầu bốn đức, mong bốn trí, tế độ tứ sinh. Đó là ý này vậy.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “lực thần thông”. 
Tán rằng : dưới là mục Như Lai chính thức bảo ban. Trong trường hàng ở đầu chia làm hai phần :
• Phần đầu : dặn dò phải chú ý nghe.
• Phần sau : chính thức thuyết về thọ lượng.
Đây là phần đầu. 
“Ba lần thỉnh” : là ba lần đầu. 
“Bí mật” : là thể thâm diệu của hai thân Pháp Báo. 
“Thần thông” : là hóa thân ứng với vật mà thị hiện
Do Phật cất chứa giữ gìn, nên gọi là “Bí”. Nghĩa sâu khó giải, nên gọi là “Mật”. Diệu dụng vô phương thì gọi là “Thần”. Thể không che chắn nên gọi là “Thông”. Hai thứ này uy thế khó thể khuất phục, nên gọi là “Lực”. 
Thêm nữa Đối Pháp v.v… nói có bốn (thứ) bí mật. Ở trong Phương quảng, bí mật của Phật đều nên quyết liễu (lý giải dứt khoát, thấu hiểu cặn kẽ) :
1. Linh nhập bí mật : chỉ (bí mật) vì Thanh văn mà thuyết về sắc v.v… là có, để khiến họ không sợ hãi, dần dần nhập thánh giáo, chứ chẳng phải hết thảy đều là có.
2. Tướng bí mật : có nghĩa là y vào ba tự tính mà nói hết thảy pháp đều là không có tự tính, không sinh diệt v.v… , phá hữu tướng mà họ chấp trước, nên nói là không có, chứ chẳng phải là hết thảy đều không có.
3. Đối trừ bí mật : để đối trừ các điều lầm lỗi, cho nên Phật đã thuyết giáo nhiều điều. Ngài đã thuyết về tối thượng thừa để trừ tám chướng :
1) Trừ khinh Phật.
2) Trừ khinh pháp. Cho nên ngài nói ta đã từng có tên gọi là Thắng Quán Như Lai, vì pháp thân không có sự khác biệt.
3) Trừ giải đãi (lười biếng) : như nói nguyện sinhthế giới Cực lạc đều được vãng sinh v.v…
4) Trừ tiểu thiện, sinh hỉ túc (trừ thói mới có điều thiện nhỏ đã hí hửng thỏa mãn). Đối với một thiện căn hoặc khen hoặc chê.
5) Trừ tham hành. Ca ngợi cõi Phật giàu có sung sướng đẹp đẽ trang nghiêm.
6) Trừ mạn hành. Ca ngợi chư Phật hoặc có sự tăng thắng.
7) Trừ ác tác hối tu thiện chướng (trừ chướng làm ác, hối hận về việc tu thiện). Ngài nói rằng : những kẻ đối với Phật v.v... tuy đã có các hành động khinh mạn, chê bai, song các hữu tình đó vẫn sinh ở cõi trời.
8) Trừ bất định tính chướng (trừ chướng bất định tính). Khiến họ từ bỏ ý thích hèn kém của hạng Thanh văn, thụ ký cho các bậc đại Thanh văn sẽ được làm Phật. Lại nói chỉ có một Phật thừa duy nhất, không có thừa thứ hai.
4. Chuyển biến bí mật : như nói giác bất kiên là kiên, khéo trụ ở điên đảo cực phiền não sở não, đắc tối thượng Bồ đề. Các thứ ẩn mật như vậy gọi là Dùng ngôn ngữ giải thích khiến cho khác đi. Bí mật trong này tức là bí mật thứ ba : Đối trừ bí mật. Do có kẻ khinh Phật đức và có tham mạn hành, nên Phật thuyết về thân Phật khác, lấy đó làm tự thể, đó là để ca ngợi Phật, như kinh phần sau đã nói “Này thiện nam tử ! nơi chặng giữa này thuyết về Nhiên Đăng Phật v.v… như vậy đều là dùng phương tiện mà phân biệt”. 
Nói “thần thông”, có nghĩa là những người được Phật giáo hóa rất đông. Phật đã dùng thần lựcgiáo hóa họ, khiến họ phát tâm.
*
-Kinh văn : “Hết thảy thế gian” tới “Tam Bồ Đề”. 
Tán rằng : dưới là chính thức thuyết về thọ lượng, theo luận thì chia làm hai đoạn :
• Đoạn đầu : thuyết minh về Bồ đề vô thượng.
• Đoạn sau : từ “Này các thiện nam tử ! Thọ mệnh của ta vốn tu hành đạo Bồ tát mà thành” trở xuống, thuyết minh lại về tướng sai biệt của hai thân Báo Hóa, Niết bàn vô thượng
Trong văn đầu luận chia làm ba đoạn, để thị hiện ba Phật Bồ đề :
1. Ứng hóa Bồ đề : tùy theo sự cảm ứng của chúng sinhthị hiện. Cho nên như kinh văn : “đều nói rằng Như Lai xuất thân từ cung họ Thích, cách thành Già Da không xa, ngồi nơi đạo tràng, chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề”. Đó tức là đoạn kinh văn này.
2. Báo Phật Bồ đề : Thập địa đã tu hành đầy đủ, được “Thường Niết bàn” như kinh đã nói : từ “Này thiện nam tử ! Ta thực sự thành Phật cho tới nay đã trải vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na do tha kiếp” trở xuống. Đó là đoạn kinh văn ở sau.
3. Pháp Phật Bồ đề : chỉ Như Lai tạng tính “Tịnh Niết bàn”, thường hằng thanh tịnh bất biến, như trong kinh đã nói : từ “Như Lai thấy biết tướng của ba cõi đúng như thực” cho tới “chẳng như ba cõi thấy như ba cõi” trở xuống. Đây là đoạn kinh văn cuối.
Đây là căn cứ vào Vô thượng đầu có đủ ba thân coi là ba nghĩa. 

CÁC CÁCH PHÂN LOẠI PHẬT THÂN

Các kinh luận phân chia Phật thân ra làm 1, 2, 3, 4 và 10 loại như sau : 
I. Chỉ 1 Phật thân :
Có tên gọi chung là Phật bảo.
II. Chia làm 2 loại :
II. 1 - Theo Phật Địa luận :
1) Sinh thân.
2) Pháp thân
Pháp thân, thực báo gọi là Pháp thân, vì là công đức thực. Tha báo, hóa thân, đều gọi là Sinh thân
II. 2 - Theo Bát Nhã luận :
1) Chân Phật
2) Phi chân Phật
- Loại đầu là Pháp thân.
- Loại sau là hai thân còn lại. 
III. Chia làm 3 loại : 
Tức là ba Phật Bồ đề nói ở đây. 
IV. Chia làm 4 loại : 
IV. 1 - Theo Kinh Lăng Già :
1) Ứng hóa Phật. 3) Trí tuệ Phật.
2) Công đức Phật. 4) Như như Phật. 
Loại đầu là hóa thân. Hai loại sau là báo thân. Loại cuối cùngpháp thân
IV. 2 - Theo Kinh Kim Quang Minh :
1) Hóa phi ứng, Phật vì vật mà thị hiện thành hình rồng, quỉ, chẳng phải là thân Phật. Đó gọi là Hóa phi ứng.
2) Ứng phi hóa, chỉ Phật thânBồ tát địa tiền nhìn thấy, dựa vào định mà thị hiện. Đó gọi là Ứng phi hóa. Tức là 1 đại thiên, 1 ứng thân mà 4 thiện căn nhìn thấy.
3) Diệc ứng diệc hóa (vừa ứng vừa hóa), chỉ Phật thânThanh văn nhìn thấy. Hiện tướng tu thành, nên gọi là “ứng”, thấy đồng loại với người nên gọi là “hóa”.
4) Phi ứng phi hóa, chỉ chân thân của Phật. 
Ba loại đầu là hóa (thân). Còn loại cuối cùng là pháp (thân) báo (thân). 
IV. 3 - Theo Phật Địa luận :
1) Thụ dụng phi biến hóa, đó gọi là Tự thụ dụng thân.
2) Biến hóa phi thụ dụng, đó gọi là Biến hóa thân, hóa loại địa tiền.
3) Diệc thụ dụng diệc biến hóa (vừa là thụ dụng vừa là biến hóa), chỉ Tha thụ dụng thân, hóa Thập địa Bồ tát.
4) Phi thụ dụng, phi biến hóa, chỉ pháp thân
V. Chia làm 10 loại :
Kinh Hoa Nghiêm nói có 10 loại Phật thân :
1) Vô trước Phật, vì an trụ thế gian thành chính giác. Phật Địa luận gọi là Hiện đẳng giác Phật.
2) Nguyện Phật, vì nguyện xuất sinh. Đó gọi là Hoằng thệ nguyện Phật.
3) Nghiệp báo Phật, vì Tín thành tựu, các hành đều là nhân, nhưng chỉ nói về một hành là Tín. Đó gọi là Nghiệp dị thục Phật.
4) Trì Phật, vì tùy thuận thế gian, chẳng đoạn tuyệt. Đó gọi là Trụ trì Phật.
5) Niết bàn Phật, vì thị hiện diệt độ. Đó gọi là Biến hóa Phật.
6) Pháp giới Phật, vì thị hiện ở hết thảy mọi chốn.
7) Tâm Phật, vì thị hiện an trụ, hai loại tên Phật này có tên gọi giống vậy.
8) Tam muội Phật, vì thành tựu vô lượng công đức không hề chấp trước. Đó gọi là Định Phật.
9) Tính Phật, vì thiện quyết định. Đó gọi là Bản tính Phật.
10) Như ý Phật, vì che khắp. Đó gọi là Tùy lạc Phật.
Năm loại đầu là thế tục Phật, năm loại sau là thắng nghĩa Phật. 
Tùy theo sở ứng mà bao gồm trong 3 thân :
- 5 loại đầu thuộc hóa thân, gọi là thế tục (Phật).
- 1 loại Pháp giới Phật thì thuộc về pháp thân.
- 1 loại Bản tính Phật thì gồm chung cả pháp thânthụ dụng thân
- 3 loại còn lại chỉ là thụ dụng thân.
Luận nói rằng : năm loại này là thắng nghĩa (Phật). Tuy pháp thânthụ dụng thân chẳng đồng hình. Loại biến hóa thân trước đây đều là Thắng nghĩa (Phật). 
Đối chiếu phẩm Quán Như Lai trong kinh Vô Cấu Xưng và Sớ Kinh Lăng Già nói rằng : “Đại Tuệ ! Pháp Phật thì thuyết pháp lìa phan duyên, vì lìa năng quán, sở quán, sở tác tướng lượng v.v… Đại Tuệ ! Báo Phật thì thuyết về tự tướng, đồng tướng của mọi pháp, do tự tâmhiện tướng huân tập. Cho nên nói ví như nhà ảo thuật biến hóa ra hình tượng, những người ngu si liền cho đó là thực, nhưng các hình tượng hư huyễn kia thật ra chẳng có thể nắm bắt được. Đó gọi là phân biệt hư vọng pháp thể. Đại Tuệ ! Hóa Phật thì thuyết về các pháp Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ, Ấm, Giới, Nhập v.v… 
Kinh Bát Nhã nói rằng : “Ứng hóa chẳng phải là chân Phật, cũng chẳng phải là người thuyết pháp v.v… vì xét công đức qui về gốc chỉ có pháp thân mà thôi”. Vì kinh đó chủ yếu thuyết minh về chân pháp thân, cho nên nhân tiện thuyết minh sơ qua về nghĩa của từ “Phật”, ba thân thành Phật thì như trong Di Lặc sớ. Biệt nghĩa thì như Phật Địa luận, Duy Thức luậnPháp Uyển đã nói. 
Tuy thuyết về các loại Phật thân có sự tăng giảm khác nhau, nhưng nay căn cứ vào chủng loại mà xét, chẳng qua chỉ có hai loại :
1) Chân (thân). 2) Hóa (thân).
Thân Phật mà Bồ tát địa tiền và nhị thừa nhìn thấy, đó gọi là hóa thân. Hai thân Pháp, Báo gọi là chân thân. Do lý này mà thuyết minh về ba Phật Bồ đề, trong đó chia làm hai phần :
• Phần đầu thuyết minh về (Phật) thân mà ba thừa nhìn thấy, ba thừa nghi ngờ.
• Phần sau thuyết minh về chân thân (Phật) mà ba thừa chẳng biết. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Nhưng, thiện nam tử” tới “na do tha kiếp”. 
Tán rằng : dưới đây là thuyết minh về chân thânba thừa chẳng biết. Chia làm ba phần :
1. Phần đầu : nêu rõ (Phật) thành đạo đã lâu.
2. Phần hai : giải thích về thời gian từ lúc thành đạo cho tới nay.
3. Phần cuối : kết luận thành thuyết trên. Đó là đoạn từ “Như ta từ lúc thành đạo cho tới nay (khoảng thời gian) cực kỳ lâu dài” trở xuống.
Đây là phần đầu. 
Luận giải thích chỉ nói về báo thân thành đạo. Song căn cứ vào thực tế thì :
- Báo thân tu sinh, giác mãn gọi là thành.
- Pháp thân tu hiển chứng viên thì gọi là thành.
(Như vậy) cũng có gì sai đâu ! Trong này tuy chỉ nêu báo thân thành đạo đã lâu. Nhưng trong sự giải thích của phần sau cũng nêu rõ pháp thân thể nghĩa.
*
-Kinh văn : “Ví như năm trăm” tới “biết số ấy không ?”. 
Tán rằng : dưới là giải thích thời gian từ lúc thành đạo tới nay. Có hai phần : 
1. Phần đầu : nói rõ về báo thân Bồ đề từ khi thành đạo tới nay vốn lâu, nhưng vì chúng sinh mà nói là gần.
2. Phần sau : là đoạn từ “Này các thiện nam tử ! Kinh điểnNhư Lai thuyết” trở xuống : bí mật thuyết về pháp thân, do chứng được thân này cho nên thực rathành đạo đã lâu, nhưng để thích ứng với chúng sinh mà quyền nghi thị hiện. Đầu là trí năng chứng, sau là lý sở chứng, vì hai đức : Trí đứcĐoạn đức, Trí và Trí xứ đã lần lượt sáng tỏ
Văn phần đầu có ba mục :
1) Mục đầu : nêu dụ vấn.
2) Mục hai: Di Lặc v.v… đáp.
3) Mục cuối : Phật giải thích rộng. 
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Di Lặc Bồ tát” tới “vô lượng vô biên”.
- Tán rằng : đây là Di Lặc v.v… đáp. Có ba mục :
1) Nói chung về vô lượng.
2) Nói rõ nhị thừa chẳng biết.
3) Kết luậnvô biên
Có người nói “A Duy Việt Trí địa”, nên phiên là A Bề Bạt Trí địa, có nghĩa là Bất thoái chuyển địa (địa vị bất thoái chuyển).
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Phật bảo” tới “A tăng kỳ kiếp”. 
Tán rằng : dưới là Phật giải thích rộng. Chia làm hai phần :
• Phần đầu : bảo rõ báo thân thành đạo đã lâu.
• Phần sau : là đoạn từ “Này các thiện nam tử ! Ở giữa khoảng đó” trở xuống : bảo rõ về hóa thân, giải thích điều nghi hoặc của họ. 
Văn phần đầu này lại có hai phần :
1) Phần đầu thuyết minh về số kiếp từ lúc thành đạo tới nay.
2) Phần sau thuyết minh về trụ xứ hằng ở. 
Phần đầu này lại có hai mục :
a) Mục đầu : nêu ý bảo rõ.
b) Phần sau : giải thích là nhiều kiếp.
*
-Kinh văn : “Từ đó tới nay” tới “dẫn dắt làm lợi cho chúng sinh”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về trụ xứ hằng ở.
Tự thụ dụng thân thực ra là ở khắp pháp giới, tướng trạng khó thấy, vì thế tùy theo tình huống cụ thể nhằm giải thích tự thể, thì nêu tác dụng để hiển lộ thân ấy. 
Nói rằng : có chỗ sở tại riêng, vì chốn nào có khởi dụng thì thân ấy có ở đó. Cũng như hư không rộng khắp, chốn nào vô ngại thì thể hiện rõ tướng của hư không. Cái Thể thực của báo thân pháp thân thì đều viên mãn. Cái Dụng chứng tỏ các thân ấy tùy nghi hiển lộ. Cho nên, Tự báo thân nêu tác dụng làø hiển hiện riêng. 
Lại thuyết về Tha thụ dụng thân dẫn dắt làm lợi cho hàng Thập địa Bồ tát, nêu tha sở tri để thuyết minh về việc thành đạo đã lâu. Đó chẳng phải là Tự báo thân.
*
-Kinh văn : “Các thiện nam tử” tới “phương tiện phân biệt”. 
Tán rằng : dưới là bảo rõ về hóa thân, giải thích điều nghi hoặc của ho,ï có ba phần :
1. Tiêu thích (nêu vấn đềgiải thích).
2. Biệt thích (giải thích riêng).
3. Kết thích (kết luận việc giải thích), đó là đoạn từ “Này các thiện nam tử ! Như Lai thấy các chúng sinh” trở xuống. 
Đây là phần đầu.
Các chúng sinh khác có điều nghi rằng : (Phật) thành đạo đã lâu, thường giáo hóa ở cõi này, như vậy thì trong khoảng thời gian đó các vị Nhiên Đăng (Phật), Tỳ Bà Thi (Phật) v.v… thành đạo, nhập diệt, thuyết pháp, độ sinh lại là ai vậy ? 
Nay nêu ra và giải thích rằng : kinh nói “Ở chặng giữa này, nói Phật Nhiên Đăng v.v… thành đạo, nhập diệt” như vậy đều là dùng phương tiện trí tuệ, khéo léo phân biệt thuyết về tha báo Phật thân, chớ chẳng phải là lìa thân ta (chỉ thân Phật) ra còn có các vị Phật đó.
*
-Kinh văn : “Các thiện nam tử !” tới “các căn lợi độn”. 
Tán rằng : dưới là giải thích riêng từng điều nghi hoặc. Có hai phần :
- Phần đầu : thuyết minh sở do (nguyên do).
- Phần sau : tức đoạn từ “tùy theo hạng đáng độ” trở xuống : nói rõ sự sai biệt
Đây là phần đầu. 
Do các chúng sinh phát tâm tu hành, nguyện thấy Phật, đó gọi là “kéo tới chỗ ta”, quán căn của họ lợi độn khác nhau, cho nên :
- Vì hạng lợi căn, ta nói thành đạo đã lâu ; vì hạng độn căn thì ta thị hiện là gần mới thành đạo
- Vì hạng lợi căn, thì ta nói thành Chính giác ; vì hạng độn căn, thì ta thị hiện nhập Niết bàn.
- Vì hàng lợi căn thì hiện đại thân ; vì hạng độn căn thì hiện tiểu thân.
- Vì hạng lợi căn thì thuyết pháp sâu ; vì hạng độn căn thì thuyết pháp nông. 
Tùy theo sự cảm ứng của mỗi hạng mà thể hiện sự sai biệt.
*
-Kinh văn : “Tùy theo hạng đáng độ” tới “phát tâm hoan hỉ”. 
Tán rằng : đây là thể hiện sự sai biệt
Do những người kéo tới căn tính khác nhau, cho nên Thế tôn tự nói tên mình khác nhau, từ khi thành đạo tới nay năm tháng lâu mau, thân lượng lớn nhỏ khác nhau. Đó là thành đạo và hiện nhập diệt, thị tướng (tướng thị hiện ra) khác nhau, thuyết pháp nhất nhị thừa, tam tứ thừa, phương tiện khác nhau, để thích ứng với tâm họ, khiến họ đều hoan hỉ
Chỉ như hư không trong vắt, như ngọc bích sáng trong suốt vô bờ, mặc cho nước cuốn ánh sáng, thành cảnh huy hoàng tột bậc, nước trong thì bóng trăng hiện, nước đục thì bóng trăng chìm, khí vật hiện ra toàn vẹn hay bị phá vỡ chẳng hề giống nhau, do sáng hay tối mà có sự khác nhau. Đó chính là sự sai biệt giữa báo thânhóa thân. Văn này giải thích hai điều :
1) Chẳng phế bỏ việc Thích Ca thực ra thành đạo đã lâu, nhưng hóa hiện ra là mới thành đạo.
2) Nào có phế bỏ Ý thú bình đẳng trong bốn ý thú, Bí mật đối trị trong bốn bí mật. Trừ các chướng khinh Phật khinh pháp và phá mạn hạnh. Nói tha (thân khác) là tự (bản thân), ca ngợi chư Phật và ca ngợi người thắng trội hơn (mình). Chẳng thế thì trước Phật Nhiên Đăng, ai là người thụ ký biệt. Thế thì việc hóa hiện cũng có chỗ nào trái ngược nhau đâu !
*
-Kinh văn : “Này các thiện nam tử” tới “nên nói như vậy”. 
Tán rằng : đây là kết luận việc giải thích
Vì thiện ít, vì đức mỏng tội nhiều, cho nên cấu nặng. Ứng với tiểu khí thì là mới thành chính giác. Đối với đại căn thì thực sự thành đạo đã lâu. Đó là phương tiện giáo hóa chúng sinh, khiến họ nhập đạo, luôn luôn hiện ra để khiến họ khát ngưỡng.
*
-Kinh văn : “Này các thiện nam tử” tới “đều thực chẳng hư ”. 
Tán rằng : đây là đoạn thứ hai : bí mật nói về pháp thân, do chứng thân này, nên thực thành đạo đã lâu, nhưng để thích ứng với chúng sinh, nên quyền nghi thị hiện. Đoạn này có ba phần :
1. Phần đầu là nêu lên : để thích ứng với chúng sinh, nói bày chẳng giống nhau, nhưng đều chẳng phải là xướng xuất ra một cách dối trá.
2. Phần sau là giải thích : do chứng pháp thân cho nên có thể thị hiện ra sự này. Song căn cứ vào chân lý thực tế thì vốn không có sự này.
3. Phần cuối là đoạn từ “Vì các chúng sinh” trở xuống : giải thích lý dothích ứng với chúng sinh mà quyền nghi thị hiện.
Đây là phần đầu, có 3 ý :
1) Nêu ra.
2) Nói rõ.
3) Kết luận : chẳng hư dối
“Thuyết” : nghĩa là ngôn thuyết. “Thị” : nghĩa là thị hiện
“Thân” : tức nội thể. “Sự” : nghĩa là sự nghiệp
“Thuyết kỷ thân” : nghĩa là thuyết về thân ta (tức thân Phật) đã từng làm vua các loài chúng sinh, vua Tát Đoá, vua Thi Tỳ v.v… 
“Thuyết tha thân” : như nói Di Lặc trước kia là người tiên tên Nhất Thiết Trí Quang, Phật A Di Đà xưa kiaPháp Tạng tỳ kheo v.v…
“Thị kỷ thân” : như hiện làm Thích Ca, thân tự xuất thế, khi Thắng Man từ xa thỉnh thì Phật hiện ở không trung v.v…
“Thị tha thân” : như hiện làm Phật Tỳ Bát Thi xuất hiện thế gian; mở tháp hiện ra Phật Đa Bảo v.v…
“Thị kỷ sự” : nghĩa là nói về các sự nghiệp của Phật Thích Ca như hàng ma, thành đạo, thuyết pháp, hiện thần thông v.v…
“Thị tha sự” : như nói về sự nghiệp của Phật Đại Thông Trí Thắng hiện thần thông, động địa phóng quang, thành đạo v.v… 
Để độ chúng sinh, (Phật) có thể nói về các sự này, “đều thực chẳng dối”.
*
-Kinh văn : “Vì sao như vậy” tới “không có sai lầm”. 
Tán rằng : đây là phần giải thích : do chứng pháp thân cho nên có thể thị hiện ra sự này. Song chân lý vốn không có sự này. 
nguyên nhân gì mà có thể vì chúng sinh mà thuyết và những điều nói ra đều chẳng dối như vậy ? : do “như thực thấy” chân lý này. 
Đây có năm câu. “như thực thấy” là nói quán thông năm xứ : 
1. Câu đầu : y vào vọng xứ để hiển hiện pháp thân
Luận nói rằng : “tam giới tướng” có nghĩa là nói chúng sinh giới tức Niết bàn giới, chẳng lìa chúng sinh giới, vì có tính chất của Như Lai tạng. Phẩm Phương Tiện nói : “thế gian tướng thường trụ” tức là chỗ này. 
2. Câu thứ hai : y vào thường tịnh để hiển pháp thân
Luận nói rằng : “không có sinh tử dù thoái hay xuất”. Nghĩa là thường hằng thanh tịnh bất biến.
“Thoái” : nghĩa là trầm luân (chìm đắm). “Xuất” : nghĩa là lìa khỏi mọi sự trói buộc
Hoặc tức là sự sinh đã diệt tận, nghĩa là pháp sinh tử có thoái có xuất, còn pháp chân thì không có sự này, cho nên thường thanh tịnh
3. Câu thứ ba : y vào “bất tức bất ly” (chẳng phải chính là mà cũng chẳng lìa) để hiển pháp thân
Luận nói rằng : “cũng không có tại thế và diệt độ” nghĩa là thể của Như Lai tạng chân như , chẳng phải chính là chúng sinh giới mà cũng chẳng lìa chúng sinh giới
Vì “không tại thế ” cho nên chẳng phải chính là chúng sinh giới. Vì “không diệt độ” cho nên chẳng lìa chúng sinh giới
4. Câu thứ tư : y vào “lìa bốn tướng” để hiển pháp thân
Luận nói rằng : “phi thực, phi hư, phi như, phi dị” nghĩa là lìa bốn loại tướng ; vì bốn loại tướng đó là vô thường : Sinh tướng thực hữu, Diệt tướng là hư, Trụ tướng là như, Biến tướng là dị. Pháp thân không có các thứ đó, cho nên cả bốn đều là phi (chẳng phải). 
5. Câu thứ năm : y vào sự nội chứng của Phật, chẳng phải là thứ mà hạng phàm phu chứng đắc để hiển pháp thân
Luận nói rằng : “chẳng như tam giới mà thấy tam giới” Như Lai có thể thấy được, có thể chứng được pháp thân chân như, mà phàm phu chẳng thấy. Cho nên kinh nói rằng: “Như Lai thấy rõ, không có sai lầm”. 
Luận giải đó chỉ thuộc câu thứ năm. Tựa hồ tổng kết về các câu trên, câu này nói rằng Như Lai chính trí có thể thấy rõ ràng rạch ròi, “chẳng như vọng tướng của tam giới”, mà có thể chứng “thấy được thể tính của tam giới” là pháp thân chân như. Cho nên nói rằng “Như Lai thấy rõ không sai”.
*
-Kinh văn : “Vì các chúng sinh” tới “chưa từng tạm thời phế bỏ”. 
Tán rằng : dưới là giải thích lý do để thích ứng với chúng sinh mà quyền nghi thị hiện
“Chủng chủng tính” : đó là giới. 
“Dục” : là thắng giải
“Hành” : chỉ tâm hành
“Ức tưởng” (nhớ lại) : chỉ biến thú hành. Do các thứ này mà “Phật sự không bỏ”.
“Các thứ nói bày” : trước nói báo thân thật ra thành đạo đã lâu, mắt Phật quan sát thấy các căn lợi độn của họ, cho nên nói bày khác nhau. Đây nói pháp thân thực ra không có các tướng, do tùy theo chúng sinh “tính, dục” v.v… khác nhau, cho nên nói bày khác nhau.
*
-Kinh văn : “Như vậy ta thành” tới “thường trụ bất diệt”.
Tán rằng : trong phần nói rõ về chân thân là cái mà tam thừa chẳng biết, thì đây là mục thứ ba : Kết luận về những điều đã nói ở trước. 
*
-Kinh văn : “Này các thiện nam tử !” tới “còn gấp bội số trên”.
Tán rằng : trên là thuyết minh về Bồ đề vô thượng, dưới đây là đoạn lớn thứ hai nói rõ một lần nữa về tướng sai biệt của hai thân báo hóa, đó là Niết bàn vô thượng, trong chia làm hai phần :
• Phần đầu : là pháp thuyết về hai thân thường trụ khởi diệt.
• Phần sau : là dụ thuyết về hai thân thường trụ khởi diệt.
Phần đầu lại chia làm hai phần :
1. Phần đầu : thuyết minh về hai thân thường trụ khởi diệt.
2. Phần sau : là đoạn từ “Thêm nữa, này thiện nam tử ! Pháp của chư Phật Như Lai đều như vậy” trở xuống : giải thíchkết luận : cái đã thuyết trước kia là “Các pháp xưa nay vốn y nhiên như htế, chẳng hư dối” (Pháp nhĩ bất hư).
Văn phần đầu này lại có hai :
a) Phần đầu nói rõ : vì báo thân tùy theo chúng sinh giớibản nguyện lực đều là vô tận, cho nên thọ mệnh thường trụ.
b) Phần sau nói rõ : vì hóa thân tùy theo chúng sinh thân và ý nhạo (tức ý thích), cho nên hiện có khởi diệt
Đây là phần đầu. 
Lúc bản thân tu hành đạo Bồ tát, nguyện độ hết chúng sinh, mới nhập Vô dư Niết bàn. Vì chúng sinh giới không có lúc nào hết, cho nên nay tuy đắc quả viên mãn, nhưng hạnh nguyện vẫn không suy giảm, cho nên “thọ mệnh bất tận, còn gấp bội số trên”.
*
-Kinh văn : “Như vậy nay chẳng phải là thực” tới “giáo hóa chúng sinh”. 
Tán rằng : dưới là thuyết minh về hóa thân tùy theo chúng sinh thân và ý nhạo, cho nên hiện có khởi diệt. Có ba phần :
1) Tiêu (nêu ra).
2) Thích (giải thích).
3) Thành. Đó là đoạn từ “cho nên Như Lai dùng phương tiện thuyết” trở xuống. 
Đây là phần đầu. 
Như vậy nay báo thân chẳng phải là thực sự diệt độ mà lại giả vờ nêu lên là sẽ diệt độ. Đây chính là hóa tướng phương tiện thị hiện để giáo hoá chúng sinh mà thôi.
*
-Kinh văn : “Sở dĩ như vậy là vì sao” tới “trong lưới vọng kiến”. 
Tán rằng : dưới đây là phần giải thích, có hai phần :
1. Phần đầu : thuyết minh về bản tính ác.
2. Phần sau : nói rõ càng sinh ác. 
Đây là phần đầu. 
Bản tính ác có sáu :
1) Bạc đức, chẳng thể cảm được thắng nhân, thắng pháp.
2) Chẳng trồng thiện căn, không có nhân để sinh quả.
3) Bần cùng, không có của, không có pháp, ý nhỏ chí hèn.
4) Thấp hèn tự khinh miệt thân.
5) Trước dục, phiền não, hôn túy.
6) Nhập ở trong lưới vọng kiến ức tưởng, gian trá khôn ranh học loạn hành sai.
*
-Kinh văn : “Nếu thấy Như Lai” tới “tâm cung kính”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về càng sinh ác. Có năm thứ :
1) Kiêu tứ phóng dật.
2) Ôm lòng chán ghét, chẳng thích thân cận nhiếp thụ.
3) Giữ thói lười nhác, bị thói lười nhác trói buộc, chẳng thể tự xét.
4) Chẳng sinh cảm tưởng khó gặp, thấy Phật mà cũng chẳng sinh tâm mong mỏi được gặp.
5) Chẳng sinh tâm cung kính, chẳng sinh khát mộ, tu nghiệp tùy thuận
Đây nói do kẻ đó bản tính ác, cho nên gặp Phật càng sinh ra ba thứ ác đầu, chẳng sinh cảm tưởng khó gặp, chẳng sinh tâm cung kính.
*
-Kinh văn : “Cho nên Như Lai” tới “mà nói diệt độ”. 
Tán rằng : dưới là thành tựu. Có ba phần :
1) Nêu lên. 
2) Giải thích.
3) Kết luận.
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, này thiện nam tử” tới “đều là thực, chẳng hư dối”. 
Tán rằng : đây là giải thíchkết luận : Cái đã thuyết trước kia là “Pháp nhĩ chẳng hư dối”. 
Ý này nói rằng : 
- Báo thân pháp nhĩ nguyện độ hết thảy mọi chúng sinh, cho nên thường trụ bất diệt
- Hóa thân pháp nhĩ thì tùy thuận sự yêu ghét, ưa chán của chúng sinhthị hiệnsinh tử
Kinh Niết Bàn nói : Như Lai chẳng nhập Niết bàn. Kệ rằng :
Giả sử quạ, chào mào,
Cùng đỗ chung một câ,y
Giống như anh em ruộ,t
Thì mới Niết bàn hẳn.
Giả sử rắn, chuột, sói,
Cùng chơi chung một hang, 
Yêu nhau như anh em,
Thì mới Niết bàn hẳn. 
Giả sử Nhất xiển đe,à
Hiện thân thành Phật đạo, 
Thụ mãi đệ nhất lạc,
Thì mới Niết bàn mãi. 
Như Lai coi hết thảy,
Giống như La Hầu La
Cớ sao bỏ từ bi,
Vĩnh viễn nhập Niết bàn
Đối 3 dụ trước, mỗi một dụ đều đi kèm một tụng cuối này. Sợ chán văn rườm, cho nên thuyết chung vào một. 
Thế thì đại Niết bàn ba sự viên mãn là thứ mà nhị thừa chưa chứng được. Hóa tướng nhập diệt, tức là ở nơi đây diệt rồi, lại hóa ở phương khác, lại sinh ở đây. Thân trí đã chẳng vĩnh viễn là không có, há lại cùng nhị thừa nhập diệt ? Do đó nên gọi là Niết bàn vô thượng.
*
-Kinh văn : “Ví như thầy thuốc giỏi” tới “khéo chữa nhiều bệnh”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai : dụ thuyết về hai thân thường trụ khởi diệt. Có hai phần :
1. Phần đầu : dụ thuyết về thường trụ khởi diệt
2. Phần sau : dụ vấn đáp, chỉ rõ đó chẳng phải là hư dối
Có 12 dụ :
1) Dụ về khéo đạt cơ nghi.
2) Dụ về từ bi khởi hóa.
3) Dụ về quán cơ, đạo ẩn.
4) Dụ về gặp duyên, Hoặc khởi.
5) Dụ về tế sinh, thành đạo.
6) Dụ về thấy Phật, đều mừng.
7) Dụ về ứng cơ thuyết pháp
8) Dụ về căn thục, đạo thành.
9) Dụ về chưa thục, chán pháp.
10) Dụ về để khiến mong cầu, thị hiện nhập diệt.
11) Dụ về nhớ Phật, yêu pháp.
12) Dụ về đắc thánh, thấy Phật.
Đây là phần đầu. 
Chỉ như nhị thừa, luyện căn đối nhau, sinh được ít là độn, sinh được nhiều là lợi. Siêng nhác đối nhau, sinh được ít là lợi, sinh được nhiều là độn. Ở đây nói về cái đối sau (siêng nhác đối nhau).
12 f dụ này tương ứng với 4 lần sinh hoặc 3 lần sinh :
I. Bốn lần sinh :
1.Sinh lần đầu :
Hai dụ đầu ở đây gộp lại là sinh lần đầu, thấy Phật đều bảo phát tâm
2. Sinh lần hai :
Các dụ thứ 3, thứ 4 hợp lại là sinh lần hai. Kẻ căn thục siêng tu thì chẳng mất bản tâm nhưng tiệm tu chưa thành thục. Kẻ lười nhác thì bị mất bản tâm và còn bị thoái chuyển
Các dụ thứ 5, thứ 6, thứ 7, thứ 8, thứ 9 gộp lại là sinh lần ba. Người căn thục siêng tu thì nhờ thấy Phật Thích Cavô học mãn, liền phát đại tâm, thụ Biến dịch sinh. Kẻ chưa thành thục, lười nhác tuy thấy Phật hiện tại nhưng vẫn chưa chứng, vẫn trụ ở địa vị phàm phu
4. Sinh lần bốn :
Các dụ thứ 10, thứ 11, thứ 12 hợp lại là sinh lần bốn. Kẻ căn xưa chưa thành thục, lười nhác gặp Phật Di Lặc đều được đắc đạo, cũng phát đại tâm, trước tiên thụ Biến dịch sinh. Người căn thành thục, siêng tu, đắc đạo cũng được thấy Phật đó. 
Cho nên nói : đều khiến được thấy Di Lặc tức là ta, Di Lặc là tên khác của ta.
II. Ba lần sinh : 
Hoặc thuyết chung về ba sinh
1. Sinh lần đầu :
Bốn dụ đầu là sinh lần đầu, Phật mới thị hiện Niết bàn, kẻ kia chẳng thấy Phật liền khởi phiền não.
2. Sinh lần hai :
Năm dụ sau là sinh lần hai. Đó là Phật Thích Ca đúng pháp mà thị hiện Niết bàn. Kẻ căn cơ thành thục siêng năng tu đạo còn trụ ở địa vị hữu học, thì đoạn dần phiền não nên gọi là “chữa khỏi” (trừ dũ), chẳng phải là đều đoạn hết, thành đạo vô học. Còn kẻ căn chưa thành thục, lười nhác thì vẫn ở địa vị phàm phu và vẫn chưa chứng.
3. Sinh lần ba :
Ba dụ cuối cùng là sinh lần ba. Những người căn thục siêng tu đều đắc vô học. Những người chưa thành thục, lười nhác cũng đắc (quả) hữu học
Cho nên trong việc thụ ký, thì cả hai loại vô học, hữu học đều có. Vì những loại này mà thị hiện là có Niết bàn. Đó là đại ý của dụ ở trong này. 
Thầy f thuốc giỏi có bốn đức :
1) Biết bệnh trạng.
2) Biết nguyên nhân gây bệnh.
3) Biết bệnh diệt rồi chẳng sinh.
4) Biết bệnh diệt rồi lại sinh. 
Kinh Niết bàn nói :
Đại từ mẫn chúng sinh
Nên nay ta quy y.
Khéo nhổ các tên độc, 
Nên khen đại y vương.
Thày thế gian chữa bệnh. 
Tuy đỡ rồi lại sinh.
Bệnh mà Như Lai chữa, 
Không bao giờ tái phát.
Phật đem thuốc cam lồ
Để cho các chúng sinh.
Chúng sinh đã uống rồi, 
Chẳng chết cũng chẳng sinh.
Cho nên dùng dụ về “thầy thuốc giỏi” để ví với Phật.
“Trí tuệ” là biết quán sinh tử. “Thông đạt” thì ứng cơ rủ lòng tế độ.
“Sáng suốt luyện thuốc hay” là am tường Giáo và Lý.
“Khéo chữa trị các bệnh” chẳng còn tái phát, giống với bốn đức của thày thuốc.
*
-Kinh văn : “Người ấy có nhiều con” tới “thậm chí hàng trăm”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 2 : dụ về việc Phật từ bi khởi hóa. 
nhị thừa chủng mới gọi là “con”, cho nên nói “mười, hai mươi”. 
Gồm cả Bồ tát tính nữa, vì là bất định cho nên nói “tới hàng trăm”, vì tu trăm hạnh. 
Đây là địa vị Sơ giáo phát tâm vậy.
*
-Kinh văn : “Vì có sự duyên phải đi xa tới nước khác”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 3 : dụ về quán cơ, đạo ẩn
Chúng sinh căn cơ lúc ấy vẫn chưa thành thục, mà phương khác thì có cơ hội, cho nên hóa thân (Phật) bèn ẩn đi, tới phương khác mà giáo hóa, hoặc tới tịnh độ, uế độ mà tiến hành giáo hóa, đó gọi là (tới) “nước khác”.
*
-Kinh văn : “Các con sau đó” tới “lăn lộn dưới đất”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 4 : gặp duyên, Hoặc khởi. 
Sau khi không có Phật, do ác tri thức, phiền não liền khởi lên, làm cho tâm họ mê muội say đắm, đó gọi là “uống thuốc độc khác, lăn lộn dưới đất sinh tử”. 
Kinh Niết Bàn nói : 
Nghèo túng không ai cứu,
Giống như người ốm đau. 
Không thày, tùy ý thích, 
Ăn thứ chẳng nên ăn.
Chúng sinh bệnh phiền não
Thường bị chư Kiến hại,
Xa lìa thầy thuốc pháp, 
Uống bậy thuốc độc nhảm.
Căn thục hay chưa thục, tuy đều khởi Hoặc. Nhưng loại căn chẳng thành thục, thì Hoặc nặng và thoái chuyển. Loại căn đã thành thục thì Hoặc nhẹ và tu hành.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ cha họ trở về nhà”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 5 : nói về tế sinh, thành đạo
Những người được (Phật) giáo hóa trước kia, thị hiện ở “nhà” sinh tử. Duyên này mới thành thục, cho nên Phật hiện thân. Hoặc hóa cảnh trước kia vốn trụ, gọi là “nhà”.
*
-Kinh văn : “Các con uống chất độc” tới “lại ban thêm cho thọ mệnh”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 6 : nói về (chúng sinh) thấy Phật đều mừng : trước mừng, sau thỉnh.
“Kẻ mất bản tâm”: là hạng căn chưa thành thục, mất tịnh khởi nhiễm. 
“Người chẳng mất tâm”: là hạng đắc bản tịnh tâm, các căn thành thục
“Hoan hỉ” là ý nghiệp
“Quỳ lạy” thuộc thân nghiệp
“Thăm hỏi” thuộc ngữ nghiệp.
Ba nghiệp quy y, thỉnh (Phật) thuyết pháp yếu (những điều quan trọng trong Phật pháp).
“Lại ban cho thêm thọ mệnh” : nay xin tuệ thọ.
*
-Kinh văn : “Cha thấy các con” tới “không còn các bệnh hoạn nữa”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 7 : nói về (Phật) ứng cơ thuyết pháp. Có hai phần :
1. Phần đầu : nhờ phương tiện diệu xảo.
2. Phần sau : (Phật) ban cho giáo pháp thiện quyền. 
“Y vào kinh phương” : y vào giáo pháp của chư Phật ba đời.
“Cầu cỏ thuốc tốt” : nghĩa là dung nạp được Lý (dược) và Hạnh (thảo). 
“Sắc hương mỹ vị, thảy đều đầy đủ” : nghĩa là tam học (Giới, Định, Tuệ) và tam hành (Trừ ác, Chuộng thiện, Lợi sinh) không hề thiếu sót.
“Đâm nghiền (cỏ thuốc)” : nghĩa là Trí tuệ giản trạch.
“Sàng lọc” : nghĩa là bỏ thô lấy diệu (bá dương thô diệu).
“Hòa hợp” : nghĩa là thực hành thuận theo tam học tam hành nói trên. 
“Khuyên nên uống đại lương dược này” : khuyên người học thực hành hạnh đại thừa này thì diệt được Hoặc. 
*
-Kinh văn : “Trong các con đó” tới “chữa khỏi bệnh hết”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 8 : nói về căn thục đạo thành. 
Chỉ các loại các căn thành thục, đắc đạo. Hai loại “sắc hương” ví với phúc và tuệ. Hai chữ đắc đạo đã giải thích như trước rồi. 
* Chữ [愈] đọc là Dũ, nghĩa là khỏi bệnh. Đáng ra nên viết là [癒] Sách Ngọc Thiên viết là [愈] và giải thích là “càng thêm”. Trong tâm lo lắng thì là chữ [ ] ; bệnh khỏi là [癒].
*
-Kinh văn : “Còn kẻ mất tâm” tới “mà cho là chẳng ngon”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 9 : nói về kẻ căn chưa thành thục, (nên) chán pháp. Có hai mục :
- Mục đầu : chẳng chịu uống thuốc.
- Mục sau : giải thích lý do
Tức là căn chưa thục, tuy ban đầu cũng hơi có ý cầu pháp, nhưng sau chẳng chịu tu hành. Vì phiền não sâu nặng, cho nên chán pháp.
*
-Kinh văn : “Cha nghĩ như vầy” tới “khiến uống thuốc này”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 10 : để khiến (chúng sinh) mong cầu (pháp), cho nên (Phật) thị hiện nhập diệt. Có ba phần :
- Phần đầu : nghĩ cách đặt ra phương tiện phù hợp căn cơ.
- Phần hai : để lại giáo pháp.
- Phần cuối : thị hiện nói là nhập diệt.
phiền não sâu, nên chẳng tuân theo diệu giáo. Phải đặt ra phương tiện quyền nghi, để khiến họ tin phục tu hành.
*
-Kinh văn : “Liền nói như vầy” tới “chớ lo chẳng khỏi”. 
Tán rằng : đây là (Phật) để lại giáo pháp
(Phật) thành đạo đã lâu, nay nói rằng già yếu, sắp sửa tới lúc nhập diệt, nay để lại giáo pháp, ngươi hãy theo đó mà tu hành, ắt diệt được phiền não cho nên chớ lo.
*
-Kinh văn : “Giáo huấn như vậy rồi” tới “cha ngươi đã chết”. 
Tán rằng : đây là (Phật) thị hiện nói là sẽ nhập diệt
Lui về ở ẩn, không còn xuất hiện giáo hóa như trước kia, gọi là “tới nước khác”.
“Sai sứ về nói cha ngươi đã chết” : nghĩa là Phật để lại lời di giáo nói rằng Phật nhập diệt. Thực ra Phật chẳng diệt, chỉ tạm thời dừng việc giáo hóa.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ các con” tới “không còn có nơi trông cậy”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 11 : nói về nhớ Phật, yêu pháp. Có hai phần :
- Phần đầu : nhớ Phật từ bi, nghĩ mình là đứa con côi.
- Phần sau : buồn thương, làm theo lời giáo huấn, Hoặc khổ đều trừ. 
Đây là phần đầu : đầu là nhớ Phật, sau là yêu pháp. 
Phật tại thế, từ bi cứu tế, cứu hộ, khiến không còn Hoặc khổ. Phật diệt rồi không nơi nương tựa, con côi ỷ lại vào đâu !
*
-Kinh văn : “Thường nặng lòng bi cảm” tới “bệnh độc đều khỏi”. 
Tán rằng : đây là buồn thương, cứ theo di giáotu hành, cho nên Hoặc khổ đều trừ. 
Gia hạnh, đế quán, đó gọi là “tỉnh ngộ”. 
Nhập thánh, y theo giáo phápđiều phục, Hoặc khổ đều trừ. 
“Độc” : ví với phiền não
“Bệnh” : ví với các nỗi khổ.
*
-Kinh văn : “Người cha đó nghe con” tới “để khiến thấy (Phật)”. 
Tán rằng : đây là dụ thứ 12 : nói về đắc thánh thấy Phật. 
Nếu khiến đắc thánh, nhị thừa vô học mà thấy Phật, có nghĩa là nhập Biến dịch sinh tử thấy hóa thân Phật trụ lâu ở cõi tịnh độ. Nghĩa này trong dụ gọi là “người cha quay về khiến con nhìn thấy”. 
Hoặc là Địa tiền đắc nhập Thập địa Báo độ thấy Phật. Đây tuy là hóa Phật ở ngôi trên mà giáng xuống, thì về lý cũng là thế.
*
-Kinh văn : “Này các thiện nam tử” tới “có lỗi hư dối”. 
Tán rằng : đây là dụ vấn đáp, giải thích đó chẳng phải là hư dối. (Có ba mục) :
1) Hỏi. 
2) Đáp.
3) Thành (kết luận). 
Đây nói hóa thân ví như thày thuốc kia thị hiện chết. Báo thân như cha, thực thể thường còn. Nghĩa của Niết bàn thì như chương khác đã nói.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “thường trụ đây thuyết pháp”. 
Tán rằng : đây là 25 tụng rưỡi, chia làm hai phần :
• Phần đầu : gồm 20 tụng rưỡi, tụng Bồ đề vô thượng.
• Phần sau : gồm 5 tụng, tụng Niết bàn vô thượng.
Văn phần đầu chia làm ba phần :
1. Phần đầu gồm 10 tụng rưỡi, thuyết minh về hai thân báo hóa.
2. Phần hai gồm 8 tụng, thuyết minh về hai cõi báo hóa.
3. Phần cuối gồm 2 tụng : kết luận, khuyên chớ nghi ngờ
Phần đầu này lại chia làm ba :
- 3 tụng đầu : tụng về hai thân báo hóa.
- 6 tụng sau : nói rõ báo thân Phật nếu không có duyên thì chẳng thấy, nếu có duyên thì được thấy.
- 1 tụng rưỡi cuối : kết luận lý do thấy hay không thấy báo thân Phật
Đây là mục đầu gồm :
+ 2 tụng đầu : tụng về báo thân.
+ 1 tụng sau : nói về hóa thân.
*
-Kinh văn : “Ta thường trụ ở đây” tới “tuy gần mà chẳng thấy”. 
Tán rằng : dưới là 6 tụng nói rõ báo thân Phật nếu không duyên thì chẳng gặp, có duyên mới được gặp. Trong có hai phần :
• 1 tụng đầu : không duyên chẳng gặp.
• 5 tụng sau : có duyên được gặp. 
Đây là phần đầu.
Chúng sinh điên đảo, tự mình chẳng thấy Phật. Huống hồ lại thêm Phật dùng thần thông ẩn đi khiến họ chẳng thấy. Sợ rằng nếu thấy thì họ sẽ sinh ra lầm lỗi, nên Phật dùng thần thông mà che đi. Cũng như mặt trời, mặt trăng tự nhiên sáng chói, kẻ mù lòa chẳng nhìn thấy. Đó là lỗi của kẻ mù lòa, chứ chẳng phải là lỗi của mặt trời mặt trăng.
*
-Kinh văn : “Chúng thấy ta diệt độ” tới “chẳng tự tiếc thân mệnh”. 
Tán rằng : dưới là 5 tụng nói về có duyên thì được thấy (Phật). Chia làm hai phần :
1. Phần đầu gồm 2 tụng : đợi chúng sinh căn cơ thành thục có duyên.
2. Phần sau gồm 3 tụng : (Phật) hiện thân thuyết pháp
Đây là phần đầu.
Có 7 duyên căn thục :
1) Tu hạnh cúng dường.
2) Sinh tâm khát ngưỡng.
3) Tín phục chẳng phỉ báng việc tu hành.
4) Chất trực, lìa bỏ thói kiêu mạn v.v…
5) Nhu nhuyễn, từ bi, nhẫn nại.
6) Nhất tâm muốn thấy (Phật), một niềm mong gặp (Phật).
7) Chẳng tiếc thân mệnh, khinh thân trọng đạo.
*
-Kinh văn : “Giờ ta cùng chúng tăng” tới “chỉ nói ta diệt độ”.
Tán rằng : đây là hiện thân thuyết pháp. Có hai phần :
- Nửa tụng đầu : tụng hiện thân.
- 2 tụng rưỡi sau : tụng về thuyết pháp
Thuyết pháp có hai :
+ 1 tụng đầu : nói thân Phật tại đây, (thị) hiện có Niết bàn.
+ 1 tụng rưỡi sau : nói về hóa nhập Niết bàn, làm lợi ích cho phương khác. Hiện ở chốn Linh Sơn, hoặc hiện có Linh Sơn.
*
-Kinh văn : “Ta thấy các chúng sinh” tới “bèn ra thuyết pháp cho”.
Tán rằng : đây là kết luận về lý do thấy hay chẳng thấy báo thân Phật.
*
-Kinh văn : “Lực thần thông như vậy” tới “trời người thường đầy rẫy”. 
Tán rằng : dưới là 8 tụng thuyết minh về hai cõi báo độhóa độ. Có hai phần :
- 5 tụng đầu : tụng về độ tướng của hai cõi báo độhóa độ.
- 3 tụng sau : tụng về lý do vô duyên chẳng thấy, có duyên được thấy cõi tịnh độ. 
Văn phần đầu có 5 mục. Đây là 2 mục đầu :
1) Một tụng, tụng trụ xứ.
2) Một tụng, nói về quyến thuộc
“Kiếp tận” là hóa độ. “An ổn” là tịnh độ.
Bồ tát, trời, người thường ở trong hội.
*
Kinh văn : “Các nhà cửa trong vườn” tới “đều đầy rẫy như vậy”. 
Tán rằng : trong này có 3 mục tiếp theo của 5 mục tụng về độ tướng của hai cõo báo hóa :
4) Độ tướng (tướng trạng cõi nước).
5) Cúng dàng.
6) Lìa sự sợ hãi (ly bố). 
Hóa độ đầy rẫy lo sợ khổ não, tịnh độ lìa được các thứ đó. Trong độ tướng có sự, có công đức, như Kinh Vô Cấu Xứng nói về : vườn tược là dụ cho tổng trì, cây rừng là dụ cho đại pháp v.v… đều nên cứ theo thế mà nói. Còn nghĩa của tịnh độ thì như chương khác đã nói. 
Luận nói rằng : 
“Tịnh độ ta chẳng hư,
Mà chúng thấy cháy hết”. 
Nghĩa là vì tịnh độ chân thực của báo Phật Như Lai thuộc đệ nhất nghĩa đế, chẳng giống như hóa độ thuộc thế tục đế
* Chữ [樂] có hai âm đọc : “Lạc” : là vui (tha hồ thưởng thức). “Nhạo” : là thích, chơi chỗ cảnh đẹp, có thể sinh ra ưa thích.
*
-Kinh văn : “Các tội chúng sinh này” tới “chẳng nghe danh Tam bảo”. 
Tán rằng : dưới là 3 tụng nói về : vô duyên thì chẳng thấy, có duyên thì được thấy. Chia làm hai phần :
- 1 tụng đầu : vô duyên chẳng thấy.
- 2 tụng sau : có duyên được thấy. 
Đây là phần đầu.
Vì có bốn chướng : Hoặc (chướng), Nghiệp (chướng), Báo (chướng), Pháp (chướng), cho nên “chẳng nghe danh Tam bảo”. 
ba chướng thì gọi là “chúng sinh tội”. 
Nghiệp chướng gọi là ác chướng.
*
-Kinh văn : “Người có tu công đức” tới “bảo họ : Phật khó gặp”.
Tán rằng : đây là nói về có duyên thì được gặp Phật. Có hai mục :
1. Tụng đầu, nói về tu ba nhân, được thấy Phật ở tịnh độ.
2. Tụng sau, nói về thấy Phật tuổi thọ có dài ngắn (khác nhau). 
Tu ba nhân gồm :
1) Công đức.
2) Nhu hòa.
3) Chất trực
Ba nghiệp thân ngữ ý, (tu) ba thứ Tu thiện, Lợi sinh, Diệt ác, hoặc tu tam học Giới, Định, Tuệ, hoặc Thí, Giới, Tu, nên hiểu theo thứ tự như vậy.
Đối với hạng cảm ứng thường thấy Phật, thì nói tuổi thọ của Phật là vô lượng. Đối với hạng chẳng cảm ứng được, thì nói là Phật khó gặp.
*
-Kinh văn : “Trí lực ta như vậy” tới “lời Phật thực chẳng dối”. 
Tán rằng : đây là kết luận khuyên chớ nghi ngờ.
Tuệ quang chiếu vô lượng, độ cho hết thảy, cho nên tu hành lâu thì được. Nhờ bi nguyện này cho nên thọ mệnh dài.
*

-Kinh văn : “Thày thuốc khéo phương tiện” tới “không thể nói hư vọng”. 
Tán rằng : dưới là 5 tụng : nói về Niết bàn vô thượng. Có hai phần :
- 1 tụng đầu, là dụ (thuyết).
- 4 tụng sau, là hợp (thuyết). 
Đây là phần đầu. 
“Cuồng tử” : chỉ hạng căn chưa thành thục.
*
-Kinh văn : “Ta là cha thế gian” tới “chóng thành tựu thân Phật”. 
Tán rằng : 4 tụng này hợp thuyết về bốn điều :
- 1 tụng : hiện thân khác.
- 1 tụng : vì ác sinh.
- 1 tụng : thuyết pháp khác. 
- 1 tụng : nguyện làm Phật.

PHẨM PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC
Ba môn phân biệt :
I. NÓI RÕ DỤNG Ý.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC. 
I. NÓI RÕ DỤNG Ý
Có ba ý : 
1. Trong hai phẩm gián tiếp giải đáp những điều nghi nan ở phẩm Dũng Xuất, trước đã thuyết về hai Phật quyền thực, hai thân lý trí, tổng quát được cơ sở to lớn của muôn đức, tóm tắt được cực thể của tam minh, cực kỳ thần diệu, khiến người nghe ngộ được tâm Phật, khế hợp trí Phật, phù hợp với chân lý. Người nào dung hội được thì chứng được đạo. Nay thuyết minh về đẳng bậc, ngôi vị, cho nên có phẩm này.
2. Năm phẩm nói về quả nhất thừa, chia làm hai phần. Trong đó hai phẩm đầu thuyết minh về quả đã mãn, nhân phẩm trước mà trực tiếp thuyết minh về quả đã mãn. Phẩm này phân tích đại chúng lúc ấy nhân đó mà chứng hoạch khác nhau. Cho nên có phẩm này.
3. Luận giải thích rằng trong mười thứ vô thượng, thì cái thứ mười là Thắng diệu lực vô thượng, đây là dư tàn Tu đa la thuyết. Luận còn tự nói rằng : từ đây trở xuống thị hiện pháp lựctu hành lực.
Pháp lực tức là uy thần của kinh. 
Tu hành lực là thắng đức của năng hành sở hành.
Pháp lực có năm môn :
1) Chứng.
2) Tín.
3) Cúng dàng.
4) Nghe pháp.
5) Đọc tụng, trì, thuyết. 
1- Chứng : chỉ những người được nghe thuyết về thọ lượng trong các Bồ tát có 11 vị chứng thánh. 
2- Tín : chỉ 8 thế giới vi trần số Bồ tát phát tâm tín giải
3- Cúng dàng : chỉ việc trời đổ mưa hoa v.v… 
4- Nghe pháp : chỉ hai phần trường hàng và kệ ở giữa và cuối phẩm này, cùng phần nghe pháp tùy hỉ trong phẩm Tùy Hỉ
5- Đọc tụng trì thuyết : chỉ phần thuyết minh về công đức thu được của những người đọc tụng trì thuyết ở trong phẩm Pháp Sư Công Đức. Phần văn tới sẽ giải thích
Luận tự giải rằng : bốn môn đầu, phẩm Di Lặc thị hiện, vì đều bảo Di Lặc. Một môn sau, phẩm Thường Tinh Tiến thị hiện, vì chỉ bảo riêng Thường Tinh Tiến. Do đó, pháp lực chỉ bao gồm trong 3 phẩm. Còn tu hành lực thì bao gồm trong 11 phẩm :
1) Pháp Sư. 7) Quan Âm.
2) An Lạc Hạnh. 8) Đà La Ni.
3) Trì. 9) Diệu Trang Nghiêm.
4) Thần Lực. 10) Phổ Hiền.
5) Dược Vương. 11) Chúc Lụy
6) Diệu Âm
Cả 14 phẩm đều là vô thượng thứ mười : Thắng diệu lực vô thượng
Do thuyết minh về ba loại : chứng, tín, cúng dàng, cho nên sau phẩm Thọ Lượng, phải có phẩm này.
II. GIẢI THÍCH TÊN PHẨM.
“Công” : có nghĩa là công lao, lực dụng nghe pháp.
“Đức” : chỉ đạo đức thể tức phúc tuệ.
Đức do công lực nghe diệu phápđạt được, cho nên gọi là Công Đức
* Chữ [分] đọc là Phân, còn đọc là Phận. Chữ [別] đọc là Biệt, còn viết là [ ] hoặc [ ]. Đây có nghĩa là “biện thích” (phân biệt giải thích). 
“Phân biệt Công Đức” : có nghĩa là Phân Biệt các sự Công Đức. Phẩm này biện thích Phân Biệt sự Công Đức đó, cho nên gọi là phẩm Phân Biệt Công Đức.
III. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC.
- 1.Hỏi : vì nguyên nhân gì mà Thanh văn nghe thuyết về quyền thực và lĩnh ngộ, thì lại thụ ký cho, còn Bồ tát, nghe thuyết về chân hóahiểu rõ, thì lại chẳng ký biệt cho ?
Đáp : việc thụ ký cho Bồ tát, Phật đã nhiều lần nói rõ, nên chỉ thuyết về chứng nhân, mà chẳng nói về quả sẽ được.Còn Thanh văn mới giác ngộ, thành Phật là việc khó, nhân chứng chưa thành, cho nên Phật thụ ký cho họ về quả sẽ được. 
- 2.Hỏi : vì nguyên nhân gì mà khi thuyết về thừa quyền thực, Bồ tát cả hai thứ Ký, Chứng đều không ? Còn khi thuyết về thân chân hóa thì Thanh văn cả hai thứ Ký, Chứng đều khuyết ? 
Đáp : Bồ tát đã biết trước về quyền thực, nên chỉ nghe về thân mà chứng đạo. Còn Thanh văn chưa chứng hóa chân, chỉ nghe thuyết về thừa để đắc ký. Đó là vì Bồ tát không có chuyện lấy hay bỏ, còn Thanh văn thì chưa chứng. 
- 3.Hỏi : thoạt đầu có hỏi rằng, cớ sao thuyết về quyền thực để thụ ký cho Thanh văn, thì lại lấy đó làm tôn chỉ, còn thuyết về chân hóa để chứng cho Bồ tát, lại thuộc về lưu thông
Đáp : Pháp Hoa khai dụ, chính đối quyền thực để trình bày tôn chỉ. Chẳng thuyết về ứng chân, há lại thuyết về thân, lấy đó làm tôn chỉ. Chỉ là nhân phẩm Dũng Xuất ở đằng trước mà giải thích mối ngờ đó của đại chúng, chứ đó chẳng phải là mục tiêu của việc khai dụ. Cho nên chẳng phải là (chính) tông.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ đại hội” tới “được lợi ích lớn”. 
Tán rằng : phẩm này chia làm hai phần :
• Phần đầu : một trường hàng và tụng, thuyết minh về hội lúc ấy được ích lợi, hiện tiền đạt được pháp lợi theo các cấp độ khác nhau.
• Phần sau : các trường hàng và tụng thuyết minh về sự so sánh hơn kém, thời sau sẽ được lợi ích
Văn phần đầu có bốn mục :
1) Nêu lợi ích lúc đó.
2) Phật bảolợi ích.
3) Lợi ích của việc cúng dàng.
4) Tụng về lợi ích của việc lĩnh thụ. 
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “pháp luân thanh tịnh”. 
Tán rằng : dưới là mục Phật bảolợi ích. Có hai phần :
• Phần đầu thuyết minh về chứng đắc.
• Phần sau thuyết minh về tín phát. 
Văn phần đầu này có hai phần :
- 6 môn đầu là y vị chứng đắc.
- 5 môn sau là y sinh chứng đắc
Đây là phần đầu. 
Theo luận, trong 5 môn của pháp lực, thì phần đầu của phẩm này có 3 môn :
- Chứng : đó là 11 vị đầu tiên.
- Tín : đó là 8 thế giới phát tâm.
- Cúng dường : đó là việc mưa hoa v.v… 
Căm cứ vào nghĩa thù thắng, luận giải như vậy, vì không nói lĩnh thụ.
Sáu f môn y vị chứng đắc là :
1. Vô sinh pháp nhẫn.
2. Văn trì đà la ni.
3. Nhạo thuyết biện tài vô ngại.
4. Triền đà la ni.
5. Chuyển pháp luân bất thoái.
6. Chuyển pháp luân thanh tịnh.
1) Vô sinh pháp nhẫn :
“Vô sinh pháp nhẫn”, bản luận nói là Sơ địa, là căn cứ vào lúc ban đầu đắc vị. Thời gian dài tại Thất địa. Tương tục tại Bát địa. Viên mãn tại Phật địa
“Vô sinh” là cảnh vô sở chấp. Sinh pháp là giáo, giải thích vô sinh giáo. 
Địa tiền xưa kia nghe pháp chưa thể Trí chứng. Nay được Trí chứng. Xác nhận được Trí chứng (Trí chứng ấn), gọi là “Vô sinh pháp nhẫn”.
“Nhẫn” : có nghĩa là ấn chứng.
Vô sinh pháp nhẫn tức là ấn chứng Trí chứng.
Tam f vô sinh (ba thứ vô sinh) :
- Biến kế sở chấp, là Danh tướng vô sinh
- Y tha khởi tính, là Tự nhiên vô sinh
- Viên thành thực tính, là Hoặc khổ vô sinh
2) Văn trì đà la ni :
Văn trì tại Tam địa, đó là nói theo Phật Địa (luận) v.v… 
Thập Địa luận thì nói tại Ngũ địa. Vì Tam địa lìa Định chướng, Ngũ địa Định tự tại
3) Nhạo thuyết biện tài vô ngại :
Nhạo thuyết biện tài tại Ngũ địa, vì hiểu sâu Ngũ minh luận, biện tài đầy đủ. Duy thức v.v… nói tại Cửu địa, vì căn cứ vào sự thành mãn.
4) Triền đà la ni
Triền đà la ni tại Thất địa
* Chữ [旋] đọc là Triền, Tuyền, Toàn : có nghĩa là trở về. Nếu như nước chảy quẩn thì viết là [漩]. Nay dùng nghĩa trở về.
Quay trở về ở trong Không và hữu tình để che chở. Thất địa thời gian dài, vì vô tướng và quán hữu tình
Kinh Di Lặc Thượng Sinh nói : Di Lặc đắc tại Đệ thập địa, vì căn cứ vào thành tựu viên mãn.
5) Chuyển pháp luân bất thoái :
Pháp luân bất thoái tại Bát địa, vì có đủ bốn thứ bất thoái.
6) Chuyển pháp luân thanh tịnh :
Pháp luân thanh tịnh tại Thập địa, vô tướng ly chướng là thanh tịnh thể.
Thêm nữa, đây là pháp công đức, chỉ tùy theo nghĩa mà nói chứng, chẳng cần theo thứ tự mà phối với địa.
*
-Kinh văn : “Lại còn có tiểu thiên” tới “Tam Bồ Đề”. 
Tán rằng : đây là 5 vị Y sinh chứng đắc :
1. Bát sinh (tám đời) sẽ đắc Bồ đề.
2. Tứ sinh (bốn đời) sẽ đắc Bồ đề.
3. Tam sinh (ba đời) sẽ đắc Bồ đề.
4. Nhị sinh (hai đời) sẽ đắc Bồ đề.
5. Nhất sinh (một đời) sẽ đắc Bồ đề
Luận rằng : đây đắc Sơ địa Bồ đề, lìa Phân đoạn tử, tùy phần được thấy Phật tính chân như, đó gọi là đắc Bồ đề, chẳng phải là đắc quả mãn Phật vị Bồ đề.
Cũng có người giải thích nói theo Kinh Niết Bàn :
- Bát sinh là người Tứ hằng, hiểu sâu 1 phần trong 16 phần nghĩa. 
- Tứ sinh là người Ngũ hằng, hiểu sâu 8 phần nghĩa. 
- Tam sinh là người Lục hằng, hiểu sâu 12 phần nghĩa. 
- Nhị sinh là người Thất hằng, hiểu sâu 14 phần nghĩa. 
- Nhất sinh là người Bát hằng, hiểu sâu 16 phần nghĩa. 
Tuy có cách giải thích này nói Bát hằng là Đệ thập địa. Nay theo bản luận đắc Sơ địa Bồ đề, chẳng nói đắc Phật vị, cho nên chẳng giải thích thế.
*
-Kinh văn : “Lại còn có tám thế giới” tới “phát tâm Bồ đề”. 
Tán rằng : đây là thuyết minh về tín phát.
*
-Kinh văn : “Lúc Phật nói các vị Bồ tát Ma ha tát này” tới “tán thán chư Phật”. 
Tán rằng : đây là môn thứ ba : cúng dàng. Có bảy thứ :
1) Mưa hoa.
2) Mưa hương.
3) Nổi nhạc
4) Mưa các thứ trang sức.
5) Thắp hương
6) Bồ tát lên trời.
7) Ca ngâm tán thán công đức của Phật. 
“Hạt châu Mạt ni” tuy tốt đẹp thích ý nhưng chưa phải là thắng trội. “Hạt châu Như ý” (mới là) tối thắng
“Hương” tỏa ra bay cao xuống thấp, cho nên nói là “chín phương”.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Di Lặc” tới “hoan hỉ đầy khắp thân”. 
Tán rằng : đây là môn thứ tư : lợi ích của việc lĩnh thụ, gồm 19 tụng chia làm ba phần :
1. Phần đầu gồm 2 tụng : nghe pháp hoan hỉ.
2. Phần sau gồm 15 tụng : tụng về lợi ích.
3. Phần cuối gồm 2 tụng : kết thành hoan hỉ
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Hoặc trụ Bất thoái địa” tới “quả báo rất thanh tịnh”. 
Tán rằng : dưới là 15 tụng nói về lợi ích, trong chia làm ba phần : 
- 7 tụng : Chứng.
- 1 tụng : Tín.
- 7 tụng : Cúng dường
Đây là phần đầu. Có ba mục :
+ 3 tụng : Vị chứng.
+ 3 tụng : Sinh chứng.
+ 1 tụng : Kết.
*
-Kinh văn : “Còn có tám thế giới” tới “đều phát tâm vô thượng”. 
Tán rằng : đây là tụng về Tín.
*
-Kinh văn : “Thế tôn thuyết vô lượng” tới “ca vịnh các Như Lai”. 
Tán rằng : đây là tụng về cúng dường, có hai mục :
• 1 tụng đầu : nêu lên để tán thán.
• 6 tụng sau : cúng dường
Cúng dường có bảy thứ :
1) Nửa tụng : mưa hoa.
2) Một tụng rưỡi : mưa hương. 
* Chữ [繽] đọc là Tân (cũng đọc là Phân). Chữ 
[紛] đọc là Phân. Sách Ngọc Thiên nói : [繽 紛] có nghĩa là loạn, rối bời, bời bời.
3) Nửa tụng : nổi nhạc.
4) Nửa tụng : mưa áo (quần).
5) Một tụng : thắp hương
6) Một tụng rưỡi : lên trời.
7) Nửa tụng : ca vịnh tán thán.
*
-Kinh văn : “Bao nhiêu sự như vậy” tới “để giúp tâm vô thượng”. 
Tán rằng : đây là kết thành hoan hỉ
Những người thiện căn đầy đủ khi nghe danh hiệu Phật là trợ giúp tâm Phật vô thượng của họ, giúp họ tu hành thuận tâm Phật. Hoặc là khiến họ đầy đủ thiện căn, giúp các chúng sinh phát tâm vô thượng, đó gọi là “Giúp”.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Phật bảo” tới “không có hạn lượng”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai : so sánh hơn kém, thuyết minh về lợi ích thời sau. 
Trong chia làm hai phần :
1. Phần đầu : trường hàng và tụng nói về nghe (thuyết về) thọ lượng, sinh ra lợi ích tùy hỉ, tín giải, sinh ra một số bộ phận nói về Tùy hỉ công đức.
2. Phần sau : một trường hàng và tụng nói về nghe (thuyết về) thọ lượng, hiểu được lợi ích của các việc trì, đọc, tụng (kinh này), sinh ra mộ bộ phận nói về Pháp Sư Công Đức
Phần đầu là giải thích về người tùy hỉ
Phần sau nói về người chính tu hành
Trường hàng của phần đầu có ba phần :
1) Phần đầu : thông minh tín giải.
2) Phần hai : so sánh hơn kém.
3) Phần cuối : nói về vô thoái.
Đây là phần đầu. 
Sau Tùy hỉ công đức thì được Bồ đề, có gì mà phải lượng !
*
-Kinh văn : “Nếu có thiện nam tử” tới “cũng chẳng thể biết được”. 
Tán rằng : đây là so sánh hơn kém. Thể nhất thừa ấy tức là Tuệ hữu vi và Trí vô vi, bởi vậy trừ Bát nhã, nếu coi đó là tối thắng
Kinh này chỉ nói xuất sinh nhất thừa, thể tính rộng rãi đầy đủ. Nhất thừa trong kinh Thắng Man tuy gồm cả nhiếp nhập, nhưng chỉ coi Tuệ vô vinhất thừa. Đấy là như kinh đó nói : “Giả sử có người trải qua hằng hà sa kiếp tu hạnh Bồ đề, hành 6 pháp Ba la mật thì phúc đức cũng chẳng bằng phúc đức của người tay nghe, thọ trì, đọc tụng cho đến cầm nắm kinh quyển…”, chẳng nói về trừ Bát nhã
Cho nên biết kinh này lấy cả Lý Trí làm nhất thừa, vì Lý Trí nhị thừa hội quy vào nhất thừa. Nếu chỉ lấy chân lý giống kinh Thắng Man coi đó là nhất thừa, thì cũng nên lấy cả lục độso sánh để chung cho nghĩa xuất sinh. Cớ sao lại trừ Tuệ ? 
Kim Cương Bát Nhã luận của Thiên Thân nói : Số, Lực, Vô tự thắng (không có cái thù thắng tương tự), Vô tự nhân (không có cái nhân tương tự) cũng thế :
1) Số thắng.
2) Lực thắng, vì thắng thời.
3) Vô tự thắng, vì thắng dụ.
4) Nhân thắng, vì thắng nhân quả. 
Văn này có hai : “toán số” và “ví dụ”. Cho đến hai thứ khác cũng chẳng bằng, cho nên nói là “cho đến”.
*
-Kinh văn : “Nếu thiện nam tử” tới “không có trường hợp ấy”. 
Tán rằng : đây là nêu bật ý vô thoái. 
Tín, Vị, Chứng, Hành tùy ứng vô thoái.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “tu hành năm Ba la mật”. 
Tán rằng : đây là 19 tụng rưỡi, chia làm hai phần :
• Phần đầu, 14 tụng : so sánh.
• Phần sau, 5 tụng rưỡi : thuyết minh về năng tín
Chẳng tụng về một mục đầu. 
Phần đầu lại chia làm hai :
- 12 tụng đầu : tụng về tu hành ngũ độ.
- 2 tụng sau : tụng về so sánh một tín. 
Trong phần đầu này lại chia làm 3 mục :
1) Một tụng : nêu lên.
2) Mười tụng : ngũ độ.
3) Một tụng : kết thành. 
Đây là mục đầu.
*
-Kinh văn : “Ở trong các kiếp này” tới “để hồi hướng Phật đạo”. 
Tán rằng : dưới là 10 tụng về ngũ độ, trong chia làm 5 phần. 
Ba tụng này nói về hạng đệ tử nghèo bố thí, hạng đó là Thanh văn
Ruộng có ba loại :
1) Tôn thắng.
2) Bần khổ.
3) Trung dung
Cha mẹÂn điền, thuộc loại đầu là loại tôn thắng. Nay cúng loại ruộng đầu. Ruộng và ơn cả hai đều thắng trội. Trong các thứ như vậy, có bao gồm cả y dược, cho nên bốn sự sẽ đầy đủ.
*
-Kinh văn : “Nếu lại giữ cấm giới” tới “nhất tâm chẳng lười nhác”. 
Tán rằng : đây là 1 tụng về giới, 2 tụng về nhẫn, 1 tụng về cần (chăm chỉ).
*
-Kinh văn : “Lại ở vô số kiếp” tới “tận tột các thiền định”. 
Tán rằng : đây là 3 tụng về định.
*
-Kinh văn : “Người ấy ở trăm ngàn” tới “điều đã nói như trên”. 
Tán rằng : đây là 1 tụng kết thành.
*
-Kinh văn : “Có các thiện nam nữ” tới “phúc họ là như vậy”. 
Tán rằng : 2 tụng này so sánh về một niệm tín.
*
-Kinh văn : “Còn có các Bồ tát” tới “thuyết về thọ cũng thế”. 
Tán rằng : dưới là 5 tụng rưỡi, thuyết minh về người năng tín, chia làm ba mục : 
- 1 tụng : tín. 
- 3 tụng : phát nguyện
- 1 tụng rưỡi : kết thành. 
Phát nguyện có hai :
1) Tổng (chung).
2) Biệt (riêng). 
Đây là hai mục đầu.
*
-Kinh văn : “Nếu có người thâm tâm” tới “không nghi về điều này”. 
Tán rằng : đây là kết thành. Có đủ 6 đức :
1) Thâm tâm hết lòng yêu pháp.
2) Thanh tịnh chẳng cầu danh lợi.
3) Chất trực.
4) Đa văn
5) Tổng trì.
6) Hiểu sâu lời Phật. 
Mới tin tưởng, không nghi ngờ.
*
-Kinh văn : “Thêm nữa, A Dật Đa” tới “Nhất thiết chủng trí”. 
Tán rằng : dưới là đoạn thứ hai : giải thích lợi ích của việc Trì, Đọc, Tụng. 
Trong trường hàng có 7 mục :
1) Hành giả công đức vô biên năng sinh chủng trí.
2) Hành giả thấy báo thân tịnh độ.
3) Hành giả đầu đội Phật.
4) Hành giả vì mình mà xây tháp Phật, xây tăng phòng để cúng dàng.
5) Hành giả kiêm hành lục độ để tự lợi, chóng được chủng trí.
6) Hành giả kiêm tu lục độ để lợi tha, để tới đạo tràng.
7) Hành giả ở nơi nào thì nên xây tháp để cúng dàng. 
Đây tức là văn mục đầu. Có hai phần :
• Phần đầu : nghe thuyết về thọ lượng, sẽ nảy ra Vô thượng tuệ.
• Phần sau : đối với một bộ phận, do nghe, thọ trì kinh v.v… mà có thể sinh ra chủng trí, vì ắt sẽ được.
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “tướng tin chắc hiểu sâu”. 
Tán rằng : đây là mục hai : hành giả thấy báo thân tịnh độ. Có bốn phần :
1) Thấy báo Phật.
2) Thấy tịnh độ.
3) Thấy chúng Bồ tát.
4) Kết thành điều trên, vì ắt sẽ được thấy. 
Vì thấy hiểu Phật trí như là thấy báo Phật. Đây là thấy bằng trí, chứ chẳng phải là thấy bằng mắt.
*
-Kinh văn : “Lại nữa Như Lai” tới “đầu đội Như Lai”. 
Tán rằng : đây là mục ba : hành giả chính là người đầu đội Phật.
Nghe kinh tùy hỉ, đã tín giải sâu, huống hồ còn đọc tụng, thụ, trì, kính trọng Phật. Cho nên nói là “đầu đội”.
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “cúng dàøng chúng tăng”. 
Tán rằng : đây là mục bốn : hành giả chính vì mình mà dựng tháp Phật xây tăng phòng để cúng dàng. 
Có ba phần : 
- Thoạt đầu nêu lên.
- Sau đó giải thích.
- Cuối cùng kết luận
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Vì sao như vậy” tới “cúng dàng chúng tăng”. 
Tán rằng : dưới là giải thích, có hai :
1. Giải thích sơ lược.
2. Giải thích rộng. 
Đây là phần giải thích sơ lược.
Toàn thân tại đây, tức là “xây tháp”. 
Nơi các chúng về học tức là “tăng phường”. 
Thụ trì đọc tụng, thực sự tu hành tức là “cúng dàng”, cho nên nói : “tức là hai thứ cúng dàng này”.
*
-Kinh văn : “Thì là vì Phật” tới “làm việc cúng dàng này rồi”. 
Tán rằng : đây là giải thích rộng, có hai phần :
• Phần đầu giải thích : “tức là xây tháp cúng dàng”.
• Phần sau giải thích : “tức là xây tăng phòng cúng dàng”. 
Đây là phần đầu, có ba mục :
1) Lượng.
2) Dụng cụ.
3) Thời gian
Vì người này nhất định siêu thoát khỏi Dục giới, cho nên tạm nêu ra mức tối thiểu là “tới cõi Phạm thiên”. Vì người hơi có khả năng tu hành thì thiện căn nhỏ, cho nên nêu mức nhỏ để làm ví dụ. Vì nội pháp cúng dàng thì hơn là ngoại tài (chỉ sự tài thí bề ngoài).
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “cùng tỳ kheo tăng”. 
Tán rằng : đây là giải thích “tức là xây tăng phòng cúng dàng”.
Có hai phần : phần đầu chỉ ít, phần sau chỉ nhiều. Phần chỉ ít có 4 mục :
1) Số 3) Tăng trụ.
2) Lượng. 4) Dụng cụ. 
“Ba mươi hai” : là để bốn phương tăng ở đó mà sống theo tám Thánh đạo
“Tám đa la” : là tu tám giải thoát
Một cây đa la thì cao bằng 7 nhận. Tương truyền một nhận bằng 7 thước. Cứ như vậy mà tính ra thì có thể biết (cao bằng) 8 cây đa La là bao nhiêu. Ngoài ra, mỗi thứ đều có biểu trưng cả, cứ tùy theo nghĩa mà lý giải. 
Từ “Nhà cửa tăng phòng như vậy” trở xuống : đó là phần chỉ nhiều, tức là xây dựng tăng phòng như trên, việc đó nói rõ số nhiều.
*
-Kinh văn : “Cho nên ta nói” tới “cúng dàng chúng tăng”. 
Tán rằng : đây là phần thứ ba : kết luận.
*
- Kinh văn : “Huống hồ lại có người” tới “Nhất thiết chủng trí”. 
Tán rằng : đây là mục thứ năm : hành giả kiêm tu lục độ để tự lợi, chóng được chủng trí. Có ba mục :
- Mục đầu : pháp.
- Mục sau : dụ.
- Mục cuối : hợp thuyết “chóng thành chủng trí”.
*
-Kinh văn : “Nếu người nào đọc tụng” tới “khéo giải đáp những điều thắc mắc”. 
Tán rằng : đây là mục thứ sáu : hành giả kiêm hành lục độ để lợi tha, để tới đạo tràng
“Đạo tràng” : chỉ Chính đẳng giác tính. Trước kia là Bồ đề, còn đây là Niết bàn
Có hai phần :
• Phần đầu : thuyết minh về lục độ lợi tha.
• Phần sau : kết luận đã tới đạo tràng
Đây là phần đầu. 
“Xây tháp xây tăng phòng để cúng dàng” : đó là Tài thí
“Tán thán tam thừa” : đó là Vô úy thí
“Thuyết Kinh Pháp Hoa này” : đó là Pháp thí.
Còn các thứ khác như : Giới, Nhẫn, An, Cần, Tuệ theo thứ tự mà lợi tha
“Cùng ở trong nhẫn” : đó là Nại oán hại nhẫn.
“Nhẫn nhục không sân” : đó là An thụ khổ nhẫn.
“Chí niệm kiên cố” : đó là Đế sát pháp nhẫn.
“Đạt được định sâu, siêng gom điều thiện”, đó là đều để lợi tha.
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “ngồi dưới cội đạo thụ”. 
Tán rằng : đây là kết luận : đã tới đạo tràng
Tới hai đạo tràng chân và hóa, vì giác thụ (tức cây Bồ đề) tự nó tươi tốt như cây sống vậy.
*
-Kinh văn : “A Dật Đa” tới “như tháp của Phật”. 
Tán rằng : đây là mục thứ bảy : hành giả ở chốn nào, cũng nên xây tháp cúng dàng.
*
-Kinh văn : “Bấy giờ Thế tôn” tới “đã nói rõ như trên”. 
Tán rằng : đây là 19 tụng rưỡi chia làm năm phần :
1) Phần đầu gồm 1 tụng : nêu lên 3 mục đầu của 7 mục ở phía trước.
2) Phần hai gồm 7 tụng rưỡi : tụng về mục thứ tư ở phần trước : tức là đã xây tháp, xây tăng phòng cúng dàng.
3) Phần ba gồm 3 tụng : tụng về mục thứ năm : hành giả kiêm hành lục độ để tự lợi, chóng được chủng trí.
4) Phần bốn gồm 3 tụng : tụng về mục thứ sáu : hành giả kiêm hành lục độ để lợi tha, để tới đạo tràng.
5) Phần năm gồm 5 tụng cuối : tụng về mục thứ bảy : hành giả ở chốn nào, cũng nên xây tháp cúng dàng. 
Đây là phần đầu.
*
-Kinh văn : “Thế tức là đầy đủ” tới “đầy đủ các cúng dàng”. 
Tán rằng : dưới đây là 7 tụng rưỡi, tụng về mục thứ tư, trong đó chia làm hai phần :
• Phần đầu gồm 4 tụng rưỡi : tụng về ý “tức là xây tháp cúng dàng”. 
• Phần sau gồm 3 tụng : tụng về ý “tức là xây tăng phòng cúng dàng”. 
Phần đầu này có ba mục :
- 2 tụng : tạo tháp.
- 1 tụng rưỡi : cúng dàng.
- 1 tụng : kết luận.
*
-Kinh văn : “Nếu năng trì kinh này” tới “mọi thứ đều đẹp đẽ”. 
Tán rằng : đây là phần “tức là xây tăng phòng cúng dàng”.
*
-Kinh văn : “Nếu có tâm tín giải” tới “phúc ấy cũng như vậy”. 
Tán rằng : đây là tụng về mục thứ năm ở trên, tức là mục “kiêm hành lục độ để tự lợi, chóng được chủng trí”. 
Chỉ luận về một Bố thí độ, chẳng nói về ngũ độ còn lại.
*
-Kinh văn : “Huống lại trì kinh này” tới “công đức chẳng thể lường”. 
Tán rằng : đây là tụng về mục thứ sáu : mục “kiêm hành lục độ để lợi tha, để tới đạo tràng”. 
“Cung kính với chùa tháp, Khiêm hạ với tỳ kheo” v.v… đó đều là Tinh tiến độ.
*
-Kinh văn : “Nếu thấy Pháp Sư này” tới “kinh hành và nằm ngồi”. 

Tán rằng : đây là tụng về mục thứ bảy : hành giả ở bất cứ chỗ nào cũng nên xây tháp cúng dàng. 
Trong chia làm bốn phần :
1) Một tụng rưỡi : kính như Phật.
2) Một tụng : biết đạo thành
3) Một tụng rưỡi : nên dựng tháp.
4) Một tụng : chốn Phật dạo chơi.

KINH PHÁP HOA HUYỀN TÁN
QUYỂN THỨ CHÍN - PHẦN SAU
ĐÃ XONG

 

Năm Bảo An thứ ba, tháng Sáu ngày 21 viết xong, Sư Tăng Giác chùa Pháp Long đem in. 
Ngày 24 tháng 12 năm này, sau khi dùng bản của Viên Như phòng, chùa Hưng Phúc di điểm xong, Sư Tăng Giác đem in. 
“Để pháp được lưu truyền, để được vãng sinh cực lạc” 
Bản viết chữ son đều là bản di điểm. Dưới là mượn tên… có… bản khác vậy.
Ngày 21 tháng 5 năm Thiên Phụng thứ nhất, tức năm Tân Hợi, vâng mệnh trao cho Thiện Minh phòng, chùa Dược Sư để bổ chính. Sau khi hoàn tất rồi, thì đem kèm cả lời giải thích mà sao chép ra. Mọi việc xong xuôi thì giao cho Sư Tăng Giác đem in.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58737)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.