Lời Mở Đầu

26/05/201012:00 SA(Xem: 44851)
Lời Mở Đầu

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA
Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo lý của Phật giáo được xem là rất khó hiểu. Một trong những lý do chính cho nhận định này là các kinh Phật thì khó hiểu. Điều này là tự nhiên vì đầu tiên các kinh được viết bằng các ngôn ngữ Ấn Độ, như Sanskrit và Pàli, cách đây khoảng hai ngàn năm, sau đó được du nhập vào Trung Quốc rồi được dịch ra Hoa văn, và những bản dịch Hoa văn về các bộ kinh được truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản.

Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa(1) là kinh tuyệt diệu nhất. Nhưng khi đọc kinh này và các kinh khác qua các bản dịch, chúng ta gặp phải những từ lạ hay thuộc nước ngoài, điều này tạo cho người đọc một cảm giác trơ cứng. Hầu hết các sớ luận về kinh chỉ cho chúng ta những giải thích gắn chặt vào nguyên nghĩa của bản gốc.

Kinh Pháp Hoa cũng có vẻ bí mật và xa vời với đời sống thực của chúng ta vì kinh trình bày những câu chuyện kỳ dị và những khung cảnh các thế giới hư ảo trong khi nó cũng gồm một số thuật ngữ triết học đầy cả những ý nghĩa bị che dấu. Vì lý do này, nhiều người thất vọng mà bỏ kinh đi và cho rằng kinh quá sâu xa họ không hiểu được, trong khi một số người loại bỏ trọn bộ kinh vì họ nghĩ rằng kinh bàn đến những vấn đề không thích hợp với cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Tuy nhiên, vào thời đức Phật Thích-ca-mâu-ni giảng kinh Pháp Hoa, kinh cũng không quá khó. Xuyên qua linh cảm của Ngài, Ngài đã không nói đến những vấn đề quá bí ẩn khiến quần chúng không hiểu được, Ngài cũng không áp đặt những quan điểm riêng tư, thần bí cho người khác. Trong một thời gian dài, Ngài cân nhắc những vấn đề của thế giới này, của con người, của thể cách sống mà con người nên có trong thế giới này, và của những liên hệ nhân sinh, và cuối cùng, Ngài có được cái biết về chân lý phổ quát có thể áp dụng cho mọi thời, mọi nơimọi người. Cái chân lý áp dụng cho mọi thời, mọi nơimọi người thì không thể quá khó đến nỗi người ta không hiểu nó. Chẳng hạn, ai cũng dễ dàng hiểu cái sự kiện rằng một chia cho ba thì được một phần ba. Sự thật này hoàn toàn khác với những niềm tin phi lý nhưng lại được chấp nhận rộng rãi rằng chắc chắn có thể lành bệnh nhờ thờ cúng một đối tượng đặc biệt.

Tuy nhiên, chúng ta không thể hiểu được cái chân lý rằng một chia cho ba thì được một phần ba cho đến khi chúng ta đủ khôn lớn để hiểu nó. TS Yòichi Yoshida, Giáo sư Đại học Rikkyò ở Tokyo và là một nhà toán học nổi danh, đã nhắc nhở trong cuốn sách của ông, một tuyển tập các bài nghiên cứu về toán học, rằng ông đã gặp những bài tính chia đến vô cùng cũng không thể chia chẵn được, như bài tính chia một cho ba sẽ thành 0,3333...

Tuy nhiên, ông có thể xếp một tờ giấy thành ba phần hoàn toàn bằng nhau. Vì muốn là một nhà toán học, Yoshida đã nghiêm túc suy nghĩ tại sao một lại không thể chia cho ba bằng phép tính nhưng lại có thể chia được trong thực tiễn. Khi còn học lớp năm hay lớp sáu, ông được dạy về phân số và hiểu rằng phân số “một phần ba” đã đưa ra một lối nhìn mới về vấn đề này. Bằng một cách nào đó, ông cảm thấy ông bị dối gạt khi ông được dạy rằng phân số “một phần ba” là một câu trả lời cho vấn đề một chia cho ba bằng phép tính. Tuy vậy, ông vẫn rất ưa thích các phân số và nỗ lực xem “một phần ba” là một con số. Thực ra, ông đã có thể hiểu tại sao chẳng có gì kỳ diệu để thực sự có thể xếp một tờ giấy thành ba phần bằng nhau.

Chúng ta cũng có thể nói như thế đối với giáo lý của đức Phật. Mặc dù trên nguyên tắc, giáo lý này cần phải có thể hiểu được đối với mọi người, người ta chỉ có thể hiểu được nó khi người ta đạt đến một mức độ nào đó về sự chín chắn của tâm linh. Trong việc dạy toán, dạy cho các em học sinh về phân số khi các em ở lứa tuổi còn bé cũng có thể là một ý kiến hay. Nhưng trước tiên các thầy giáo phải dạy toàn bộ các con số - một, hai, ba, và vân vân - rồi sau đó mới dạy các số phân số, vì trẻ em ở lớp một hay lớp hai không thể hiểu các phân số nếu khôngcăn bản này. Trong thực tế, thầy giáo cũng có thể dạy các em về các phân số như một phần ba, ví dụ bằng cách xếp ba một tờ giấy thay vì cố gắng giải thích lý thuyết về phân số.

Cho nên đức Thích-ca-mâu-ni đã thuyết giảng bằng nhiều cách khác nhau cho những người ở vào thời Ngài tùy theo năng lựctrình độ hiểu biết của họ. Ngài thảo luận với họ bằng nhiều phương pháp suy luận và bằng các ngụ ngôn khiến những người của thời Ngài có thể hiểu giáo lý của Ngài.
Một số người chỉ chú ý đến mặt ngoài của kinh Pháp Hoa và đến những gì mà hình như kinh muốn diễn tả, và họ nghĩ rằng họ không thể tin ở kinh vì kinh bàn đến những cảnh giới kỳ lạ không thực sự hiện hữu. Những quan điểm như thế quả thực là hời hợt đối với trường hợp kinh Pháp Hoa. Nếu hiểu được cái tinh thần thực sự của kinh, họ không thể không nhận ra rằng kinh gồm đầy những sự thật mới mẻ, khoa học và nhân bản.

Những người trong thời đức Thích-ca nhận thấy dễ hiểu giáo lý của Ngài. Vì thế, giáo lý của đức Phật tạo nên một thay đổi kỳ diệu trong đời sống của người ta. Nếu điều này là không đúng thì rất nhiều người đã không thể hiến mình cho giáo lý của Ngài sau cuộc đời năm mươi năm hoạt động ngắn ngủi của Ngài. Hơn nữa, người ta bảo rằng giáo đoàn của đức Thích-ca có một không khí tự do đến nỗi “những ai đến thì giáo đoàn tiếp đón, những ai ra đi thì giáo đoàn không tiếc nuối”. Như được nêu rõ trong phẩm 2 của kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, đức Thích-ca đã không cố gắng thuyết phục để năm ngàn Tỳ-kheo kiêu mạn ở lại trong hội chúng khi Ngài sắp thuyết giảng kinh Pháp Hoa và vì thế họ đã bỏ đi, bảo rằng họ đã đạt ngộ nên không cần nghe kinh nữa. Dù Ngài không ép mọi người đến hay ở lại để nghe Ngài thuyết giảng, các tín đồ theo giáo lý của đức Thích-ca vẫn nhanh chóng tăng lên đến mười ngàn người. Hiển nhiên đấy là do năng lực cảm ứngthuyết phục vô song của đức Thích-ca. Nhưng năng lực này lại cũng do chính giáo lý của Ngài vừa có giá trị vừa dễ hiểu.

Tuy vậy, thái độ phóng khoáng của đức Thích-ca khiến cho các đệ tử của Ngài phải rối rắm vì những khó khăn sau khi Ngài nhập diệt. Lý do là những lời cuối cùng mà Ngài nói cho các đệ tử. Ngài chỉ bảo với họ, “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, hãy tinh tấn tu tập”. Ngài không bảo cho họ ai sẽ cai quản cộng đồng tứ chúng và sẽ cai quản như thế nào. Các môn đệ bấy giờ của Ngài cứ tự nhiên thành lập từng nhóm theo từng địa phương và tuân giữ giáo lý của Ngài. Tuy nhiên, vì họ không thực hiện sự kiểm tra lý thuyết về giáo lý của đức Thích-ca nên có những khác biệt về lối hiểu giữa các nhóm và các địa phương khác trên toàn lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn.

Vấn đề căn bảngiáo lý căn bản của đức Thích-ca đã được hiểu đúng đắn ở các vùng mà Ngài thường đến thuyết giảng, nhưng ở các khu vực mà người ta không được may mắn nghe Ngài giảng trực tiếp và giáo lý của Ngài chỉ được truyền lại qua người khác, giáo lý của đức Phật đã bị thay đổi đáng kể theo những ý kiến cá nhân mà nhiều người giảng đã thêm thắt vào. Những thêm thắt tương tự vào giáo lý của đức Phật đã xảy ra theo với thời gian sau khi đức Phật nhập diệt. Lịch sử Phật giáo cho thấy rằng giáo lý của đức Thích-ca thì gây lợi lạcsống động trong thời Ngài tại thế vào trong một thời gian sau khi Ngài nhập diệt. Nhưng vì thời gian vẫn trôi qua, tinh thần thực sự của giáo lý của Ngài đã bị mất và chỉ hình thức của giáo lý là được giữ lại.

Trên đây đã nói rằng thái độ phóng khoáng của đức Thích-ca gây cho các môn đệ của Ngài những khó khăn trong một thời gian sau khi Ngài nhập diệt. Cái “thời gian sau khi Ngài nhập diệt” này không giới hạn ở một hay hai thế kỷ sau khi đức Thích-ca nhập diệt mà gồm cả hiện nay, sau đó khoảng hai ngàn năm trăm năm. Từ quan điểm về lịch sử loài Người, hai ngàn năm trăm năm chỉ là một thời gian ngắn. Ở Nhật Bản, Phật giáo vốn được du nhập từ Trung Quốc, đã có được một sức mạnh đáng kể mỗi khi một nhà Sư uyên bác hay xuất sắc xuất hiện. Nhưng sau một thời gian ngắn, sức mạnh này nhanh chóng suy tàn. Ví dụ, Nichiren, một nhà Sư ở thế kỷ thứ mười ba, người sáng lập tông phái Nichiren, được xem là người đã truyền đời sống mới vào Phật giáo Nhật Bản. Tuy nhiên, sau khi ngài tịch, giáo lý của ngài đã bị phân tán ra khỏi ý định của ngài và suy thoái thành chủ nghĩa hình thức.

Ấn Độ, chẳng bao lâu sau khi đức Thích-ca nhập diệt, sự diễn dịch giáo lý của Ngài đã bắt đầu khác biệt theo từng vùng và theo từng nhóm môn đồ. Các nhà Sư cố gắng thiết lập thanh thế của họ bằng việc tu tậpthuyết giảng một lối sống không thể nhằm cho các Phật tử tại gia. Như chúng ta có thể thấy trong kinh Pháp Hoa, khi đức Thích-ca còn tại thế, các Tỳ-kheo (Bikshu), Tỳ-kheo-ni (Bikshuni), Nam cư sĩ (Upàsaka), Nữ cư sĩ (Upàsika) nghe lời Phật dạy, tu tập theo giáo lý của Ngài, và nỗ lực hoằng pháp trong mối hài hòa với nhau. Tuy nhiên, sau khi đức Phật nhập diệt, một hố sâu đã mở ra giữa các Tỳ-kheo và Phật tử tại gia trước khi cả hai bên nhận ra được điều ấy.

Khoảng cách cứ tiếp tục mở rộng này vẫn xảy ra vì một số Tỳ-kheo xem những thể thức tuân giữ giới luật là quan trọng hơn nhiều so với tinh thần căn bản là tại sao các giới luật lại cần phải được tuân giữ. Cũng có những Tỳ-kheo cố ý làm cho giáo lý của đức Thích-ca vốn là thực tiễn thành ra một triết học rất khó khăn để chống lại các giáo lýtriết học đang hiện hữu tại Ấn Độ lúc bấy giờ.

Mặt khác, một số người cứ phát triển những ý tưởng vị kỷ, nhấn mạnh rằng dù đức Thích-ca có nói gì đi nữa, thì mọi người cũng không thể đạt cùng một mức độ chứng ngộ như đức Phật. Họ khẳng định rằng chúng ta quả thực không thể nào trở thành vĩ đại như đức Phật. Chúng ta chỉ cần tự giải thoát khỏi những trói buộc của hư vọng và khổ đau trong cuộc đời này.

Thấy rằng Phật giáo đang đi lệch cái tinh thần và mất đi năng lực của nó như thế, những tín đồ tại gia đã đặc biệt náo nức muốn dựng lại cái tinh thần thực sự của đức Thích-ca cho giáo lý của Ngài. Một nhóm Phật tử mới do thế mà xuất hiện. Những người của nhóm này gọi Phật giáo của họ là Mahàyàna, tức là Đại thừa, “cỗ xe lớn” để chở chúng ta đến thế giới của đức Phật và phản kháng thứ Phật giáo đã được thiết lập, coi như là Hìnayàna, Tiểu thừa, “cỗ xe nhỏ”. Các Tỳ-kheo của các nhóm cũ đáp lại rằng: “Cái Phật giáo của các ông là sai lầm”. Do đấy, một va chạm mạnh mẽ xảy ra giữa Phật giáo mới và Phật giáo cũ.

Kinh Pháp Hoa xuất hiện trong hoàn cảnh như thế, như là một nỗ lực kết hợp Phật giáo thành nhất thừa (một cỗ xe). Kinh này nhấn mạnh rằng trong Phật giáo chỉ có một thừa (nhất thừa - ekayàna) để mọi người cùng theo như nhau, và rằng mục đích tối hậu của giáo lý của đức Thích-ca là đưa hết thảy mọi người đến với thừa này.

Người ta cho rằng kinh Pháp Hoa đã được ghi chép vào khoảng bảy trăm năm sau khi đức Phật Thích-ca-mâu-ni nhập diệt. Những thay đổi trong Phật giáo trong bảy trăm năm đầu đã tạo nên một mẫu thức thay đổi cho suốt cả lịch sử lâu dài của nó; tôi thấy rằng sự việc này có một ý nghĩa sâu xa.
Trong thế kỷ thứ mười tám, khi Phật giáo đã gắn chặt quá nhiều vào hình thức và đã mất đi cái năng lực cứu người, một phong trào tôn giáo nổi lên trong những tín đồ tại gia để tái dựng giáo lý chân thực của đức Thích-ca và nhờ những nỗ lực của các tín đồ tại gia này mà ngày nay phong trào này đang lan rộng khắp Nhật Bản.

Phong trào mới mẻ nêu lại giá trị giáo lý của đức Thích-ca đã lan rộng khắp thế giới chứ không chỉ ở Nhật Bản. Tại các nước ở phương Tây, có nhiều người không thỏa mãn với lý thuyết nhất thần, phiếm thần hay duy vật, cuối cùng đã đi tìm giải đáp cho những vấn đề của họ trong Phật giáo.

Đây là một thời kỳ quan trọng nhất. Chúng ta sẽ gặp phải sự hủy diệt của nhân loại nếu giờ đây con người không nhận định được giá trị nhân bản bằng cách thể hội giáo lý của đức Phật và quay trở về với lối sống giúp cho những người khác cũng như cho chính mình sống.

Tôi lấy làm tiếc rằng kinh Pháp Hoa vốn gồm những giáo lý cao siêu của đức Phật lại có vẻ quá khó khăn và rằng kinh chỉ được nghiên cứu giới hạn trong một số người và bởi những nhà chuyên môn về tôn giáo. Kinh Pháp Hoa không được quần chúng nói chung nhận thức hay thông hiểu, và do đó, kinh không thâm nhập được vào đời sống hàng ngày. Đấy là lý do đầu tiên khiến tôi quyết định viết quyển sách này. Điều tôi mong muốn nhất là giải thích kinh Pháp Hoa sao cho người ngày nay hiểu kinh và sao cho đạt được sự thông cảm của họ, dù rằng tôi vẫn trung thành với bổn ý của kinh cho đến cuối cùng.

Chúng ta không thể thực sự hiểu kinh Pháp Hoa bằng cách chỉ đọc một vài phần của kinh. Đây vừa là một giáo pháp sâu xa, vừa là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời trải ra như một vỡ kịch. Do đó, chúng ta sẽ không nắm được ý nghĩa thực sự của kinh nếu chúng ta không đọc kinh suốt từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, không dễ gì đọc được kinh với những thuật ngữ khó khăn và xa lạ của kinh từ đầu đến cuối và nắm được ý nghĩa của nó. Chúng ta cần một bản sớ luận giúp chúng ta hiểu kinh theo văn cách của cuộc sống ngày nay. Đấy là lý do thứ hai khiến tôi quyết định viết quyển sách này.

Đồng thời, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng bổn ý của kinh Pháp Hoa vì nó là một tác phẩm nghệ thuật cao quý. Dù qua bản dịch, chúng ta cũng tìm thấy trong kinh một năng lực không sao tả được thấm nhập vào tim ta. Tôi nghĩ rằng, người đọc sẽ có thể càng hiểu kinh Pháp Hoa hơn nếu họ tham cứu kinh trong khi đọc cuốn sách này. Tôi cũng tin rằng họ sẽ có thể cảm thấy một điều gì về tinh thần của kinh Pháp Hoa từ cuốn sách này.

Nếu những người đọc hiểu tinh thần kinh mà tụng đọc các phần chủ yếu vào mỗi sáng và chiều thì tinh thần ấy sẽ càng lúc càng bắt rễ mạnh mẽ trong các chiều sâu của tâm thức họ và chắc chắn sẽ thể thiện trong cung cách sống hằng ngày của họ, khiến cho một cuộc sống mới sẽ mở ra trước mắt họ. Trong niềm hy vọngtin tưởng ấy, tôi đã viết cuối sách này.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :