Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự

26/05/201012:00 SA(Xem: 43041)
Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

 

Phẩm 27
DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ

 

Phẩm này có vẻ như kể lại một câu chuyện huyễn hoặc từ một thế giới, một thời xa xưa, nhưng thật ra nó dạy một bài học thích ứng với đời sống thường nhật của chúng ta. Phẩm này liên quan đến tôn giáo trong gia đình và ở đây nó được trình bày như một vấn đề của người cha và các con trai của ông mà mỗi bên có tín ngưỡng khác nhau. Vấn đề của một người cha có tín ngưỡng sai lạc và các con của ông có niềm tin vào một tôn giáo đúng đắn, và thái độ của người mẹ phải đối xử với các cha con là một cái gì chung trong xã hội ngày nay.

Câu chuyện cũng liên quan đến vấn đề niềm tin mà những người đang giữ chức vụ lãnh đạo cần phải nắm vững. Trong xã hội ngày nay, tự do tôn giáo được bảo đảm cho mọi cá nhân và không có quyền lực nào có thể tước đi của anh ta tự do ấy. Những niềm tin tôn giáo của những người cầm quyền đương nhiên gây ảnh hưởng lên nhiều người khác, dù cho đây là một vấn đề riêng tư về một niềm tin của một người. Những hành động của vua Diệu Trang Nghiêm gợi lên cho chúng ta vấn đề này. Vua Diệu Trang Nghiêm và hai người con trai của ông đã từ bỏ cuộc đời. Vào thời đại chúng ta, tôn giáođời sống thường nhật không được xem là đối lập mà được coi là tương hợp. Nếu ta hiểu sự từ bỏ cuộc đời của các vương tử và sự thoái vị của vị vua ấy theo nghĩa đen thì có thể ta sẽ hiểu nhầm câu chuyện này. Sự từ bỏ thế giới của hai hoàng tử vốn đang trong hoàn cảnh sung sướng trỏ cái ý tưởng rằng sự bình an của tâm thức xuyên qua đời sống tâm linh thì quan trọng hơn rất nhiều so với sự thỏa mãn trong đời sống vật chất. Câu chuyện vua Diệu Trang Nghiêm, được sự tán đồng của người em, đã từ bỏ ngai vàng và sống đời Phạm hạnh thể hiện tư tưởng rằng vương quốc tâm linh được thiết lập trong tâm người ta thì có giá trị hơn rất nhiều so với thế quyền của một vị vua. Ta không nên hiểu nhóm từ “từ bỏ cuộc đời” theo nghĩa đencần phải hiểu nó có nghĩa là sự cải đổi cuộc sống tâm linh của con người.

Theo thứ tự nội dung của phẩm này, trước hết chúng ta hãy theo dõi câu chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm rồi sau đó bàn về các từ và thuật ngữ quan trọng.

Bấy giờ đức Phật nói với đại chúng: “Ngày xưa, cách đây vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp không thể nghĩ bàn, có một vị Phật tên là Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí là đấng Như Lai, Ứng Cúng, Tam-muội-tam-bồ-đề, quốc độ của Ngài tên là Quang Minh Trang Nghiêm, kiếp của Ngài tên là Hỷ Kiến. Trong thời Ngài có một vị vua tên là Diệu Trang Nghiêm. Vợ của vua ấy tên là Tịnh Đức, có hai người con trai tên là Tịnh TạngTịnh Nhãn. Hai người con trai ấy có thần lực lớn, phước đứctrí tuệ, tu theo con đường chư Bồ-tát đã hành, tức là bố thí Ba-la-mật, trì giới Ba-la-mật, nhẫn nhục Ba-la-mật, tinh tấn Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, trí tuệ Ba-la-mật, phương tiện Ba-la-mật, từ, bi, hỷ, xả cho đến ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tất cả đều được họ thông đạt. Họ cũng đã đắc Bồ-tát tịnh tam-muội, Nhựt tinh tú tam-muội, Tịnh quang tam-muội, Tịnh sắc tam-muội, Tịnh chiếu minh tam-muội, Trường trang nghiêm tam-muội và Đại oai đức tạng tam-muội; họ đều thông đạt các tam-muội ấy.

“Bấy giờ đức Phật ấy muốn dẫn đạo vua Diệu Trang Nghiêm và có lòng thương tưởng chúng sanh nên giảng kinh Pháp Hoa này. Lúc ấy hai người con trai Tịnh TạngTịnh Nhãn ấy đến chỗ mẹ, chắp tay thưa rằng: "Thưa mẹ, xin mẹ đến thăm đức Phật Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí. Chúng con cũng xin theo hầu, thân cận, cúng dườnglễ bái Ngài. Tại sao ? Vì đức Phật ấy thuyết giảng kinh Pháp Hoa trong hội chúng Trời và Người và chúng ta cần phải nghe kinh ấy". Người mẹ trả lời cùng các con bà: "Cha các con tin ngoại đạo, bị ràng buộc thâm sâu vào pháp Bà-la-môn. Các con nên đến nói với cha các con rằng người nên cùng đi với chúng ta". Tịnh TạngTịnh Nhãn chắp hai bàn tay mười ngón thưa mẹ rằng: "Chúng con là con của Pháp vương dù sinh ra trong nhà tà kiến này". Người mẹ nói với các con: "Các con nên thương cảm cha các con mà cho người thấy một số thần thông để cho tâm người được thanh tịnh và có lẽ người sẽ cho phép chúng ta đến chỗ đức Phật".

“Thế là hai người con trai nghĩ đến cha, nhảy lên hư không, cao bằng bảy cây ta-la, hóa hiện nhiều thứ thần biến, đi, đứng, ngồi, nằm giữa hư không; phía trên thân thì tuôn nước, phía dưới thân thì phun lửa hoặc phía dưới tuôn nước thì phía trên phun lửa; hoặc hiện thân lớn đầy cả hư không, rồi hiện thân nhỏ; hoặc hiện thân nhỏ rồi hiện thân lớn; rồi biến mất trong không trung rồi bỗng hiện ra trên đất, nhập vào đất như vào nước, đi trên nước như trên đất; thị hiện các thần thông như vậy, họ khiến cho vua cha tâm được thanh tịnh mà tin hiểu.

“Khi trông thấy thần lực của các con như thế, người cha rất đỗi vui mừng, chắp tay hướng về các con mà nói: "Ai là thầy của các con ? Các con là đệ tử của ai ?" Hai người con thưa: "Tâu Đại vương, đức Phật Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí kia hiện đang ngồi trên Pháp tòa dưới cội Bồ-đề bảy báugiảng kinh Pháp Hoa giữa hội chúng gồm Trời và Người chính là thầy của chúng con, chúng con là đệ tử của Ngài".
Người cha liền bảo các con:
"Giờ đây ta cũng muốn trông thấy Thầy của các con; chúng ta hãy cùng đi".

“Thế rồi hai người con từ không trung bước xuống, đến chỗ người mẹ, chắp tay thưa: "Phụ vương chúng con giờ đây đã tin và hiểu, đã có thể phát tâm Tam-muội Bồ-đề. Chúng con đã làm Phật sự đối với cha chúng con. Xin mẹ cho phép chúng con xuất gia tu đạo theo đức Phật ấy".

“Bấy giờ hai người con muốn trùng tuyên ý mình, dùng kệ thưa với mẹ:

"Xin buông thả chúng con
Xuất gia làm Sa-môn
Thật khó gặp chư Phật
Chúng con theo học Phật
Như hoa ưu-đàm-bát
Gặp Phật thật khó hơn
Thoát các nạn cũng khó.
Xin cho phép xuất gia".

“Người mẹ liền bảo: "Ta cho phép các con xuất gia. Tại sao ? Vì khó gặp được Phật vậy".

“Bấy giờ hai người con thưa với cha mẹ: "Hay lắm, thưa cha, thưa mẹ ! Xin cha mẹ giờ đây hãy đến chỗ đức Phật Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí, thân cận và cúng dường Ngài. Vì sao ? Vì khó gặp Phật, như hoa ưu-đàm-bát-la vậy, lại giống như con rùa một mắt gặp được lỗ trống của miếng gỗ đang nổi trên nước(1). Nhưng chúng con được phước đức thâm hậu từ trước, nay sanh ra gặp Phật pháp. Do đó, thưa cha mẹ, xin nghe chúng con mà để cho chúng con xuất gia. Tại sao ? Vì khó gặp được chư Phật và cơ may cũng khó có vậy".

“Lúc bấy giờ tất cả tám vạn bốn ngàn vương hậu của vua Diệu Trang Nghiêm đều thọ trì được kinh Pháp Hoa này. Bồ-tát Nhãn Tịnh đã thông đạt được Tam-muội Pháp Hoa từ lâu. Bồ-tát Tịnh Tạng cũng từ trăm ngàn vạn ức kiếp đã thông đạt Tam-muội Ly chư ác thú, muốn khiến tất cả chúng sanh thoát khỏi mọi sanh thú xấu ác. Vị phu nhân của vua đạt được Tam-muội Chư Phật tập và có thể biết được mật tạng của chư Phật. Hai người con đã dùng sức phương tiện để cải hóa thân phụ như thế, khiến tâm của thân phụ được tín giảian lạc trong Phật pháp.

“Bấy giờ vua Diệu Trang Nghiêm cùng với quần thần quyến thuộc, hoàng hậu Tịnh Đức cùng với các thể nữ của hậu cung và quyến thuộc và hai người con của vua cùng với bốn vạn hai ngàn người đồng thời đi đến chỗ Phật. Sau khi đến, họ cúi đầu lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi đứng sang một bên.

“Thế rồi đức Phật thuyết Pháp cho vua, khiến vua được trông thấy, được giáo hóa, được lợi lạc và được hoan hỷ, vua rất vui mừng. Thế rồi vua Diệu Trang Nghiêm và hoàng hậu tháo các chuỗi anh lạc đeo ở cổ trị giá hàng trăm ngàn và tung lên phía trên đức Phật; trên không trung các chuỗi này hóa thành một bảo đài có bốn trụ, trong đài có một giường báu lớn được trải bằng trăm ngàn vạn tấm thiên y, trên đó, đức Phật ngồi kiết-già, phóng sánh sáng rực rỡ. Lúc ấy vua Đại Trang Nghiêm nghĩ rằng: "Thân của đức Phật thật là hy hữu, đoan nghiêm, tuyệt diệu, toàn hảo với màu sắc vi diệu nhất !"

 “Lúc ấy đức Phật Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí nói với bốn chúng: "Các vị có thấy vua Diệu Trang Nghiêm đang chắp tay ở trước Ta chăng ? Vị vua này đã trở thành một Tỳ-kheo trong Pháp của Ta, và đã tinh cần tu tập các pháp trợ Phật đạo, sẽ trở thành một vị Phật hiệu là Ta-la Thọ Vương, có quốc độ tên là Đại Quang, kiếp tên là Đại Cao Vương. Vị Phật Ta-la Thọ Vương này có vô số chúng Bồ-tát và vô số Thanh vănquốc độ của Ngài sẽ bằng phẳng ngay thẳng. Công đức của Ngài là như thế".

“Nhà vua liền trao quốc độ cho người em rồi cùng hoàng hậu, hai vương tử cùng quyến thuộc xuất gia tu đạo trong Phật pháp. Xuất gia xong, suốt tám vạn bốn ngàn năm, nhà vua luôn tinh cần tu hành kinh Diệu Pháp Liên Hoa và sau đó đạt được Tam-muội Nhứt thiết định công đức trang nghiêm.

“Kế đó, vị ấy vượt lên không trung cao bảy cây ta-la mà bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, hai con trai của con đây đã làm Phật sự bằng các biến hóa thần thông, chuyển hóa tà tâm của con, khiến con an trụ vào Phật pháp và thấy được đức Thế Tôn. Hai người con này là thiện tri thức của con, vì muốn phát triển thiện căn được trồng trong các đời trước của con và gây lợi ích cho con nên đã sinh vào nhàcon".

“Bấy giờ đức Phật Vân Lôi Am Túc Vương Hoa Trí nói với vua Diệu Trang Nghiêm: "Đúng như thế, đúng như thế, đúng như ngài nói. Thiện nam tử hay thiện nữ nhơn nào vun trồng thiện căn thì mỗi đời đều có được thiện tri thức; thiện tri thức ấy có thể làm các Phật sự, trỏ cho thấy, giáo huấn, làm lợi ích và làm hoan hỷ người ấy và khiến người ấy nhập vào sự Chứng ngộ Viên mãn. Thưa Đại vương ! Ngài nên biết, một thiện tri thức là một nhân duyên lớn nhờ đó người ta được cải hóa, được thấy Phật và phát tâm Vô thượng Bồ-đề . Thưa Đại vương, ngài có thấy hai người con trai này chăng? Hai người này đã cúng dường chư Phật sáu mươi lăm lần trăm ngàn vạn ức na-do-tha cát sông Hằng, thân cận và cung kính chư Phật, và nơi chư Phật ấy, đã thọ trì kinh Pháp Hoa, thương xót chúng sanh đầy tà kiến mà khiến chúng sanh an trụ chánh kiến".

“Lúc ấy vua Diệu Trang Nghiêm từ không trung bước xuống bạch Phật: "Bạch Thế Tôn, đức Như Lai thật là hy hữu; do công đứctrí tuệ của Ngài mà nhục kế trên đầu Ngài chiếu ánh sáng rực rỡ; mắt Ngài dài rộng với màu xanh biếc; chòm lông giữa đôi mày thì trắng như trăng bạch ngọc; răng trắng và đều khít, bao giờ cũng sáng bóng; sắc môi đỏ, đẹp như trái tần-bà (bimba)". Khi tán thán công đức nhiều đến vô lượng trăm ngàn vạn ức của đức Phật, vua Diệu Trang Nghiêm nhứt tâm chắp tay trước đức Như Lai rồi lại bạch Phật: "Thế Tôn là bậc chưa từng có. Giáo pháp của đức Như Lai thành tựu những công đức vi diệu không thể nghĩ bàn. Giáo giới mà Ngài truyền dạy thì gây an vui, thích thútốt đẹp. Từ nay trở đi, con không còn đi theo cái tâm của riêng con nữa, không sanh tà kiến, kiêu mạn, sân hận hay tâm xấu ác khác". Nói lời này xong, nhà vua lễ Phật rồi ra đi”.

Kết thúc câu chuyện, đức Phật nói với đại chúng: “Ý các người thế nào ? Vua Diệu Trang Nghiêm nay há là ai khác chăng ? Đấy chính là Bồ-tát Hoa Đức nay vậy. Phu nhơn Tịnh Đức ấy nay là Bồ-tát Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng đang ở trước Phật, vị này do thương xót vua Diệu Trang Nghiêm và các quyến thuộc của vua mà sinh ra trong những người ấy. Hai vương tử ấy nay là Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Dược Thượng. Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Dược Thượng này đã thành tựu những công đức lớn như thế, trải qua vô lượng trăm ngàn vạn ức đức Phật, vun trồng thiện cănthành tựu các công đức thiện lành không thể nghĩ bàn. Nếu có ai quen thuộc với danh hiệu của hai Bồ-tát này thì hết thảy Trời và Người trên thế gian đều đảnh lễ người ấy”.

Phẩm này được chấm dứt bằng câu: “Trong khi đức Phật thuyết giảng phẩm "Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự" này, tám vạn bốn ngàn người ra khỏi ô nhiễm bất tịnhđắc pháp nhãn tịnh.

Bây giờ chúng ta hãy xét những điểm quan trọng của câu chuyện này. Trước hết, chúng ta phải nghĩ đến cái ý nghĩa chân thật của sự việc hai người con trai thi triển nhiều thứ thần thông cho người cha thấy. Điều này không có nghĩa rằng họ có thể thi triển thần thông nhờ giáo lý của đức Phật, cũng không có nghĩa rằng họ khơi dậy sự hiếu kỳ của người cha bằng cách chứng tỏ cho ông thấy các thần thông ấy. Sự việc họ thực hiện các thần thông có nghĩa rằng họ đã thay đổi hoàn toàn tính cáchnếp sống hàng ngày của họ bằng cách học tập và tin Phật pháp. Sự việc họ bày tỏ cho cha thấy các thần thông như thế chỉ có nghĩa là trước mặt cha của họ, họ chứng tỏ giá trị thực sự của giáo lý đức Phật bằng các hành động và khiến người cha khởi lòng mong muốn được Chứng ngộ Viên mãn.

Khi ta đưa những người khác đến giáo lý của đức Phật, không ai theo ta do chỉ nghe ta ca ngợi Phật pháp. Ta phải nêu tỏ cho họ lý do khiến Phật pháp được tôn kính. Điều quan trọng là ta giải thích nội dung của Phật pháp. Ta phải làm rõ giáo lý cho người khác thỏa mãn tùy theo trình độ hiểu biết của họ, có khi đơn giản, có khi lý thuyết, có khi dùng Ẩn dụ và có khi nêu tỏ dưới ánh sáng của khoa học hiện đại.

BẰNG CHỨNG SINH ĐỘNGCẦN THIẾT ĐỂ DẪN DẮT NHỮNG NGƯỜI KHÁC.

Phương cách nhanh chóng và đơn giản nhất để đưa người khác đến với giáo lý của đức Phật là xác chứng giáo lý bằng sự thực hành giáo lý của chính ta. Điều quan tâm đầu tiên của ta là nêu tỏ cho những người khác bằng chứng sinh động - “Tôi đã thay đổi như thế này từ khi tin và thực hành giáo lý của đức Phật”. Không có cách nào có hiệu lực và trực tiếp hơn thế để dẫn dắt người khác. Tuy nhiên, ta không thể nêu tỏ bằng chứng sinh động như thế trong một thời gian hạn chế cho những ai mà ta hiếm khi gặp, trừ khi ta có bằng chứng rõ ràng như ta được khỏi bệnh hay ta có sự thay đổi tốt đẹp về hoàn cảnh. Mặt khác, các thành viên trong một gia đình có thể cảm thấy những thay đổi dù nhỏ nhặt trong các hành động và thái độ hàng ngày của một ai đó. Nếu các con trai hay con gái thay đổi do tin Phật pháp thì cha mẹ sẽ thấy được một sự thay đổi lớn trong lời nói, trong thái độ của chúng đối với cha mẹ, anh chị em và thái độ của chúng đối với những người ngoài. Bằng chứng như thế chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến mọi thành viên trong gia đình.

Ngược lại, khi dẫn dắt các thành viên trong gia đình ta đến giáo lý, tuy ta vẫn thường giải thích nội dung giáo lý và tuy phần lớn sự giải thích của ta thỏa mãn họ được về mặt tri thức, sự việc vẫn không đưa đến những kết quả thực tiễn nếu ta không thay đổi thái độ của ta trong đời sống hàng ngày. Ta có thể thốt ra những lời hay ho với những người ngoài nhưng ta lại phản lại chính ta trong gia đình. Khi một thành viên của gia đình ta thấy ta hành động trái ngược với những gì ta nói, người ấy sẽ không nghe lời ta nữa và phê phán: “Giáo lý có thể tốt, nhưng tôi không thể tin giáo lý một khi anh vốn là một người tin lại hành động như thế”.

Xem ra có vẻ như ta dễ đưa các thành viên của gia đình đến Phật pháp, nhưng thực ra đây là điều khó nhất. Ta nhận thấy điều ấy đặc biệt khó trong trường hợp một người con hay một người vợ dẫn dắt cha mình hay chồng mình đến giáo lý. Cả người cha lẫn người chồng đều cầm quyền trong gia đình. Không giống như một thiếu niên ít kinh nghiệm việc đờitâm trí còn non nớt, những người lớn tuổi đã từng trải đường đời và kiên quyết giữ ý kiến của họ. Họ tự tách mình khỏi những người trẻ bằng cách liên hệ cái kinh nghiệm rộng rãi của họ với những ý kiến cá nhân của họ. Do đó, dù cho họ cảm thấy các giáo lý về căn bản là tốt, họ cũng không thể tự đưa mình vào niềm tin giáo lý ấy huống chi là hành động phù hợp với giáo lý. Dù tính cách của vua Diệu Trang Nghiêm không được miêu tả, nhà vua cũng có thể được xem là một mẫu thức của một người cha tiêu biểu.

Hai vị vương tử tiếc cho cha mình đã tin theo ngoại đạochấp chặt vào những tư tưởng lầm lạc. Nhưng người mẹ khôn ngoan không bao giờ bảo các con công khai thúc giục người cha đến yết kiến đức Phật Vân Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí vì bà đoán biết rằng những toan tính như thế sẽ tạo ra kết quả trái ngược. Bà cũng không bảo bà sẽ làm trung gian giữa chồng và các con. Sở dĩ như thế là vì bà không nghĩ rằng bà được phép, bằng thái độ hời hợt, làm kẻ trung gian trong vấn đề quan trọng là tín ngưỡng.

Vua Diệu Trang Nghiêm là một người cha tốt. Khi ông trông thấy bằng cớ của niềm tin được các con nêu tỏ thì ông hoan hỷ công nhận. Ông có một cái tâm uyển chuyển. Phần lớn những người cha khi được nêu tỏ bằng chứng gây ấn tượng như thế, sẽ phê bình viện cớ này nọ, sẽ cố bắt bẻ người nói bằng một số lỗi nhỏ nhặt của người ấy và sẽ không từ bỏ những ý tưởng ngoan cố, những niềm tin sai lạc của họ. Dù cho việc bắt gặp bằng chứng về kết quả của niềm tin có thể gây ấn tượng trong nội tâm họ, họ cũng ngần ngại công nhận nó vì nghĩ rằng nếu làm như thế thì sẽ giảm uy tín của họ. Thái độ của vua Diệu Trang Nghiêm quả là đáng phục. Đúng ra, người ta chỉ có việc ngoan ngoãn theo cái chân lý mà người ta gặp gỡ; đấy là phản ứng tự nhiên, nhưng một người đang ở vị trí là cha của một gia đình hay là vua của một nước thì thường không hành động một cách quả quyết và thẳng thắng như vua Diệu Trang Nghiêm. Ông không chút ngại ngùng về việc giữ thể diện của vua và không bị ràng buộc với ngai vàng mà tôn trọng chân lý và sự người truyền bá chân lý. Điều này được tỏ lộ bằng sự việc nhà vua gọi hai con trai là thiện tri thức của mình.

Từ “thiện tri thức” không chỉ có nghĩa là bằng hữu mà còn có nghĩa là dẫn đạo. Vua Diệu Trang Nghiêm với vị trí là một ông vua thi hành quyền lực trên đất nước và là một người cha có quyền tuyệt đối trong gia đình đã có một cái tâm thẳng thắn và cởi mở không có thể gọi các con mình là thiện tri thức. Chúng ta không thể không cảm phục thái độ chỉ tôn trọng chân lý của ông. Vấn đề niềm tin thế là được giải quyết thỏa đáng trong gia đình của vua Diệu Trang Nghiêm. Tất cả các thành viên của gia đình nhà vua đã hội nhập niềm tin Phật giáođi vào đời sống tôn giáo một cách hoan hỷ và phấn chấn. Gia đình của ông là một gia đình lý tưởng.

TRẠNG THÁI LÝ TƯỞNG CỦA NIỀM TIN VÀO NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO.

Một điểm quan trọng nữa là niềm tin của vua Diệu Trang Nghiêmảnh hưởng đến quần thần, tùy tùngnhân dân trong nước ông. Chúng ta phải xét kỹ lưỡng xem niềm tin của người lãnh đạo ảnh hưởng đến những người phục vụ dưới trướng ông lớn tới mức nào. Niềm tin vốn là một vấn đề cá nhân và có thể trở thành ô uế khi nó can thiệp vào thế quyền như chính trị. Niềm tin cần được duy trì bằng thái độ tâm thức của người ta vốn phát xuất từ chiều sâu của tâm thức và rồi thì quyền lực cần được thi hành trên nền tảng ấy. Đây là mối liên hệ lý tưởng của niềm tinquyền lực thế tục.

Chúng ta không nên vội kết luận rằng ảnh hưởng lớn lao của niềm tin của người lãnh đạo đối với những người dưới quyền chắc chắn được thể hiện bằng một số loại quyền lực. Một số người có thể nghĩ rằng những người ở vị trí phụ thuộc như thế sẽ theo niềm tin của người lãnh đạo để nịnh bợ hay do kính nể. Nhưng đây là một cách suy nghĩ không trung thực. Điều hoàn toàn tự nhiên là nếu một người là một vị lãnh đạo được những người khác thực sự kính trọngtin tưởng thì những hành động của ông ta sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với nhiều người.

Mọi người đều bình đẳng trước giáo lý của đức Phật. Là đệ tử của đức Phật, một người dân thường bình đẳng với một ông vua lớn. Tuy vậy, đứng về mặt ảnh hưởng tiềm tàng thì quyết tâm của một người dân thường để chứng đắc Tam-muội Bồ-đề không thể so sánh với quyết tâm của một ông vua. Do đó đức Phật Lôi Âm Túc Vương Hoa Trí rất hoan hỷ về quyết tâm cầu tìm Chánh giác của vua Diệu Trang Nghiêmthọ ký ngay chovua.

Mội vị lãnh đạo số đông người cần có niềm tin chân chánh. Nhưng người ấy không nên áp đặt niềm tin ấy vào các thuộc hạ. Nếu người ấy có thể lãnh đạo họ bằng đức hạnh và chức trách dựa trên niềm tin của mình thì nhân cách cao đẹp của người ấy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến họ giống như hương thơm tỏa khắp mọi người chungquanh.

Như thế, phẩm này đề cập đến những vẫn đề quan trọng của cuộc sống hiện nay. Chúng ta cần xem những nhân vật khác nhau trong câu chuyện là những mẫu thức mà ghi nhận thái độ của họ theo từng vị trí của họ. Thái độ của vua Diệu Trang Nghiêm là một tấm gương mà một người dấn thân vào chính trị hay guồng máy lãnh đạo quốc gia cần noi theo để đi đến chân lý; hành tác của hai vị vương tử Tịnh TạngTịnh Nhãn nêu trỏ con cái có thể khai mở tín nhãn của cha mẹ như thế nào (điều này cũng áp dụng cho việc người vợ khiến chồng mở to mắt để thấy niềm tin); hoàng hậu Tịnh Đức là một mẫu thức của thái độ mà một người mẹ cần có khi đứng giữa những người con tiến bộ và một người cha bảo thủ để xiển dương chân lý.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :