Nhìn Thấy Ngài Phổ Hiền Trong Mộng

26/05/201012:00 SA(Xem: 45736)
Nhìn Thấy Ngài Phổ Hiền Trong Mộng

ĐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

PHẦN BA
KINH QUÁN PHỔ HIỀN BỒ-TÁT

NHÌN THẤY NGÀI PHỔ HIỀN TRONG MỘNG.

Đức Phật dạy tiếp: “Bấy giờ hành giả chứng kiến sự việc ấy xong, một lòng nhớ nghĩ đến Đại thừa, ngày đêm không xả bỏ, thậm chí cả khi ngủ, người ấy cũng sẽ có thể trông thấy ngài Phổ Hiền giảng pháp cho mình trong mộng, giống như khi đang thức vậy. Bồ-tát sẽ an ủy tâm người ấy, bảo rằng: "Ông đã quên câu này hoặc đã quên kệ này trong các kinh mà Ông đã tụng, đã trì". Rồi hành giả nghe được nghĩa thú thâm sâu mà Bồ-tát Phổ Hiền giảng giải, sẽ hiểu ý nghĩa và trì kinh mà không quên”.

“Trông thấy ngài Phổ Hiền trong mộng” là một Ẩn dụ thường xuất hiện trong phẩm này, có hai ý nghĩa.

Thứ nhất, nó có nghĩa là dù một người đang thức, người ấy cũng có thể cố gắng một cách có ý thức để trì giữ Đại thừa trong tâm, khi ngủ người ấy không thể kiểm soát được tâm mình (cái tâm tiềm thức). Dù cho người ấy muốn có một giấc mơ nào đó hay quyết định không nói trong giấc ngủ, người ấy cũng không thể kiểm soát tâm thức và hành động của mình trong khi ngủ. Tuy nhiên, nếu một người thực sự đi sâu vào niềm tin của mình, người ấy có thể nhìn thấy Bồ-tát Phổ Hiền giảng Pháp cho mình dù cả khi người ấy đang nằm mơ. Vị Bồ-tát này sẽ xuất hiện trước mặt người ấy trong một giấc mơ và sẽ khích lệ người ấy rằng: “Ông sẽ có thể đạt đến cấp độ tâm thức của một vị Bồ-tát”, và sẽ ân cần nhắc nhở người ấy: “Ông đã quên câu này hay đã hiểu nhầm bài kệ này”.

Thứ hai, “nhìn thấy ngài Phổ Hiền trong mộng” gợi ý nghĩa sau đây: một người đã thực sự đi sâu vào niềm tin thì thường có thể hiểu được chân lý của giáo lý bằng trực giác. Cú ngữ này trỏ cái trạng thái tâm thức khi đã đạt được sự khai mở của đức Phật hay khi đã tự mình chứng ngộ. Tuy nhiên, sự khai mở mà một người đã đạt được từ đức Phật bằng trực giác cũng giống như một giấc mơ; nó chưa được cụ thể hóa. Khi người ấy xem xét sự khai mở ấy một cách kỹ càng và tin rằng chắc chắn đấy là chân lý được xét từ mọi góc cạnh, thì sự khai mở ấy sẽ có ích cho người ấy và sẽ là một giáo lý đáng truyền bá cho những người khác.

Đức Phật dạy tiếp: “Vì hành giả ngày nào cũng cứ như thế, tâm người ấy sẽ dần dần được lợi ích. Bồ-tát Phổ Hiền sẽ khiến hành giả ấy nhớ đến chư Phật ở mười phương. Theo giáo lý của ngài Phổ Hiền, hành giả sẽ chánh tâm chánh ý, dần dần với con mắt tâm, hành giả sẽ thấy chư Phật ở phương Đông thân có màu vàng của vàng và rất đoan nghiêm vi diệu. Sau khi nhìn thấy một đức Phật, hành giả sẽ lại nhìn thấy một đức Phật khác. Cứ như thế, vị ấy sẽ dần dần nhìn thấy tất cả chư Phật khắp phương Đông, và do tư duy linh lợi, vị ấy sẽ nhìn thấy tất cả chư Phật ở khắp mười phương”.

Các từ “phương Đông” và “ở phương Đông” đã xuất hiện khá thường ở các chương trước của cuốn sách này. Phương Đông là hướng mặt trời mọc do đó mà ngầm trỏ sự khởi đầu của mọi sự. Mặt khác, phương Tây là hướng mặt trời lặn và do đó chỉ sự chấm dứt của mọi sự. Ý niệm sau phù hợp với sự tin tưởng trong Phật giáo rằng ai niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà với một cái tâm chân thành thì sẽ có thể tái sinh vào cõi Tịnh Độ ở phương Tây. Trong phẩm này “nhìn thấy chư Phật ở phương Tây” trỏ thời gian mà một người vừa khởi sự thực hành một niềm tin thực sự.

Cú ngữ “Sau khi nhìn thấy một đức Phật, hành giả sẽ lại nhìn thấy một đức Phật khác” có nghĩa là dù chân lý là một, tín giả sẽ có thể nhìn thấy nhiều biểu hiện liên tiếp nếu vị ấy thể hội một chân lý. Nếu một người có thể nhìn thấy tất cả chư Phật ở khắp phương Đông, người ấy sẽ có thể tư duy về mình một cách thuận lợi hơn nhiều và do đó sẽ có thể nhìn thấy tất cả chư Phật ở mười phương. Khi người ấy đạt được tâm thái này, niềm hoan hỷ tâm linh của người ấy sẽ trở nên sâu đậm. Tuy nhiên, trong câu kế tiếp, đức Phật dạy ta rằng dù cho tín giả đạt được một tâm thái như vậy, vị ấy cũng chớ nên thỏa mãncần phải sám hối sâu xa hơn nữa về những tội lỗi của mình. Qua đó ta hiểu rằng việc thực hành sám hối chân thực không nên chỉ giới hạn ở sự thú tội. Sám hối không chỉ gồm việc tẩy rửa Phật tính của ta cho sạch mà còn phải đánh bóng Phật tính ấy nữa.

Đặc biệt chúng ta nên thực hành sám hối như thế nào ? Đức Phật dạy chúng ta nên có thái độ tâm thức sau đây, dù cho đã đạt tới cái trạng thái tâm thức cao đã nói trên: “Sau khi thấy chư Phật, vị ấy (hành giả) hoan hỷ trong lòng và bảo rằng: "Nhờ Đại thừa, ta đã thấy được chư Đại sĩ. Nhờ sức của chư Đại sĩ, ta đã thấy được chư Phật. Tuy ta đã thấy chư Phật, nhưng ta vẫn còn chưa thấy chư Phật thật rõ ràng. Nhắm mắt thì ta thấy chư Phật, nhưng khi mở mắt ra, ta lại không còn thấy chư Phật". Sau khi bảo như thế, vị ấy gieo thân xuống đất mà đảnh lễ chư Phật ở mười
phương. Đảnh lễ chư Phật xong, vị ấy nên quỳ xuống chắp taytác bạch: "Bạch chư Phật, Thế Tônmười lực, vô úy, mười tám tính chất đặc biệt, đại từ, đại bi, ba niệm xứ, là những bậc thường tại ở thế gian, có sắc tướng tối thượng trong các sắc tướng ! Do con có tội lỗi gì mà không được nhìn thấy chư Phật ?"“

Câu “Nhắm mắt thì thấy chư Phật, nhưng khi mở mắt ra, ta lại không còn thấy chư Phật” diễn ta một kinh nghiệm mà mọi Phật tử sẽ nhận biết.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58770)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :