Trọng Giới Và "Y Luật Xử Trị" Có Nghĩa Là Gì?

02/09/201312:00 SA(Xem: 11852)
Trọng Giới Và "Y Luật Xử Trị" Có Nghĩa Là Gì?

TRỌNG GIỚI
VÀ “Y LUẬT XỬ TRỊ” CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

HỎI:

Trong cáo bạch từ nhiệm ngôi vị Tăng Thống GHPGVNTN, Hòa thượng Thích Quảng Độ có nói “Y luật xử trị” một vị tăng phạm trọng giới theo giáo luật Phật chế. Vậy xin cho hỏi Trọng giới là gì và “Y luật xử trị” là nghĩa gì? (phamtlan1979…@yahoo.com.vn)

ĐÁP:

luat-maha-tang-ky_biaTheo sử sách ghi lại, trong 12 năm đầu, đức Phật chưa chế ra giới, vì chưa có chuyện gì rắc rối xẩy ra trong Tăng đoàn, có thể tạo nên sự bất hòa và gây cản trở cho sự tu tập của tăng ni.

Nhưng vào năm thứ 13, có xẩy ra chuyện Na Đề Tử ân ái với vợ cũ, cho nên Phật mới bắt đầu chế giới. Mỗi khi chế một giới, ngài lại nói 10 lợi ích của việc chế giới đó: "sự kiện toàn của Tăng già, sự trường tồn của Chánh Pháp, sự an lạc của Tăng chúng, sự tăng trưởng của lòng tin, sự đoạn diệt phiền não trong hiện tại và tương lai... "

Cứ như vậy, mỗi khi xẩy ra một sự việc, Ngài lại chế thêm một giới, và dần dần số giới mỗi ngày một gia tăng, đa số là giới nhẹ (Khinh Giới) và một số ít là giới nặng (Trọng Giới). Trong 4 trọng giới đầu tiên được chế ra, giới Không Được Dâm Dục là giới đứng hàng đầu đối với người xuất gia.

Nguyên doNa Đề Tử là một đệ tử xuất gia của đức Phật, xuất thân từ một gia đình giầu có. Năm đó bị hạn hán mất mùa, dân tình đói kém, Tăng đoàn phải phân tán nhau đi các vùng chung quanh khất thực. Tình cờ, Na Đề Tử đi ngang quê mình, vào nhà khất thực. Mẹ của ông gặp lại con mừng rỡ, khóc lóc, năn nỉ ông ở lại, đừng đi tu nữa. Ông một mực từ chối. Cuối cùng, bà mẹ van xin ông để lại cho bà một đứa cháu để nối nghiệp gia đình và lo hương khói tổ tiên. Vì thương mẹ, cho nên Na Đề Tử chấp thuận ái ân một lát với người vợ cũ, rồi từ giã mẹ về với Tăng đoàn. Tưởng là chuyện đã xong, nhưng từ đó Na Đề Tử ăn năn, hối hận, ăn ngủ không yên, thân hình tiều tụy. Thấy vậy, các vị Tỳ-kheo khác hỏi lý do tại sao, Na Đề Tử kể chuyện đó cho họ hay. Họ đem chuyện bạch lên đức Phật, ngài liền quở trách và chế ra từ đó giới thứ nhất là bất dâm, tức là hàng xuất gia không được có quan hệ tình dục, ngay cả với vợ chồng cũ của mình. Đối với người cư sĩ, thì không được tà dâm, tức là có quan hệ tình dục bất hợp pháp.

Theo Tứ Phần Luật, Giới bổn của Tăng thì vị Tỳ kheoHòa Thượng Thích Quảng Độ đề cập đến trong cáo bạch đã phạm 2 trong 4 trọng giới là giới Dâm và giới Vọng, là những giới nặng nhất, phạm vào thì mất tư cách Tỳ-kheo, không làm sao cứu vãn được nữa, phải trở về với thế tục làm ăn sinh sống như một người cư sĩ, vì thân tâm người này bất tịnh, thuật ngữ Phật giáo gọi là Ba la di tội. Ba la di tội tương đương với tội tử hình của luật thế gian (có nghĩa là giống như người đã bị chặt đầu, không thể dùng thuốc để cứu chữa được nữa. Ba la di gồm 4 tội: 1) đại dâm dục, tức là giao hợp với người khác phái, và ngay với cả người cùng phái, với súc vật; 2) lấy của người ta không cho, trộm cắp; 3) sát hại mạng người, đồng lõa giết người, và ngay cả khuyến khích sự chết; 4) đại vọng ngữ, tức là mạo nhậnthần thông.

Đó là ý nghĩa của trọng giới biện pháp xử lý với người phạm giới được gọi là “Y luật xử trị”, tức y theo giới luật Phật chế ra mà xét xử.

Ban Biên Tập

Xem nguyên văn: ● CÁO BẠCH CỦA HT THÍCH QUANG ĐỘ


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2023(Xem: 1147)
Cuộc hành hương 14 ngày đến xứ sở hạnh phúc Bhutan và thủ đô Nepal Kathmandu từ ngày 04-Sept- 2023 đến ngày 17-Sept- 2023 do Thầy Thích Tánh Tuệ hướng dẫn. Đoàn sẽ khởi hành từ cảng hàng không Los Angeles LAX.
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.