Phật Giáo Giải Thích Thế Nào Về ý Thức Trong Cây, Trong Đá

29/11/201112:00 SA(Xem: 31052)
Phật Giáo Giải Thích Thế Nào Về ý Thức Trong Cây, Trong Đá

Phật giáo giải thích thế nào
về ý thức trong cây, trong đá


Hỏi đáp

Phật giáo giải thích thế nào về ý thức của những sinh vật như sâu bọ và vi trùng ? Mọi sinh vật đều có ý thức không ? Thế thì nói đến ý thức trong cây, trong đá, những vật có vẻ như vô tri vô giác dưới mắt chúng ta như vậy, có được không ? Cây cối có Phật tính không ?

(Nguyễn Như Ý, P.5,TX. Đông Hà, Quảng Trị)

 

Những câu hỏi của bạn cũng chính là thắc mắc của những người Đạo Phật quan niệm chúng sinh có hai loại hiện hữu : có tình thức và không có tình thức. Có lẽ các nhà khoa học và tất cả chúng ta đều đồng ý phần nào sự kiệný thức, trí tuệ, đi theo tất cả những gì di động, trong nghĩa là tự mình có thể di chuyển, đây là khả năng mà cây cối không có. Dĩ nhiên, rễ cây có xê xích lúc lớn lên. Nhưng rễ không di động thực sự, ngoại trừ sự nhúc nhích để tăng trưởng. Người ta không thể nói cây là một sinh vật, nghĩa là có một trí tuệ. Nhưng chúng tôi đã kết luận rằng những tế bào sơ đẳng nhất như trùng a míp có thể xem như một sinh vật vì nó có thể tự mình di chuyển.

Vì không thể xem là sinh vật, các loài thảo mộc như cỏ v v… chúng ta cho rằng chúng nó không có Phật tánh. Còn những loài cây ăn thịt tôi không dám quả quyết việc bắt một con mồi là do một tác động hỗ tương thuần túy hóa học, hay là những cây này có một ý thức. Vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể nêu lên những nghi vấn, chẳng hạn như với cây hoa này : nó là cây cỏ vô hồn – không ý thức – hay là một sinh vật ? Đôi khi người ta có thể hồ nghi vì có những bài kinh trong Phật giáo đề cập đến những hạng sinh vật có thể biểu hiện dưới hình thức vật vô tri, cây cỏ v v …Vì như thế, người ta không thể đoán chắc hoa kia là sinh vật hay không. Phật giáo nhắc nhở nhiều đến bảo vệ thiên nhiên, cây cối, thảo mộc, không phải vì những loài thảo mộclinh hồn, nên phải được xót thương, nhưng vì thiên nhiên giúp cho bao nhiêu sinh vật sống còn và ẩn náu. Nếu đốt phá một thành phố, người ta tiêu hủy nơi cư trú của nhiều người phải không ? Đối với sự tàn phá thiên nhiên cũng vậy, nó khiến cho một số động các sinh vật không còn có thể ăn, ở và sống còn.

Còn những con vật phải thấy bằng kính hiển vi, thì theo những đoạn kinh Phật giáo, chúng có rất nhiều trong cơ thể con người. Con số đưa ra vượt quá tám mươi nghỉn, biểu hiện cho một số rất lớn. Phải to lớn đến chừng nào, phải tiến hóa đến mức nào, những sinh vật đơn giản này mới được xem là những sinh vật ? Tôi không thể nói gì về vấn đề này, trừ sự kiện là nói đến loài vật, dù nhỏ bao nhiêu, có vẻ như nói đến một hình thức đời sống thực sự, như vậy có linh hồn.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 32 | Bàng Ẩn

 


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 1527)
01/04/2023(Xem: 3282)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.