Chiến Thắng Cái Xấu Ác

10/01/20159:36 SA(Xem: 12395)
Chiến Thắng Cái Xấu Ác
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG
Tuyển tập các bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng
Nhà xuất bản: Thiện Tri Thức

CHIẾN THẮNG CÁI XẤU ÁC

Sự tiến hóa, phát triển của con người là vượt lên những yếu đuối, những bản năng cứ kéo con người xuống hàng thú vật, những lỗi lầm, những khuyết điểm luôn luôn đè nặng lên thân phận con người. Tự hoàn thiện, đó là con đường làm người (nhân đạo), và tự hoàn thiện đến mức cao nhất, đến chỗ chân thiện mỹ cao nhất, đó là con đườngPhật giáo chỉ bày (Phật đạo).

Đức Phậtdanh hiệu là bậc Chiến thắng, bậc Điều ngự. Chiến thắng là chiến thắng các lỗi lầm, khuyết điểm, xấu ác ký sinh nơi mình để trở nên toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Thật sự, con đường Phật giáocon đường chiến thắng cái xấu ác làm hạ thấp con người, làm hèn yếu và tối tăm con người, khiến cho con người sa xuống thấp, tức là ba dạng sống thấp là địa ngục, quỷ đói, thú vật. Chiến thắng cả những cái xấu ác vi tế của loài bán thiên a-tu-la và chư thiên khiến họ cũng vẫn mang thân phận chúng sanh trong vòng sanh tử.

Sự giác ngộ của Đức Phật là sự chiến thắng những cái xấu ác vi tế nhất của cả ba cõi. Hết sự xấu ác của ba cõi tức là giải thoátgiác ngộ. Do đó, Đức Phậtdanh hiệu là Thầy của trời và người, Đại Y vương của ba cõi.

Với Phật giáo, những cái xấu ác rất vi tế, rất sâu và rất rộng, chúng mọc rễ trong ba cõi và bao trùm cả ba cõi. Như vô minh, không sáng suốt, không thấy được thật tánh của mọi sự, là một cái xấu ác cùng cực vi tế. Như năm độc tham, sân, si, kiêu căng, đố kỵ là những thứ xấu ác thường trực nơi con người. Giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối, say sưa là những cái xấu ác mà năm giới yêu cầu phải bỏ. Như tà kiến, cái cuối cùng trong Mười Thiện là cái xấu ác trong quan điểm. Như quan điểm sai lầmtai hạiđoạn kiến hay chủ nghĩa hư vô, không tin có nhân quả, có đời sau, thì được gọi là ác kiến. Tham, sân, si, kiêu căng, ghen ghét là những cái xấu ác của tâm nên được gọi là năm độc. Sanh tử khi không có những cái xấu ác ấy thì đó là Niết-bàn.

Đạo Phật luôn luôn nói về sự chiến thắng cái xấu ác:

Dầu tại bãi chiến trường

                   Thắng hàng ngàn quân địch

                   Tự thắng mình tốt hơn

                   Thật chiến thắng tối thượng.    

(Kinh Pháp Cú, phẩm Ngàn)

Lấy không giận thắng giận

                   Lấy thiện thắng xấu ác

                   Lấy cho thắng keo kiệt

                   Lấy thật thắng giả dối.

(phẩm Sân hận)

Chiến trận ấy có khi là những hoàn cảnh xấu ác khiến cho cái xấu ác nếu còn nơi chúng ta dễ nổi dậy, hưởng ứng:

Ta như voi giữa trận

                   Hứng chịu mọi tên đạn

                   Chịu đựng mọi phỉ báng

                   Của những người xấu ác.

(phẩm Voi)

Chỉ riêng kinh Pháp Cú, chúng ta thấy trong ấy có rất nhiều chữ “chiến thắng”, “điều phục” như vậy.

Thế nên, một trong sáu sự hoàn thiện hay sáu ba-la-mật là tinh tấn. Tinh tấncố gắng, nỗ lực, chuyên cần. Tinh tấn cũng chiếm đến bốn trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Giải thoát khỏi sanh tử là chiến thắng, điều phục được những cái xấu ác của sanh tử. Người chiến thắng được, chuyển hóa được những cái xấu ác, những bệnh trong tâm mình thì đạt được hạnh phúc tối thượng hay Niết-bàn. Niết-bàn là trạng thái hạnh phúc của tâm một khi đã chiến thắng, chuyển hóa những cái xấu ác, là những bệnh trong tâm gây ra khổ đau:

Đói là bệnh tối thượng

                   Năm uẩn, khổ tối thượng

                   Thực rõ biết như vậy

                   Niết-bàn, lạc tối thượng

(phẩm Hạnh phúc)

Xấu ác, xét sâu xa, là sự hèn yếu, bất toàn của con người. Người lành mạnh, mạnh mẽ thì không có sự sấu ác, hèn yếu, bất toàn, do đó có hạnh phúc.

Lý tưởng của Đại thừa là Bồ-tát, tức là người tự giải thoát, chiến thắng cái xấu ác nơi mình và giải thoát cho người khỏi sự xấu ác. Do đó, Bồ-tát được dịch là người anh hùng, người chiến thắng, điều phục, chuyển hóa được cái xấu ác nơi mình và nơi thế gian.

Trong Đại thừa, một đại Bồ-tát từ bi như Quán Thế Âm thì ngoài những hình tướng từ bi lại có những hình dạng đáng sợ, hung dữ để trị cái xấu ác của những chúng sanh rất xấu ác. Trong Mật tông, trong một trăm vị bổn tôn hiện ra sau khi một người chết, có bốn mươi hai vị bổn tôn an hòa và năm mươi tám vị bổn tôn hung nộ. Hung nộ là để điều phụcchuyển hóa cái xấu ác.

Bồ-tát làm những điều tốt đẹp, hiền thiện để trang nghiêm cõi Tịnh độ của mình và khi vị ấy thành Phật, những người nào có cùng công đức ấy sẽ sanh về cõi ấy. Công hạnhcông đức ấy được làm ngay tại thế gian này, và như vậy, lý tưởng hiện tại của người tu đạo Bồ-tát là biến cõi đời này thành cõi Tịnh độ. Và Tịnh độ thì “không có cả danh từ xấu ác, huống là có sự xấu ác” (kinh A-di-đà).

Cuộc đời người tu đạo Bồ-tát là làm tất cả việc tốt lành cho mình và cho xã hội, và chiến thắng cái xấu ác ở nơi mình và nơi xã hội. Khi Bồ-tát Địa Tạng nguyện rằng “địa ngục chưa trống không thì chưa thành Phật”, tức là chưa chiến thắng hết sự xấu ác nặng nề tạo thành quả báo là cõi địa ngục thì không bao giờ ngừng nghỉ.

Có một số người cho rằng đạo Phật có phần tiêu cực, tìm kiếm sự an bình ở những nơi chốn yến lặng thanh tịnh. Họ không hiểu rằng ở một mình mới là đối diện trực tiếp với kẻ thù xấu ác thường quấy nhiễu mình. Và khi đã chiến thắng được sự xấu ác nơi mình một cách căn bản, thì ra xã hội để chiến thắng sự xấu ác trong xã hội. Thế nên nếu một xã hội có nhiều xấu ác thì chúng ta có thể biết đó là một xã hộiđạo Phật chưa thấm nhập được vào mọi tầng lớp xã hội.

Người tu đạo Bồ-tát tranh đấu cho một thế giới có rất nhiều thiện nghiệpxóa bỏ những ác nghiệp. Đó là điều được nói là “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh”. Chúng ta có thể thấy điều này trong một đoạn kinh Duy-ma-cật:

“Bốn tâm vô lượngTịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, những chúng sanh thành tựu Từ, Bi Hỷ, Xả sanh đến cõi nước mình. Thuyết trừ tám nạnTịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, cõi nước của ngài không có ba ác, tám nạn. Tự giữ giới hạnh, chẳng chê lỗi lầm của người khác, là Tịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, cõi nước ngài không có ngay cả từ phạm giới. Mười thiện là Tịnh độ của Bồ-tát; khi Bồ-tát thành Phật, những chúng sanh thọ mạng không yểu, giàu có, cuộc sống trong sạch, nói lời thành thật, lời thường êm dịu, quyến thuộc chẳng chia lìa, có chánh kiến, sanh đến cõi nước mình”.

Kẻ thù của đạo Phật không phải là một con người, một chúng sanh, dù đó là một con ma, một con quỷ. Kẻ thù của đạo Phật là cái xấu ác, yếu hèn, bất toàn nơi con người đó, nơi chúng sanh đó khiến cho con người đó, chúng sanh đó bị lôi xuống dưới thấp, bị sa đọa và cứ trầm luân mãi trong khổ đau của sanh tử luân hồi. Những xấu ác ấy khiến người đó không sống đúng với phẩm giá làm người của mình. Hơn nữa, không sống đúng với phẩm giá “các ngươi là các vị Phật sẽ thành” như lời Đức Phật nói.

Đạo Phậttừ bitrí huệ. Từ bi là không loại bỏ con người, trái lại giúp đỡ con người tiến đến sự hoàn thiện. Trí huệloại bỏ, cắt đứt, diệt trừ những cái xấu ác đang bám vào con người để con người trở nên hoàn thiện. (Hóa Phật Giáo số 213)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.