- Chương I: Tự Luận
- Chương II: Cách Thức Nhìn Nhận Bố Cục Một Bộ Kinh Phật Giáo
- Chương III: Ai Là Người Sáng Thế?
- Chương IV: Nhìn Rõ Hiện Tượng Tâm Vật
- Chương V: Sự Khác Biệt Của Vạn Vật Hữu Tình
- Chương VI: Đức Hạnh Căn Bản Của Học Phật
- Chương VII: Mười Hành Vi Xây Dựng Hạnh Phúc Nhân Sanh
- Chương VIII: Con Đường Thành Phật
- Chương IX: Tinh Thần Của Bồ Tát
- Chương X: Phương Tiện Để Nhiếp Hóa Chúng Sinh
- Chương XI: Pháp Môn Hướng Đến Giải Thoát
- Chương XII: Tổng Kết
- Phần Chánh Văn
- Phần Dịch Âm
- Phần Dịch Nghĩa
KINH THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO
Thích Giải Hiền soạn dịch
Chương XII: TỔNG KẾT
[Long vương đương tri; thử thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh thập lục, vô úy, thập bát bất cộng, nhất thiết Phật Pháp, giai đắc viên mãn, thị cố nhữ đẳng ưng cầu tu học.
Long Vương, thí như nhất thiết thành ấp tu lạc, giai y đại địa nhi đắc an trụ, Nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc giai y địa, nhi đắc sanh trưởng. thử thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên, y chi nhi lập, nhất thiết Thanh Văn, Độc giác, Bồ Đề chư Bồ Tát hạnh, nhất thiết Phật Pháp hàm cộng y thử thập thiện đại địa, nhi đắc thành tựu.
Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta Kiệt La Long Vương cập chư đại chúng, nhất thiết thế gian thiên nhơ A Tu La đẳng, giai đại hoan hỷ tín thọ phụng hành]
Đoạn kinh đã tổng kết lợi ích thù thắng của việc tu tập thiện nghiệp đạo.
[Long Vương đương tri: thử thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh thập lực, vô úy, thập bát bất cộng, nhất thiết Phật Pháp, giai đắc viên mãn, thị cố nhữ đẳng, ưng cần tu học]
Thập lực: chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên mười trí đặc biệt của một vị Phật, thập lực gồm:
- 1. 知是處非處智力 [Tri thị xứ phi xứ trí lực] Biết rõ tính khả thi và tính bất khả thi trong mọi trường hợp.
- 2. 知三世業報智力 [Tri tam thế nghiệp báo tri lực] Biết rõ luật nhân quả, quả báo, nghiệp nào tạo quả nào.
- 3. 知一切所道智力 [Tri nhất thiết sở đạo trí lực] Biết rõ nguyên nhân nào dẫn đến con đường tái sinh nào.
- 4. 知種種界智力 [Tri chủng chủng giới trí lực] Biết rõ các thế giới với những yếu tố thành lập của chúng.
- 5. 知種種解智力 [Tri chủng chủng giải trí lực] Biết rõ cá tính của chúng sanh.
- 6. 知一切衆生心性智力 [Tri nhất thiết chúng sanh tâm tính trí lực] Biết rõ căn cơ học đạo cao thấp của mọi chúng sanh.
- 7. 知諸禅解脱三昧智力[Tri chư thiền giải thoát tam muội trí lực] Biết rõ tất cả các cảnh thiên đình.
- 8. 知宿命無漏智力 [Tri túc mạng vô lậu trí lực] Biết rõ các tiền kiếp của chính mình
- 9. 知天眼無礙智力 [Tri thiên nhãn vô ngại trí lực] Biết rõ sự tiêu hủy và tái xuất của chúng sanh.
- 10. 知永斷習氣智力 [Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực] Biết các lậu hoặc sẽ chấm dứt như thế nào.
Vô úy. Bốn điều tự tín không sợ hải của Phật thể hiện lúc thuyết pháp gồm:
- 1. Chư pháp hiện đẳng giãi vô úy: Đối với tất cả các pháp, Phật đều rõ biết một cách tường tận, còn gọi là nhất thiết trí vô úy.
- 2. Lâu vĩnh tận vô úy: còn gọi là lậu tận vô úy. Phật đã dứt sạch hết tất cả mọi phiền não, không có sự sợ hãi từ các nạn bên ngoài.
- 3. Thuyết chướng pháp vô úy: còn gọi là thuyết chướng đạo vô úy, không sợ hại khi nói những pháp chướng ngại sự tu tập
- 4. Thuyết xuất đạo vô úy: Phật chỉ bày con đường giải thoát ly sanh tử, chỉ bày phương pháp tu tập để thoát ly khổ đau còn gọi là thuyết tận khổ đạo vô úy.
Thập bát bất cộng pháp là 18 công đức chỉ riêng Phật mới có (Thinh văn, duyên giác, Bồ tát không có nên gọi bất cộng)
- 1. Thân vô thất (Thân không lỗi)
- 2. Khẩu vô thất (Miệng không lỗi)
- 3. Niệm vô thất (Ý không lỗi)
- 4. Vô dị tưởng (Không có tưởng khác)
- 5. Vô bất định tâm (Không có tâm không định)
- 6. Vô bất tri dĩ xã (Không phải không biết chuyện đã bỏ)
- 7. Dục vô diệt (Sự dục không diệt)
- 8. Tinh tấn vô diệt (Sự tinh tấn không diệt)
- 9. Niệm vô diệt (Ý tưởng không diệt)
- 10. Huệ vô diệt (Trí tuệ không diệt)
- 11. Giải thoát vô diệt (Giải thoát không diệt)
- 12. Giải thoát tri kiến vô diệt (Giải thoát tri kiến không diệt)
- 13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành hết thủy nghiệp của thân tùy theo trí tuệ mà thi hạnh
- 14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành
- 15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành
- 16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ biết đời quá khứ không ngại
- 17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại
- 18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại
Đức Phật bảo Long Vương không được xem thường thập thiện nghiệp đạo, lấy đó làm cơ sở có thể làm cho thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng tất cả chư Phật đều được thành tựu. Do vậy người học Phật càng phải biết xem trọng, cẩn thận tu học, tinh cần thực hiện.
[ Long Vương! Thí như nhất thiết thành ấp tu lạc, giai y đại địa nhi đắc an trụ, Nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc giai y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử thập thiện đạo, diệc phục như thị ]. Tiếp theo, đức Phật dùng ví dụ để chứng minh cho Long Vương thấy tính quan trọng của thập thiện nghiệp đạo giống như thành thị, hương thôn phải được an lập nơi đại địa, cũng như tất cả cây cỏ đều nhờ thổ nhưỡng mới được sanh trưởng, tất cả mọi công đức mà chư Phật, Thành hiền thành tựu được đều không thể rời căn bản nơi thập thiện nghiệp mà có được.
[ Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết thanh văn, độc giác, Bồ đề, chư Bồ tát hạnh, nhất thiết Phật Pháp, hàm cộng y thư thập thiện đại địa, nhi đắc thành tựu ]. Như trước đã nói, tu ngũ giới thập thiện, vị lai mới có thể được sanh thiên nhơn. Ngoài ra quả vị chứng đắc của tam thừa hiền thánh Thanh Văn, Độc Giác, Bồ Tát cho đến thành tựu Phật quả đều không rời cơ sở thập thiện nghiệp cũng như vạn vật sanh trưởng đều không thể rời khỏi đất. Thập thiện nghiệp chính là thổ nhưỡng để nhất thiết Phật Pháp nảy mầm, sanh trưởng, kết quả trổ hoa.
Nếu xa lìa thập thiện nghiệp để tu hành được thành tựu thì như xây lầu các trong hư không không hợp thực tế. Cũng như trồng cấy, dục tốc bất đạt, Thập Thiệp nghiệp là lộ trình phải đi của người tu học Phật Pháp cũng là tư tưởng không thể thiếu để thành tựu tam thừa thánh quả, tác dụng không thể tính kể được.
[ Phật thuyết thứ kinh dĩ, Ta Kiệt La Long Vương cập chủ đại chúng, nhất thiết thế gian thiên, nhơn, A Tu La đẳng, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành ]. Phật thuyết kinh này xong tham dự pháp hội gồm Long Vương, chư Bồ tát, chư đại tỳ kheo, thiên, nhơn, A Tu La đều theo căn cơ của mình mà được lợi ích từ đó có được pháp hỷ xung mãn và biểu lộ tâm nguyện Y giáo phụng hành, nỗ lực thực hiện thập thiện nghiệp đạo.