Im LặngLên Tiếng

02/06/20154:36 SA(Xem: 11462)
Im Lặng Và Lên Tiếng
IM LẶNGLÊN TIẾNG 
Nguyên Giác

 

blankChúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm  chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế. 

Thậm chí, ngay tới gần nhất, chúng ta muốn thân này đừng bệnh, thế là ăn kiêng, tập thể dục, ngồi thiền, dưỡng sinh, khí công, và vân vân. Vậy mà vẫn bệnh, vẫn đau chân, vẫn nhức răng, vẫn tai mờ, vẫn mắt yếu… Cõi này là thế. 

Trong chuyện đời, đôi khi chúng ta ước muốn rằng những biểu tượng lớn của dân tộc, của xã hội, của cộng đồng… phải nói được tiếng nói  vì quyền lợi của dân tộc, của người dân. Vậy mà, rất nhiều và rất nhiều vị giữ im lặng trong những hoàn cảnh, mà nhiều người trong chúng ta muốn là phải lên tiếng. Chúng ta thắc mắc, tại sao im lặng trước bất công? Thậm chí, có khi lại có vẻ như về hùa với các thế lực trần gian.  Dĩ nhiên, im lặng hay lên tiếng là quyền riêng của mỗi người; trong hoàn cảnh riêng, đó là lưạ chọn riêng nhưng bất kỳ lựa chọn nào rồi cũng sẽ bị phán đoán, trước tiêntự tâm mình, rồi tới dư luận quần chúng… 

Trong bản tin RFI tuần qua, có ghi nhận về sự im lặng của bà Aung San Suu Kyi:

“Vào lúc thông tin về thảm cảnh mà người thiểu số Rohingya tại Miến Điện phải chịu đựng ngày càng nhiều, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vào hôm nay, 28/05/2015 đã lên tiếng một lần nữa. Ông đã kêu gọi lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, người cũng được giải Nobel Hòa bình như ông, là nên làm nhiều hơn để giúp đỡ người Rohingya.

Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Úc The Australian, một tuần trước chuyến thăm Úc, lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải lên tiếng mạnh mẽ để bênh vực người Hồi giáo Rohingya đang bị kỳ thị, ngược đãi ở Miến Điện, một quốc gia Phật giáo.

Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rõ là từ năm 2012 đến nay, ông đã hai lần đích thân cầu cứu bà Aung San Suu Kyi khi nổ ra những vụ bạo động đẫm máu tại bang Rakhine giữa người Rohingya và cư dân điạ phương theo Phật giáo.

Trong thời gian gần đây, lãnh tụ đối lập Miến Điện hầu như đã im hơi lặng tiếng trước thảm cảnh đang diễn ra đối với hàng ngàn người Rohingya, đã phải vượt biển qua các nước khác để thoát khỏi cảnh đói nghèo và phân biệt đối xử mà họ phải gánh chịu tại Miến Điện.

Giới quan sát cho rằng sở dĩ bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng, đó là vì bà không muốn làm phật lòng cử triđa số theo Phật giáo, trước cuộc bầu cử dự kiến vào tháng Mười Một.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng công nhận tình thế tế nhị của bà Aung San Suu Kyi, nhưng tin rằng trong tư cách một người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà «có thể làm một cái gì đó»….”(hết trích) 

Đức Đạt Lai Lạt Ma và bà Kyi đều là những nhân cách lớn. Họ đều là những Phật tử tu học thuần thành, tâm của họ rất mực từ bi. Nhưng chỗ này cho thấy rằng hai vị có những lựa chọn dị biệt nhau: Đức Đạt Lai Lạt Ma lên tiếng vì ngài muốn ngưng mọi kỳ thị với sắc tộc Rohingya.

Thế nhưng, tại sao bà Kyi im lặng? Không mấy người trong dân tộc Miến Điện nghĩ rằng bà Kyi quý trọng các chức vụ dân cử tương lai tới nổi phải làm trái nghịch lương tâm. Có phải bà Kyi nhìn thấy sắc tộc Rohingya như một hiểm họa Hồi Giáo từ Bangladesh đang lấn vào biên giới Miến Điện? Hay những lý do nào khác? Và chúng ta có nên tôn trọng quyết định im lặng của bà Kyi không? 

Nhìn lại quá khứ, sẽ thấy bà Kyi không phảỉ là người sợ hãi cường quyền. Bà Kyi là một nhân vật như dường không có thực trên đời, nhưng sự can đảm của bà đã được chứng kiến bởi hàng trăm ngàn người dân, chiến binh, và báo chí quốc tế.

Bà về nước tháng 3 năm 1988 vì mẹ trở bệnh nặng.  Ngày 8 tháng 8-1988, nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi tại Miến Điện để đòi dân chủ; Chính quyền dùng vũ lực đàn áp, rất nhiều người chết và bị thương. Ngày 15 tháng 8-1988: Bà Kyi bắt đầu hoạt động chính trị, gửi thư cho chính phủ, kêu gọi thành lập ủy ban cố vấn độc lập về vấn đề bầu cử đa đảng.

24 tháng 9: Đảng Liên kết Quốc gia Dân chủ (NLD) thành lập do Suu Kyi làm tổng thư ký. Chủ trương bất bạo động. Mặc dù bị nhà nước cấm, Suu Kyi tiếp tục đi khắp nơi phát huy, cổ động nhân dân về phong trào tự do, dân chủ.

Xin nhớ rằng, năm 1989 khắp thế giớiphong trào đòi dân chủ, gây tiếng vang nhất là biểu tình Thiên An Môn ở Bắc Kinh, trong đó có một tấm hình một sinh viên đứng chận đoàn xe tăng.

Cùng năm 1989, một hình ảnh tương tự nổi tiếng ở Miến Điện, khi bà  Kyi bước thẳng về phía những người lính đang chĩa sung vào bà. 

Xin mời xem tấm hình này:


blank

 

Tấm hình trên là năm 1988, khi quân đội nổ súng, giảỉ tán biểu tình, xác người nằm la liệt trên phố. Tấm hình dưới là 1989, khi bà Kyi dẫn đầu biểu tình, ôm hoa bước thẳng tới trước họng súng của hàng quân Miến Điện đã dàn ra để ngăn chận biểu tình. Từ đó về sau, báo chí quốc tế vẫn ưa nêu câu hỏi, vì sao 400,000 người lại sợ một phụ nữ? Hàng chữ in trên hình là chỉ tác quyền của thông tấn nhiếp ảnh Getty Images. 

Hình ảnh này được đưa vào phim “The Lady,” trong đó nữ diễn viên Michelle Yeoh đóng vai bà Kyi. Tấm hình trong phim này có thể xem ở báo WJS ngày 8 tháng 2-2012, xin mời vào link này:

http://blogs.wsj.com/scene/2012/02/08/michelle-yeoh-on-becoming-suu-kyi/ 

Vâng, và bây giờ bà Kyi im lặng. Và Đức Đạt Lai Lạt Ma trách bà. 

Bản thân tôi, người đang viết bài này, không bao giớ dám đặt vấn đề với bất kỳ ai là tại sao im lặng, hay tại sao lên tiếng thế này mà không lớn tiếng thế kia.

Và ngay cả khi đang viết những dòng chữ này, quan tâm lớn của tôi là có phải chữ này, chữ kia… là từ tham sân si, hay các chữ đó không  hề phát xuất từ tham sân si.

Tôi không dám nổi sân vì người này im lặng, hay vì người kia lên tiếng thế này mà không lớn tiếng thế kia. Những dòng chữ này của tôi được viết từ sự bình lặng của tâm mình.

Nói như thế, để dẫn thêm rằng, lòng tôi rất mực tôn kính Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Từ những ngày thơ ấu, khi chưa đọc nhiều về Tây Tạng, và cả khi chưa hề bước lên Chùa Tây Tạng Bình Dương, tôi luôn thấy rung động lớn khi nhìn trên báo những hình ảnh các vị lạt ma và các biểu tượng Phật Giáo Tây Tạng như chuông, tháp… Và vẫn luôn giữ cảm giác mình đã từng kiếp nào gánh nước, chẻ củi cho các tu viện Tây Tạng

Vâng, vẫn giữ mãi cảm giác đó ngay cả khi sau này đọc và nhìn thấy nhiều hình ảnh về Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Ban Thiền Lạt Ma đứng bên cạnh  Mao Trạch Đông, một người rất là thế tục.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong năm 1954 đã gửi một phái đoàn tới Bắc Kinh, phê chuẩn Hiệp Định 17 Điểm Về Giải Phóng Ôn Hòa Tây Tạng (Seventeen Point Agreement for the Peaceful Liberation of Tibet). Tháng 9-1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10 tới Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông, tham dự Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc với tư cách đại biểu quốc hội, thảo luận về Hiến pháp Trung quốc.

Ngày 27-9-1954, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở thành Phó chủ tịch Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Nhân Dân Trung Quốc (Standing Committee of the National People's Congress)…

Dân tộc Tây Tạng vẫn tin nơi Ngài rằng Ngài không bao giờ bán đứng đất nước Tây Tạng. Tuyệt nhiên không một ai (hay rất ít) chất vấn rằng tại sao, thí dụ, “tôn thờ tội ác”… 

Xin mời xem 2 tấm hình, hai bên họ Mao là Đức Đạt Lai Lạt Ma (phải) và Đức Ban Thiền Lạt Ma (trái):

 blank


Làm sao mà nghi ngờ dị tâm của Ngài được, đối với những người đã nguyện đời đời, kiếp kiếp trụ thế cõi này để cứu hết cùng tận chúng sinh… Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma không vượt Hy Mã Lạp Sơn để đàò thoát sang Ấn Độ, hẳn là nhiều sử gia đời sau sẽ đặt vấn đề với Ngài. 

Đó là hình ảnh. Bây giờ tới ngôn ngữ

Tạp chí Newsweek ngày 15 tháng 1-2015 ghi rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma tự nhận là người Marxist (theo chủ nghĩa Marx) trong một bài thuyết giảng về hòa bình thế giới tại Kolkata, Ấn Độ. Cũng báo này nói, mấy năm trước đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong một hội nghị năm 2011 tại Minneapolis, Hoa Kỳ, rằng Ngài là Marxist khi kêu gọi một lý thuyết kinh tế xã hội nhân đạo hơn. 

Bạn hãy hình dung, khi một nhà sư Việt Nam nói rằng vị sư này theo chủ nghĩa Marx. Sóng gió tất nhiên là kinh khủng. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế, ngay cả những người cực đoan cũng không phóng câu nói này của Ngài lên các mạng email để truy vấn. 

Tới đây, chúng ta sẽ nói về một vài điểm, mà tôi tin là ngộ nhận từ nhà văn Trần Trung Đạo qua bài viết gần đây. Bài này có tựa đề “Khi lãnh đạọ tôn giáo tôn thờ tội ác” và đã ngay lập tức được phóng khắp các mạng email. 

Xin mời xem hình từ bài của nhà văn họ Trần:

blank

  

Tôi đi tìm bản tin gốc. Và thấy ở đây, trên báo Giác Ngộ, bản tin ngày 18/05/2015 có tựa đề: “Khai mạc Lễ hội Văn hóa Phật giáo "Hương sen xứ Nghệ"…” (link: http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=110&GroupID=1100&ContentID=176041)

 

Đọc kỹ bản tin, sẽ thấy: tấm hình kia cho thấy buổi lễ dựng ở ngoài sân. Tấm hình ông Hồ để ở ngoàì sân là tác phẩm nghệ thuật, “kết bằng hàng vạn bông hoa sen,” nghĩa là hoa trên tấm ảnh này chỉ vài tuần hay vài tháng là sẽ tàn, và nên hiểu là tấm hình sẽ quăng đi – cũng là một ý nghĩa vô thường. Việc dựng tấm tranh ông Hồ ngoaì sân chùa cho buổi lễbình thường, vì khắp phố phường không có tượng này thì có ảnh kia.

 

Cần ghi nhận: không hề thấy có chánh điện nào của chùa nào thờ ông Hồ cả.

Trước kia, có chuyện ông Dũng Lò Vôi để tượng ông Hồ trong chánh điện một nơi ở Bình Dương, rồi dư luận phản đối, thế là ông Dũng xoay ngang tượng ông Hồ, và kiến trúc trông như ngôi chùa ấy trở thành khu du lịch có bán vé vào cửa. Không phải là chuyện chánh điện nào thờ tượng ông Hồ. 

Những ngộ nhậnchỉ trích trong đời cứ mãi có thôi. Cũng như trước đây, tấm hình các vị sư đi thăm Trường Sa, đầu đội nón cối bộ đội. Hay như tấm hình nhà sư làm lễ cầu siêu năm 2014 ở Vị Xuyên, Hà Giang, nơi cuộc chiến biên giới bùng nổ năm 1984 trước một dãy nón cối tượng trưng cho các chiến binh tử trận; lúc đó, 30 năm sau báo chí nhà nước mới công khai đăng tin về cuộc chiến chống quân TQ năm 1984, và lúc đó Việt Nam mất ngọn Lão Sơn. 

Người ta có thể chất vấn rằng nhà sư phảỉ có tăng tướng, không nên đội mũ bộ đội,  và vân vân. Hay, nhà sư cầu siêu làm gì trước những dãy nón cối tượng trưng người đã khuất, hẳn vì các tử sĩ đã siêu thăng từ lâu rồi, và vân vân

Tôi không bao giờ dám khởi tâm nói như thế. Bởi vì, tôi biết, khi một cuộc chiến lớn bùng nổ lần nữa, và lần này hẳn là lớn nhiều lần hơn quá khứ và sẽ có những đợt tổng động viên… phải thấy trong máu thịt những người hy sinh để giữ quê hương kia sẽ hòa lẫn máu thịt bộ đội và máu thịt các nhà sư đang ở Trường Sa, đang ở các ngôi chùa biên giới… Tôi lòng dạ nào mà đi nói lý, nói sự với những người đang giữ biển, giữ đất bằng chính sinh mệnh của họ. 

Tôi cũng không dám có lòng nào chất vấn tại sao bà Kyi im lặng, khi trong quá khứ bà dám ôm hoa bước thẳng tới trước những họng súng. Và cũng hệt như một thần dân Tây Tạng, tôi không bao giờ nêu thắc mắc với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại sao ngồi bên ông Mao, tại sao giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Quóc Hội Nhân Dân TQ, và vân vân

Tới đây cũng nên nói rằng, tôi không hề dám nêu thắc mắc về sự im lặng của một Đức Giáo Hoàng khi lãnh tụ Hitler thảm sát dân Do Thái

Nhiều thập niên sau Thế Chiến 2, nhiều sử gia thế giới vẫn nêu vấn đề này. Đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, họ tin rằng sự im lặng của Đức Giáo Hoàng Pius XII là có lý do hợp lý, vì họ tin rằng Ngài thay mặt Thượng Đế và có đặc tính “bất khả sai lầm.”

Một số sử gia gọi Ngài là “Giáo Hoàng của Hitler.” 

Bài viết ngày 6 tháng 5-2010 trên báo Foreign Policy có tựa đề “Why Did the Pope Keep Quiet About Hitler?” (Tại Sao Đức Giáo Hoàng Im Lặng về Hitler?) đã mở ra thêm một số hồ sơ mới cho thấy những gì Ngài biết và khi nào biết. 

blank


(Link: http://foreignpolicy.com/2010/05/06/why-did-the-pope-keep-quiet-about-hitler/)    

Tôi không chất vấn sự im lặng của bà Kyi, không chất vấn những lời của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, và cũng không dám thắc mắc về sự im lặng của Ngài Pius XII khi 5.9 triệu người Do Thái bị Hitler giết. Ngắn gọn, im lặng hay lên tiếnglựa chọn riêng của mỗi người. 

Trong bài này, tôi chỉ muốn nêu lên ngộ nhận của tác giả Trần Trung Đạo trong tấm hình để một cách diễn giải chệch đi, và về ngôn ngữ quy chụp “tôn thờ tội ác” cho một sự kiện ở quê ông Hồ.


Xem thêm các bài viết về Miến Điện:
● Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà Aung San Suu Kyi (Đào Văn Bình dịch)

● MIẾN ĐIỆN VÀ PHẬT GIÁO - Thích Như Điển
● PHẬT GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN - Thích nữ Liên Tường
● PHẬT GIÁO THỊNH SUY - Tác giả: Ven.Sayadaw U. Sumana - Dịch và tóm tắt: Diệu Mỹ
● MIẾN ĐIỆN: CA TỤNG CHƯ TĂNG ĐẠO PHẬT by Sao Noan Oo, Shan Herald Agency, September 22, 2007 (*) Thích Quảng Ba dịch
● http://thuvienhoasen.org/p57a14226/aung-san-suu-kyi-va-hon-cua-nuoc
● Đức Đạt Lai Lạt Ma Chỉ Trích Phật Tử Miến Điện Tấn Công Người Đạo Hồi

● ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KÊU GỌI CÁC NHÀ SƯ MIẾN ĐIỆN HÃY CHẤM DỨT BẠO LỰC
● LÝ DO GÂY HẬN THÙ TÔN GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
● PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO LỰC, KHỦNG BỐ
● CHỦ NGHĨA DÂN TỘC PHẬT GIÁO Ở MIẾN ĐIỆN
● CHIẾC GẬY TÔN GIÁO VÀ BÁNH XE DÂN CHỦ CỦA MIẾN ĐIỆN

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/12/2013(Xem: 26344)
01/09/2014(Xem: 16979)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.