Thư Viện Hoa Sen

Luật nhân quả có bất công hay không?

26/10/20154:07 CH(Xem: 12589)
Luật nhân quả có bất công hay không?

LUẬT NHÂN QUẢ CÓ BẤT CÔNG HAY KHÔNG?

nhan quaĐÁP: “Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên, tuy không báo ứng tức thời, nhưng thiện ác chung qui vẫn phải chịu quả báo” (kinh Vô Lượng Thọ)

Luật nhân quả là một hệ thống phức tạpchúng sanh không thể dùng trí tuệ phàm phu để thấy rõ được sự việc. Với cái nhìn của nhục nhãn của phàm phu, chúng ta chỉ thấy được những gì trước mắt, còn những chuyện thầm kín, tâm tư, quá khứ, tạo tác (nghiệp đã gây ra), tiền kiếp, v.vv.. chúng ta điều không nhìn thấy được.

“Bồ Tát sợ Nhân chẳng sợ Quả
Chúng Sanh sợ Quả chẳng sợ Nhân”

Như các hàng Bồ Tát, các ngài dùng Pháp Nhãn đã thấy trước được sự việc (Quả) nên các Nhân ác các ngài đã không trồng. Còn chúng sanh không thấy được “hậu Quả” nên cứ vun trồng nghiệp ác, đến khi quả báo đến thì lại than trời trách đất sao lai bất công. Đức Phật đã có dạy rằng: “nếu muốn biết nghiệp đời trước của chúng ta (nhân) thì hãy nhìn vào phước báochúng ta đang có ở hiện tại (qủa). Muốn biết nghiệp báo của tương lai (quả) thì hãy nhìn vào những tạo tác mà chúng ta đang làm hiện tại (nhân)”.

Luật Nhân Quả không mảy may sai lệch. Những người giàu có về vật chất, quyền uy thế lực, chưa chắc đã là sung sướng. Những của cải, uy quyền người ta đang hưởng là dó quá khứ người ta đã vun trồng giờ thì người ta đang hưởng. Còn những nghiệp ác bây giờ có thể đến “mùa lúa sau” khi người ta đã hưởng hết phước báo rồi thì mới trả quả ác. Biết đâu chừng lúc đó có người lại bảo sao trời lại quá bất công với những người này mà đâu biết rằng tất cả điều đã do người đó tạo nghiệp

Nói chung, Nhân quả được chia ra làm 4 loại:

  1. Đồng Thời Nhi Thục
  2. Dị Thời Nhi Thuc
  3. Biến Dị Nhi Thục
  4. Dị Loại Nhi Thục

Đồng Thời Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả xảy ra cùng vào một thời điểm. Ví dụ như ta cầm dao bị cắt đứt tay, cái nhân chơi dao, và cái quả là bị cắt tay liền ngay vào lúc đó.

Dị Thời Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả xảy ra vào 2 thời điểm khác nhau. Ví dụ như hút thuốc lá và bị ung thu phổi, cái nhân hút thuốc lá, nhưng phải cần một thời gian dài mới có kết quả là ung thư phổi

Biến Dị Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả có chênh lệch thay đổi vì tác động nhân duyên có thay đổi. Ví dụ như một vú đụng xe trên đường cao tốc, theo như lý thì với tốc độ này thì tai xế xe phải bị tử nạn, nhưng nhờ có cài dây an toàn (seat belt) nên tài xế chỉ bị thương mà không tử nạn

Dị Loại Nhi Thục: nghĩa là nhân và quả không giống nhau. Ví dụ cái nhân trộm cắp và cái quả là bị tù tội đánh đập chứ chưa hẳn là sẽ bị trộm cắp lại

Sở dĩ nhân quả có khác là vì bị “Duyên” tác động. Nếu ta đem một hột cam gieo trồng, theo lý nhân quảchúng ta sẽ hưởng được quả cam đấy. Tuy nhiên, nó còn tùy thuộc vào rất nhiều duyên tố khác trước khi quả cam được hình thành, ví dụ như thời gian, nước, nắng ấm, phân bón, người chăm sóc, v.vv.. Nếu như cây bị ngập nước, khô cháy v.vv.. thì quả cam vẫn không hình thành được. Vì từ nhân cho đến quả bị “Duyên” chi phối thế nên Nhân Quả có khác. Thế nên, nếu lúc trước lỡ làm việc ác thì vẫn có thể sám hối được. Với điều kiện là thật tâm sám hốichừa bỏ các tội ác xưa. Hãy nên vui vẽ trả nghiệp và đừng thối tâm làm việc thiện. Đến khi nghiệp trả xong thì tự nhiên sẽ gặt hái được những phước báo mà mình đã và đang gieo trồng.

“Tội từ Tâm khởi đem Tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm diệt thảy điều không
Thế mới thật là Chơn Sám Hối”


BÀI ĐỌC THÊM:
http://thuvienhoasen.org/a12015/09-luat-nhan-qua (Chánh Trực)
http://thuvienhoasen.org/a16192/quyen-3-nhan-qua-nghiep-luan-hoi (HT. Thích Thiện Hoa)
http://thuvienhoasen.org/a9581/nhan-qua-co-that-khong (Đào Văn Bình)
http://thuvienhoasen.org/a7295/28-phat-giao-co-tin-dinh-luat-nhan-qua-la-chinh-xac (HT. Thánh Nghiêm)
http://thuvienhoasen.org/a3552/05-nhan-qua (HT. Thích Thiện Hoa)




Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2418)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: