Một số nhân vật và tổ chức Đạo Phật dấn thân

05/03/20163:59 SA(Xem: 4466)
Một số nhân vật và tổ chức Đạo Phật dấn thân

Bàn tròn "đạo Phật dấn thân"
tại Trúc Lâm Thiền Viện, Villebon Sur Yvette,

ngày chủ nhật 10/1/2016

***

MỘT SỐ NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC ĐẠO PHẬT DẤN THÂN
Ambedkar, Mahaghosananda, Dalai Lama, Sivaraksa,
Glassman, Mạng lưới PT dấn thân
Trịnh Đình Hỷ

 

Ambedkar

Nói về Ấn Độ, ai cũng nghĩ ngay đến GandhiNehru, nhưng ít người biết đến Ambedkar, một nhân vật đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ấn Độ cận đại.

Bhimrao Ramji Ambedkar sinh năm 1891 tại Madhya Pradesh, là người con thứ 14 của một gia đình dân tộc mahar, thuộc tầng lớp " không được chạm tới " (intouchables, sau này gọi là dalits, có nghĩa là bị chèn ép). Họ " không được chạm tới " vì bị coi là ô uế, luôn luôn bị gạt ra ngoài lề xã hội, và sống trong những điều kiện ăn ở và vệ sinh rất tồi tệ.

Nhờ làm sĩ quan trong quân đội Anh, nên cha của Ambedkar vận động được cho các con mình đi học. Nhưng tại trường học, chúng bị kỳ thị, không được phép vào lớp học, và mỗi khi xin nước uống, phải nhận được nước đổ từ trên xuống bởi một người làm công.

Nhờ tư chất thông minh và được giới thiệu với maharadja tỉnh Baroda, Ambedkar nhận được một học bổng 3 năm tại ĐH Columbia, New York, sau khi tốt nghiệp ở Đại học Bombay, là một điều hãn hữu đối với người dalits. Sau đó, ông qua Anh học trường London School of Economics và trường luật Gray’s Inn.

Khi về nước sau 7 năm du học, Ambedkar đã trở thành một trong những người tài giỏi nhất Ấn Độ. Ông mở văn phòng luật sưcố vấn kinh tế tại Bombay, nhưng gặp nhiều trở ngại do sự kỳ thị thế cấp. Năm 1924, ông thành lập " Hội của những nạn nhân bị kỳ thị ", và bắt đầu hoạt động cho sự giải phóng những người dalits, với phương châmGiáo dục, vận động, tổ chức ".

Để khẳng định quyền của họ, ông dùng những hành động bất bạo động, như cùng với hàng ngàn người, đi bộ tới một đền thờ hoặc tới uống nước tại một hồ chứa. Quan điểm của ông và Gandhi về thế cấp hoàn toàn trái ngược với nhau : Gandhi cho rằng hệ thống thế cấp phải cải cách, nhưng không được hủy bỏ, vì sẽ gây đảo lộn xã hội, trong khi Ambedkar cho rằng hệ thống thế cấp phải hoàn toàn hủy bỏ vì " là gốc rễ của tất cả các bệnh tật của xã hội Ấn Độ ".

Năm 1932, khi chính phủ Anh theo đề nghị của Ambedkar thông báo việc thành lập một cử tri riêng biệt cho người dalits trong cuộc bầu cử Quốc hội, Gandhi kịch liệt phản đối bằng cách tuyệt thực trong tù. Cuộc tuyệt thực gây chấn động trong cả nước, và trước áp lực đến từ mọi nơi, Ambedkar bắt buộc phải nhượng bộ Gandhi,và ký thoả thuận dành riêng cho người dalits một số ghế, nhưng bầu bởi toàn thể cử tri.

Năm 1946, ông được Thủ tướng Nehru phong làm Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập. Được bầu làm Chủ tịch Ban soạn thảo Hiến pháp, ông là tác giả của phần lớn Hiến pháp, do đó người ta thường gọi ông là "cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ". Hiến pháp được ban hành năm 1950, trong đó các quyền căn bản của người dân được bảo vệ: quyền tự do tôn giáo, sự bình đẳng giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội; mọi hình thức kỳ thị, đối với các tầng lớp dalits cũng như phụ nữ, bị cấm ngặt .

Tuy nhiên, ông thất bại trong sự cố gắng cải tổ hoàn toàn Luật dân sự Ấn Độ, do sự chống đối mạnh mẽ của các phần tử bảo thủ. Bị phủ nhận bởi Quốc Hội, và bỏ rơi bởi Nehru, Ambedkar từ chức năm 1951.

Từ lâu, Ambedkar đã tuyên bố rằng ông sẽ không chết như một người Ấn Độ giáo, vì Ấn Độ giáo gây nên bất công giữa các thế cấp. Sau khi nghiên cứu nhiều đường hướng khác nhau (trong đó có thuyết marxisme), ông quyết định năm 1950 chọn lựa Phật giáo, vì tính chất bình đẳng của nó, như ông giải thích:

" Triết lý xã hội của tôi có thể gom lại trong 3 chữ: tự do, bình đẳng và tương thân. Nhưng đừng cho rằng tôi lấy triết lý đó ra từ Cách mạng Pháp. Không phải vậy. Triết lý của tôi bắt nguồn từ tôn giáo chứ không từ chính trị học. Tôi rút nó ra từ lời dậy của vị thầy tôi, là đức Phật ".

Theo ông, đạo Phật hơn tất cả các tôn giáo khác bởi vì nó dựa lên trí tuệ và sự hiểu biết, chứ không trên mê tín và sự siêu nhiên, và bởi vì thông điệp chính của đạo Phậttình thương, bình đẳngtự do.

Từ lúc đó, Ambedkar kêu gọi các tầng lớp dalits cải đạo theo đạo Phật. Tháng 10 năm 1956, một buổi lễ Qui y tập thể được cử hành tại Nagpur, với Ambedkar và hàng trăm ngàn người dalits. Sự kiện đó đã gây nên một tiếng vang lớn trong đời sống chính trị và xã hội Ấn Độ.

Tiếc thay, sức khoẻ của Ambedkar suy kém dần, và ông qua đời chưa đầy 2 tháng sau, vào lúc 65 tuổi. Dân dalits vô cùng thương tiếc ông và xem ông như một vị Bồ Tát.

Công trình lớn lao của Ambedkar tại Ấn Độ không có ai kế thừa, nhưng phong trào cải đạo theo đạo Phật do ông khởi xướng vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay. 

Maha Ghosananda

Sinh năm 1929 tại Takeo thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trong một gia đình nông dân, Thầy có chí tu hành rất sớm và thọ giới sa di vào 14 tuổi. Sau khi học tiếng pali tại một ngôi chùa làng, Thầy theo học trường Cao đẳng Phật học tại Phnom PenhBattambang, trước khi đi du học Tiến sĩ về pali tại Đại học Nalanda, Ấn Độ. Tên của Thầy tiếng pali, Maha Ghosananda, có nghĩa là: " sứ giả của niềm vui lớn ".

Maha Ghosananda được hướng dẫn bởi một số vị Thầy có uy tín nhất vào thời đó, đặc biệt Thầy Nichidatsu Fujii, và Trưởng lão Samdech Preah Sangharaja Chuon Nath.

Năm 1965, Thầy tới chùa Wat Chai Na, ở phía Nam Thái Lan, để học thiền định với Ajahn Dhammadaro, một vị Thầy nổi tiếng trong truyền thống " tu trong rừng ".

4 năm sau, trong khi Thầy còn đang tu hành tại đó, thì Hoa Kỳ bắt đầu thả bom trên Campuchia, nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Campuchia từ đó bị đắm mình trong cuộc nội chiến và sự phân rã xã hội.

Khi Khmer Đỏ năm được quyền lực năm 1976, thì Phật giáo Campuchia đi vào một thời kỳ đen tối nhất. Các tăng sĩ bị nghi ngờ và khinh miệt, coi như loài vô dụng, thuộc thành phần trí thức và chế độ phong kiến

Do chiến dịch khủng bố của Khmer Đỏ gọi là " Năm Zero ", các tăng sĩ bị đuổi ra khỏi tu viện, bắt buộc phải hoàn tục và đi làm ruộng, hoặc bị tra tấn và giết chết. Một số tăng sĩ bị bắt buộc phạm giới, dưới sự đe dọa của súng ống.

Khi thời kỳ Khmer Đỏ chấm dứt với sự xụp đổ của chế độ Pol Pot năm 1979, không còn bóng dáng một tăng sĩ nào tại Campuchia, và hầu hết các ngôi chùa ở trong một tình trạng đổ nát. Maha Ghosananda là một trong 3000 tăng sĩ Phật giáo còn sống sót, trên 60000 tăng sĩ trước kia. Cả gia đình Thầy, nhiều bạn hữu và đồ đệ của Thầy cũng đã bị tàn sát.

Năm 1978, Maha Ghosananda rời khỏi khu rừng ẩn cư tại Thái Lan, và đi xuống các trại tị nạn gần biên giới Thái-Campuchia để bắt đầu trợ giúp những người tị nạn đầu tiên đã chạy thoát.

Sự xuất hiện của Thầy tại các trại tị nạn gây nên một sự chấn động tâm lý lớn, đối với những người chưa từng gặp lại một tăng sĩ nào trong những năm qua. Họ đã khóc khi nghe Thầy tụng lại các bài kinh xưa, đã ăn sâu vào nền văn hóa truyền thống Campuchia. Thầy phân phát kinh Phật cho các người tị nạn, cũng như để an ủi và gây phấn khởi cho những kẻ đã bị nhiều khổ đau.

Trong suốt năm 1979, Thầy thành lập các ngôi chùa trong các trại tị nạn dọc biên giới Thái-Campuchia, và làm lễ thọ giới cho các tăng sĩ, mặc dầu bị quân đội Thái Lan ngăn cấm.

Năm 1980, Liên Hiệp Quốc mời Thầy làm một đại diện cho dân tộc lưu vong Campuchia.

Cũng năm ấy, Maha Ghosanandamục sư  Peter L. Pond thành lập " Công tác Liên tôn cho Hòa bình tại Campuchia " (Inter-Religious Mission for Peace in Cambodia). Họ cùng nhau tìm kiếm lại hàng trăm tăng ni còn sống sót rải rác tại các làng quê, để các vị này trở về tu hànhtrông nom các ngôi chùa Campuchia trên toàn thế giới. Năm 1980, chính phủ Thái Lan quyết định bắt buộc hàng ngàn người tị nạn phải hồi hương. PondMaha Ghosananda tổ chức một cuộc biểu tình chống lại việc cưỡng ép hồi hương đó tại trại tị nạn Sa Kaeo.

Năm 1988, Maha Ghosananda được bầu làm Tăng Thống (sangharaja), bởi một tập đoàn tăng sĩ Campuchia sống lưu vong ở Paris.

Năm 1992, Thầy dẫn đầu một cuộc diễn hành toàn quốc đầu tiên cho hòa bình, gọi là Dhammayietra, tại Campuchia, nhằm khôi phục lại niềm hi vọng và tinh thần dân tộc. Con đường đi bộ cho hòa bình đó dài 125 dặm, đi 16 ngày, qua những vùng đất còn rải rác mìn, đặt từ thời Khmer Đỏ. Mỗi năm một lần, Thầy lại dẫn đầu chuyến đi bộ này, trong nhiều năm trời.

Năm 1995, chuyến đi bộ gồm gần 500 tăng nicư sĩ Phật tử Campuchia được nhóm " Hành hương Liên tôn vì Hòa bình và Sự sống " nhập vào đi cùng. Cả hai nhóm đi từ biên giới Thái Lan xuyên qua Campuchia thẳng sang Việt Nam, và trong nhiều ngày phải đi bộ qua những vùng còn bị kiểm soát bởi Khmer Đỏ.

Maha Ghosananda đã đóng một vai trò chủ chốt tại Campuchia hậu Cộng sản, trong sự khôi phục lại tinh thần dân tộc và chấn hưng đạo Phật. Thầy được gọi là " Gandhi của Campuchia " và đã nhiều lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.

Thầy nhận được các giải thưởng Rafto Prize (1992), Niwano Peace Prize (1998) và Peace Abbey Courage of Conscience Award (1998) " Vì lời dậy của Thầy về bất bạo động, và công trình xây dựng chùa trên khắp thế giới, đã giúp dân tộc lưu vong Campuchia gắn liền với tôn giáo thấm nhuần hòa bình của họ ".

Thầy viên tịch năm 2007, tại Massachusetts, Hoa Kỳ, hưởng thọ 78 tuổi.


Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso

- Sinh năm 1935 tại Taktser, trong một gia đình nông dân tại một làng vùng núi thuộc tỉnh Amdo Tây Tạng, nay là tỉnh Thanh Hải, Trung quốc. Khi mới lên 3 tuổi, ngài đã được thừa nhậnhậu thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

- Năm 1950, một tháng sau khi quân đội Trung quốc bắt đầu tấn công Tây Tạng, ngài được tôn làm nhà lãnh đạo thế quyền và tâm linh của Tây Tạng. Một năm sau, ngài bắt buộc phải ký Hiệp ước 17 điểm công nhận chủ quyền của Trung quốc trên Tây Tạng, với cam kết Trung quốc không can thiệp vào quyền chính và tôn giáo Tây Tạng.

- Từ năm 1956, thái độ cứng rắn của Trung quốc gây nên sự chống đối và kháng cự của dân chúng, lan dần từ miền Đông sang các tỉnh thành. Cuộc nổi dậy tại Lhassa năm 1959 bị quân đội Trung quốc đàn áp một cách tàn bạo.

- Lúc đó, đức Đạt Lai Lạt Ma phải, cùng với một đoàn tùy tùng, vượt Himalaya, trốn sang Ấn Độ. Tại Dharamsala, ngài thành lập chính phủ lưu vong Tây Tạng, do ngài điều khiển cho đến năm 2011, khi ngài ngừng hoạt động chính trị để ủng hộ một chính thể dân chủ Tây Tạng.

Sự dấn thân của đức Đạt Lai Lạt Ma có thể nhìn dưới một số khía cạnh :

- 1) Cải cách xã hội Tây Tạng:

Ngay từ những năm 1950, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tìm cách hiện đại hóa Tây Tạng, vì ngài ý thức có nhiều bất công trong xã hội lạc hậu, cổ truyền thời bấy giờ. Ngài cho thực hiện một số cải cách quan trọng về  pháp lý, truyền thừa, thuế má, ruộng đất, nhằm mang lại công bằng xã hội. Tuy nhiên, những cải cách đó gặp nhiều cản trở từ chính quyền Trung quốc và các thành phần bảo thủ Tây Tạng.

Trong thời gian tị nạn tại Ấn Độ, ngài cùng với chính phủ lưu vong Tây Tạng cố gắng cứu trợ dân tị nạn và bảo tồn văn hóa Tây Tạng, bằng cách phát triển nông nghiệp, kinh tế, giáo dục, thành lập Đại họcxây dựng tu viện.

- 2) Tranh đấu cho độc lập, tự do, và nhân quyền của dân tộc Tây Tạng

Cho đến năm 1973, ngài kêu gọi cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng sau đó, ngài chỉ yêu cầu để cho Tây Tạng được quyền tự trị thực sự, theo như tên chính thức « Khu tự trị » được đặt ra. Và mặc dù chính quyền Trung quốc vẫn đàn áp dân Tây Tạng và tìm đủ mọi cách để đồng hóa, xóa bỏ văn hóatruyền thống Tây Tạng, ngài vẫn kiên quyết từ chối bạo động.

- 3) Kêu gọi cho hòa bình trên thế giới, và sự cảm thông giữa những con người

Ngài luôn luôn kêu gọi hòa bình, tức là giải quyết mọi xung đột bằng ngoại giao, bằng sự cảm thông, bao dungtôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng chiến tranh, bạo lực. Sự cảm thông phải bắt đầu giữa những con người, mang nguồn gốc dân tộc, văn hóa, tôn giáo khác nhau. Sự dấn thân cho hòa bình và cảm thông đó đã mang lại cho ngài giải Nobel Hòa bình năm 1989.

- 4) Xiển dương một đạo Phật thực tiễn, phù hợp với thời đại

Mặc dù thuộc vào trường phái Gelugpa của Kim Cương Thừa, nhưng đức Đạt Lai Lạt Ma luôn luôn trình bầy giáo lý cơ bản của đạo Phật, chung cho mọi trường phái, với một sự quan tâm đặc biệt là sự ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Lời dậy của ngài luôn luôn giản dị, dễ hiểu, nhẹ nhàng.

Ngay từ khi còn trẻ, ngài đã thích về khoa học, kỹ thuật, cho nên đạo Phật ngài xiển dương rất phù hợp với khoa học, sẵn sàng tiến hóa với sự hiểu biết của nhân loại. Theo ngài, « nếu khoa học chứng minhkinh điển nói sai, thì phải thay đổi kinh điển ». Ngài luôn luôn tìm cách bắc cầu giữa tâm linh và khoa học, chẳng hạn như thành lập « Viện Tâm thức và Sự sống» (Mind and Life Institute) để các nhà nghiên cứu tâm linh và khoa học trao đổi với nhau.

Về sinh đạo đức, thái độ của ngài cởi mở hơn đa số các lãnh đạo tôn giáo khác, như chẳng hạn như về hạn chế sinh đẻ, ngài nói: « không những phải chủ trương mà còn phải phát huy hạn chế sinh đẻ », hay về đồng tính, ngài thấy « điều đó tự nó không có hại gì, cho nên không có lý do gì gạt bỏ hay có thái độ kỳ thị đối với những người đồng tính ».

Điểm đặc biệt là, tuy là một nhà lãnh đạo Phật giáo, nhưng ngài chủ trương phát triển một nền đạo đức thế tục (chứ không phải tôn giáo), để có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Hiện nay, vào tuổi 81, đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn là một người tị nạn lưu vong, dân tộc và văn hóa Tây Tạng vẫn bị đàn áp nặng nề, với hiểm họa diệt vong. Tuy nhiên, ngài vẫn lạc quan và hi vọng cho tương lai xứ sở và thế giới, như trong thông điệp của ngài năm 2000:

"Xã hội nào cũng có những khác biệt và xung đột. Tuy vậy, chúng ta cần phát triển niềm tin rằng: đối thoại và tình thương là đường lối đúng đắn nhất để tránh bạo động. Trước thiên kỷ mới, điều mọi người cần thực hiệntăng cường tinh thần trách nhiệm đối với thế giới".


Sivaraksa

Sinh năm 1933 tại Thái Lan, ông được đào tạo tại Bangkok, rồi sang Anh du học, tốt nghiệp Đại học Lampeter (Wales), và trở về Thái Lan đầu thập niên 1960 giảng dậy tại hai Đại học ThammasatChulalongkorn.

Ông là sáng lập viên và chủ biên của " Tập san Khoa học Xã hội ", được xem là " tiếng nói trí thức của dân tộc Thái " và gây ảnh hưởng mạnh lên phong trào sinh viên thời đó. Năm 1968, ông thành lập " Quỹ Sathirakoses-Nagapradipa " về văn hóa truyền thống, và từ đó tập trung vào sự phát triển một mô hình lâu dài cho sự cải cách xã hội và kinh tế Thái Lan, bằng cách khởi xướng một số phong trào và tổ chức xã hội, từ thiện, giáo dục và sinh thái, như " Phong trào Tâm linh trong Giáo dục ".

Cuộc thảm sát biểu tình tại Đại học Thammasat và cuộc đảo chánh năm 1976 bắt buộc ông phải lưu vong trong 2 năm trời. Trong thời gian đó, ông đi du giảng tại các đại học Canada, Hoa Kỳ và Âu châu.

Từ đó, ông dấn thân tranh đấu cho hòa bình và bất bạo động, và tham gia vào các tổ chức hòa bình quốc tế.

 Năm 1984, sau khi xuất bản cuốn sách " Lật mặt nạ xã hội Thái ", Sivaraksa bị bắt giam và kết tội " khi quân ", tạo nên một sự phản đối quốc tế gây áp lực trên chính quyền để thả ông ra. Năm 1991, ông một lần nữa bị kết tội " khi quân ", sau một bài thuyết trình tại Đại học Thammasat về sự đàn áp dân chủ ở Thái Lan. Sivaraksa lại phải trốn khỏi nước và lưu vong cho đến khi tòa án quyết định cho ông trắng án năm 1995.

Năm đó, ông được trao giải thưởng " Chánh Mạng " (Right Livelihood Award) của Thụy Điển (một giải Nobel thay thế), và một số giải thưởng khác. 

Sivaraksatác giả của nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng mạnh lên giới trí thức và sinh viên, trong đó ông chỉ trích sự đàn áp dân chủ cũng như sự tham nhũng trong chính quyền.

Trong những tác phẩm quan trọng nhất của ông là: Tự truyện " Bất đồng về yêu cầu trung thành ", " Hạt giống Hòa bình: một cách nhìn của đạo Phật để đổi mới xã hội ", và " Xung đột, Văn hóa, Thay đổi: đạo Phật dấn thân trong một thế giới toàn cầu hóa ", ông trình bầy sự dấn thân của ông trên 3 lãnh vực :

1) Liên hệ giữa tôn giáo, xã hội và chính trị.

Sivaraksa chủ trương lấy những lời dậy căn bản của đức Phật làm phương tiện để cải cách xã hội. Về phía đạo Phật, theo ông khía cạnh xã hội cũng không thể bỏ qua, bởi vì đạo Phậtquan tâm đến đời sốngtâm thức của tất cả các chúng sinh ".

Năm 1962, trong khi chủ nghĩa cộng sản đang bành trướng tại Á châu, Sivaraksa nhận được tài trợ để thúc đẩy sự canh tân đạo Phật như là một phương tiện khác để thay đổi xã hội. Ông chủ trương hiện đại hóa các tu viện, nâng cao nền giáo dục tăng sĩ, và thay đổi Phật giáo để hội nhập thế giới hiện đại.

Đối với ông, chánh niệm, sự bao dung và sự liên đới với nhau, là những nguyên tắc có thể áp dụng được cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Ông chủ trương viết đạo Phật với một chữ ‘b’ nhỏ, để kêu gọi một đạo Phật không thể chế hóa, không dựa lên nghi lễ, huyền thoại và truyền thống. Vì tính chất tín ngưỡng có thể dẫn tới sự tự tôn và quá khích, cho nên tốt nhất là tránh xa nó, để tập trung vào những lời dậy căn bản của đức Phật.

Sự đối thoại giữa các tôn giáo đối với ông là một điều thiết yếu. Ông thành lập " Nhóm Điều phối cho Tôn giáo và Xã hội", trong đó bên cạnh các Phật tử, có cả người Công giáo, Tin LànhHồi giáo, với niềm tin rằng họ có thể cộng tác với nhau trong những công việc xã hội. Theo ông, " quan niệm rằng một tôn giáo này hay hơn tôn giáo khác chỉ là một điều không tưởng ".

Năm 2007, ông lên tiếng chống lại đề nghị trong hiến pháp mới lấy Phật giáo làm " quốc giáo ", cho rằng làm như vậy sẽ làm trầm trọng thêm cuộc xung đột tôn giáo tại miền nam Thái Lan.

2) Hòa bình và bất bạo động.

Đối với Sivaraksa, bất bạo động (ahimsa) không có nghĩa là không hành động. Ví dụ, nếu một người nhìn thấy một hành động bạo động mà không cố gắng ngăn chặn nó, thì điều này có thể được coi là một hành động bạo động, vì người đứng ngoài cuộc không hành động với lòng từ bi.

Ông sử dụng nguyên tắc bất bạo động như một lời kêu gọi hành động chống lại bất công xã hội, và xác định chiến lược để mang lại hòa bình lâu dài cho thế giới là: kiến tạo hòa bình, gìn giữ hòa bình và xây dựng hòa bình.

3) Môi trường.

Sivaraksa chủ trương bảo vệ môi trường bằng cách sống bền vững với môi trường, theo những nguyên tắc của đạo Phật. Ông nhấn mạnh vào " giá trị của sự đơn giản ", và gắn liền điều này với quan điểm " sống tự do không bị ràng buộc bởi những khoái cảm vật chấtgiác quan ", như lời dậy của đức Phật. Nguyên tắc của ông là từ chối sự tiêu thụ quá mức của xã hội hiện đại, và biểu dương đời sống tâm linh của con người.

Haut du formulaire


Bernard Glassman

Bernard Glassman (gọi thân là Bernie) sinh năm 1939 tại Brooklyn, New York, trong một gia đình Do Thái nhập cư từ Đông Âu, từ nhỏ đã có một khuynh hướng xã hội rõ rệt. Sau khi tốt nghiệp Trường Bách khoa Brooklyn, ông làm kỹ sư cho hãng hàng không McDonnell Douglas tại California. Ông cũng đậu bằng tiến sĩ toán học ứng dụng tại Viện Đại học California, Los Angeles. Ông năm nay 76 tuổi, góa vợ, có hai con và bốn cháu.

Khi ông 28 tuổi, Bernie bắt đầu tu học Zen với Thiền sư Taizan Maezumi, tại Trung tâm Zen Los Angeles, và nhiều Thiền sư khác tại Nhật Bản. 9 năm sau, ông trở thành giáo thọ và lấy tên là Tetsugen.

Năm 1980, khi ông 41 tuổi, Bernie thành lập Cộng đồng Zen New York tại khu Bronx, và trở thành một " doanh nhân xã hội ", với niềm tin rằng các doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, có thể vừa tạo ra lợi nhuận vừa phục vụ cộng đồng. Ông xây dựng dần một nhóm doanh nghiệp tên là Greyston Mandala, gồm tiệm bánh cao cấp Greyston, mang lại nhiều thu nhập, một dịch vụ hỗ trợ nhà ở, cho thuê căn hộ rẻ cho các gia đình vô gia cư, với trung tâm chăm sóc trẻ em, và một trung tâm y tế chăm sóc và cung cấp chỗ ở cho bệnh nhân bị nhiễm HIV. Ông dựa lên mạng lưới có-lợi-nhuận và không-lợi-nhuận này để cải thiện cuộc sống của người dân ở vùng tây-nam Yonkers, một thành phố bên cạnh Bronx, đông và nghèo, nạn nhân của thất nghiệp, ma túybạo động.

Năm 1994, vào tuổi 55, Bernie thành lập Dòng Zen Peacemaker, cho các thiền sinh dấn thân cho hòa bình và công bằng xã hội. Năm sau, ông nhận ấn chứng từ sư phụ của mình, trở thành Roshi Bernie, rồi nhận trách nhiệm lãnh đạo tinh thần Dòng Mận Trắng (White Plum Order), gồm hàng trăm Nhóm và Trung tâm Zen tại Hoa Kỳ, Châu Mỹ La Tinh và châu Âu, đồng thời giữ chức Hội trưởng đầu tiên của Hội Phật giáo Zen Soto châu Mỹ. Tăng thân của ông có cả các mục sư Thiên Chúa, tu sĩ Do Thái, Hồi giáo Sufi và các nhà vận động cho hòa bình đa tín ngưỡng.  Từ đây, ông ngừng công việc điều khiển Greystone, để hiến trọn thời gian cho việc giảng dậy Thiền, đồng thời phát triển Dòng Peacemaker Zen.

Năm 2006, ông trao chức chưởng môn cho sư đệ Roshi Merzelhoàn tục để làm cư sĩ giáo thọtiếp tục lãnh đạo phong trào Peacemaker.

Rất sớm, khái niệm Zen Peacemaker ban đầu đã được mở rộng, để trở thành một mạng lưới quốc tế liên tôn, Cộng đồng (Community) Peacemaker, dựa vào sự kết hợp đời sống tâm linh và hành động xã hội, thông qua ba nguyên tắc: 1) không-biết, nhằm xả bỏ các định kiến về cá nhânvũ trụ; 2) làm nhân chứng cho niềm vui và nỗi khổ của thế gian; 3) và thể hiện tình thương đối với chính mình và mọi người.

Đối với ông, theo đạo Phật là " thấy mình như một cơ thể đồng nhất của sự sống, không xem ai là khác biệt, và chống lại mọi chia rẽ (kỳ thị, bất công), bằng mọi phương tiện: chính trị, kinh tế, y tế, nghệ thuật. Người Phật tử phải dùng mọi phương tiện đó để tự giải thoát khỏi cái ta. Tất cả là thuốc độc khi lấy ta làm trung tâm điểm. Và tất cả là việc thiện khi hành động không vì cái ta ".

Bernie cũng nổi tiếng vì những khoá " nhập thất ngoài đường ": ông và các thiền sinh chuyển những buổi thiền tập ra ngoài đường phố, để sống trong một vài tuần cùng với những người vô gia cư, bên cạnh họ và giống như họ.

Ông cố gắng tạo ra những cơ hội để những người rất khác biệt gặp gỡ nhau và làm việc chung với nhau. Từ 1996, ông và Dòng Peacemaker tổ chức những khóa nhập thất liên tôn tại trại Auschwitz, Ba Lan, tụ tập những người như: tù nhân còn sống sót, người tsigan, con cháu sĩ quan SS, từ mọi nơi tới. Họ rất khác biệt nhau, nhưng vào cuối khóa nhập thất, sau khi lắng tai nghe, nói chuyện với nhau, làm nhân chứng cho sự khủng khiếp của Auschwitz, họ dường như chỉ còn là " một ", một cộng đồng. Những khóa nhập thấtAuschwitz đã được hưởng ứng nhiệt liệt và đã trở thành mô hình đáng theo, tại những nơi mà trong quá khứ đã xẩy ra những cuộc xung đột, gây nhiều hận thù, khổ đau, giữa các cộng đồng (Irlande, người da đỏ Mỹ châu, Do Thái, các nhà tù…).

Đối với các tôn giáo, ông cho rằng mọi truyền thống tâm linh đều giống nhau, chỉ khác nhau về hình thức, và những khác biệt đó cần thiết trong xã hội, cũng như những người vô thần. Cũng như đức Đạt Lai Lạt Ma, ông cảm thấy cả vũ trụ là một cơ thể đồng nhất, và có thể người ta đang trên con đường tìm kiếm một giá trị tâm linh vượt khỏi các tôn giáo.

Tuy nhiên, ông cho rằng có những khía cạnh đen tối của tổ chức tôn giáo phải được cảnh báođề phòng: chiến tranh tôn giáo là một bệnh nặng, giáo phái độc tôn là một sai lầm lớn, và tôn giáo có thể lôi cuốn người ta như một chất ma túy, với những kẻ lợi dụng nó để điều khiển quần chúng, do đó phải luôn luôn giữ tinh thần tự do và phê phán.


Mạng lưới Phật tử Dấn thân

Hiện nay, đa số các Phật tử dấn thân hội tụ lại trong hai tổ chức quốc tế: " Ái hữu Phật tử cho Hòa bình " đặt trụ sở tại Mỹ, và " Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân " đặt trụ sở tại châu Á.

- " Ái hữu Phật tử cho Hòa bình " (Buddhist Peace Fellowship, BPF) là một mạng lưới Phật tử dấn thân thành lập năm 1978 bởi Thiền sư Robert Baker Aitken, đặt trụ sở tại Oakland, Hoa Kỳ, lúc đầu chống lại vũ khí hạt nhân và thuyết chủ chiến, sau đó hoạt động cho nhân quyền, và hiện nay nhằm 3 mục đích: công bằng chủng tộc, thay đổi khí hậu và chống chiến tranh, bằng bất bạo động và theo giáo lý của đạo Phật: 3 Pháp ấn, 4 Sự thật và 5 Giới. Đa số thành viên là theo Thiền tông, và cơ quan ngôn luận của họ trên mạng là " Turning Wheel "(Chuyển Luân).

- " Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân " (International Network of Engaged Buddhists, INEB) là một hội đoàn Phật tử thành lập năm 1989 bởi Sulak SivaraksaTeruo Maruyama, đặt trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, liên kết các Phật tử dấn thân trên thế giới, hiện nay trong 30 nước chủ yếu ở Á châu, nhưng cũng ở Âu, Mỹ và Úc châu. Mục tiêu của họ là hoạt động cho hòa bình, chống lại thuyết chủ chiến và mọi bất công xã hội, tranh đấu cho nhân quyền, quyền phụ nữ, cho sự bao dungtôn trọng khác biệt, cũng như cho môi trường. Mặc dù là một hội đoàn Phật tử, nhưng cũng có một số thành viên theo tôn giáo khác, tham gia trong các chương trình liên tôn của hội. INEB tổ chức một hội nghị quốc tế 2 năm một lần.


Các bài khác trong cuộc hội thảo:
Hội thảo bàn tròn về đạo Phật dấn thân (Phạm Phi Long)
Một số nhân vật và tổ chức Đạo Phật dấn thân (Trịnh Đình Hỷ)
Ý nghĩa của " đạo Phật dấn thân " (Trịnh Đình Hỷ)
Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Tại Việt Nam Và Tại Các Nước Trung Quốc, Nhật Bản (Như Bằng)


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.