Hôn nhân khác đạo

22/07/20233:35 SA(Xem: 30353)
Hôn nhân khác đạo

HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO


honhan-contentCon xin chào thầy!

Con năm nay con được 28 tuỗi, hiện tại con đã ra trường và đang làm việc tai Mỹ. Qua sự tìm hiểu con có quen một bạn Nữ rất đáng yêu, bạn Nữ cũng đã ra trường và đang làm việc tại Đức. Trong quá trình tìm hiểu tụi con đã có cảm tình với nhau.

Ban Nữ con quen là một người rất yêu thích Đạo Phậtgia đình bạn ấy cũng vậy. Gia đình con thì Bố con hồi trước có theo đao Phật và Mẹ con thì theo đạo Công Giáo. Bố con rất thương mẹ con nên đã quyết định theo đạo Công Giáo vì Bố, Mẹ con nghĩ chỉ nên theo một đạo trong một gia đình thôi. Hiện tại gia đình con là đạo công giáo nhưng bố và mẹ con luôn tôn trọng cac Đạo khác cũng như là Đạo Phât. Gia Đình con nghĩ là Đạo tại Tâm chỉ cần có Đạo Đức là bố mẹ con luôn luôn tôn trọng

Con và bạn Nữ có nói chuyện về tôn giáo của mỗi gia đình và trong lúc bạn Nữ về Viet Nam đã có lên chùa để hỏi một thầy tại chùa xem tuổi cho tụi con và hỏi là chúng con có tiếp tục mối tình này không. Bạn Nữ có nói lại với con là vì gia đình con là đạo Công Giáo nên thầy nói không nên quen nhau nữa. Con rất buồn và thất vọng. Từ lúc quen bạn Nữ con cũng tìm hiểu về Đạo Phật rất nhiều và con cũng rất thích. Con tin vào nhân quả nhưng con không có niềm tin vào xem tuổi cũng như là xem tương lai cho ai cả.Con cảm nhận đạo chính là một phương tiện, một người thầy để giúp mỗi người hoàn thiện hơn. Con thấy Đức Phật là một người rất từ bi và con rất kính trọng ngài vì con nghĩ nhờ có Đức Phật nên rất nhiều người đã trở nên tốt đẹp hơn. Lúc xưa ngài cũng đã nói là con người không vì xuất thân mà cao quý mà là vì hành động mà cao quý. Con nghĩ nếu con và bạn Nữ yêu thương nhau chân thành và con cũng đồng ý ngồi xuống cùng bạn ấy tìm hiểu về một đạo và sẽ chỉ theo một đạo sau này mà thôi thì có sai không thầy?. Bạn Nữ có nói với con là bạn ấy rất mệt mõi vì thầy trong chùa và mẹ của bạn Nữ khuyên bạn ấy là không nên quen con nữa. Hiện giờ con rất là bế tắc và không biết là phải nên nói với bạn nữ như thế nào. Xin thầy hãy giúp cho tụi con lời khuyên.

Mong hồi âm của thầy,

 

 


Chào hai anh chị,

Ngày xưa, một số tôn giáo đã khắt khe ngăn cấm các tín đồ mình kết hôn với người “ngoài” tôn giáo. Sự cấm đoán như vậy dựa trên một kinh nghiệm, đó là sự khác biệt niềm tin tôn giáo, tạo nên những trở ngại có ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc lâu dài của hai người yêu nhau. Có những người Kitô Giáo lấy vợ hay chồng là Phật Giáo hay ngược lại, sau nhiều năm chung sống, đều cho rằng hôn nhân hỗn hợp là một sai lầm đối với họ do vấn đề họ gặp phải vì những bất đồng tôn giáo nhất là về việc giáo dục con cái trước tuổi thành niên.[01]

Mới đầu khi yêu nhau họ chỉ muốn sống chung với nhau mà không nghĩ tới hướng giải quyết khi hai người có con. Lời giao kết "đạo ai nấy giữ" thuở ban đầu ấy là chỉ dành cho vợ chồng, nhưng con của họ thì sao? Theo cha hay theo mẹ? Ai mến đạo thì cũng muốn con mình theo đạo truyền thống của ông bà cha mẹ mình, phải tranh thủ hướng dẫn cho con ngay từ khi còn bé nhỏ. Nếu cha mẹ thoáng hơn, cởi mở hơn thì khi tới tuổi trưởng thành cho con được tự quyền lựa chọn tôn giáo, quyết định số phận của cuộc đời, nhưng nếu đứa con, mặc dù đã đủ lớn khôn để nhận thức nên theo đạo nào, lại ngặt nỗi sợ mất lòng cha hoặc mẹ thì càng rắc rối hơn. Thật là nan giải..

Đối với người Phật Giáo ngày nay, nhất là những tín đồ Phật giáoTây Phương phần đông chủ trương đạo ai nấy giữ, cố gắng hiểu biếttôn trọng tôn giáo của người phối ngẫu và không đem hôn nhân làm một áp lực bắt người phối ngẫu đổi đạo. Sự cưỡng bách hay khuyến dụ bỏ đạo không thể thấm sâu vào lòng người, mà lại phát sinh ẩn ức. Với con cái, không bắt ép chúng đi chùa hay đi nhà thờ, không ép buộc chúng phải quy y hay rửa tội mà đợi chúng đến tuổi trưởng thành, cho chúng tự quyền quyết định nên theo tôn giáo nào. 

Đối với người Công Giáo, trước thời Công Đồng Vatican II trong thập niên 1960, nếu một người Công Giáo quyết định lấy một người không-Công Giáo, Giáo Hội mạnh mẽ yêu cầu họ “trở lại đạo” trước khi làm đám cưới. Nếu người ấy không chịu “trở lại đạo”, thì họ được yêu cầu phải đồng ý nuôi nấng con cái trong đức tin Công Giáo. 

Ngày nay (sau Công Đồng Vatican II),  trên nguyên tắc, Giáo Hội Công Giáo không bắt buộc sự “trở lại đạo” của người không-Công Giáo, cũng như người không-Công Giáo không bị bắt buộc phải đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dưỡnggiáo dục con cái trong đức tin Công Giáo. 

Tuy nhiên, thực tế cho biết, “theo giáo luật Công Giáo, người Công Giáo kết hôn với người chưa rửa tội (không-Công Giáo) thì hôn nhân ấy không thành sự hay bị rối. Theo khoản 1086 trong Bộ giáo luật hiện hành của giáo hội Công Giáo, nếu không muốn bị rối trong tình trạng ấy thì phải xin phép chuẩn dị giáo (dispensation for disparity of cult) của Đức Giám Mục địa phận. Để được phép chuẩn cho hôn nhân dị giáo hầu ‘đạo ai nấy giữ’, khoản 1126 trong giáo luật cũng quy định phải có 3 điều kiện : (1) Bên Công Giáo hứa phải giữ trọn đức tin của mình, đồng thời cố gắng rửa tội và giáo dục con cái theo đức tin công giáo. (2) Thông tri cho bên không công giáo biết những điều mình hứa và bị lương tâm ràng buộc. (3) Cả hai phải được học hỏi về mục đíchđặc tính căn bản của hôn nhân theo giáo lý công giáo”.[2] [3]

Thật ra, việc hôn nhân với người khác tôn giáo theo cách nhìn của những người Công Giáo cũng có những điểm tích cực nhất là trên phương diện truyền giáo, “nếu khi có tình yêu với người khác đạo, ta nên dùng chính cơ hội này để giúp cho người mình yêu tin và sống theo Chúa Kitô, gia nhập Giáo Hội Ngài…”[3] Đó là chưa kể đến việc truyền giáo cho con cái khi chúng nó ra đời. 

Xét hai quan niệm hay hai đường hướng giải quyết vấn đề kết hôn với người khác tôn giáo, giữa Phật Giáo và Công Giáo vẫn còn có nhiều điểm khác biệt, khó có thể dung hoà hay hiệp thông được. Bên Công Giáo vẫn yêu cầu người Công Giáo muốn kết hôn với người ngoài đạo phải có “phép chuẩn” của Toà Giám Mục sở tại mới cho kết hôn và phải “cố gắng rửa tội và giáo dục con cái theo đức tin Công Giáo”. Bên Phật Giáo, ngược lại, không muốn con cái phải rửa tội mà không biết một chút gì về tôn giáo mình theo…và cũng không bắt buộc chúng phải quy y vì chúng còn quá nhỏ, không biết gì về Phật, Pháp, Tăng.

Vì thế, anh chị và các bạn trẻ khác đang là Phật tử, đang là Kitô hữu sắp yêu, đang yêu và sẽ tính đến chuyện kết hôn với nhau hãy nghiên cứu thật kỹ quan niệm của cả hai bên về vấn đề này. Nếu có đủ sáng suốt, đủ để thấy là mình không thể sống với một vài khác biệt nào đó của người khác, thì ngay tự bây giờ (trước khi kết hôn) thật quan trọng để thú nhận và bàn thảo kỹ lưỡng với nhau là có nên kết hôn hay không. Nếu cần phải lựa chọn thì cách hay nhất (nếu có khả năng) vẫn là làm sao cả hai người và con cái ra đời về sau được sống trong tinh thần hiểu biếtquý trọng cả hai tín ngưỡng. Phải hiểu đức tin Công Giáo cũng như đức tin Phật Giáo đều là những (không phải một) “viên ngọc vô giá” nên cần được chia sẻ cùng nhau giữa vợ chồng và con cái. Nếu như cảm thấy không đủ khả năng cam kết và cùng nhau thực hiện việc sống trong tinh thần hiểu biếtquý trọng tín ngưỡng của nhau thì hãy cùng nhau vui vẻ chấp nhận chia tay từ bây giờ để kết hôn với người cùng đạo, dù sao vẫn hay hơn và dễ có hạnh phúc hơn.

Cả hai anh chị phải tự quyết định hướng đi của chính mình, không thể giao phó đời sống lứa đôi của mình cho bất cứ ông Thầy nào hay một vị thày bói nào. Lời dạy của ông thầy mà hai anh chị đề cập đến trong thư không đáng tin cạy vì (thứ nhất) Đạo Phật cấm không cho các vị tu sĩ xem tuổi, xem sao đoán hạn vì đó là mê tín. (thứ hai) chỉ vì gia đình anh là đạo Công Giáo nên ông thầy nói "không nên quen nhau nữa" là một lời khuyên võ đoán, hàm hồ, không có cơ sở.

Còn việc anh chị hỏi nếu như hai người chỉ theo một đạo mà thôi thì có điều gì sai không. Chúng tôi có thể trả lời ngay cho anh chị là không có điều gì sai hết nếu như cả anh và chị không đem hôn nhân làm một áp lực bắt người yêu phải đổi đạo. Anh chị nên nhớ là một trong những yếu tố cơ bản để cấu thành cuộc hôn nhân bền vững ngoài tình yêu là sự hiểu biếttôn trọng lẫn nhau. Việc từ bỏ tôn giáo của mình để theo người yêu phải là việc  xuất phát từ tinh thần tự giác, tự nguyện và lòng tôn trọng lẫn nhau.

Chúc anh chị an vui hạnh phúc lâu bền.
Mời anh chị xem thêm 4 video clip dưới đây của quý thầy Thích Nhất Hạnh và Thích Nhật Từ nói về hôn nhân khác tôn giáo:

 

BBT/TVHS

Chú thích:
[01] http://thuvienhoasen.org/p81a5157/1/cac-cap-hon-nhan-hon-hop-gap-kho-khan-trong-doi-song-ton-giao-tai-mien-dien 
[02] http://thuvienhoasen.org/p81a5162/1/thu-hoi-cua-mot-nu-kito-huu-va-tra-loi-cua-linh-muc-da-minh-tran-quoc-bao 
[03] http://thuvienhoasen.org/p81a5165/1/hon-nhan-voi-nguoi-khac-ton-giao-nha-tho-chinh-toa-saigon 










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2023(Xem: 2196)
01/04/2023(Xem: 5204)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.