Khi cánh chim lưu đày bay cao

18/10/20163:46 SA(Xem: 8281)
Khi cánh chim lưu đày bay cao
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HƯƠNG SEN TINH KHIẾT 
Thích Nhuận Châu dịch

PHẦN II :
PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14 TENZIN GYATSO

KHI CÁNH CHIM LƯU ĐÀY BAY CAO

L.N.D:

 Cuộc phỏng vấn nầy được thực hiện bởi Mike Hellbach, do Sherpa Tulku phiên dịch tại Pháp hội lần thứ hai, vào ngày 5-8 tháng 11 năm 1982 tại New Delhi, Ấn Độ. Nội dung nầy đã được ấn hành lần đầu tiên bởi Trung tâm Tuśita Mahāyāna Meditation ở New Delhi, 1982.

 

Hỏi: Kính thưa Ngài, ngay ở Dharamsala và cũng như từ những cuộc viếng thăm gần đây, Ngài đã tạo được những mối quan hệ mật thiết đối với người phương Tây, là giới đang quan tâm sâu sắc đến truyền thống tâm linh của Phật giáo Tây Tạng. Bất luận khi nào Phật pháp được hấp thụ vào một xã hội mới, thì nó luôn luôn được phát triển, định hình để có ảnh hưởng lớn lao đến tâm thức con người. Điều gì nên và điều gì không nên phát triển và định hình, riêng trong phạm trù Phật pháp ở phương Tây?

Đạt-lại Lạt-ma: Cơ bản nguyêntu tập Phật pháp không bao giờ thay đổi. Chẳng hạn, nền tảng của Bồ-đề tâm[14]

(thể hiện lòng vị tha cho đến khi đạt được quả vị Phật như một phương tiện làm lợi ích cho tất cả chúng sinh), và Tính không[15] (bản thể tối thượng của tâm và pháp giới) đều luôn luôn cần phải được thông qua  tu tập. Tuy nhiên, để đạt đến tinh yếu của các pháp tu nầy, chi tiết thứ yếu – như trình tự của phương pháp đang áp dụng, những khía cạnh chi tiết của việc quán chiếu mà người ta đang ứng dụng – sẽ phải được định hình rõ để xứng hợp với các dạng tinh thần khác nhau mà con người đã được thọ bẩm.

Có nhiều sự khác nhau trong phương pháp thực hành của Phật giáo Ấn ĐộPhật giáo Tây Tạng cổ đại, nhưng tinh yếu của Bồ-đề tâm, cốt tủy của Phật giáo Đại thừa thì đồng nhất. Sự khác nhau chỉ là bằng cách nào để Bồ-đề tâm được biểu hiện mà thôi. Ngay cả đối với Ấn Độ, cũng đã có nhiều phương pháp thể hiện. Chẳng hạn phương pháp »Chuyển hóa ngã ái bằng cách yêu thương mọi người« được Tịch Thiên[16] dạy trong tác phẩm quan trọng của Ngài là Nhập Bồ-đề hành luận (bodhisattvacaryāvatāra) và »Phương pháp lục nhân nhất quả« (the method of six causes to on effect) được A-đề-sa[17] dạy trong tác phẩm Bồ-đề đạo đăng – (Bodhi­pa­thapradīpa). Những kỹ thuật khác nhau nầy nhắm đến sự thích hợp cho những căn cơ khác nhau, vừa nhắm đến sự phát triển Bồ-đề tâm giống nhau, và toát yếu phương pháp thực hành lục độ[18].

Thế nên, những chi tiết của các phương pháp tu tập đa dạng có thể có sự khác nhau để phù hợp với tâm hồn của người Tây phương, và không những chỉ phù hợp với tâm hồn người Tây phương nói chung mà còn phải thích hợp với từng căn cơ cá biệt của người tu tập.

Hỏi: Tất cả các bậc Đạo sư lớn đều nhấn mạnh tầm quan trọng phải có một đạo sư tâm linh để giúp người tu tránh được nhầm lẫn về mặt giáo pháp và cả về mặt kinh nghiệm thiền quán. Không may, hiện nay có rất ít chân sư mà lại có rất nhiều người muốn tu học. Những người nầy có nên đọc một cẩm nang về thiền rồi theo đó tu tậptốt hơn chăng?

Đạt-lại Lạt-ma: Điều nầy có thể được. Đi sâu vào một pháp thiền nào đó cao hơn thì rất nguy hiểm nếu không được một vị chân sư hướng dẫn, nhưng với pháp thiền quán đơn giản, như quán chiếu sự vô thường, lòng từ và bi hay nhằm phát huy định lực thì rất tốt.

Khi chưa gặp được chân sư, tốt hơn hết là mình nên tự giới hạn trong các pháp thiền quán đơn giản.

Hỏi: Nhiều người muốn dấn thân vào việc tu tập nhưng cảm thấy ảnh hưởng đến thời gian và công việc mưu sinh cho gia đình... Liệu có thể chuyển hóa sự bận tâm nầy vào trong nguồn suối tâm linh?

Đạt-lại Lạt-ma: Cách xử lý chính đáng cần phải thể hiện là lòng yêu thươngBồ-đề tâm. Rất khó giải thích Bồ-đề tâm một cách vắn tắt mà vẫn chính xác. Có lẽ đó là động lực muốn cứu giúp chính mình bằng cách cứu giúp những người khác. Phong cách xử sự độc đáo nầy được gọi là Bồ-đề tâm, là cốt tủy của Phật giáo Đại thừa.

Để có được những biểu hiện của đời sống tâm linh thường nhật, lòng từ bi phải được phối hợp với mọi hoạt động trong đời sống hàng ngày. Có một số thiền pháp không thể thực hành khi các bạn đang làm việc, chẳng hạn khi đang làm trong xí nghiệp, nhưng thực tập từ bi quán thì có thể được. Nếu các bạn nỗ lực một cách chân thành, thì Phật pháp luôn luôn được thể hiện.

Hỏi: Phật pháp mà người Tây Tạng tu tập liên quan nhiều đến pháp thiền quán về vô số biểu tượngthần linh. Ngài có thấy từ điều nầy sẽ phát sinh một số vấn đề sẽ phải đối chiếu như quan niệm nhất thần giáo của người Tây phương?

Đạt-lại Lạt-ma: Điều nầy tùy thuộc vào đặc tính của từng cá nhân. Một số người rất thích những vị thần nầy... (cười). Mỗi người phải tự chiêm nghiệm giáo pháp nào khế hợp với mình nhất.

Hỏi: Một số người cho rằng nên có sự thay đổi những biểu tượngthần linh nầy để thích nghi với truyền thống văn hóa của riêng họ.

Đạt-lại Lạt-ma: Điều nầy không nên. Nếu các bạn đã hành trì theo Phật pháp, thì những vị thần biểu tượng cho thiền định, chắc hẳn phải có ấn tượng mạnh mẽ liên hệ với giáo lý Phật giáo Kim cang thừa[19]. Họ không thể lập ra một cách tùy tiện, cũng không thể pha trộn với những pháp tu khác. Điều tốt nhất là hành trì một cách tinh tấn pháp môn thích hợp nhất đối với các bạn. Nếu các bạn đã chọn Phật pháp, thì hãy thực hành một cách thuần nhất. Rồi các bạn sẽ đạt được kết quả, thì đó là điều rất tốt. Còn nếu các bạn pha trộn giáo lý nầy với truyền thống khác trong khi tu tập, thì kết quả thế nào, các bạn không nên đổ lỗi cho Phật pháp.

Trong Phật giáo, vị có năng lực thiền định tối cao nhất là Đức Phật. Nếu các bạn thích những truyền thống khác, thì hãy thử. Còn nếu không, đơn giản là hãy làm Phật.

Hỏi: Có phải »sự ưa thích« nầy như là một thiên hướng của nghiệp lực?

Đạt-lại Lạt-ma: Để hiểu rõ về nghiệp, phải biết rõ nhiều điều. Có nhiều điều phải hiểu về nghiệp lực. Đạo Phật nói về biểu nghiệp và vô biểu nghiệp, thường kết hợp chung với ý thức, hoàn cảnh và đó là cách tạo nên nghiệp lực của con người. Đây là những yếu tố chính quyết định con đường mà ta nên theo.

Hỏi: Nhiều người Tây phương dịch kinh từ tiếng Tây Tạng nhấn mạnh rất nhiều đến khía cạnh bên ngoài hơn là những vấn đề nội tại của lĩnh vực huyền bí tâm linh. Làm thế nào để tránh được khuynh hướng nầy trong văn học Phật giáo Tây Tạng, khi kinh văn Mật tông lại được phiên dịch trực tiếp từ tiếng Phạn (san­skrit) sang tiếng Tây Tạng?

Đạt-lại Lạt-ma: Dường như điều nầy không phải là một vấn đề nổi cộm quá mứcTây Tạng. Tuy nhiên, chắc chắn đã có nhiều người đã không vận dụng tương ứng giáo pháp trong phong thái tinh thần. Trên thực tế, bất kỳ hành giả Mật tông nào vận dụng phương pháp nầy vào những mục đích như chống phá kẻ thù thì đó không phải hành giả tâm linh chân chính. Dù muốn hay không, một người thực sự là hành giả tâm linh phải được xác định bởi lợi lạc lâu dài do sự tu tập của họ mang lại, không phải do ở phương pháp hành giả ấy sử dụng.

Phật giáo Kim cương thừa  truyền dạy Mật chú để giúp cho chúng sinh đạt được giác ngộ, chứ không cung cấp cho họ một dụng cụ để hãm hại người khác. Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng Mật tông là một giáo lý bí mật. Nếu giáo lý nầy ở trong tay của những ai không có Bồ-đề tâm và không có những phẩm tính khác thì có thể rất nguy hiểm và chẳng có lợi ích gì cho ai cả.

Trong một luận giải về »Văn-thù-sư-lợi nhất thiết chú[20], có một mẩu chuyện về một người bà-la-môn tên là Kanaka, là một hành giả tu luyện Diệm ma thần chú[21]. Mặc dù ông ta là một hành giả với định lực thiền quán rất mạnh mẽ, nhưng ông ta vẫn đọa vào địa ngục. Khi thực hành, ông ta mong sẽ đạt đến sự giác ngộ, nhưng ngược lại, ông đã bị tai họa. Trong một luận giải khác, Bí mật tập hội tantra[22] cũng nhấn mạnh vào điểm nầy.

Bất cứ những sự kiện nào xảy ra ở Tây Tạng theo ý nghĩa nầy đều không tốt và dù bất kỳ điều gì mọi người khác ưa thích cũng không đúng.

Hành giả Mật tông chân chính phải tự hứa là không bao giờ thi triển bất kỳ một pháp thuật nào mà họ có được. Theo giới luật của người xuất gia, dù là một A-la-hán, cũng không được tiết lộ cho người khác quả vị mình đã chứng đắc. Trong Mật thừa cũng như vậy, nếu hành giả chỉ vì tiểu tiết mà thi triển pháp thuật, dù hành giả ấy có đạt được một phẩm tính nào đó, thì nền tảng tu tập của hành giả ấy sẽ bị thoái hóa dần.

Hỏi: Trong tất cả các phương pháp tu tập của Phật giáo, Mật tông đã thu hút được người Tây phương nhiều nhất, đó không còn là những pháp thực hành mật tông sơ cơ nữa, mà rất cao cấp. Pháp thực tập »thành tựu vị«[23] là pháp thiền quán về những luân xa[24] và đạo quản[25] tương giao với nhau. Những pháp được ưa thích nầy có điều gì lợi và bất lợi, và pháp thực hành Mật tông sơ cơ là gì?

Đạt-lại Lạt-ma: Rất hay khi người Tây phương có niềm say mê với pháp tu »Thành tựu vị«. Tuy nhiên, áp dụng pháp tu nầy sẽ có ít hiệu quả nếu trước hết không có được thành quả trong khi thực hành theo pháp »tạo tác vị«[26] trong đó, cảnh giới thiền định được phát huy và oai nghi của hành giả trong nghi quỹ mật chú đã chín muồi qua các phương pháp thiền quán về sự huyền diệu của hệ thống mạn-đà-la. Hơn thế nữa, điều quan tâm này nên được khởi phát từ nền tảng là động cơ muốn làm lợi ích cho mọi chúng sinh. Đó là điều tiên quyết khó khăn nhất. Nếu sự quan tâm đến pháp tu nầy chỉ phát xuất từ sự hiếu kỳ tầm thường thì sẽ thiếu đi nền tảng phát tâm chân chính.

Thiền quán về »Thành tựu vị« trong Mật thừa có thể rất nguy hiểm, có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong cho những hành giả yếu kém căn cơ. Y dược không thể nào chữa trị được bệnh hoạn phát sinh do tu tập pháp nầy không đúng, chỉ có chất hóa giải duy nhấtáp dụng chính xác một pháp thiền quán đặc biệt.

Hỏi: Xin Ngài giải thích vắn tắt điều khác nhau giữa Mật thừa Ấn Độ giáo[27] và Mật thừa Phật giáo

Đạt-lại Lạt-ma: Rất khó để hiểu được toàn vẹn sự khác nhau ấy. Tuy nhiên, nói vắn tắt, có sự khác biệt về cả hai phương diện thực hành và triết lý.

Về mặt thực hành, Mật thừa Phật giáo căn cứ trên động lựcBồ-đề tâm (bodhicitta) trong khi Mật thừa Ấn Độ giáo lại thiếu chất liệu đó.

Về phương diện triết lý, Mật thừa Phật giáo lập nền tảng trên lý thuyết vô ngã (anātman), trong khi Ấn Độ giáo căn cứ trên lý thuyết về một bản ngã tồn tại thực sự[28]. Những bài tập luyện Du-già (yoga) khác, như luân xa (cakra) và đạo quản (ī), thì có nhiều điểm tương đồng, nhưng điểm khác nhau rất vi tế.

Hỏi: Vì ngã áingã chấp là những nghiệp lực mà ta đã tạo nên từ vô thỉ kiếp, khi tiến hành một lộ trình tu tập tâm linh không cần phải phát triển một bản ngã tiêu cực, liệu có thể dẫn đến tà kiến ngoại đạo không?

Đạt-lại Lạt-ma: Để tránh điều ấy, cần thiết phải biết chắc rằng pháp bạn đang thực hành thực sự là một pháp môn chân chính. Nếu được như vậy, dù tập quán quen thuộc của bản ngã quá sâu nặng, thì ảnh hưởng của nó cũng không lan tỏa đến đâu. Còn nếu các bạn học hỏi giáo pháp mà không ứng dụng, thì những hoạt động tinh thần của bạn có thể được gọi là dễ dàng trở nên hướng đến mục tiêu danh và lợi trong tình trạng chỉ có tự ngã và những tính xấu như nóng giận, chấp trước và bè phái... phát triển. Tuy nhiên, mỗi ý nghĩa của giáo pháp mà các bạn lĩnh hội đều được dùng để đào luyện tâm linh, nên mỗi lời pháp đều mang đến lợi lạc mà thôi, bất luận bạn lĩnh hội được nhiều ít. Hiểu được càng nhiều, bạn sẽ không bao giờ có khuynh hướng phát triển tự ngã.

Điểm quan trọng nhất là lúc sơ cơ, phải hết sức nghiêm túc trong động cơ tiếp nhận giáo lý để hành trì. Nếu tinh thần nầy mạnh mẽ và chu đáo, sẽ hạn chế được nguy hiểm.

Hỏi: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có dạy trong kinh rằng tà kiến sẽ tạo nên nghiệp còn nặng hơn cả giết ngàn vị Phật. Tại sao như thế?

Đạt-lại Lạt-ma: Mục đích tối hậu của chư Phật là dạy cho chúng sinh phương cách giải trừ trạng thái mê muội của tâm thức và cả sự khổ đau. Đây cũng là nguyên do mà chư Phật đã tu tậpđạt được giác ngộ. Chư Phật chỉ có một động cơ duy nhất là làm lợi ích cho mọi chúng sinh, hoàn thiệân thông qua giáo pháp của chư Phật, thế nên xem thường bất kỳ giáo pháp nào của chư Phật được coi là còn tệ hơn cả phỉ báng chư Phật. Điều nầy còn hàm ý khi đã theo một giáo pháp nầy rồi thì không nên coi thường các truyền thống tu tập khác.

Hơn thế nữa, chính Đức Phật rất tôn trọng các truyền thống của giáo lý khác. Thế nên đối với chúng ta, không tôn trọng các truyền thống khác cũng có nghĩa là phỉ báng chư Phật.

Có nhiều phương pháp để chiêm nghiệm các trích dẫn từ kinh điển. Điều gì là ước nguyện bản hoài của chư Phật? Chỉ là truyền dạy giáo pháp. Và đó cũng chính là giáo pháp đã đưa chư Phật đến nơi chứng ngộ. Ngay trong Phật pháp, chúng ta không chấp nhận lý thuyết có một Đấng sáng tạo (creator), mà xem mọi pháp đều tùy thuộc vào chính mình. Chư Phật không thể trực tiếp thành tựu ước nguyện cứu giúp chúng sinh mà các Ngài chỉ có thể thực hiện được bản nguyện ấy thông qua giáo pháp. Chúng ta có thể xem đó là một sự thiệt thòi. Do vậy, giáo pháp chư Phật ban cho chúng sinh quý báu và quan trọng hơn chính các Ngài rất nhiều. Vì căn cơ và thú hướng đa dạng của nhiều loài hữu tình khiến chư Phật phải dùng nhiều phương pháp thực hành và triết lý khác nhau để truyền dạy. Nếu chúng ta tu tập theo giáo pháp nầy rồi chê bai các giáo pháp khác, đó là chúng ta đã phỉ báng pháp cũng như phỉ báng chư Phật vậy.

Hỏi: Đức Đạt-lại Lạt-ma có nghĩ rằng các tôn giáo khác nhau trên thế giới đều lập nên bởi sự lưu xuất từ hiện thân của chư Phật để khế hợp với tâm thức của từng căn cơcộng đồng riêng biệt hay không?

Đạt-lại Lạt-ma: Điều nầy rất có thể. Người sáng lập một tôn giáo nào đó có thể là một hóa thân của một đức Phật đặc biệt nào đó. Do vậy, rất hợp lý khi chúng ta nhìn các tôn giáo khác với lòng kính trọng sâu sắc.

Hỏi: Thế tại sao các tôn giáo nầy lại thường chống đối nhau?

Đạt-lại Lạt-ma: Đây là một vấn đề khác, vì một tín đồ chân chính không bao giờ lập cước trên sự bàn cãi hoặc tranh luận cả. Thực tế đã có cái gọi là chiến tranh tôn giáo. Tuy nhiên, những người dính líu vào cuộc chiến tranh nầy không phải là những người tu tập mà họ chỉ lợi dụng tôn giáo như một thế lực. Động cơ của họ thực tếích kỷ, không phải là tâm linh.

Chiến tranh tôn giáo không phải là vấn đề mâu thuẫn giữa các tôn giáo chút nào cả. Hãy để qua một bên sự khác biệt của giáo lý giữa các tôn giáo, có rất nhiều điều có vẻ như là mâu thuẫn trong Phật pháp. Chẳng hạn, đối với những người có căn cơ nào đó, Đức Phật dạy rằng không có tự ngã tồn tại chân thực, trong khi đối với những căn cơ khác, Đức Phật lại bảo rằng có (một tự ngã tồn tại chân thực). Thế nên cái gì là mục đích lời dạy của Đức Phật? Đó chẳng phải là khoa trương, cũng chẳng biểu lộ tầm hiểu biết của Ngài, mà chỉ để làm lợi ích cho chúng sinh. Cũng thế, Đức Phật không chỉ quan tâm đến một lớp hậu duệ, mà quan tâm đến vô số môn đệ cùng các hạng người khác nhau. Do vậy, giáo pháp của Đức Phật chắc chắn phải có nhiều từng bậc ý nghĩa khác nhau, nên thường thấy, một số giáo pháp dường như mâu thuẫn nhau. Biết vậy, nên ta hiểu các cuộc tranh cãi, bài bác giữa các tôn giáo với nhau sẽ không bao giờ có được một lý do chân chính.

Hỏi: Đức Lạt-ma Tông-khách-ba,[29] người sáng lập tông phái Cách-lỗ[30] đã tham học với hơn 45 bậc đạo sư biểu tượng cho tất cả truyền thừa Phật giáo Tây Tạng. Phải chăng điều nầy có nghĩa là qua tông phái Cách-lỗ, chúng ta có thể tìm thấy tất cả các pháp tu của các tông phái Phật giáo Tây Tạng? Nếu không, điều gì là chuẩn mực trong việc truyền thừa?

Đạt-lại Lạt-ma: Về cơ bản, những gì Lạt-ma Tông-khách-ba đã làm là chọn những hệ truyền thừa giá trị nhất trong số các tông phái đang được mến mộ. Chẳng hạn, từ tông phái Ca-nhĩ-cư[31] Ngài chọn »Bí mật tập hội tan tra«[32] và Na-rô lục pháp[33], từ phái Ninh-mã[34], Ngài chọn dòng truyền thừa bởi Lạt-ma Lhodak Nam-kha Gyal-tzen, từ phái Tát-ca[35], ngài chọn sự truyền thừa của Hô Kim Cương[36] và Du-già Kim Cương[37]...

Một đặc điểm nổi bật trong giáo lý của Rinpoche Je (Tông-khách-ba) là những điều ngài đối chiếu được giải thích trong các bộ luận của Ngài, như trong »Luận giải về Bí mật tập hội« với nhiều hệ thống giáo lý khác nhau, như:

- Lượng thích học[38]

- Giới luật học[39]

- Trung quán luận[40]

Cũng vậy, Ngài trình bày vắn tắt các luận giải về những điểm trọng yếuchi tiết hóa về các luận giải ấy nên rất khó hiểu.

Hỏi: Có đặc điểm chung nhất nào về tông phái Cách-lỗ chăng?

Đạt-lại Lạt-ma: Không, tôi chỉ nói về Ngài Tông-khách-ba, trên phương diện Ngài là vị sáng lập tông phái Cách-lỗ, qua 18 luận giải Ngài sáng tác để lập thành tông phái của mình. Còn những giải thích từ các môn đệ của Ngài chúng tôi đều không được biết.

Trường hợp tương tự cũng tồn tại giữa các vị sáng lập và các môn đệ trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng[41]. Không có sự khác biệt trong chiều sâu thẳm của giáo lý trong bốn tông phái kể trên, nhưng trong giải thích của các nhóm môn đệ từ bốn tông phái đó thì có những tranh luận không cùng tận.

Vị Ban Thiền Lạt-ma thứ nhất[42] có viết: »Dù những tông phái có tên gọi khác nhau về mặt lý thuyết, như Đại Thành Tựu (the great completion), Đại Thủ Ấn (the great seal), Trung Đạo (themiddle way), nhưng khi một hành giảkinh nghiệm, đạt được trí tuệ thâm hậu về tri thức kinh luận khảo sát các pháp môn ấy, hành giả sẽ thấy chúng như một thực thể thống nhất«

Hỏi: Trong kinh luận thường nói đến Tam Thừa. Tại sao Đức Phật dạy có ba thừa như thế?

Đạt-lại Lạt-ma: Mặc dù kinh điển nói nhiều đến ba thừa: Thanh văn thừa (hearer's vehicle), Độc giác thừa (solitary realizer's vehicle) và Bồ tát thừa (bodhisattva vehicle) – hai thừa trước được xem là một, là Tiểu thừa (hinayana). Còn Bồ tát thừa, hay còn gọi là Đại thừa (mahayana), được phân làm hai là »Nhân thừa thực hành Lục độ« và »Quả thừa thực hành Mật chú«. Nên ở Tây Tạng, chúng ta thường đề cập đến hai thừa, Tiểu thừaĐại thừa.

Có nhiều cách nhìn khác nhau về hai thừa nầy. Trước hết, chúng ta xem xét từ quan điểm thực hành

Rất quan trọng phải có một nền tảng khách quan khi khảo sát về giới luật (vinaya), chẳng hạn như một loại giới luật dành cho giới xuất gia gồm Tăng, Ni, và loại giới dành cho cư sĩ tại gia.

Đối với Tăng Ni, ba pháp thực hành căn bản phải tuân theo là: an cư trong mùa mưa, sám hối, bố tát nửa tháng một lầncử hành lễ Tự tứ vào cuối mùa an cư. Đây là những pháp thực hành theo giới luật Thanh văn.

Nữa, chư Tăng Ni cần phải thực hành lòng từ bi, phát Bồ-đề tâmtu tập Lục độ, đó là pháp tu Nhân địa của Đại thừa.

Một người có thể tu tập các pháp nầy để đạt được giác ngộ, họ không được cản trở người khác cũng như không được gây ra sự cản trở đối với những người phát tâm tu tập. Do vậy, hành giả có thể thực hành tất cả các pháp môn mà không hề mâu thuẫn. Với sự tiếp cận căn bản giáo lý nầy, sẽ không có sự phê phán giữa Tiểu thừa với Đại thừa, Đại thừaTiểu thừa, Kinh thừa (sūtra school) phê phán Mật thừa... Đó là sự liên quan giữa các thừa từ quan điểm thực hành.

Từ quan điểm triết học, Phật pháp có thể chia thành bốn trường phái:

1. Tỳ-bà-sa bộ (vaibhāika)

2. Kinh lượng bộ (sautrāntrika)

3. Du-già hành tông hoặc Duy thức tông (yogācāra)

4. Trung quán tông (madhyamaka)

Tất cả các trường phái nầy đều xuất phát từ Ấn Độ. Nhìn từ một phía, những trường phái nầy như thể không công nhận nhau. Tuy nhiên, chủ đích của các giáo lý như thể chống trái nhau ấy lại nằm trong khuôn khổ của đạo Phật. Triết học Phật giáo nhằm cung ứng phương cách tiếp cận dần dần với những tư tưởng siêu tuyệt hơn, dẫn đến tầm mức cao cả hơn và cuối cùng đưa con người đạt được trí tuệ siêu việt. Do vậy không có trường phái nào trong bốn trường phái trên bị loại trừ.

Tây Tạng, có bốn tông phái chính: Ninh-mã, Tát-ca, Ca-nhĩ-cư và Cách-lỗ. Từ quan điểm thực hành, các tông phái ấy đều là Đại thừa, thực hành theo sự phối hợp thống nhất của Kinh thừa (sūtrayāna) và Mật thừa (tantrayāna), như đã được mô tả ở trên.

Từ quan điểm triết học, bốn tông phái trên đều theo Trung quán luận (tu tập để khế hợp với bình diện triết học phát triển như đã nói ở trên). Các tông phái ấy không có gì khác biệt giữa các quan điểm thực hànhtriết học. Sự khác biệt là do ở thời điểm các tông phái ấy du nhập vào Tây Tạng, và do sự truyền thừa của các vị Lạt-ma khi các ngài lập tông. Khác biệt  là ở sự nhấn mạnh vào những phương diện thực hànhthuật ngữ đa dạng mà mỗi giáo lý được trao truyền. Tất cả bốn tông phái đều dẫn đến Phật quả. Do vậy, tuyệt đối sai lầm khi nói tông phái nầy siêu hơn tông phái kia hoặc phê phán lẫn nhau.

Hỏi: Xin Ngài vui lòng giải thích về sự khác nhau giữa việc tụng kinh trong đạo Phật–chẳng hạn như–với cầu nguyện của người Thiên Chúa giáo. Cũng thế, có khác biệt gì giữa việc thờ phượng Thiên chúa và thờ phượng chư Phật, chư Bồ-tát?

Đạt-lại Lạt-ma: Hầu hết những lời kinh chúng ta tụng đều mang ý nghĩa bừng chiếu từ nội tâm. Tụng kinh không phải để van xin hay cầu nguyện lòng từ bi của chư Phật mà đó là một phương pháp của thiền quán; còn nội dung của lời kinh là đối tượng của thiền quán.

Tuy nhiên, cũng có một dạng tụng kinh là để cầu nguyện đến tâm từ bi của chư Phật. Sự khác nhau giữa việc tụng kinhthờ phượng Thượng đế tùy thuộc vào động cơ và nhận thức về việc mình đang làm. Bất kỳ lúc nào một người Phật tử theo truyền thống Đại thừa phát tâm cúng dường hay tụng kinh cầu nguyện đến chư Phật, Bồ-tát, là họ đều ngưỡng mong sự dẫn dắt và trợ lực cho họ đạt được giác ngộ vì lợi ích cho toàn thể chúng sinh.

Hỏi: Để kết thúc, xin Đức Đạt-lại Lạt-ma cho người Phật tử phương Tây những lời khuyên thiết thực nhất.

Đạt-lại Lạt-ma: Điều quan trọng là cần suy nghĩ kỹ trước khi theo một truyền thống tâm linh nào đó. Một khi các bạn đã bước vào rồi, thì hãy kiên trì thực hành. Đừng như người đi nếm thức ăn ở khắp các nhà hàng mà không bao giờ thực sự có được một bữa no. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi chọn lựa một pháp tu, rồi theo nó suốt đời. Theo cách đó, bạn có được kết quả dù chỉ dành một ít thời gian thực tập mỗi ngày. Thay vì vậy, nếu các bạn có nỗ lực đi theo tất cả những con đường khác nhau, các bạn cũng không đến được đâu cả.

Cũng vậy, kiên nhẫn thực hành những điều cần thiết. Trong thời đại cơ giới nầy, mọi thứ dường như đều là tự động. Các bạn có thể nghĩ rằng Phật pháp cũng như thế – chỉ cần bật nút lên là các bạn có thể được chứng ngộ. Hãy kiên nhẫn! Sự bừng chiếu nội tâm chỉ cần ở thời gian.

Các bạn nên duy trì nỗ lực thường xuyên tu tập. Thật vô ích khi hết sức nhọc công vài tháng, rồi lơ là, rồi lại nỗ lực hết sức. Tốt nhất là tự ép mình vào một phương pháp thường xuyênđều đặn. Cách nầy rất quan trọng.

Nếu các bạn đã hiến mình cho Phật pháp, thì các bạn không nên xem mình như là một người »Phật tử vĩ đại« rồi tức khắc bắt tay vào những việc làm quái dị. Ngạn ngữ Tây Tạng có câu: »Hãy chuyển hóa tâm mình, nhưng để mặc thân thể bình thường«.

Trong tất cả tông phái Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Đại thừa, việc làm lợi ích cho người khác rất được chú trọng. Trong lĩnh vực nầy, ngài Tịch Thiên có dạy trong »Nhập Bồ-đề hành luận«[43] rằng:

»Trước hết chiêm nghiệm những gì được mọi người (trong xã hội mình đang sống) chấp nhận và điều gì họ không chấp nhận, rồi tránh những điều mà họ không chấp nhận«.

Dĩ nhiên, các bạn phải xem xét những điều chấp nhậnkhông chấp nhận là trong sự phủ nhận với pháp (dharma). Nếu chuẩn mực xã hội không mâu thuẫn với pháp, các bạn nên cố gắng sống hòa hợp với họ. Với cách nầy, mọi người sẽ kính trọng các bạn. Điều này không phải có nghĩa các bạn hành động xuất phát từ tính kiêu căng tự phụ mà để mang lại lợi ích lớn nhất cho tất cả mọi người.

Khi thực hành Phật pháp, điều cần thiết nhất là tấm lòng thương yêu dành cho mọi người, vì đây là nền tảng của Bồ-đề tâm. Tình thương là một pháp thực hành đơn giản, thế nên rất lợi lạc cho người thực hành cũng như cho cộng đồng nơi họ đang sống, cho cả quốc gia và cả thế giới nữa. Lòng Từ và Bi luôn luôn được hoan nghênh. Dù các bạn tin có sự tái sinh hay không, các bạn cũng cần có tình thương ngay trong đời nầy. Nếu chúng ta có tình yêu, mới hy vọng có được một gia đình chân thực, tình huynh đệ chân thực, sự thanh thản chân thực, và hòa bình thực sự. Nếu lòng yêu thương bị đánh mất, nếu các bạn tiếp tục nhìn người khác như kẻ thù, thì bất luận bạn có tri thức phong phú hoặc được học hành nhiều đến đâu, bất luận bạn có nhiều khả năng phát triển về vật chất, thì các bạn chỉ gặt hái lấy khổ đau và khủng hoảng mà thôi. Các sinh vật thường tiếp tục lừa gạt và lấn lướt lẫn nhau, cơ bản là mọi người tồn tại trên bản chất của cái khổ vô cùng, thế nên lạm dụng hoặc ngược đãi lẫn nhau là điều vô nghĩa. Nền tảng của mọi pháp tu tập tâm linhtình thương. Để cho các bạn thực hành được điều này tốt đẹp, đó chính là ước nguyện của tôi. Dĩ nhiên, để có thể thực hành được điều nầy trong mọi hoàn cảnh, cần phảithời gian. Nhưng các bạn đừng nên đánh mất lòng can đảm. Nếu chúng ta muốn đem hạnh phúc đến cho nhân loại thì chỉ còn một con đường duy nhất nầy thôi.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.