Mục Lục Chi Tiết

29/06/201012:00 SA(Xem: 12280)
Mục Lục Chi Tiết

BỒ TÁT GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Mục Lục

I. Phần I : Dịch Giải
Chương 1 : Dẫn Nhập
1. Tiết 1 : Tài Liệu Sử Dụng
2. Tiết 2 : Các Bản Bồ Tát Giới
3. Tiết 3 : Giải Thích Đầu Đề
4. Tiết 4 : Phẩm 10 Với Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
5. Tiết 5 : Thế Giới Phạn Võng
6. Tiết 6 : Sự Liên Hệ Của Phạn Võng
7. Tiết 7 : Giới Hạn Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
8. Tiết 8 : Đặc Chất Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
9. Tiết 9 : Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Người Tại Gia
Chương 2 : Dịch Giải Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Qui Kính Khuyến Khích
2. Tiết 2 : Sách Tiến Tu Tập
3. Tiết 3 : Làm Phương Tiện Trước
4. Tiết 4 : Lời Tựa Mở Đầu
5. Tiết 5 : Chất Vấn Thanh Tịnh
Chương 3 : Dịch Giải Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Mở Đầu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Tiết 2 : Nói Về Giới Điều Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Tiết 3 : Kết Thúc Và Khuyến Cáo Thọ Trì Bồ Tát Giới Phạn Võng
II. Phần 2 : Trì Tụng
201 . Chương 1 : Phụ Lục Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
202 . Chương 2 : Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Xuất Xứ Gián Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Xuất Xứ Trực Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Xuất Xứ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng Bằng Văn Chỉnh Cú
4. Qui Định Mấy Điều Cốt Yếu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
5. 10 Giới Nặng Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
6. 48 Giới Nhẹ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
7. Kết Thúc Về Phần Bồ Tát Giới - Phần Giới Pháp Vô Tận
8. Kết Thúc Toàn Bộ Phẩm Bồ Tát Tâm Địa Giới - Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
9. Phụ Lục Kết Thúc Bồ Tát Giới Bằng Văn Chỉnh Cú
III. Phần 3 : Phụ Lục
A. Phụ Lục 1 : Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng
B. Phụ Lục 2 : Phân Loại Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Xuất Gia Tại Gia

Ghi Sau Khi Duyệt Bồ Tát Giới Phạn Võng

Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.

Tôi tự ghi tiểu truyện để sau Bồ tát giới Phạn võng là cố ý. Khi được bổn sư là ngài Phổ minh truyền cho giới ấy, thì từ đó đến nay thật sự tôi chưa có một nỗi xúc động nào tương tự. Thế rồi gần 50 năm nay, tôi có gì đáng gọi là làm, là biểu diện của cái nỗi xúc động ấy. Và lời ghi này chính là lòng biết ơn của tôi.

Bồ tát giới Phạn võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.

Căn bản của Đại thừa giới là gì? Một là tự tín mình sẽ là Phật, như Phật là Phật đã thành. Hai là tôn thờ vị thầy gọi là pháp sư đại thừa (để được dạy cho Đại thừa giới, truyền cho giới ấy, hướng dẫn, khuyến tiếngiám hộ sự giữ giới ấy).

Đại thừa giới đã tạo ra bao nhiêu tập tục tốt đẹp: hiếu thuận, phóng sinh, nuôi bịnh, chữa bịnh ...

Đại thừa giới đặc biệt nghiêm khắc răn dạy sự trung thành với Phật pháp tăng: cấm xu phụ quyền thế, cấm phỉ báng đồng đạo, cấm thuyết pháp hại đạo, cấm không cứu chuộc đồng đạo, cấm nạp tăng tịch cho chính quyền, cấm mặc cho đồng đạo bị chính quyền sai sử ... Đại thừa giới lại cấm trở ngại sự xuất gia hành đạo, sự kiến thiết tự viện, sư tạo lập đạo tràng ... Đặc biệt hơn nữa, Đại thừa giới cấm hại nước hại dân: làm gián điệp, nhất là gián điệp ngoại giao ... Chỉ có thế mà thôi, Đại thừa giới cũng đã là 1 vị Hộ pháp.

Mười sáu tháng tư, 2537

Trí Quang

Lời Nói Đầu

Bồ tát giới Phạn võng tôi đã dịch giải năm 2.505 (1961), do Giáo hội Tăng già Thừa thiên ấn hành. Nay sửa chữa lại, cẩn trọng hơn nhiều lắm. Làm xong việc ấy rồi, tôi xin ghi ở đây - ghi đầu tiên để thấy quan trọng - về 2 điều trong sự kính giữ Bồ tát giới Phạn võng.

Một là khi gặp nghịch cảnh thì nên nghĩ đến Phật, tưởng nhớ đến ngài. Điều này Pháp hoa (phẩm 13) và Ưu bà tắc (Chính 24/1051) đều nói đến.

Hai là riêng người tại gia còn phải học việc đời (nghề nghiệp) cho tinh thông rồi kiếm của một cách hợp với Phật pháp. Ưu bà tắc dạy rõ như vậy (Chính 24/1048). 

Rằm tháng 3, 2531 (1987)

Trí Quang

Chân Thành Cảm Ơn Thầy Thích Nhật Từ Đã Gửi Tặng Thư Viện Hoa Sen Phiến Bản Điện Tử Quyển Bồ Tát Giới Này (Tâm Diệu)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57810)
29/06/2010(Xem: 52170)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.