Giới thiệu sách mới: MỈM CƯỜICUỘC ĐỜI LÀ THẾ

13/04/20185:11 SA(Xem: 14262)
Giới thiệu sách mới: MỈM CƯỜI DÙ CUỘC ĐỜI LÀ THẾ

Giới thiệu sách mới:
MỈM CƯỜICUỘC ĐỜI LÀ THẾ
Thích Nhật Đạo

 

Mỉm Cười Dù Cuộc Đời Là ThếTôi muốn bắt đầu bài giới thiệu bằng những chia sẻ của Elifebooks – một công ty về sách khá mới mẻ với chúng ta: “Với việc xuất bản cuốn sách này, Elifebooks hy vọng mang đến một làn gió thiện lành, gần gũi, để hướng những người trẻ tuổi tìm thấy trong chính bản thân mình cả trí tuệ lẫn lòng vị tha”. Một tâm nguyện mà với Group Sách Phật Giáo có sự tương thông.

Tác giả cuốn sách, Gyatso Rinpoche, cũng khá xa lạ với chúng ta. Gyatso Rinpoche được giới thiệu là một vị “Phật sống” người Tây Tạng. Là vị thầy “tích cực tham gia các hoạt động truyền bá đạo Phật, sự hưng thịnh trong nền văn hóa dân tộc cũng như công cuộc phát triển giáo dục tại các vùng miền xa xôi hẻo lánh”.

 

“Mỉm cười dù cuộc đời là thế” được tác giả chia sẻ rất nhẹ nhàng, sâu sắc về những cách thức để sống hạnh phúc giữa đời. Sách gồm năm (5) chương. Mỗi chương là những bài học, những kinh nghiệm sống… mà tác giả, với những ngôn từ mộc mạc, nhẹ nhàng nhất gởi đến bạn. Năm chương, với cách đặt tên chương cũng thật sâu sắc:

-       Chương 1: Chúng ta phải sống thế nào với thế giới này

-       Chương 2: Tâm trạng là biến số có thể điều tiết

-       Chương 3: Niềm vui là một loại năng lượng

-       Chương 4: Hạnh phúc là một thuộc tính đặc biệt

-       Chương 5: Cuộc đời là một chuyến tu hành

Tôi ấn tượng với ngôn từtác giả dùng. Và người dịch tác phẩm này, dịch giả Hường Vân cũng thật cao tay.

Tác giả chia sẻ nhiều lúc trong cuộc sống, mỗi người phải tự nguyện từ bỏ: “Từ bỏ một tình bạn ta quý mến nhưng không có duyên, từ bỏ một cuộc tình ta dành nhiều tình cảm mà không có kết quả, từ bỏ một lựa chọn…”. Bởi theo tác giả: “Với những thứ không thuộc về mình, chúng ta chỉ cần buông tay là đã có thể vui vẻ rồi”. Từ bỏ trở thành một triết lý sống giữa đời mà chúng ta cần chiêm nghiệm để sống thanh thản hơn. (Dám từ bỏ thì mới có thể thu về)

Một chia sẻ khác, tác giả viết: “Chúng ta thường khó khống chế được tâm trạng, một là do tu hành chưa đủ, hai là do thực tế khiến ta sản sinh những cảm xúc tiêu cực”. Đây có lẽ là điều mà chúng ta dễ “cảm” với tác giả nhất. Cuộc sống tất bật giữa được – mất, hơn – thua… không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “tâm bình khí hòa”. Có những lời nói, hành động phát xuất trong lúc tâm trạng không tốt làm chúng ta “cứ suy nghĩ mãi”. Theo tác giả “Có rất nhiều việc chúng ta không thể nào thay đổi, nhưng có thể thay đổi góc độ và cách nhìn đối với sự việc đó.” (Đừng để tâm trạng điều khiển bạn)

Nhưng có nhất thiết chuyện gì chúng ta cũng cứ phải lăn tăn suy nghĩ để làm khổ chính mình? “Chúng ta làm việc gì cũng khó tránh khỏi mắc sai lầm, sẽ khiến người khác không vừa lòng. Nhưng đừng vì sự hiểu lầm của người khác mà khiến ta phải đau lòng, họ có cách nhìn của họ, đó là tự do của họ, không liên quan gì đến ta”. Đây là một bài học dành cho những ai quá để ý đến nhận xét của người khác, những người sống một đời chỉ để làm hài lòng người xung quanh. (Nhìn thấu thì mới có thể buông xả).

Tác giả đã định nghĩa hạnh phúc:

“Lúc còn nhỏ,

Hạnh phúc là những thứ gì đó thật đơn giản;

Khi trưởng thành rồi,

Đơn giản mới thực sự là hạnh phúc.”

Và:

“Con người sở dĩ không hạnh phúc,

Không phải do sở hữu được ít,

Mà là do ta muốn đạt được quá nhiều”

Gấp sách lại và tự hỏi chính mình: Ta đã hạnh phúc chưa?

Bạn sẽ bắt gặp những nét tương đồng giữa “Mỉm cười dù cuộc đời là thế” với tác phẩm “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”. Cả hai đầu sách đều do những vị tu sĩ chấp bút, “một Hàn một Tạng”. Tôi từng ca ngợi Đại đức Hae Min là “một người đã kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa ứng dụng giáo lý Phật giáo và văn chương”. Và hôm nay, tôi lại muốn dành lời ngợi ca đó đến với Gyatso Rinpoche.

Nếu bạn vấp ngã giữa đường đời muôn vạn lối… hay khi bạn cảm thấy chán chường, “Mỉm cười dù đời là như thế” là một trong những lựa chọn dành cho bạn. Và dành cho cả tôi, bởi có những lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi… giữa đời! Một cuốn sách dành cho tất cả chúng ta.

 

MỈM CƯỜICUỘC ĐỜI LÀ THẾ, tác giả: Gyatso Rinpoche. Hường Vân dịch. NXB. Hồng Đức. Liên kết xuất bản: Elifebooks. 263 trang.

Một chia sẻ khác, tác giả Gyatso Rinpoche còn có một cuốn sách khác được xuất bản tại Việt Nam, có lẽ đồng thời với tác phẩm trên, cũng là những chia sẻ nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đó là tác phẩm: Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã.

 

Tp. HCM, ngày 12-04-2018

Thích Nhật Đạo





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2024(Xem: 48463)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :