Đường Xưa Mây Trắng – một tuyệt tác của mọi thời đại

24/06/20184:00 SA(Xem: 20741)
Đường Xưa Mây Trắng – một tuyệt tác của mọi thời đại

ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG –
MỘT TUYỆT TÁC CỦA MỌI THỜI ĐẠI
Uyển Nhiên

 

Duong-xua-may-trang“Suốt đời, Đức Phật đã đi nhưng Người chỉ đi mà không cần đến. Cho nên Người đi thong thả, mỗi bước chân đưa Người đến với giây phút của hiện tại. Sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây”.

 

Đây là những ý niệm đầu tiên mà con học được từ chương đầu tiên “Đi Để Mà Đi” trong tác phẩm “Đường Xưa Mây Trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh viết vào những năm đầu khi mới mở cửa Làng Mai và xuất bản lần đầu tiên vào năm 1988, NXB. Lá Bối.

Lần thứ hai đọc lại tác phẩm này nhưng những cảm xúc trong con vẫn còn vẹn nguyên như lúc ban đầu được tiếp xúc. Thậm chí, con còn hiểu sâu sắc hơn và khám phá ra rất nhiều điều mới mẻ từ lần đọc thứ hai này.

Con chưa từng được đọc một tác phẩm nào viết về cuộc đời Đức Phật và những giáo lý căn bản của Người mà lại dùng những ngôn từ bình dị, mộc mạc nhưng rất đỗi sâu sắc, dễ hiểuthấm nhuần vào trái tim con như thế. Cuộc đời của Người, một bậc Toàn giác, một bậc Tỉnh thức được hiện lên một cách gần gũi, dung dị và đầy ý nghĩa. Con thấy được bối cảnh lịch sử của Ấn Độ thời đó hiện lên một cách chân thựcsống động mặc dù đã qua đi hơn 2500 năm. Theo gót chân Bụt (Thầy hay dùng danh từ Bụt thay thế cho Phật để nói về một bậc Tỉnh thức) con như thấy được chính mình trong đó, đang được đi cùng Ngài du hóa qua từng trang sách, đang được ngồi nghe pháp thoại với Tăng đoàn Khất sĩ dưới cội cây Bồ đề và thấy được toàn bộ cốt tủy của giáo lý đạo Phật được thể hiện nhẹ nhàng, sâu sắc, uyển chyển và linh hoạt qua từng chương. Và đúng như lời của tác giả đã nói ở đầu trang sách:

“Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá.” (Thay lời tựa).

Thầy ơi, vì thế mà con biết tại sao con cũng đang có rất nhiều hạnh phúc trong khi đọc tuyệt phẩm vĩ đại này và khi con đặt bút viết những dòng chữ này con ý thức được hạnh phúc đang có mặt trong con.

Trước đây cho đến bây giờ, khi có những Phật tử đến hỏi Phật Pháp với con, họ hay bảo rằng: “Con mới bước đầu tìm hiểu Phật pháp, vậy con nên làm gì, nghe pháp của ai hay đọc cái gì hả Sư cô?”. Và thế là, con đã, đang và sẽ nói rằng: “Bạn nên tìm và đọc tác phẩm “Đường Xưa Mây Trắng” để có thể hiểu thêm về lịch sử sống động của một bậc Toàn Giác và quãng đường dài của con đường luân chuyển, hoằng pháp giáo hóa độ sinh của Phật”. Và hôm nay đây, con đã thực sự cảm động khi nhớ về đoạn:

“Bụt đã ghi dấu chân trên mọi nẻo đường hành hóa. Đi đâu đại đức cũng sẽ dẫm lên dấu chân của người. Đường xưa còn đó, những đám mây trắng vẫn còn, nếu mình bước một bước trên con đường này, bước với tâm trạng an hòa và tỉnh thức, thì con đường xưa và những đám mây trắng cũ sẽ mầu nhiệm biến thành con đường hôm nay và những đám mây trắng trong hiện tại. Những đám mây trắng ngày xưa còn đó và con đường ngày xưa hiện thực nằm dưới chân ta.” (trang 679)

Con chợt muốn viết một bài giới thiệu về tác phẩm này để những ai có duyên lướt nhẹ qua đây đều có thể tìm đọc và giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng đọc.

Dưới ngòi bút nhẹ nhàng, thanh thoát đi cùng với ngôn từ dung dị, mộc mạc nhưng sâu sắc và đầy trí tuệ của Thiền sư, bạn sẽ như được sống lại cùng thời với Đức Phật. Bạn sẽ được thở những hơi thở bình an, sẽ được đi những bước đi mà không cần đến như Đức Phật. Và quan trọng hơn hết là bạn sẽ không bị thuần hóa bởi giáo lý mê tín, thần thánh hóa Đức Phật như phần nào nhân gian xưa vẫn truyền lại.

Nếu bạn có thể đọc tác phẩm một cách trân trọng, đầy chánh niệmtĩnh tâm, bình yên thì tôi tin chắc rằng khi khép lại quyển sách này ắt hẳn cõi lòng của bạn sẽ nhẹ tựa như mây. Bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những thứ xung quanh mình như trăng sao, hoa lá, người thương, kẻ ghét, sông núi nước non... tất cả đều là những biểu hiện mầu nhiệm của vũ trụ và cho bạn cảm giác hạnh phúc, bình yên bất tận. Điều đặc biệt nhất mà bạn có thể cảm nhận qua tác phẩm này là những giáo lý cốt tủy của đạo Phật được tác giả lồng ghép một cách nhẹ nhàng nhất qua từng lời kể về tiểu sử cuộc đời của Ngài. Qua đó chúng ta sẽ học được toàn bộ giáo lý cốt tủy của đạo Phật nhưng bằng một cách rất uyển chuyển, nhẹ nhàng chứ không khô khan, cứng nhắc.

Cuối cùng, con xin gởi lòng thành kính đảnh lễ Thầy - thiền sư Thích Nhất Hạnh. Người đã dùng tất cả tâm yêu thương, lòng bình an, hạnh phúc của tự thân để viết lên một tác phẩm tuyệt vời, thể hiện sự nghiên cứu và thấu hiểu sâu sắc của Người viết đối với Đức Phật để lưu lại đến hôm nay cho chúng con có cơ hội nương nhờ. Thầy đã cho chúng con thấy được lòng từ bi và trí tuệ của Thầy được thể hiện qua từng câu chữ, lời văn.  Xin gởi tại đây lòng tri ân sâu sắc nhất của con gởi đến Thầy và tâm con đang hướng về Pak Chong nơi người đang cư trú.

 

Ngôn từ thế gian hạn hẹp, văn tự của con còn thiếu sót nên không thể nào diễn tả hết những điều thâm sâu, tuyệt vời của tác phẩm. Mỗi người đọc sẽ có những cảm nhận, trải nghiệm của riêng mình. Các bạn đừng quên tìm đọc, và đọc lại nhiều lần tác phẩm “Đường Xưa Mây Trắng” này nhé! Và tôi tin các bạn sẽ có hạnh phúc sẽ có mặt qua từng câu chữ chứ không phải đợi đến khi khép lại quyển sách mới có được hạnh phúc. Đó cũng là sự thành công tuyệt vời của một tác phẩm.
Thương mến.

Uyển Nhiên, ngày 23-06-2018
Thư Viện Hoa Sen

Xem sách:
Đường Xưa Mây Trắng - Thích Nhất Hạnh


 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2024(Xem: 48372)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.