Hãy “hồn nhiên sống như thiền” để “nhẹ tênh giữa chênh vênh”

10/09/20184:00 SA(Xem: 12377)
Hãy “hồn nhiên sống như thiền” để “nhẹ tênh giữa chênh vênh”

Hãy “HỒN NHIÊN SỐNG NHƯ THIỀN”

 để “NHẸ TÊNH GIỮA CHÊNH VÊNH”

 

Gyatso Rinpoche Khi tôi bắt gặp hai cuốn sách trên và giới thiệu đến mọi người, cảm giác sách-hay-rất-nhiều cứ xâm chiếm tâm hồn tôi. Giữa rất nhiều cuốn sách hay đang có mặt, tôi vẫn muốn giới thiệu đến bạn hai tập sách của Gyatso Rinpoche: “Hồn nhiên sống như thiền” và “Nhẹ tênh giữa chênh vênh”.

 

Về tác giả, Gyatso Rinpoche có lẽ đã là một cây bút đủ uy tín để đảm bảo sách hay, nhất là sách Phật giáo về mảng Phật học Ứng dụng. Với hai đầu sách: “Mỉm cười dù cuộc đời là thế” và “Chớ vội vã dù dòng đời xô ngã”, Gyatso Rinpoche đã phần nào khẳng định được tên tuổi của mình.

Đến với “Hồn nhiên sống như thiền” và “Nhẹ tênh giữa chênh vênh” bạn tiếp tục được tác giả sẻ chia về những bài học ý vị và sâu sắc về nghệ thuật sống hạnh phúc, bình yên giữa đời.

“Thực ra, cho dù là buông bỏ theo cách nói nhà Phật, hay là giảm tải cuộc sống như chúng ta thường nói, căn bản đều nhắc nhở ta vứt bỏ những rác rưởi của dục vọng tích tụ trong tâm hồn bấy lâu nay”. (trích: Hồn nhiên sống như thiền)

Hay một chia sẻ khác:

“Người có tính cách ôn hòa, thì dù có trải qua những cuộc bể dâu cũng đều có thể an nhiên mà cho qua; người có trái tim nhạy cảm, chỉ cần có chút gió thổi cây rung cũng đã hồn siêu phách lạc. Cho nên, nếu quá coi trọng việc được và mất thì nỗi đau khổ sẽ càng nặng nề hơn. Ta hãy thử buông bỏ ‘bản ngã’ xuống xem sao!” (trích: Nhẹ tênh giữa chênh vênh)

Tôi chỉ muốn trích dẫn những chia sẻ hay, ý vị của tác giả để giới thiệu cùng bạn:

“Lưu giữ cho mình một khoảng trống sẽ khiến tâm hồn hanh thông hơn. Khi gặp việc thuận lợi, cũng nên có khoảng không để suy nghĩ, đừng để sự đắc ý làm ta u mê đầu óc; khi đau khổ cũng cần có khoảng trống cho sự an ủi, đừng để nỗi đau làm tâm hồn ta nghẹt thở…” (Hồn nhiên sống như thiền – chương 4: Chung quy cũng là thệ nguyện ban đầu)

Đường đời vốn dĩ không bằng phẳng, cuộc sống lắm khi trái ý nghịch lòng. Theo đó tác giả nhắc chúng ta:

“Làm người phải biết giữ lại đường lui, làm việc phải biết để lại lối thoát. Chúng ta cần có một trái tim bao dung, đối với người đừng quá tuyệt tình, đối với sự việc đừng quá đeo bám không chịu buông bỏ, thì ta sẽ nhận ra, con đường mà ta đang đi thực ra rất bằng phẳng”. (Nhẹ tênh giữa chênh vênh – chương 3: Phải học cách giữ cho mình một con đường lui)

Có những cuốn sách chúng ta không cần đọc vội, đọc nhanh; hãy thư thả đọc như nhấp một chén trà, thưởng thức một ly cà phê buổi sớm mai. “Hồn nhiên sống như thiền” và “Nhẹ tênh giữa chênh vênh” là những quyển sách như thế. Hãy đọc thật chậm để cảm nhận.

Có những tác phẩm chúng tôi (Fanpage Sách Phật Giáo) đã giới thiệu rất dài dòng (cười). Nhưng với hai tác phẩm tiếp theo này của Gyatso Rinpoche tôi chỉ muốn giới thiệu thật ngắn gọn.

 

Xin mượn tựa một bài viết trong tác phẩm “Nhẹ tênh giữa chênh vênh” để kết thúc bài giới thiệu:

“Cuộc sống sở dĩ quá mệt mỏi, một là do ta quá nghiêm túc, hai là quá mong muốn đạt được”.

Bạn và tôi rơi vào lý do nào? Bạn có đồng tình với những chia sẻ của tác giả ở điểm này không? Hãy đến và cùng chia sẻ. Hãy “Hồn nhiên sống như thiền” để “Nhẹ tênh giữa chênh vênh”.

 

Vài lời giới thiệu. HỒN NHIÊN SỐNG NHƯ THIỀN và NHẸ TÊNH GIỮA CHÊNH VÊNH. Tác giả Gyatso Rinpoche. Hường Vân dịch. NXB. Hồng Đức, liên kết xuất bản: Edibooks. 204 trang và 224 trang.

 

Thích Nhật Đạo (07.09.2018)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/08/2024(Xem: 48372)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.