Giới thiệu sách mới xuất bản: Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

02/11/20184:57 CH(Xem: 6953)
Giới thiệu sách mới xuất bản: Kinh Nhật Tụng Sơ Thời
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI XUẤT BẢN:
KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

  

cover-book-bia-sach_Kinh-Nhat-Tung-So-Thoi_Nguyen-GiacĐạo Phật là Con Đường, là phương pháp đưa chúng ta tới giác ngộ và giải thoátgiải thoát con người khỏi khổ đau phiền não, khỏi sinh tử luân hồiĐức Phật đã tìm ra con đường giác ngộ giải thoát ấy cho chính Ngài và chỉ dạy cho những ai muốn thực hành lời dạy của Ngài, đều có thể giác ngộ và thoát khỏisinh tử luân hồi như Ngài.

Sinh thờiĐức Phật dùng ngôn từ để thuyết giảng, không ghi chú thành văn tự, và cũng không có đệ tửnào viết lại tại chỗ vì thời đó chưa có chữ viết. Những lời dạy của Ngài chỉ được truyền miệng và ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng qua đọc tụng nhiều lần. Theo các nguồn sử liệu Tích Lan, thì những lời dạy của Ngài được viết thành văn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên để hình thành kinhđiển Pali.

Lục tìm trong ba tạng kinh điển, các nhà nghiên cứu Phật học thời hiện đại đã phát hiện một số kinh có mặt trong thời kỳ đầu hoằng pháp của Đức Phật (tiền Theravada). Những kinh này được gọi là cổ xưa nhất, trong đó bao gồm Phẩm Tám (Atthaka Vagga) và Phẩm Qua Bờ Bên Kia (Parayanavagga) nằm trong Kinh Tập, tạng Pali. Sở dĩ cho là cổ xưa nhất vì nội dung kinh: (1) không chứa yếu tố thần thông, vốn là một đặc tính của những văn kinh về sau, (2) không nói gì về Tứ Diệu ĐếBát Chánh ĐạoThập Nhị Nhân DuyênThất Giác Chi và Tứ Thiền, (3) không có dạng hệ thống hóa kinh như các kinh điểnngày nay, (4) lời kinh tuy giản dị nhưng rất sâu sắc, và (5) đối tượng nghe pháp là các vị du tăng thâm niên tu tập, sống không nhà, nay đây mai đó.

Rất may mắn, các bản kinh cổ này đều đã được dịch từ văn bản Pali ra Việt ngữ và Anh ngữ. Bản Việt ngữ được dịch bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu. Bản Anh ngữ được dịch bởi các Thiền sư Gil Fronsdal, Tỳ khưu Thanissaro Bhikkhu và Tỳ khưu Bhikkhu Anandajoti.

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời” mà quý độc giả đang cầm trên tay được Cư sĩ Nguyên Giác dịch thẳng toàn bộ Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia từ các bản Anh ngữ dịch từ Tạng Pali với lời tóm lược và chú giảitừng bài kinh. Mỗi phẩm gồm 16 bài kinh, tổng cộng là 32 bài kinh.

Nội dung kinh tuy giản dị nhưng rất thâm sâuchỉ thẳng tâm người, không nhuốm mầu sắc tín ngưỡngsiêu việt trên chủ nghĩa giáo điều, các quan điểm, các biên kiến, và xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, và mọi nghi lễ. Đây chính là tư tưởng Trung Đạo đầu tiên được Đức Phật nói đến.

Toàn bộ lời kinh là giáo pháp thực hành, do chính Đức Phật giảng dạy vào những năm đầu hoằng pháp, nên nội dung kinh không được sắp xếp theo từng chủ đềtuy nhiên mỗi bài kinh là một pháp hành và tất cả không ngoài nghĩa giải thoát và giải thoát ở đây chính là vô sở trụ, là xa lìa mọi khái niệm, mọi kiến thức, mọi nghi lễ… là người không tạo tác gì, là người buông bỏ hết, kể cả tâm buông bỏ.

Có thể nói Kinh Nhật Tụng Sơ Thời là kinh cốt tủy của Đạo Phật mà tất cả kinh điển Nam Truyền, Bắc Truyền, Tạng truyền, và các luận giải đều xuất nguồn từ tư tưởng kinh này.

Có một câu được nói nhiều lần trong kinh như là một mệnh lệnh cho những ai muốn đi theo con đường giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn. Đó là Đừng để dính mắc vào bất cứ gì cả. Tăng đoàn của Ngài từ thời xưa cho đến thời nay đều thực hành sự chẳng để dính mắc. Đây là một pháp hành rất gọn và thẳng tắp, được cho là tuyệt hảo. Nếu còn dính mắc, ngay cả vào điều lành, ngay cả vào ý niệm “đừng dính mắc” này là trong tâm sẽ dấy lên tư tưởng nhiễm ô và tâm liền trở nên bất tịnh. Dính mắc vào bất cứ gì là mang gánh nặng trên mình. Dù gánh bên vai hay đội trên đầu một bao vàng bạc kim cương đá quý cũng nặng y như đang vác một bao cát đá. Vậy thì, theo lời Phật dạy, đừng mang cát đá, cũng đừng mang vàng bạcchâu báukim cương. Hãy buông chúng xuống. Đừng để bất cứ vật gì dù nặng như kim cương, đá quý hay nhẹ như sợi tơ trời trong tâm. Hãy buông cả thân và tâm. Hãy xa lìa cả ba thời quá khứhiện tại, và vị lai. Hãy vô sở trụ.

Trân trọng kính giới thiệu.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


THAY LỜI TỰA
VỀ KINH NHẬT TỤNG SƠ THỜI

 

Có thể nêu câu hỏi rằng, trong những năm đầu hoằng phápĐức Phật yêu cầu chư Tăng học và tụng gì?

Chúng ta có thể nhận ra rằng, trong thời Đức Phật sinh tiền, chỉ có tiếng nói, nhưng chưa có chữ viết, do vậy Kinh Nhật Tụng viết theo thể thơ là nhu cầu cần thiết để hoằng pháp.

Theo một số cuộc nghiên cứu, hai nhóm Kinh Nhật Tụng xưa cổ nhất nhận ra trong Tạng Pali là:

-- 16 Kinh trong Phẩm Tám (Atthaka Vagga) trong Kinh Tập (The Suttanipata).

-- 16 Kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia (Parayanavagga) cũng trong Kinh Tập.

Trong Kinh Sona Sutta (Kinh Ud 5.6), có nói về Kinh Nhật Tụng 16 Chương mà ngài Sona đọc, khi được Đức Phật yêu cầu đọc Phật Pháptrích dịch:

“…Đức Thế Tôn mời Thượng tọa Maha Sona, và nói, "Tỳ khưu, tôi muốn ông đọc lên Chánh Pháp."

Trả lời Đức Phật rằng, "Xin vâng lời," Thượng tọa Maha Sona đọc toàn bộ 16 chương Atthaka Vagga.”

Bản Anh dịch Kinh Tăng Chi Bộ (Aṅguttara Nikāya -- Chương 005. Mahāyaññavaggo, Kinh 5.10 Nandamātāsuttaṃ) của Ni Trưởng Sister Upalavanna cũng có một kinh ghi rằng nữ cư sĩ Velukantaki Nanda mỗi rạng sáng đều tụng đọc lớn tiếng nhóm 16 kinh trong Phẩm Qua Bờ Bên Kia.

Các kinh này đều đã được dịch ra Việt ngữ. Nhóm 16 Kinh dùng làm Kinh Nhật Tụng trong các năm đầu Đức Phật truyền pháp được Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch trong "Chương Bốn - Phẩm Tám" (Atthakavagga) và "Chương Năm - Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia" (Parayanavagga).

Trong sách “The Buddha Before Buddhism” (Đức Phật Trước Thời Phật Giáo) Giáo sư Gil Fronsdal, cũng là một thiền sư nổi tiếng, đã dịch Phẩm Tám ra Anh ngữ, và ghi nhận nơi trang 141 (ấn bản sách giấy, chưa thấy bản điện tử) rằng điều kinh ngạc nhận ra là trong các năm đầu hoằng pháp, nhóm kinh nhật tụng Phẩm Tám này không nói gì về Tứ ThiềnTứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo, Thất Giác Chi…

Trong khi đó, Giáo sư Luis O. Gomez trong bài viết “Proto-Maadhyamika in the Paali canon” (Tiền ThânTrung Quán Luận Trong Tạng Pali) nhận thấy nhóm các kinh trong hai phẩm (Phẩm Tám và Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia) nhiều thế kỷ sau đã xuất hiện lại trong văn học hệ Bát NhãTrung Quán Luận, và Thiền Tông Trung Hoa.

Sách này sẽ dịch toàn bộ Phẩm Tám và Phẩm Qua Bờ Kia từ các bản Anh dịch từ Tạng Pali, với tham khảo từ bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Phẩm Tám nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhante Varado, Thanissaro Bhikkhu, Gil Fronsdal, V. Fausboll, John D. Ireland.

Phẩm Qua Bờ Kia nơi đây dịch từ các bản Anh dịch của quý ngài Laurence Khantipalo Mills (di cảo, do Bhikkhu Sujato hiệu đính), Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Anandajoti, Thanissaro Bhikkhu, V. Fausboll, John D. Ireland.

Tất cả các bản Anh dịch đều có trên mạng, chỉ trừ 2 bản trên sách giấy là của Bhikkhu Bodhi (The Suttanipata) và Gil Fronsdal (The Buddhism before Buddhism).

Các chữ viết tắt: DN (Kinh Trường Bộ), MN (Kinh Trung Bộ), SN (Kinh Tương Ưng), AN (Kinh Tăng Chi), Ud (Kinh Phật Tự Thuyết), Sn (Kinh Tập).

Từng dòng chữ nơi đây được viết xuống với lòng biết ơn vô cùng tận, để trân trọng cúng dường Phật, Pháp, Tăng và tất cả pháp giới chúng sinh.

Nguyên Giác



Sách đang được nhà phân phối sách IngramSpark phân phối đến các nhà sách tại Hoa Kỳ, Úc châu, Âu châu và mạng Amazon toàn cầu.
Hiện đã xuất hiện tại nhà sách LuLu.com : http://www.lulu.com/shop/nguy%C3%AAn-gi%C3%A1c/kinh-nh%E1%BA%ADt-t%E1%BB%A5ng-s%C6%A1-th%E1%BB%9Di/paperback/product-23857145.html 


Cước chú
: Quý độc giả yêu thích đọc sách in trên giấy, có thể đặt mua trên mạng Amazon hay Lulu.com. Trung tuần tháng 11 năm 2018 Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation sẽ phổ biến toàn bộ nội dung qua dạng đọc online trên Thư Viện Hoa Sen và quý độc giả có thể tải sách Ebook PDF về máy nhà đọc dần.

Vì mong muốn Pháp được lưu truyền rộng rãi, tác giả không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu do Amazon và Lulu.com đặt, nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).






Tạo bài viết
01/12/2024(Xem: 49252)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…