Cũng với 5 nội dung xoay chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” (Buddhist Approach to Global Leadership anh Shared Responsibilities for Sustainable Societies), sáng nay, 13-5, ngày thứ 2 của Đại lễ Vesak, tại Hà Nam, hội thảo đã thu hút hàng trăm chư tôn đức, học giả, nhà nghiên cứu, Phật tử tại mỗi diễn đàn.
Trưởng lão HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN dự và phát biểu tại diễn đàn
TT.Thích Nhật Từ và TT.TS Khy Sovanratana điều phối diễn đànPhật giáo về giáo dụcđạo đức toàn cầu
Theo đó, diễn đànLãnh đạochính niệm vì hòa bình bền vững (do TT.TS Dharmaratana, GS.TS Lê Mạnh Thát điều phối), Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đìnhhòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hộibền vững(HT.TS Chao Chu, TT.TS Thích Tâm Đức); Phật giáo về giáo dụcđạo đức toàn cầu (TT.TS Thích Nhật Từ, TT.TS Khy Sovanratana); Phật giáo và cách mạngCông nghiệp 4.0 (TT.TS Thích Đức Thiện); Phật giáo về tiêu thụ và phát triển bền vững (TS.Dương Ngọc Dũng điều phối) - có 105 bài tham luận được trình bày.
Tiến sĩ Amrita Nanda, Đại học Hồng Kông chia sẻ tại hội thảo, các cuộc trao đổi giữa các truyền thốngTiểu thừa và Đại thừa rất hiếm khi xảy ra và thường dẫn đến nhiều hiểu lầm và thiếu hợp tác. Tác giả đặt câu hỏi: Chủ nghĩa riêng biệt và chủ nghĩa địa phương trong cộng đồngPhật tử có dẫn đưa đến một xã hội có tính Phật không?
TT.TS Dharmaratana và GS Lê Mạnh Thát thảo luận
Phản ánh chủ đề chính của Vesak 2019 “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” HT.TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN kêu gọi các nhà lãnh đạothực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trên nền tảng của tầm nhìn và trách nhiệm toàn cầu. Hòa thượng đề nghị áp dụngBát Chánh đạo như giải pháp hữu hiệu cho các vấn nạn toàn cầu, theo đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hướng đến việc xây dựngxã hộibền vững và hòa bình thế giới.
Cũng phân tích về chủ đề chính của Vesak 2019, Giáo sư S. R. Bhatt, Chủ tịch Hội đồngNghiên cứuTriết họcẤn Độchứng minh sự thích ứng của lời Phật dạy trong xã hội đương đại, đề cao lối sốnghoà hợp nhằm chia sẻ tương lai. Theo tác giả, cần phát triển sự toàn cầu hoá về đời sốngtinh thần như nền tảng phát triển bền vững, bên cạnh sự thành tựu các mục đíchvật chất.
Ở diễn đànPhật giáo và cách mạngCông nghiệp 4.0, TT.TS Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN trình bày tham luận“Cách tiếp cận Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hộibền vững - Thời đạicách mạngcông nghiệp 4.0”. Thượng tọanhấn mạnh đến hai phương diện: lợi ích và tác hại của các cuộc cách mạngcông nghiệp.
"Con người hiện đại cần nhận diện được các phương diệntích cực của cuộc cách mạngcông nghiệp 4.0 để tiết kiệmthời gian, công sức nhằm nâng caohiệu quả và hiệu suất của các quy trình sản xuất", TT.Đức Thiện chia sẻ. Đồng thời, tác giả kêu gọi áp dụng thiền và các phương pháptrị liệuPhật giáo, nhằm vượt qua các mặt tiêu cực do lạm dụng cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4, nhờ đó sống hạnh phúc hơn.
Trong khi đó, TT.TS Thích Nhật Từ đề cập “Năm nguyên lý của lãnh đạo toàn cầu” - phân tích về tầm nhìn toàn cầu, sự thay đổi hành vithích hợp, tránh các xung độtvăn hóa, nhận diện và vượt qua các trở ngại cũng như sử dụng các phương diệntích cực của truyền thông kỹ thuật số. Thượng tọanhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để góp phần phát triển các xã hộibền vững, hướng đến thế giới hòa bình, các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội cần vượt quachủ nghĩa dân tộc, nỗ lựcvì lợi ích của công dân toàn cầu và hành tinh này.
Đại biểu dự hội thảo nghe các tham luận
HT.GS.TS Rajapariyatkavi, Viện trưởng Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya (Thái Lan) trình bày một nghiên cứuđặc biệt: “Vị Bồ-tát với cương vị lãnh đạo: Lãnh đạotinh thần cho hòa bình bền vững”.Hòa thượngnhấn mạnh tầm quan trọng của Phật pháp bằng cách giải thích các lý tưởng và hạnh nguyện của các vị Bồ-tát, trong đó đề cao việc thực hành mười thiện nghiệp.
Trước đó, TT.Thích Nhật Từ, Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Tổ chức quốc giaĐại lễ của GHPGVN, người phụ trách nội dung trả lời báo Giác Ngộ, cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 398 bài tham luận của các đại biểu, học giả quốc tế bằng tiếng Anh, mỗi bài trung bình từ 10 - 18 trang A4.
Tất cả các tham luận này đã tập hợp thành bản thảo của 14 cuốn sách tiếng Anh - được sắp xếp theo chủ đề, mỗi cuốn sách trung bình từ 400 trang đến 600 trang. Mỗi cuốn sách tiếng Anh sẽ in 2.000 bản, phát cho mỗi đại biểu quốc tế (1.650 vị); còn lại 350 bộ ấn phẩm sẽ dành tặng các cơ quan làm kỷ niệm.
Theo Thượng tọa, đây là Vesak có khối lượng các tham luận lớn nhất từ trước tới nay.
Và cùng thảo luận về các nội dung liên quan
Được biết, mỗi diễn đàn có 2 người phiên dịch chính để bổ trợ lẫn nhau, gồm 1 người của Bộ Ngoại giao và một người do Giáo hội cử đảm trách.
Ngoài ra, còn có thêm các phiên dịch viên phiên dịch sang các ngôn ngữ của quốc gia có nhiều đại biểutham dự: tiếng Trung Quốc, Thái Lan, Sri Lanka - mỗi diễn đàn bố trí các cabin phiên dịch, các máy nghe dịch cũng trang bị nghe 5 thứ tiếng.
Ngày 11-5 qua, cũng tại đây, chương trình hội thảo quốc gia đã diễn ra với 95 tham luận được trình bày qua 5 diễn đàn cùng chủ đề.
TT.TS Thích Minh Thành trình bày đề tài "An approadch to mindfulness and mindful leadership" Đại biểutham dự Phiên trình bày tham luận tại diễn đànPhật giáo và cách mạngCông nghiệp 4.0 Diễn đàn "Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đìnhhòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững" 105 tham luận đã được trình bày, thảo luận - các tham luận tập hợp in thành sách tặng đại biểu quốc tế
Câu chuyện bắt đầu rất đau buồn nhưng về sau lại mở ra một cánh cửa mới đầy hy vọng và tỉnh thức. Zach Obseon lúc nhỏ đã chứng kiến em gái của mình bị hiếp và giết chết, sau này lớn lên anh theo học ngành cảnh sát với tâm nguyện ngăn chặn cái ác, không để xảy ra những trường hợp như em gái của mình. Về phần kẻ thủ ác, anh ta tên Dennis Skillicorn , sau khi bị bắt và chịu án chung thân không ân xá. Trong thời gian ở tù, anh ta đã ăn năn tội lỗi của mình, anh ta và những bạn tù khác lập ra tờ báo “Compassion”, số tiền thu được làm học bổng cho Obseon cũng như những học viên cảnh sát khác.
Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
Chúng tôi rất vui mừng thông báo với đại chúng và cộng đồng Phật Pháp rằng Tăng đoàn do chúng tôi thành lập đã hình thành nên một ngôi Phạm Vũ ở Tiểu bang Pennsylvania, Mỹ Quốc: Phạm Vũ Pháp Vân.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.