Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo

26/11/20184:01 CH(Xem: 9218)
Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO 
Trần Thúy Ngọc *
 
1. Phát triển bền vững - tất yếu của nhận thức và hành động
2. Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo - bổ sung toàn diện cho nhận thức và hành động
3. Kết luận

phát triển bền vữngThời gian gần đây, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm phổ thông. Nó bao trùm cả phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát triển quốc gia hay phát triển địa phương, phát triển toàn cầu hoặc phát triển khu vực v.v, “phát triển” đều được hiểu theo nghĩa “phát triển bền vững”. PTBV là hướng đi mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc, chính phủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quần chúng v.v tán đồng và ủng hộ. Các nước giàu cũng như các quốc gia có thu nhập thấp đều chủ trương PTBV, khi xây dựng các chương trìnhkế hoạch kinh tế - xã hội theo hướng và trong tinh thần của sự PTBV. * 

..../....

Theo quan điểm của Sivaraksa, hạnh phúc thực sự (của cá nhân) không phải chỉ tìm trong vật chất hay (trên bình diện quốc gia) theo đuổi một sự tăng trưởng không giới hạn, mà thay vào đó, phải bắt đầu đi tìm an lạc trong tâm hồn. "Quý vị ở phương Tây đã bị tẩy não bởi lối suy nghĩ (nhị nguyên) của Descartes: ‘Tôi suy tư nên tôi hiện hữu’. Nhưng cái gọi là tôi không có thực. Tôi có được là do trùng trùng duyên khởi mà có, trong một mạng lưới duyên sinh trùng trùng." Con đường hạnh phúc không phải là "cogito ergo sum" mà là "Tôi thở nên tôi hiện hữu - I breathe, therefore I am". Sự tồn tại của con người được xác định rất giản dị bằng mối liên đới không thể tách rời với môi trường, mà thiếu nó, chỉ trong tích tắc thì con người không thể sống, chứ chưa cần nói tới các nhu cầu giác quan cần thoả mãn khác.

Phật giáo có một lựa chọn dứt khoát về con đường phát triển bền vữnghạn chế sự tăng trưởng kinh tế vô độ, mà thay vào đó là tăng trưởng sự giàu có tâm linhtôn trọng, bảo vệ môi trường[11]. Lựa chọn này khó có thể được chấp nhận ngay trong một thế giới tiêu thụ vật chất. Ngay sau khi kế hoạch phát triển kinh tế đầu tiên của Thái Lan được phác thảo, chính quyền Bangkok đã bắt giam nhiều nhà sư Phật giáo, vì các sư dạy dân chúng sống tri túc. Các nhà cầm quyền sợ rằng: Lí tưởng này của Phật giáo sẽ gây trở ngại cho sự tăng trưởng kinh tế của họ. Các trung tâm kinh tế toàn cầu hóa mới luôn có nỗi e sợ với khoa kinh tế học tôn giáo vì những bộ môn này luôn nhắc nhở các tín đồ của mình về các giá trị cốt lõi - bằng lòng với cuộc sống ít vật chất đi để sẻ chia với người khác, vì qua sự sẻ chia, con người mới nằm trong mối tương liên không ngừng nghỉ với nhau và với vũ trụ.


Những quan điểm phát triển bền vững của Phật giáo không phải để hướng đến các chính quyền ngoan cố mà là tới từng con người cá nhân sống trên trái đất này. Mục tiêu của sự phát triển bền vững theo Phật giáo là làm sao xây dựng được một nhân tính bền vững, nên sự tỉnh thức, giác ngộ, hối cải và tự chuyển hoá nội tâm của chính mỗi con người cũng quan trọng không kém gì việc nhà nước hoạch định chính sách ở tầm vóc quốc gia, vì một khi đã vượt qua giới hạn hẹp hòi của dục lạc cá nhân, mỗi con người sẽ tác động trở lại thế giới ở mức độ vượt số ít. Chất lượng tự nó sẽ làm nên số lượng.

Khi được hỏi về việc làm sao để thực hành phát triển bền vững theo tinh thần Phật giáo, Sirvaraska đã trả lời: “Không cần phải thuyết phục toàn thể xã hội trở nên khiêm tốn hơn. Đó là phương pháp của Tây phương, mà phải bắt đầu với hạnh phúc cá nhân, giúp đỡ người khác và cảm thấy là người khác quan trọng hơn chính mình. Ta phải tự hỏi mình, làm thế nào để người này hạnh phúc? Khi con người thay đổi, chính phủ sẽ thay đổi."[12]

Những quan niệm phát triển bền vững theo tinh thần Phật giáo không dừng lại ở lí thuyết. Sivaraksa không phải là một người chỉ suy nghĩ tư biện mà chưa bao giờ áp dụng trên hoàn cảnh thực tế. Hơn bốn thập niên qua, ông đã thành lập vố số các tổ chức phi chính phủ ở Thái Lan, giảng dạy tại các đại học trên thế giớicố vấn cho chính phủ Bhutan cách thức áp dụng quan niệm Chỉ số Hạnh phúc (Gross National Happiness). Những nỗ lực này đã đưa đến kết quả là ông đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng quốc tế.

Xin mượn lời của chính nhân vật tiêu biểu cho tinh thần phát triển bền vững Phật giáo - Sivaraska để kết thúc cho bài viết này.
“Nếu chúng ta không bỏ ngã chấp trong tương lai, chúng ta sẽ gặt hái hậu quả thảm khốc. Ngay cả thiên nhiên cũng bị đau khổ vì sự ngoan cố của chúng ta. Chúng ta nghĩ là chúng ta có thể kiểm soát được tự nhiên. Nhưng hãy nhìn Nhật Bản, nhìn Chernobyl, và Bhopal[13]. Nếu chúng ta không đặt tâm linh thành yếu tố chủ yếu trong cuộc sống thì chúng ta sẽ tự đặt dấu chấm hết cho chính mình." 

Xem tiếp:
 
Phát tiển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.