Trạng thái của tâm

02/09/20191:01 SA(Xem: 19016)
Trạng thái của tâm
TRẠNG THÁI CỦA TÂM


hoa sen trangTrong cuộc sống không ít lần chúng ta buồn phiền khổ lụy, cũng có phút giây hạnh phút vui sướng. Nhưng sự buồn phiền đau khổ hay hạnh phúc vui vẻ đó đều do tâm tiếp nhận diễn biến hay kết quả từ thực tại các pháp mà có khởi tâm như vậy. Cùng nhìn nhận một vấn đề, có người trong hoàn cảnh tương đồng, nhưng tâm thế đón nhận khác nhau thì cho ra kết quả khổ đau hay hạnh phúc cũng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy mức độ nặng hay nhẹ đối tâm với cảnh đó thì cũng do chấp hay buông, dính mắc hay giải thoát, chấp nhận hay trốn tránh, đối mặt hay buông xuôi, nghị lực hay tự ti...mà ra cả thôi. 

Đạo là con đường lấy sự giải thoát mọi buộc ràng làm tông chỉ. Nếu một khi tâm không khởi chấp nơi cảnh thì cảnh cũng không thể tác động nơi tâm, và như " hoa sen gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn" đó là đặc tính của thể tánh tâm, tâm vốn uyên nguyên thanh tịnh, bình lặng, tĩnh tại. Chỉ vì khởi niệm vọng động trần lao mới có tâm sinh diệt, tâm vọng tưởng, tâm chúng sanh. Tu đạo là nhằm đưa cái tâm về với bản thể chân thật của nó, khi tâm không đắm chấp, chấp thủ, chấp kiến, chấp trượt, chấp mê hay thậm chí chấp ngộ thì tâm uyên nguyên trong sự thanh tịnh, và đó chính là đạo, là con đường đưa tới sự an vui và hạnh phúc


Trạng thái của tâm sinh diệt là sự khởi niệm bám chấp nơi hư ảo của trần thế mà cho là thật tướng, chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả. Nương theo các pháp mà trong ý niệm sinh khởi sinh diệt liên tục và từ chấp lại sinh ra các trạng thái của tâm trong cái gọi là thất tình là bảy thứ tình cảm của tâm và là nguyên nhân gây ra cảm thọ khổ đau hay hạnh phúc. Và khổ đau hay hạnh phúc đó nương gá vào hiện thực của các pháp, do các pháp sinh diệt vô thường nên các pháp cũng không thật tướng. Do không thật tướng nên khổ đau hay hạnh phúc kia cũng chỉ là giả tạm, hư ảo. Và đạo là con đường đưa tới sự an lạcthanh tịnh trong tâm qua sự tu tập thân, khẩu, ý nương theo các pháp phương tiện có khác nhau mà tạm chia ra các tông các phái khác nhau, nhưng chung quy cũng lấy sự giải thoát làm mục đích sau cùng và hướng về. Vậy khi đối các pháp tâm không khởi động niệm, tâm thanh tịnh ý lặng thì đó là trạng thái tâm an nhiên giải thoát

Quang Minh


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.