Quan Âm Bồ Tát - Nhiệm Mầu

03/08/20201:00 SA(Xem: 4900)
Quan Âm Bồ Tát - Nhiệm Mầu

QUAN ÂM BỒ TÁT - NHIỆM MẦU
(Ngôi cổ tự gần 700 năm sẽ bị nhấn chìm trong biển nước)
Nhuận Hùng

 

“Ngôi cổ tự rêu phong ẩn dật
Chuông Đại Hồng vang vọng rừng hoang
Ai bày tỏ ngữ ngôn sơ ngộ
Đá cưu mang chứng tích vàng son”
Thanh Trí Cao

 

chua-quan-am-700-nam-tuoi-bi-vay-boi-lu-du-o-trung-quoc
Đúng vậy, cổ tự vẫn là cổ tự, Hồng Chung vang cả rừng hoang, bềnh bồng ẩn chứa thanh ngân diệu huyền, ngữ ngôn sơ ngộ tiêu diêu tháng ngày, kìa xem sỏi - đá quyện hòa cùng nhau, đâu đâu chứng tích vàng son, năm năm – tháng tháng xói mòn là bao, phong rêu cổ tự muôn đời còn đây…!

 

Hỡi! những hiện tượng xảy ra ba năm gần đây, không biết bao nhiêu cảnh thương tâm, không riêng gì một đất nước nào cả. Toàn thế giới này một cách đơn thuầnchúng ta hiện đang ở trong nhà lửa theo giáo lý Phật đà. Trái đất này bất an thì con người mình cũng chẳng an vui chút nào, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có câu:

 

 “Tam giới vô an du như hỏa trạch”.

  • Cõi này dù là, vua cõi – chúa- người, hay dân dã cũng đều chịu chung quy luật cuốn hút của âm - dương trôi lăn trong lục đạo luân hồi, mà không có ngày chấm dứt. Vì luân hồi thì vòng xoay cuộc đời không điểm chấm dứt. “Sướng - khổ -vui - buồn, hạnh phúc- thương đau, cũng là luân hồi mà thôi.
  • Trái đất này, cũng như các hành tinh khác, không nằm ngoài quy luật tuần hoàn: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, nên tuổi thọ của (nó) cũng có hạn. Người người, sống trên trái đất này không biết bảo vệ thì nó càng “ngắn hạng”. Một khi khai thác hết tài nguyên, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên thì trên trái đất sẽ bị “hao hụt” càng nhiều, hệ sinh thái để duy trì sự sống cho con người khi bị phá vỡ, dịch bệnh, thiên tai ngày càng trầm trọng, thử hỏi con người có còn chỗ mà sống hay không?
  •  Tại sao Đức Phật gọi lúc này là thời Mạt Pháp chắc quý vị đã hiểu, thời gian nữa trái Đất này có thể bị hủy hoại (khai thác hết tài nguyên như dầu mỏ, khoáng chất, thử bom hạt nhân, vi trùng, động đất, sóng thần, dịch bệnh…) Hiện tượng đó xuất hiện, chúng sẽ cuốn đi hết tất cả. Thuyết nghĩ, nền văn minh trước đây còn hơn thời đại bây giờ, nhưng cũng vẫn bị nhấn chìm hết xuống lòng biển cả bởi các trận, thiên tai, động đất, đại hồng thủy, kinh hoàng trổi dậy…)

Chính những kinh nghiệm xưa thường nói: “Nhứt nước, Nhì lửa…” Ai ai cũng biết, đó là sự thật trong đời sống không thể chối cả. Vì bây không thể như những thập niên trước, nhất cử - nhất động là tin tức (upload) lên ngay trên mạng truyền thông. Dẫu cũng có tin tức sai lệnh nhưng, những sự kiện xảy là có thật. Chẳng hạng như năm 2018 tại Cali cháy lớn, quá ư là kinh khủng, nước Úc cũng vậy. Chưa hết, đến đầu năm 2020 gặp phải nạn đại dịch (Vũ Hán- corona virus) khắp cả thế giới lâm vào cơn đại dịch không sao tránh khỏi. Trên đời này, ai ai cũng hiểu rằng:

“Họa phước vô môn – duy nhân tự chiêu”

                          Tịnh Khôngpháp ngữ

(Họa phước là tự mình tạo, tự mình tu thiện, tự mình hồi đầu là được phước, tự mình tạo ác. Mà không thể hồi đầu, đó là họa, không liên can gì đến người khác. Đạo lý này là chúng ta đã hiểu, đây là chân lý),

Nói cho cùng, tai nạn, thiên tai hỏa hoạn, thủy tai đều là những việc không sao tránh khỏi của luật tuần hoàn xoay cuồng trong thế giới này.

Đứng trên phương diện nhân sinh, nhìn ra cục diện, chẳng đâu xa chỉ cần mở chiếc cell phone (điện thoại cầm tay) vào (youtube) bấm lên là thấy ngay. Trung Quốc đang bị chìm trong biển nước, thảm cảnh không thể nào diễn tả được. Đất nước bình yên trên đà phát triển kinh tế và khoa học tuy là chính thể Cộng Sản nhưng nhìn về góc cạnh kiến thiếtxây dựng. Chúng ta cũng thấy sự đồ sộ hào nhoáng ra vẻ bề ngoài, sánh vai cùng các nước Âu Châu.

Nhưng hỡi ơi! Chỉ trong chốc lát lại biến thành biển nước bao la vô cùng - vô tận. Nếu ai, đó theo dõi hay là tìm hiểu những con sông, đập đê và biển cả của Trung Quốc thì thấy ngay. Người xưa thường hay nói, (trăm sông đổ về biển cả). Như vậy, (lửa) cũng là sức mạnh tàn phá khủng kiếp.  Nhưng vẫn phải đi sau (nước) một bước. Dòng nước đại dương khi thủy triều trổi dậy dâng lên cao gần tới trời xanh, núi cũng phải bó tay chịu thua luôn.

“Cũng theo tài liệu ghi lại, trận lụt khủng khiếp trong vùng xảy ra năm 1998 từng khiến 4.000 người thiệt mạng, ngập lụt hơn 20 triệu ha ruộng vườn. Tuy vậy, ngôi chùa vẫn “sống sót”, bởi vậy được ví là “công trình kiên cường nhất thế giới”. Và qua đó, điều này cũng cho thấy trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyên của chế độ phong kiến Trung Hoa ấn tượng tới mức nào.

Từ trên cao nhìn xuống, ngôi chùa có vẻ ở tư thế “chênh vênh” giữa sông. Nhưng thực tế, phần móng của chùa rất vững chắc. Trên dòng sông Trường Giang dài hơn 6.385 km, đây cũng là ngôi chùa duy nhất ở con sông này.

Nói về kiến trúc kiên cường, trường tồn cùng năm tháng, không thể bỏ qua chùa Quan Âm dựng trên khối đá ngầm lớn nằm giữa dòng sông Trường Giang thuộc địa phận thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Hàng năm, những trận lũ kinh hoàng trên sông Trường Giang đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, công trình xây dựng. Nhưng chùa Quan Âm vẫn hiên ngang đứng vững, bất chấp dòng nước lũ chảy xiết liên tục cuồn cuộn dâng cao.

Chùa Quan Âm ban đầu được xây từ thời nhà Tống (960 - 1279). Sau đó, công trình tiếp tục được xây dựng lại vào thời nhà Nguyên (1271-…?…), và tới nhà Thanh được trùng tu sửa chữa và còn tiếp những triều đại vua chúa sau đó họ vẫn trùng tu tái tạo thêm cho vững chắc.  Mãi đến ngày nay, chùa vẫn nằm trên một tảng đá hình rồng ở giữa sông Trường Giang.” Theo tài liệu (@Yichanjun – chia sẽ.

 Bởi vậy, chúng ta thấy được sự nhiệm mầu của Quan Thế Âm Bồ Tát là như thế nào:

“Được biết, giữa dòng Trường Giang ngôi chùa hơn gần 700 năm….bị nước lũ dâng lên cao, chỉ còn lại phần trên là mái chùa. Cũng tại nơi đó từ nhà cửa, lầu đài, dinh thự đều bị nước cuốn trôi nhưng ngôi chùa cổ vẫn kiên cố trụ vững, có phải chăng đó là sức mạnh mầu nhiệm của Quan Âm Bồ Tát chứng giám, cùng chung sự cầu nguyện không biết bao nhiêu Phật Tử nhiều năm đã đến chùa thành tâm lễ bái nguyện cầu …! Phép gì cho qua phép Phật, tin hay không là nhận định của mỗi người. Quan Âm luôn luôn cứu vớt chúng sanh trong cơn biển lửa như thế. Chúng ta, thành tâm cầu nguyện chí thành, sự linh ứng cũng không thể nào không có được.

“Được biết ngôi Cổ Tự Quan Âm Cát gồm ba gian cao 2 tầng rộng 300 mét vuông, được xây cất trên một tảng đá lớn giữa sông Trường Giang. Năm 1345 đời nhà Tống kỳ lạ thật, lúc bấy giờ không hiểu họ xây cất bằng những vật liệu gì? Thời đó không có bê tông – cốt sắt mà vẫn bền vững sừng sửng kiên cố theo thời gian:

“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”
(Bà huyện Thanh Quan)

Quan Âm Cát thờ Quan Âm Bồ Tát linh hiển không thể diễn bàn, còn được gọi là “vạn lý trường giang đệ nhất cát”. Vô số trận lũ lụt hơn cả 100 năm về trước, sức mạnh kiên trì cho tâm linh huyền bí”, (quay đầu là bờ) hướng thiện cho những ai lầm lỗi sa vào đường ác đạo. Chúng ta, là những Phật Tử cũng thường nghe quý thầy giảng giải về Kinh Diệu Pháp Liên Hoa còn gọi là Kinh Pháp Hoa Phẩm 25 có đoạn nói rằng:

“Trì niệm danh hiệu Quan Âm đại sĩ vào lửa dữ, lửa ấy không đốt được và là do thần lực của vị đại sĩ này. Nếu bị nước lớn cuốn trôi mà trì danh hiệu Quan Âm đại sĩ, thì tức khắc được chỗ nước cạn. Trăm ngàn vạn ức người, vì tìm bạc vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chân châu và những thứ quý báu cùng loại, nên ra biển cả, giả sử bị trận gió lớn trong bầu trời u ám thổi bạt thuyền tàu sa vào đảo quốc la sát, trong những người ấy đến nỗi chỉ có một kẻ trì niệm danh hiệu Quan Âm đại sĩ, những người ấy cũng vẫn thoát được cái họ la sát thân. Vì những lý do như vậy mà vị đại sĩ này danh hiệu Quan Thế Âm…”. Quan Thế Âmhóa thân dù gặp đại nạn nước lớn đã trải qua bao thời đại thịnh suy của Trung quốc nhưng hôm nay bão lụt như thế. Trong thời buổi khoa học hiện đại bây giờ tối tân như thế. Mà những lầu đài dinh thự kia vẫn bị dòng nước cuốn trôi. Không cách nào chế ngự được, riêng Ngôi Cổ Tự  gần bảy trăm vẫn sừng sửng đứng đó. Vậy lý giải như thế nào đây quý vị ạ!

Đức tin của chúng tabất khả tư nghì, nếu ai đó nghĩ sao thì họ cứ nghĩ. Nhưng tâm linh vẫn là tâm linh, sự nhiệm mầu vẫn là nhiệm mầu.

Ca dao- tục ngữ:
“Kẻ mất ngủ mới thấy đêm dài
Kẻ lữ hành mới thấy đường dài mệt mỏi”

Nói đến sự nhiệm mầu Quan Thế Âm là có rất nhiều câu chuyện đã xảy ra, nhưng ai là người hiểu thấu sự kiện hay là trong cuộc thì sẽ rõ hơn. Bởi vậy, Quan Âm Bồ Tát trong cõi ta bà này có rất nhiều người tín ngưỡngcầu nguyện. Nhất là những câu chuyện tôi được nghe kể lại từ những người vượt biển, thật nhiệm mầu vô cùng xin hẹn dịp khác sẽ chia sẽ cùng quý vị. “Nước bao giờ cũng là sức mạnh vô địch trên hoàn cầu chưa có ai đủ năng lực cản nổi chúng…!”

Không ai có thể chối từ, (Tam Sơn - Tứ Hải) Vậy quý vị có thể hiểu, nước biển luôn dành phần nhiều hơn là núi rừng.

Dòng chữ tuy ít nhưng ý tưởng thì  nhiều, xin ngừng lại mượn dòng thơ chia sẽ quý vị:

Rồi một hôm chợt nhớ biển khơi
Sóng dâng cao phủ kín tình người
Ai có nhớ một lần nào đó
Biển vô tình, lệ đá đầy vơi
Cuộc hành trình thuyền vào vùng biển mộng
Lời khẩn cầu chưa đủ sao thế ư!
Trăng ngả bóng chạnh lòng ôi! Xao xuyến
Anh mơ gì ngày ấy góc riêng ta?...”

                      (Thanh Trí Cao)

Trong tận cùng sâu thẳm, chúng ta dù rằng nước biển dâng cao, sóng biển phau phau nhấp nhô cuồn cuộc, đứng giữa trời đất bao la, Quan Thế Âm Bồ Tát vẫn dũ lòng lân mẫn cứu giúp chúng sinh qua cơn khổ nạn…! “Thương dĩ vãng bụi trần hội tụ / Uống sương mùa rong ruổi nghìn thu / Vàn sao rụng bởi nhiều mơ mộng / Tìm được gì sau bước chu du / Nếu không đến đường về vô nghĩa / Mấy lần đi sao hãy còn đi / Bao lâu nữa nhận mình lữ khách / Để không còn đối diện tử thi.” (Thanh Trí Cao) .

Chắp tay lên cầu Quan Thế Âm Bồ Tát, hóa giải đại nạn cho chúng sinh nơi cõi ta bà.

     Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ - Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát , Ma Ha Tát.

                                         FL ngày 30/7/2020

                                            Nhuận Hùng
Xem thêm hình và video:


quan-am-cac-bi-nuoc-lu-bua-vaychua-quan-am-700-nam-tuoi-bi-vay-boi-lu-du-o-trung-quocChua Quan Am 700 tuoi






.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.