Giải đáp thắc mắc về Giới luật Phật giáo

26/08/20204:59 CH(Xem: 15726)
Giải đáp thắc mắc về Giới luật Phật giáo
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ GIỚI LUẬT PHẬT GIÁO
Thích Duy Lực

thichduyluc2Kinh Lăng Nghiêm nói: "Chẳng những thân không phạm, luôn cả cái “không phạm” cũng không còn", tức thân tâm đều dứt, luôn cả cái dứt cũng không có, như thế đối với vô thượng bồ đề mới có hy vọng

Hỏi: Thế nào là ngũ giới của cư sĩ tại gia?
Đáp: Giới thứ nhất là sát sinh, thứ nhì là trộm cắp, thứ ba là tà dâm, thứ tư là vọng ngữ, thứ năm là uống rượu.
- Giới thứ nhất cấm sát sanh: Đã muốn thọ giới của Phật thì trước tiên là cấm sát sinh, bất sứ sinh vật gì thuộc hữu tình đều cấm giết hại.
- Giới thứ nhì cấm trộm cắp: Đồ vật của cải người khác, nếu muốn lấy sử dụng phải được sự đồng ý của chủ nó, nếu không được sự đồng ý mà lén lấy thì gọi là trộm cắp. Dĩ nhiên các đồ vật trong gia đình giữa cha mẹ anh em thường dùng qua lại lẫn nhau là không phạm, nhưng vái nào cũng có sự giới hạn, ví như con cái ăn cắp tiền của cha mẹ cũng phạm giới trộm cắp.
- Giới thứ ba cấm tà dâm: Thế nào là tà dâm? Người tại gia thường có gia đình, quan hệ vợ chồng chính thức là chính dâm, ngoài vợ chồng chính thức ra đều thuộc tà dâm, phải cấm, còn người xuất gia thì chính dâm, tà dâm đều cấm.
- Giới thứ tư cấm vọng ngữ, gồm bốn thứ: Vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Vọng ngônnói dối, tức nói có thành không, nói không thành có; Ỷ ngữlời nói thêu dệt; Ác khẩu là chửi mắng người khác; Lưỡng thiệtthị phi hai đầu, làm cho hai bên bất hòa, khiến thù oán nhau, cũng thuộc về vọng.
- Giới thứ năm cấm uống rượu: Đáng lẽ uống rượu chẳng có hại, nhưng vì uống rượu rồi có thể phạm phải bốn giới trước nên cấm. Giới nhà Phật có Khai, Giá, Trì, Phạm, ví như mình có bệnh, thầy thuốc nói phải dùng thuốc rượu, tự mình công khai nói ra là có thể uống rượu. Lại nữa, có trường hợp vì không biết đó là rượu mà uống phải thì chẳng phạm; hoặc trong trong lúc nấu nướng cần bỏ rượu vào để chế biến cũng chẳng phạm. Ngoài ra, một số thực phẩm có men rượu nhưng ăn vào không bị say như cơm rượu cũng dùng được.
Ngũ giới này của cư sĩ tại gia, đã thọ rồi phải suốt đời giữ theo giới, nếu sơ ý phạm phải thì sám hối với một người cư sĩ đã thọ ngũ giới rằng: “Xin ông hãy chứng minh cho tôi đã lỡ phạm giới này, từ nay về sau tôi không dám phạm nữa”. Vậy là hết tội phá giới, còn tội nhân quả thì chẳng thể sám hối được, giết một mạng phải trả một mạng, ăn cục thịt trả cục thịt.
Có người nói: “Thế thì chẳng thà không thọ giới, không phải mắc đến hai tội, vừa tội nhân quả vừa tội phá giới; nếu không thọ giới thì mắc một tội nhân quả mà thôi”. Sự thậtnếu không thọ giới thì hay phạm nhiều tội nhân quả, mắc nợ nhiều; còn thọ giới rồi sẽ cẩn thận hơn, ít phạm tội nhân quả, ít mắc nợ, cho nên có thọ giới vẫn tốt hơn.
Hỏi: Khi nào mới có thể thọ giới Bồ tát?
Đáp: Muốn thọ giới Bồ tát phải hành theo hạnh Bồ tát, tám chữ:
“Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành-諸惡莫作眾善奉行” là đạo Bồ tát, tất cả ác không làm tức chỉ trì, tất cả thiện đều phải làm, nếu cảm thấy có thể hành theo thì thọ giới Bồ tát được.
Theo giới Bồ tát, trước khi thọ phải nghe giảng các điều giới, nếu cảm thấy đủ sức thực hành được mới thọ, hễ thấy tự mình còn chưa thể làm được thì đừng thọ, vì giới Bồ tát phải hy sinh mình đi cứu giúp người khác, thọ xong là phải giữ, chứ thọ mà không giữ được giới tức phạm giới, tội còn nhiều hơn. Cho nên, các giới khác không cho nghe trước, riêng giới Bồ tát là phải nghe trước.
Hỏi: Tại sao lại có chỗ nói là chưa thọ giới thì không được học giới, học như vậy là phạm luật?
Đáp: Đó là nói về giới Tỳ kheoTỳ kheo ni của hàng xuất gia: Người thọ giới Tỳ kheo ni mới được học giới và xem giới Tỳ kheo ni, nếu chưa thọ thì không được xem. Tại sao? Ý của Phật muốn cho người ta không phỉ báng Tam Bảo, nếu biết giới của Tỳ kheo, Tỳ kheo ni rồi, thấy người ta phạm giới, hễ nói là không được. Theo giới Bồ tát, không được nói lỗi của tứ chúng, nói là phạm.
Chẳng những như thế, Tỳ kheo thì được xem giới luật Tỳ kheo ni, phải thông suốt giới luật Tỳ kheo ni, còn Tỳ kheo ni chỉ được thông suốt giới Tỳ kheo ni, không được biết giới Tỳ kheo? Tại sao Tỳ kheo phải thông suốt giới luật Tỳ kheo ni? Vì theo pháp Bát kỉnh, Tỳ kheo ni mỗi nửa tháng phải mời hai vị Tỳ kheo đến chùa ni dạy Tỳ kheo ni, nên phải thông suốt giới luật. Lại nữa, trong pháp Bát kỉnh, Tỳ kheo có thể cử tội tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo ni không được cử tội Tỳ kheo, nên Tỳ kheo ni không được biết giới của Tỳ kheo.
Hỏi: Tham Thiền có cần tụng giới không?
Đáp: Theo giới luật thì tu pháp môn nào cũng phải có giới luật, nửa tháng Bố tát một lần. Bố tát không phải chỉ tụng giới, trước khi tụng phải kiểm thảo, tự kiểm thảo mình trong nửa tháng nay có phạm giới không? Nếu có, phải ra sám hối trước đại chúng. Sám hối xong, tội phạm giới mới sạch, mới có tư cách nghe tụng giới (Bố tát có nghĩa là nuôi lớn và duy trì. Do ý nghĩa này, Hán dịch là trưởng tịnh, tức nuôi lớn sự thanh tịnh hay duy trì các thiện pháp. Vậy Bố Tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp). Nếu người phạm giới không tự ra sám hối trước đại chúng, thì người ở chung phải ra cử tội, nếu không ra cử tội, sau này bị phát hiện thì người phạm và người không cử tội sẽ bị cùng một tội vì che giấu. Hồi xưa, Bố tát truyền giới cho cả Sa-di và Bồ-tát, sau này mới lập riêng giới đàn. Cho nên, Bố tát không có nghĩa là chỉ tụng giới mà thôi.
Hỏi: Tu sĩ phạm tội Ba-la-di có thể sám hối được không?
Đáp: Sau khi phạm tội Ba la di, phải trong nửa tiếng báo cáo Tăng đoàn, Tăng đoàn mới hứa khả cho sám hối, nhưng chưa phải như thế là nhất định được sám hối. Vì theo pháp Yết-ma, muốn sám hối tội Ba-la-di phải hai mươi vị Tỳ-kheo, người xin sám hối phải săn sóc hai mươi vị đó trong nửa tháng, về cuộc sống hằng ngày cho đầy đủ. Nếu hai mươi vị đều cảm thấy người đó thành tâm muốn sám hối, đồng ý cho sám hối thì mới thành lập được; nếu trong đó có một vị không đồng ý, cũng chẳng thể tổ chức sám hối.
Hỏi: Sở dĩ Đức Phật chế định giới luật cũng là căn cứ theo luật pháp nhà nước, ví như giới Ba-la-di, cũng bằng như luật tử hình của nhà nước, phải không?
Đáp: Phật tử vi phạm luật pháp của nhà nước, tức vi phạm giới luật của nhà Phật, đó là do Đức Phật muốn sự hoằng pháp đến nước nào cũng được hoan nghênh. Tỳ-kheo có bốn giới Ba-la-di và Tỳ-kheo-ni có tám. Tội Ba-la-di, cũng bằng tội tử hình của nhà nước, nhưng tội tử hình của nhà nước có xử tử thật, còn tử hình bên nhà Phật chỉ là kiếp này không được làm Tỳ-kheo nữa, coi như vị Tỳ-kheo đó đã chết. Nếu xin sám hối mà được chấp nhận, chỉ giữ được Sa-di, nếu sám hối không được, thì luôn cả Sa-di cũng không còn, phải đợi kiếp sau bắt đầu lại.
Hỏi: Theo Giới luật, tội Ba-la-di là tội tứ khí, bị vứt bỏ ra ngoài Phật pháp, nhưng con còn nghi điều này: Trên danh nghĩa, tội Ba-la-di của Tỳ-kheo là có làm rồi mới phạm, còn về giới Bồ tát, tội Ba-la-di khi khởi niệm là đã có tội. Vậy xin thưa Sư phụ, chỗ làm có khác, nhưng chỗ thọ tội báo có đồng hay không? Nếu khác thì danh nghĩa phải khác; nếu đồng thì chắc chúng con không thể lãnh thọ nổi giới Bồ tát?
Đáp: Ngũ giới của cư sĩ, mười giới của Sa-di, đến 250 giới của tỳ-kheo, 348 giới của tỳ-kheo-ni, tất cả đều là giới Thanh văn, còn giới Bồ tát là giới Đại thừa. Đức Phật chế ra giới Thanh văn để kềm chế cho thân chẳng phạm rồi mới đến tâm chẳng phạm.
Giới Tiểu thừa gọi là Tác phạm, tức có làm mới phạm; giới Đại thừa gồm hai phần: có phần thì tác là phạm, có phần thì chẳng tác là phạm; (tức cần phải làm, không làm thì phạm), gọi là chỉ trìtác trì. Ví dụ muốn ăn cắp cái tách này, theo Tiểu thừa thì: tay đã chạm vào cái tách, thấy có người đến bèn rút tay lại, chưa phạm. Nếu cầm cái tách lên rời chỗ cũ rồi mới phạm. Còn giới Bồ tát Đại thừa thì ngay khi khởi tâm muốn ăn cắp là đã phạm rồi, nên gọi là giới tâm địa.
Tất cả Phật pháp đều nói về tâm, gọi là nhất thiết duy tâm tạo, tâm mình khắp không gian thời gian, nay tôi đề cử một sự thật: Dân số ở nước Mỹ gần 3 tỷ, mỗi công dân đều có một thẻ an sinh xã hội, kể cả tôi, dù tôi chưa phải thuộc quốc tịch Mỹ. Tất cả công dân đều có hồ sơ lý lịch trên máy vi tính, khi bị phạt vi cảnh, lý do bị phạt được ghi nhận vào đó, nếu người bị phạt chưa nộp tiền phạt cũng được ghi nhận vào đó, kể cả những giấy phạt do tòa án gởi đến bao nhiêu lần, thời gian nào v.v… Đều ghi vào hồ sơ. Khi muốn xin việc làm, các công ty đều dựa trên hồ sơ lý lịch để đánh giá, dù chỉ vi phạm một lỗi lầm nhỏ hoặc thiếu nợ mười đồng cũng không được nhận việc làm… Trên đây chỉ là một ví dụ về những máy móc do sức tâm kỳ diệu của con người chế tạo ra, đó chỉ là một phần thật nhỏ của sức tâm mà thôi.
Vì nay chúng ta còn chưa tin tự tâm của mình có đủ thứ năng lực, lại hướng ngoại tìm cầu để cho tấm thân này được sung sướng, lo cho gia đình vợ con v.v … Nhưng sự thật Thiền sư Lai Quả có bài “Cứu tâm”, tôi đã dịch trong cuốn Góp Nhặt Lời Phật TổThánh Hiền. Nói đến cứu tâm: thân này làm tội, đến chết rồi cái thân cũng mất, Diêm Vương buộc tội là buộc cái tâm. Thân này làm, mà tâm cứ lo cho thân, cuối cùng khiến tâm bị liên lụy, làm oan cho tâm, nên phải cứu tâm của mình.
Đức Phật chế ra giới luật là để chúng ta tập dần từ 5 giới, 10 giới, đến 250 giới, từ chỗ thân chẳng phạm, dần đến tâm cũng chẳng phạm, gọi là Tam đàn Đại giới: Tiểu thừa, Đại thừa truyền một lượt, thọ giới Sa-di rồi thọ luôn giới Tỳ-kheo, giới Bồ tát.
Trung Quốc, một giới đàn kéo dài năm mươi ba ngày; sau khi thọ giới Sa-di, phải có thời gian tu tập cho quen, rồi mới thọ giới Tỳ-kheo. 250 giới, giảng từng điều một cho thật rõ, chẳng những giảng thật kỹ, về 100 điều oai nghi, về cách ăn uống, từ tư thế cầm chén, đũa, cho đến khi ăn quá đường, muốn uống nước đầy chén hay phân nửa, phải ra dấu như thế nào … Cả mấy trăm người cùng ăn chẳng phát ra một tiếng động; cho đến đi tiêu tiểu, tư thế nằm nghỉ v.v… oai nghi đi đứng nằm ngồi đều dạy kỹ càng. Sở dĩ tỉ mỉ như thế là vì tập khí con người rất sâu, phải sửa dần từ giới Tiểu thừa đến giới Đại thừa.
Thời nay chia làm giới tiệm lập và đốn lập: 5 giới, 10 giới, 250 giới, đến 348 giới thuộc giới tiệm, muốn thọ 10 giới phải qua 5 giới, muốn thọ 250 giới phải qua 10 giới, từng bước tiến lên không được vượt bậc. Còn đốn lập là thình lình; như Bát quan trai và giới Bồ tát, khỏi cần qua các giới. Ví dụ cư sĩ có thể thọ giới Bồ tát, người chưa qui y cũng có thể thọ Bát quan trai. Mặc dù nói chưa Quy y, nhưng bất cứ thọ giới gì cũng có qua Tam Quy y. Cho nên những giới luật đó Phật chế ra rất tỉ mỉ, mặc dù tên gọi đủ thứ sai biệt, nhưng ý vốn chẳng khác, tất cả đều muốn đối trị bệnh của tâm chúng ta. Khi bệnh của tâm hết thì bệnh của thân cũng hết luôn.
Hỏi: Như trong giới luật, khi phạm các điều như Tăng tàn, Xã đọa và Bách chúng học, phải hội đủ 20 vị Tăng để tác pháp Yết ma cử tội, nếu không đủ thì chẳng thể giải tội được. Như vậy, đối với chúng con tập khí cần thô, những điều này luôn luôn tái phạm, đời nay thì không có nhân duyên, không có phương tiện, cũng như khôngTăng đoàn hòa hợp để giải pháp cử tội, vậy chúng con có thể tâm sám được không?
Đáp: Có thể được. Cũng như ba cấp trì giới; Nửa tháng Bố-tát là cấp phổ thông, cấp thứ nhì là Thiền giới, cũng gọi Định cộng giới, có thiền định tức là giới. Cấp thứ ba là Lậu tận giới, tức đã chứng quả, tập khí dứt sạch, tự nhiên chẳng phạm, thì không cần giữ giới đã là giới rồi.
Người đắc đạo gọi là Đạo cộng giới, cũng như hành giả tham thiền, nếu giữ được nghi tình không mất thì chẳng có phạm.
Đối với vấn đề sám hối, bởi do tâm tạo thì phải tâm sám, như bài kệ:
罪從心起將心懺
心若滅時罪亦亡
心滅罪亡兩具空
是則名為真懺悔
Tội tùng tâm khởi tương tâm sám
Tâm nhược diệt thời tội diệc vong
Tội vong tâm diệt lưỡng câu không
Thị tắc danh vi chân sám hối.
Bởi tội do tâm tạo, nay muốn sám phải sám hối cái tâm, tâm đã diệt rồi thì tội cũng không, tâm diệt tội không cả hai đều chẳng còn nữa, ấy mới gọi là chơn sám hối. Do đó, nếu sám hối theo bài kệ này cũng được.
Hỏi: Trong hành giả tham Thiền, nhiều vị cho rằng tham thiền chẳng cần học giới luật, nhưng con tự xét bản thân, từ khi thọ giới đến nay chưa dự pháp hội nào giảng về luật, đối với danh chủng tánh tướng khai giá trì phạm của giới luật con chẳng thông suốt.
Đáp: Nói khỏi học giới luật là không đúng, Thiền sư Bác Sơn đã kiến tánh còn đi thọ giới Tỳ-kheo, làm sao nói là “không học giới luật” được! Bất cứ pháp môn nào đều phải lấy giới luật làm căn bản, Phật Giáo tồn tại nơi thế gian là do giới luật, nếu khônggiới luật thì Phật pháp không còn ở thế gian, thì cũng như người đời vậy thôi. Nhưng nếu người quyết tử tham Thiền thì tự nhiên hợp với giới luật, vì tất cả đều ở trong tâm mình.
Tôi đã từng nói chia sẻ về giới luật với Hòa thượng Luật sư Thích Huệ Hưng, Hòa thượng Kim Cương v.v… Bởi do tôi nói thông suốt về giới luật, quý vị cứ tưởng là luật sư. Thật sự tôi chưa từng nghiên cứu luật, tôi chỉ thực hành theo tham thiền thôi. Nhưng tất cả giới luật đâu phải ở ngoài tâm, nên nói hễ tâm thông thì thuyết thông, tất cả đều thông, vì tâm sẵn đủ tất cả, đều khắp không gian.
Về tội Ba-la-di bằng như tội từ hình, còn Tăng tàn, tàn có nghĩa là tàn phế chưa phải chết, thuộc tội thứ nhì còn giữ được Tỳ-kheo. Người phạm tội Ba-la-di lẽ ra không được sám hối, nhưng nếu trong nửa giờ đồng hồ lập tức báo cáo Tăng đoàn thì Tăng đoàn mới có thể chấp thuận. Nếu quá nửa giờ thì không được sám hối.
Hỏi: Luật pháp Nhà nước thời nay có nhiều châm chước thuyên giảm, vậy giới luật nhà Phật có thể ứng dụng như thế nào để phù hợp theo thời đại không?
Đáp: Giới luật nhà Phật cũng có phần linh động, nhưng thuộc về phần Giá giới, còn về Tính giới thì không được.
Về tánh giới, nếu đã phạm thì có tội phá giới, nếu chưa thọ giới cũng phải có tội nhân quả. Tội phá giới thì sám hối có thể hết, ví như tội phá giới Ba-la-đi phải đoạ địa ngục chín triệu năm, hễ sám hối là hết, còn tội nhân quả thì không thể sám hối được, nhân nào quả này.
Có người nói “Vậy thì không thọ giới tốt hơn, chỉ phải chịu tội nhân quả, khỏi bị hai lớp tội”. Sự thật, người có thọ giới phải để ý về vấn đề giữ giới, nên tội nhân quả cũng ít, người không thọ giới hằng ngày cứ theo thói quen mà làm, dễ phạm phải tội nhân quả.
Hỏi: Trong bốn tội Ba-la-di, trường hợp tứ chúng biết được người ấy phạm tội, báo lên vị trụ trì, trụ trì không cử tội thì tứ chúng có lỗi không?
Đáp: Bây giờ đâu có Tăng đoàn để cử tội? Lại nữa, trong Phật pháp rất linh động, cái nào cần cử tội mới cử tội, những việc không cần cử tội, chỉ cho trách tâm sám. Đức Phật Hoằng dương Phật pháp, muốn cho thiên hạ đều tôn trọng Phật giáo, tôn trọng tăng ni, Phật tử chơn chánh hoặc thọ ngũ giới hay Bồ-tát giới. Cho nên, giới Bồ-tát không cho nói lỗi của Tứ chúng; Tỳ-kheo-ni nói lỗi của người khác cũng phạm tội Ba-la-di. Lại nữa, đối với những người trong Phật giáo hoằng pháp rộng, nhiều người biết tên tuổi, thì trong giới luật không cho cử tội. Tại sao? Vì sợ ảnh hưởng uy tín của Phật giáo. Mặc dù không cho cử tội, nhưng nếu họ phạm Ba-la-di, tội địa ngục phải chín triệu năm chứ không bớt được.
Hỏi: Như hiện giờ một vị có tội, chúng đã phát hiện, người đó chẳng những không sám hối, vẫn sống bình thường như người không phạm, vẫn đắp áo Cà sa, vậy là thế nào?
Đáp: Trong giới luật có hơn 130 thứ Yết-ma, pháp Yết-ma của Phật giáo rất kỹ, mỗi thứ Yết-ma làm về việc gì, phải có bao nhiêu người, hai mươi người, mười người, năm người hoặc hai người… Hai người gọi là: “Đối thú Yết-ma”, tức không có ai ngoài hai người đó biết. Yết-ma xử tội, phải thấy, nghe hoặc nghi, rồi phải có bằng chứng, bằng chứng có thể mời một nữ cư sĩ ra làm chứng. Mà cư sĩ đó phải được Tăng đoàn mời, nếu không được mời mà tự ra làm chứng là phạm giới.
Nay không có Tăng đoàn, không có Yết-ma để xử tội, thì làm sao phán đoán là người ấy có tội? Còn những người phạm thượng, tự đã có tội trước, lại công khai nói tội của người khác, là phạm giới. Vì giới Bồ-tát không cho nói lỗi của tứ chúng. Nếu muốn nói cũng được, nhưng chỉ có hai người, không có người thứ ba, rồi mình khuyên người đó.
Hỏi: Nếu bằng chứng đã có, hai người đã khuyên với nhau, nhưng người ấy vẫn không sửa đổi?
Đáp: Ai xử cho người đó có tội? Người ta phải tổ chức Yết-ma rồi xử tội, hoặc trong lúc bố-tát, báo cáo với vị chủ tịch được chúng cử ra để xử tội, đâu phải người nhỏ xử tội người lớn được! Nhỏ mà nói lỗi của người lớn, tự mình còn có lỗi nữa!
Tại sao giới luật của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni không cho người chưa thọ giới nghe và xem? Sa-di, Thức-xoa không được nghe và xem giới Tỳ-kheo-ni, nhưng Tỳ-kheo phải biết giới của Tỳ-kheo-ni. Vì trong giới luật có ghi về pháp Bát kỉnh của Tỳ-kheo-ni, mỗi nửa tháng phải mời Tỳ-kheo đến dạy, cho nên, Tỳ-kheo phải thông suốt giới luật của Tỳ-kheo-ni.
Chưa thọ giới Tỳ-kheo không được xem giới Tỳ-kheo, vì sợ khi biết rồi phỉ báng Tỳ-kheo, cho Tỳ-kheo này là phạm giới, là tự mình tạo tội. Tỳ-kheo phạm giới tự phải chịu tội, bởi vì người nào cũng có sai sót. Có phạm, phạm rồi có sám hối, hễ sám hối là hết tội phá giới. Nếu người chưa thọ giới nói lên lỗi đó, chẳng những làm mất uy tín của Phật Giáo, lại phạm tội nói lỗi tứ chúng. Nay có nhiều người tự ỷ thông minh lanh lợi, phỉ báng người cao hơn, ấy là tự tạo lỗi vậy.
Hỏi: Tại các chùa có từ bốn vị Tỳ-kheo trở lên, phải tác pháp Yết-ma, ấn định cương giới, sau đó làm Phật sự mới đúng pháp, phải không?
Đáp: Phải. Theo pháp Yết-ma trong giới luật ấn định, bất cứ cái gì, đều phải qua pháp Yết-ma. Nhưng nay ở Việt nam, chỉ có truyền giới hoặc bố-tát, kiết Hạ mới qua Yết-ma, những Yết-ma của bố-tát cũng không đủ, chỉ là tụng giới.
Hỏi: Tại sao Tăng độ Ni chúng lại có lỗi?
Đáp: Đức Phật đã quy định, đáng lẽ Tăng với Ni không được ở chung một chùa mà phải cách nhau khoảng nửa cây số, nhưng lại không thể cách xa quá, vì mỗi nửa tháng bên ni phải mời hai vị Tỳ-kheo tăng đến giảng dạy cho Tỳ-kheo-ni. Cho nên xa quá không được, gần quá cũng không được. Mà bổn sư xuống tóc gọi là thân giáo sư, chẳng những trong Phật giáo, ngay cả Nho giáo cũng có câu “Nam nữ thọ thọ bất thân”, nên làm sao có thể thân giáo? Lại nữa, xuống tóc cho một người rồi phải có trách nhiệm dạy cho thông suốt Phật phápGiới luật, Tỳ-kheo phải thông suốt hai bộ giới luật Tỳ- kheo và Tỳ-kheo-ni, còn Tỳ-kheo-ni phải thông suốt giới luật Tỳ-kheo-ni. Xuất gia rồi phải theo bổn sư học mười năm về tất cả Phật phápgiới luật, mãn mười năm mới có thể xa rời thầy, đi làm thầy cho người khác, gọi là Hòa Thượng. Ở Việt nam, danh xưng Hòa Thượng là cao nhất, còn ở Trung Quốc, xuất gia trên mười năm gọi là Hòa thượng, trên hai mươi năm gọi là Thượng tọa, lại nữa, Đại đức cũng chẳng phải là thấp, trong Kinh, hàng Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi cũng xưng là Đại đức, gọi Phật Thích Ca cũng là Đại đức.
Hỏi: Tại sao Phật giáo Tiểu thừa không cho nữ giới thọ Tỳ-kheo?
Đáp: Các nước Phật giáo Tiểu thừa như Thái Lan, Campuchia, Tích Lan, Lào không cho nữ giới xuất gia, ngoài ra họ còn chấp rằng người nữ chỉ có thể chứng đến Tam quả A-na-hàm, chứ không chứng đến A-la-hán. Chỉ có bên Đại thừa mới cho nữ giới xuất gia.
Hỏi: Như thế có trái với ý Phật không?
Đáp: Ý Phật là muốn tất cả chúng sinh đều thành Phật, nhưng vì căn cơ của Tiểu thừa không tin pháp Đại thừa. Ví như khi Phật sắp thuyết Kinh Pháp Hoa thì trong hội có năm ngàn người bỏ đi không muốn nghe, ấy là vì căn cơ chưa đến mức, nhưng chẳng phải vĩnh viễn, khi nhân duyên chín mùi rồi họ cũng sẽ tiến lên Đại thừa.
Những người chứng quả A-la-hán thì cho quả Niết bàn đã là cùng tột, Đức Phật nói đó chỉ là nửa đường, là Hóa thành chứ không phải Bảo sở, nhưng họ vẫn chẳng tin. Phật nói đó là do say rượu Niết bàn, phải đợi khi tỉnh rượu rồi mới có thể rời bỏ A-la-hán.
Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói chính áo mình có hạt châu như ý lại không biết đem ra xài, cứ cho mình là nghèo khổ phải đi ăn xin khắp các nơi, tức đi khắp lục đạo luân hồi. Một thí dụ khác là ví như người cha thì giàu sang, muốn trao toàn bộ gia tài cho con, nhưng đứa con lại chẳng chịu nhận, cứ cho mình là kẻ nghèo khổ, trải qua hai mươi năm làm việc cực khổ mới chịu thừa nhận, đó là dụ cho Tiểu thừa.
Hỏi: Phạm tội trộm Ba-la-di đối với xã hội hiện tại, pháp luật nhà nước xử như thế nào?
Đáp: Thời nay khác với thời xưa; xưa kia trộm cắp 5 chỉ là bị tử hình, thời nay trộm cắp 5 lượng vẫn không bị. Tử hình trong Phật Giáo không phải bị xử tử, chỉ đuổi ra khỏi Tăng đoàn không thừa nhậntu sĩ nữa. Nếu thông qua sự sám hối, còn được nhận là Sa-di, nhưng thân phận Tỳ-kheo đã hết. Thời nay nếu chiếu theo khoản tiền nhiều hay ít thì chẳng có tiêu chuẩn nào, nhưng hễ phạm vào tội trộm cắp là tội Ba-la-di.
Hỏi: Cớ một vị Sa-di chê một vị Tỳ-kheo tiếng tụng kinh như chó sủa, đã sám hối rồi sao lại phải đoạ thân chó năm trăm kiếp?
Đáp: Tại phỉ báng vị Tỳ-kheo tụng kinh như chó sủa, nên phải đầu thai thành con chó sủa. Vị Tỳ-kheo đó là người có tu hành chứng quả mà vị Sa-di kia không biết. Nay người cư sĩ tại giaphỉ báng một tu sĩ phàm phu phá giới, cũng còn có tội nặng hơn phỉ báng một người đời. Lại nữa, nếu người bị phỉ báng hạnh tu cao chừng nào thì tội của người phỉ báng nặng chừng nấy. Cũng như bố thí, trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương, bố thí cho mười người ác không bằng bố thí cho một người thiện, bố thí một trăm người thiện không bằng bố thí cho một người thọ ngũ giới; bố thí một ngàn người thọ ngũ giới không bằng bố thí cho một Sa-di … cứ từng bậc đi lên như thế, tội phỉ báng cũng vậy, từng bậc tăng lên. Vì Tỳ-kheo đó đã chứng quả, nên sau khi Sa-di kia sám hối, ngài nói: “Tội địa ngục thì khỏi, nhưng tội nhân quả phải đầu thai thành con chó”.
Hỏi: Nhân quả xuất phát từ tâm, nếu vô tâm mà phạm thì vẫn phải chịu nhân quả ư?
Đáp: Nhất thiết duy tâm tạo, còn tâm còn nhân quả, hễ tâm tạo nhân thì tâm phải chịu quả.
Hỏi: Như chúng con dù tại gia hay xuất gia, nên chưa thông suốt giới luật mà phạm thì vẫn bị nhân quả như thế không?
Đáp: Đã thọ giới nào thì theo giới luật đó mà xử phạm. Như tội nào thuộc Ba-la-di, tội nào thuộc Tăng tàn … nếu hai tội Ba-la-di và Tăng tàn đều không thành lập thì lọt vào cấp thứ ba, gọi là Thâu lan giá, tất cả đều do Đức Phật chế định sẵn.
Nếu như người làm mà không biết thì không tâm để tạo nhân, không nhân thì không quả, chẳng những không có tội phá giới, tội nhân quả cũng không có. Mặc dù không có, nhưng nếu sau đó mình biết được cũng phải chịu tội nhân quả, bất quá tội nhẹ hơn. Ví như đã vô ý giết chết người khác thì sau này cũng sẽ bị người khác vô ý giết chết. Kinh Pháp Hoa nói: “Như thị nhân như thị quả”.
Hỏi: Làm sao tránh sát sinh trong lúc trồng trọt hoa màu?
Đáp: Thiền tông ngài Bá Trượng cũng có nông thiền, cũng phải cuốc đất canh tác. Theo trong kinh nói: “Người chứng sơ quả sẽ không phạm vào côn trùng sâu bọ, họ tự nhiên tránh khỏi bốn tấc, còn người chưa chứng thì sự sát sanh là không thể tránh khỏi. Cho nên trong giới Bồ tát, người muốn canh tác phải chọn đất trong sạch, tức chẳng có kiến, sâu bọ mới có thể trồng trọt. Nhưng trên thật tế có nhiều sinh vật rất vi tế, ví như trong cơ thể con người đã có biết bao sinh vật tồn tại, khi chúng ta bệnh, đi chữa bệnh để tiêu diệt vi trùng bệnh, đâu thể khuyên người ta không đi điều trị?
nhân quả rất vi tế. nhưng đó chỉ là nhân quả trong chiêm bao, muốn giải quyết triệt để, phải thức tỉnh mới rời khỏi chiêm bao, chẳng lọt vào nhân quả chiêm bao. Nếu không thì chính trong thân này đã có biết bao nhiêu chúng sinh trong đó, mỗi ngày chẳng biết bao nhiêu tế bào chết rồi lại sinh.
Hỏi: Phật tử đã thọ giới Bồ tát, khi phạm giới phải sám hối với ai? Bằng cách nào cho hết tội? giới Bồ tát còn hay mất?
Đáp: Sám hối thì giới còn, không bị mất, và sám hối với người đã thọ giới Bồ tát. Nếu thọ giới Bồ tát tại gia thì sám hối với người Bồ tát tại gia cũng được, với người thọ giới Bồ tát xuất gia cũng được. Nếu đã thọ ngũ giới thì sám hối với người đã thọ ngũ giới. Cách sám hối rất dễ, chỉ nói với người ấy rằng: “Tôi vô ý phạm phải giới này, xin ông chứng minh, về sau tôi không phạm nữa”.
Hỏi: Ví như khởi tâm muốn trộm cắp một món đồ gì thì sám hối được, nhưng nếu phạm giới Ba-la-di thì sao?
Đáp: Cũng sám hối được, giới Bồ tát hoàn toàn sám hối được.
Hỏi: Người tu hành chỉ thọ bữa cơm Ngọ, có lợi ích gì trong việc tu hành?
Đáp: Trong mười giới của Sa di có một điều là không ăn phi thời. Quá giờ Ngọ cho đến rạng sáng hôm sau thuộc phi thời, uống thì được, những thực phẩm phải nhai thì không được dùng. Đó có hai nguyên do: Một là sau khi ăn no ngồi thiền rất khó, hai là buổi chiều nếu còn ăn thì người tại gia phải lo tiếp một bữa cơm nữa. Theo phong tục ở Thái Lan, người xuất gia nào cũng phải đi khất thực, kể cả ông vua xuất gia cũng vậy. Người tại gia muốn cúng dường bao nhiêu phần thì chuẩn bị bao nhiêu xuất, sáng sớm đem dọn ra trước cửa, đợi các vị Tu sĩ đi qua, cúng dường xong mới dẹp bàn. Các vị tăng nhận được phần ăn sẽ chia làm hai: Bữa sáng một nữa và bữa trưa một nữa, hễ quá giờ Ngọ là không ăn.
Cho nên ở Thái Lan, không được đi mua đồ ăn vào buổi chiều, mọi người sẽ cho là phá giới, mặc dầu phần ăn đó là chuẩn bị cho ngày mai cũng không được. Những Tu sĩ người Hoa không trì Ngọ, khi dùng bữa chiều phải đóng cửa lại ăn lén, sợ người Thái Lan thình lình bắt gặp cho là không giữ giới.
Hỏi: Vấn đề trì NgọViệt Nam như thế nào? Chúng con nếu không ăn tối không đủ sức kinh hành.
Đáp: Việt Nam thuộc xứ nóng còn dễ, Trung Quốc là xứ lạnh, mùa đông thường lạnh đến chịu không thấu, ở chùa Cao Mân vào mùa đông lại thường đả luôn mười thất, liên tiếp 70 ngày, theo giới luật là phải trì Ngọ, Thiền sư Lai Quả thấy mấy vị Tăng trẻ lúc bào hương không đủ nhiệt năng để chống lại rét lạnh, ảnh hưởng đến sự tu, nên Ngài cho buổi chiều dùng cháo, ấy cũng là phương tiện giúp cho tu giải thoát.
Nếu theo giới luật ấy là phá giới, nhưng sở dĩ trì Ngọ là vì sự tu đến giải thoát, mà không trì Ngọ cũng vì là sự tu đến giải thoát, chứ không phải phá giới. Tất cả những giới luật chướng ngại đến sự tham thiền, Thiền Lai Quả đều bãi bỏ, ấy là vì sự tu chứ chẳng phải phá giới. Đức Phật cũng có nói “Tùy theo phương tiện có thể sửa đổi”.
Ví nhưẤn Độ, tu sĩ đi làm ruộng là phá giới, còn ở Trung Quốc thì phong tục lại khác, tu sĩ đi xin ăn thì người đời cho là “con mọt gạo”, còn tu sĩ đi trồng trọt mới được khen ngợi. Cho nên, ở Ấn Độ làm ruộng là phá giới, ở Trung Quốc làm ruộng là trì giới. Sở dĩ Đức Phật chế định Giá giới là vì muốn Phật pháp được hoằng dương nơi thế gian, nếu người thế gian không chịu thì làm sao hoằng dương? Thế nên Phật pháp đến bất cứ nơi nào trên thế gian đều được hoan nghênh, vì theo giới luật của Phật Giáo: Nếu ai phạm luật của nhà nước, tức phạm giới luật nhà Phật.
Hỏi: Con đã thọ giới Bồ tát mà chưa hiểu giới Bồ tát là gì, muốn giữa được dâm giới trong giới Bồ tát phải làm gì?
Đáp: Kinh Lăng Nghiêm nói” Chẳng những thân không phạm, luôn cả cái “không phạm” cũng không còn”, tức thân tâm đều dứt, luôn cả cái dứt cũng không có, như thế đối với Vô thượng Bồ đề mới có hy vọng. Lại nữa, trong kinh nói: “Có sát đạo dâm là trong tam ác đạo, mà không có sát đạo dâm là tam thiện đạo, vẫn còn ở trong luân hồi”; vì có và không là đối đãi, thành có luân hồi, còn Vô thương Bồ đề là không đối đãi, chẳng những cái có, luôn cả cái không có cũng không còn, tức dứt sạch thân dâm, dứt sạch tâm dâm, luôn cái “dứt sạch” cũng không còn, mới là thật trong sạch.
Hỏi: Giới Bồ tát tại gia và giới Bồ tát xuất gia có gì khác không?
Đáp: Khác, Giới Bồ tát tại gia chỉ có 6 điều trọng 28 điều khinh, còn Giới Bồ tát xuất gia là 10 trọng 48 điều khinh, tức giới Bồ tát xuất gia hơn về giới trọng nhiều hơn 4 điều, về giới khinh nhiều hơn 20 điều, lại nữa, về dâm giới thì Bồ tát xuất gia cấm cả tà dâm và chánh dâm, còn giới Bồ tát tại gia chỉ cấm tà dâm, không cấm chánh dâm.
Giới Bồ tát tại gia gồm 6 điều trọng, 28 điều khinh. Tất cả từ ngũ giới đến 250 giới, 348 giới cho đến Bồ tát giới, căn bản là sát, đạo, dâm, vọng, nhưng giới Bồ tát gọi là Giới tâm địa, khác hơn Giới Thanh văn, giới Thanh văn là khi thân làm rồi mới phạm, còn giới Bồ tát hễ khởi tâm động là phạm. Ví dụ:
Đối với giới Thanh văn, muốn ăn cắp cái tách này, tay đã chạm vào tách, gặp người vào liền rút tay lại, ấy là chưa phạm, khi nào lấy tách rời khỏi chỗ cũ là phạm, còn giới Bồ tát khởi niệm muốn ăn cắp đã là phạm rồi.
Thường thường, đối với tất cả giới có tám chữ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Chư ác mạc tácchỉ trì, tức không làm là trì giới; còn chúng thiện phụng hànhtác trì, tức phải làm, không làm là phạm. Giới Thanh văn là chỉ trì, giới Bồ táttác trì, có một số điều phải chúng thiện phụng hành, không làm là phạm.
6 điều trọng:
– Điều thứ nhất là sát sanh: Hễ khởi niệm muốn giết, giết người cho đến con kiến đều là phạm giới sát sanh, chưa giết đã phạm, cho đến tự tử cũng là phạm.
– Điều thứ hai là trộm cắp: Bất cứ đồ vật, tiền của, người chủ chưa đồng ý mà tự ý lấy đi là phạm. Trong gia đình, đồ vật của cha mẹ anh em sử dụng qua lại, đồng ý với nhau là không phạm, còn nếu chưa được sự đồng ýlấy đi, như ăn cắp tiền của cha mẹ, của anh ruột vẫn là phạm.
– Điều thứ ba là Đại vọng ngữ. Thế nào là đại vọng ngữ? Tu hành chưa chứng nói đã chứng, chưa đắc nói đã đắc, ấy là đại vọng ngữ.
– Điều thứ tư là tà dâm. Ngoài vợ chồng chính thức ra, mọi quan hệ nam nữ đều gọi là tà dâm.
– Điều thứ năm là nói lỗi của tứ chúng. Tứ chúng gồm hai chúng xuất gia, Tỳ kheoTỳ kheo ni, hai chúng tại gia Ưu bà tắc, Ưu bà di, tức cư sĩ đã thọ ngũ giới. Mặc dầu biết họ có lỗi, nhưng không được nói với người khác về lỗi lầm của họ. Nếu không có người thứ ba mà chỉ có người phạm lỗi, có thể khuyên bảo họ để sửa sai thì không phạm, nhưng nói với người thứ ba là phạm, hoặc lúc khuyên bảo có người thứ ba cũng là phạm.
– Điều thứ sáu là Bán rượu: Theo ngũ giới là uống rượu mới phạm, bán rượu không phạm, còn giới Bồ tát thì bán rượu phạm giới trọng, uống rượi chỉ phạm giới khinh. Tại sao? Vì bán rượu là hại đến người khác, đã thọ giới Bồ tát, hành đạo Bồ táthy sinh mình để cứu giúp người khác, nay chẳng những không cứu giúp người, vì lợi nhuận của mình lại gây hại đến người khác, nên thuộc giới trọng, còn uống rượu chỉ hại chính bản thân, nên thuộc giới khinh.
28 điều khinh:
1- Không cúng dường cha mẹ sư trưởng: Người tại gia, cha mẹ nuôi mình lớn lên, phải phụng dưỡng lại cha mẹ, còn sư trưởng dạy mình nên người, cũng nên cúng dường, nhưng vì người tại gia đi học có đóng học phí, cũng là cúng dường sư trưởng; hoặc tỏ lòng nhớ ơn sự dạy bảo của thầy cô mà cúng dường. Nếu mình không có tiền của cúng dường, chỉ phát tâm cúng dường cũng được.
2- Ham uống rượu: Ở trên điều thứ sáu bán rượu là phạm giới trọng, còn ở đây uống rượu là là phạm giới khinh.
3- Ác tâm không đi thăm người bệnh khổ: Như hiện nay trong các bệnh viện đầy bệnh khổ, làm sao thăm hết được? Những người bà con, bạn bè có quan hệ với mình là phải đi thăm, có khi vì không hay biết hoặc do cuộc sống khó khăn nên không thể đi thăm. Ở đây chú trọng hai chữ “ác tâm”, tức có dịp đi thăm mà cố ý không đi, gọi là ác tâm không đi thăm người bị bệnh khổ, là phạm.
4- Có người ăn xin đến xin mà không cho: Mình có thể cho nhiều cho ít tùy sức, trường hợp trong túi không có tiền, phát tâm muốn cho cũng được. Đối với người ăn xin đến xin mình, chẳng những không cho còn đuổi họ đi là phạm.
5- Gặp tứ chúng tôn trưởng, không lễ bái là phạm. Đó là điều lễ phép, hễ gặp là phải chào hỏi.
6- Thấy tứ chúng phá giới, dù không nói với người khác, nhưng nổi tâm khinh bỉ rằng: “Ông là Tỳ kheo, hoặc bà đã là Tỳ kheo ni còn phá giới, còn tôi chỉ là cư sĩ mà không phá giới”, nổi tâm kiêu mạn, cho rằng người khác phạm giới. Ai phạm giới thì người đó phải chịu tội, ví như Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo ni phạm giới Ba la di là chín triệu năm tội địa ngục, cấp thứ năm gọi là Đột Kiết La cũng phải chịu tội địa ngục mấy trăm ngàn năm, khỏi cần mình lo. Khỏi cần mình khinh, hễ nổi tâm khinh là phạm.
7- Đã thọ giới Bồ tát tại gia, hằng tháng phải thọ sáu ngày Bát quan trai, học tập cuộc sống của người xuất gia trong một ngày một đêm. Sáu ngày là : Mùng 8, 14, 15, 23, và 2 ngày cuối tháng. Bây giờ mình hành đạo Bồ tát, gọi là sơ học. Bồ tát chứ chẳng phải chứng quả Bồ tát, phải thọ giới Bát quan trai, nếu không đến chùa thì thọ ở nhà cnũg được.
8- Không đi nghe thuyết pháp: Tại sao không đi nghe thuyết pháp là phạm? Vì mục đích học theo hạnh Bồ tát là để giúp ích cho người khác, thực tế là phải cho người được giải thoát, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn, muốn như vậy phải dùng đến Phật pháp. Nếu tự mình không biết thì làm sao dạy người khác tu giải thoát? Cho nên, nghe chỗ nào có pháp sư thuyết pháp giảng kinh là phải đi nghe, để mình đủ tư cách hành đạo Bồ tát,. Trong này nói đến phạm vi 40 dặm, (10 dặm = 6km, 40 dặm là 24km).
9- Thọ dụng ngọa cụ của Tăng. Ở trong chùa, đồ dùng của Tỳ kheo, Tỳ kheo nicư sĩ tại gia sử dụng là phạm, còn những gì dành cho cư sĩ tại gia thì không phạm. Phòng riêng của Tăng hoặc Ni, không được chủ đồng ý, tự ý đến ngồi hoặc nằm, tự ý thọ dụng là phạm.
10- Uống rượu có sâu tức sát sanh, là phạm. Bồ tát muốn cứu giúp chúng sinh nên phải tránh sát sanh, trong nước nếu có sâu bọ mà uống vào là phạm giới, nên Tăng Ni đi thọ giớiđem theo đãi lọc nước, trước khi dùng phải lọc qua thì không phạm.
11- Đi chỗ nguy hiểm: Bồ tát muốn cứu giúp người khác, hy sinh mình cũng được, nhưng nếu khônggiá trịhy sinh thì không được, phải giữ thân này tu đến giải thoát và giúp cho người khác tu giải thoát. Nên cấm một mình đi đến chỗ nguy hiểm. Nếu biết chỗ đó nguy hiểm mà đi một mình thì phạm, có nhiều người cùng đi sẽ tránh được nguy hiểm.
12- Nam cư sĩ đi đến chùa ni, hoặc nữ cư sĩ đi đến chùa tăng, phải có hai người trở lên mới được, chứ một người là không được, là phạm.
13- Vi tài của mà đánh mắng người, như người giúp việc vô tình làm bể đồ vật của mình, do tiếc của mà đánh người; hoặc sai đi mua đồ làm mất tiền mà đánh, dù là đầy tớ hay người khác, hễ đánh mắng người vì tài của là phạm.
14- Đồ ăn mình ăn thừa không được đem bố thí cho tứ chúng, hễ bố thí đồ ăn thừa là phạm.
15- Không được nuôi mèo chó, vì những loại này hay sát sinh, mình nuôi chúng cũng như gián tiếp sát sanh, là phạm. Nuôi mèo thì phạm, nuôi trâu ngựa để làm việc cho chùa là không phạm, vì loại này ăn chay, nhưng phải qua tịnh thí. Thế nào là tịnh thí? Mặc dầu con trâu con ngựa là của mình, nhưng chỉ được quyền nuôi, không được đem cho hoặc bán cho người khác, tức thí cái chủ quyền của mình. Tại sao? Vì hễ đem cho người khác thì người ấy có thể bán hoặc giết hại con vật.
17- Tam điều y, ngũ điều y tức hạ y, bảy điều là trung y, chín điều đến hai mươi lăm điều trở lên là thượng y, đây là y của người xuất gia, ngoài ra còn có bát và tích trượng, người tại gia phải tích tụ những thứ này? Vì thọ giới Bồ tát là học theo hạnh Bồ tát, mục đích muốn mọi chúng sinh đều giải thoát, đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn, không còn khổ nữa, nhưng trách nhiệm hoằng pháp là của người tu sĩ, những đồ dùng này là của người tu sĩ, vì khọ không có sản xuất, cư sĩ tại gia đã phát tâm Bồ tát, hằng ngày phải tích lũy, như hằng tháng dành dụm một trăm đồng, nếu không đủ sức có thể chỉ để dành mười đồng, hoặc một đồng … tùy theo sức mình, đến ngày chùa qui định phát y áo bình bát cho các tu sĩ để thay cũ đổi mới, thì đem cúng dường cho chư tăng ni. Hàng năm, trong phái khất sĩ có hai đợt phát y và bình bát cho tu sĩ, y áo của những ai đã cũ rách thì đăng ký với trụ trì, Trụ trì thông báo đến cư sĩ đã có tích lũy để dành, đến ngày đó đem cúng dườngtrụ trì sẽ gom lại phát cho đại chúng.
18- Tại gia phải sản xuất hoặc canh tác, khi canh tác thì dưới đất có sâu bọ, cày cuốc khó tránh khỏi giết hại chúng sinh, cho nên hễ làm ruộng phải tìm chỗ nước đất trong sạch mới canh tác, nhưng điều này rất khó tránh. Tiểu thừa đã chứng quả Tu đà hoàn thì các sâu bọ tự nhiên tránh được, không bị lỗi sát sanh. Cũng như quý vị tham thiền đến một lúc nào đạt mức của tu đà hoàn, thì việc canh tác sẽ tránh được sát hại các loài sâu bọ.
19- Tại gia không sản xuất thì buôn bán, việc buôn bán đó phải công bằng, cân đong đo đếm phải đúng lượng. Nhiều người buôn bán không đúng lượng, cân 1kg, chỉ còn 950gr, ấy là phạm. Lại nữa, ví như món đồ này giá thị trường chỉ bán 100 đồng, mình đã bán ra, dù người mua chưa lấy hàng, sau đó nghe nói thị trường đã bán với giá 200 đồng, muốn đổi ý bán theo giá mới là không được, đã hứa gía bao nhiêu thì bán bấy nhiêu, không được thay đổi, và bán đúng theo giá thị trường, không tự ý nâng giá là không phạm.
20- Cư sĩ tại gia với vợ chồng chính tức không phạm giới tà dâm, nhưng nếu phi thời phi xứ, tức không phải lúc và không đúng chỗ ở của mình là phạm. (Phi thời: các ngày chay, vía Phật. Phi xứ: Trừ phòng ngủ riêng, năm nữ căn).
21- Buôn lậu là phạm. Theo giới luật nhà Phật là không được vi phạm pháp luật nhà nước. Vì Đức Phật muốn hoằng dương Phật pháp, khiến ai ai cũng được giải thoát, do đó bất cứ nước nào đều được chính phủ sở tại hoan nghênh, nên Phật tử phải giữ đúng luật pháp nhà nước. Trong này có nói đến vấn đề nộp thuế, hoặc ăn cắp thuế của nhà nước: Luật sư Hoằng Nhất có nói: “Người muốn gởi tiền qua Bưu điện phải đóng chi phí gởi, có người không muốn gởi qua Bưu điện mà đem tiền bỏ vào phong bì gởi đi, ấy cũng là một hình thức ăn ắp thuế của nhà nước, là phạm giới.
22- Điều này càng nói rõ: Hễ phạm luật pháp của nhà nước, bất cứ phạm phải lỗi gì, tức là phạm giới.
23- Khi trồng trọt có thu hoạch rồi, lần thu hoạch đầu tiên phải đem cúng dường Tam Bảo, sau đó mới tự dùng. Ấy là để tập cho chúng ta luôn biết kính trọng Tam Bảo, nếu không là phạm.
24- Mặc dầu mình là cư sĩ tại gia, có thể thuyết pháp dạy người khác tu hành, nhưng nếu Tăng đoàn thấy mình chưa đủ trình độ tư cách, không cho đi thuyết pháp, mà tự làm tài khôn, thuyết pháp là phạm.
25- Khi ra ngoài đường, cư sĩ tại gia luôn tránh đường cho năm chúng xuất gia, tức Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni. Nếu chúng ta đi mà không biết có năm chúng đi sau lưng, sau khi phát giác phải đứng sang một bên, nhường cho Tu sĩ đi trước, nếu không là phạm.
26- Khi thọ trai quá đường, mình phân chia thức ăn phải công bằng, nếu chia không công bằng hoặc chia theo tình cảm yêu ghét, hoặc lựa những thức ăn ngon cho người mình ưa thích, chia thức ăn không ngon cho người mình không ưa thích, ấy là phạm.
27- Nuôi con tằm là phạm: Vì muốn lấy tơ tằm phải giết chết nó, nên phạm.
28- Khi đi ngoài đường, thấy có người bệnh nặng mà bỏ đi là phạm. Ví như đang đi trên tàu xe, ra đến ngoại ô chỗ vắng người, thấy ở giữa đường có người bệnh nặng hoặc bị thương nặng không ai cứu giúp, phải bỏ vé xe, xuống cứu giúp người đó, hoặc chở đi bệnh viện, hoặc đưa về tận nhà, giao tận nơi xong mới trở lại mua vé đi tiếp. Nếu thấy mà bỏ đi không cứu giúp là phạm, tức phải làm là không phạm, goi là tác trì.
Hỏi: Thế nào là khai giá trì phạm trong luật Tứ phần?
Đáp: Chẳng phải là cô không biết về khai giá trì phạm, nhiều người dạy luật cũng chưa rõ vấn đề này. Chúng ta phải biết căn bản của Phật pháp.
Khai: Ví như uống rượu là phạm giới, có tội phạm giới nhưng không có tội nhân quả, cho nên có thể khai. Khai bằng cách nào? Trường hợp mắc bệnh mà thầy thuốc nói cần uống thuốc rượu mới hết, ngươì ấy khai báo ra lý do, ấy là không phạm.
Giá: Giá là che. Tại sao phải che? Trong giới luật, như một trăm điều về tứ oai nghi cũng chỉ có tội phá giới, không có tội nhân quả. Vậy thì tại sao phải lập ra những giới điều trên? Là vì muốn che không cho người đời phê bình. Ví nhưẤn Độ, nếu Tu sĩ đi làm ruộng thì người đời phê bình, cho nên làm ruộng là phạm. Ngược lại, ở Trung Quốc, Tu sĩ đi khất thực thì người đời lại chê là con mọt gạo, còn đi canh tác thì được chấp nhận, nên ở Trung Quốc làm ruộng là giữ giới, ở Ấn Độ làm ruộng lại phá giới. Tại sao phải che? Vì hễ muốn hoằng pháp thì phải phù hợp với phong tục của địa phương đó.
Trì và phạm: Gồm chỉ trìtác trì, từ 5 giới, 10 giới, đến 250 giới, 348 giới Thanh Văn, gọi là chỉ trì, tức không làm thì không phạm, còn giới Bồ tát gọi là tác trì, những việc cần làm thì phải làm, không làm là phạm.
Hỏi: Tỳ-kheo ni phải hành theo pháp Bát kỉnh, vậy Tỳ-kheo có thể hiếp đáp không?
Đáp: Không được, nếu vị Tỳ-kheo đó vô cớ hiếp đáp, thì Tỳ-kheo-ni có thể hợp chúng lại Yết-ma. Đáng lẽ theo pháp bát kỉnh, Tỳ-kheo-ni phải đảnh lễ khi gặp Tỳ-kheo-Tăng, nhưng vì vị Tỳ-kheo Tăng đó vô cớ hiếp đáp, nên không nhìn nhận vị Tỳ-kheo đó và không kính lễ.
Thiền sư Thích Duy Lực
(Thích Đồng Thường gửi)

Chú thích:
(*)Bố tát: 布薩 Uposatha
Là dịch âm từ tiếng Phạn, nghĩa là một hình thức hội họp. Theo giới luật nhà Phật, mỗi tháng có hai kỳ Bố tát để cử hành việc tụng giới (xưa kia, việc truyền giới cũng trong ngày Bố tát). Trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo, vị Chủ tịch lâm thời hỏi Tăng chúng: “Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng?” Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng im lặng thì tuyên bố: “Tất cả giữ giới trong sạch”, rồi mới bắt đầu tụng giới.
(**)Ba la di: Pārājika-dharmā
Các giới Ba la di bao gồm:
1. Dâm dục, gọi là Đại dâm giới
2. Giết người (sát nhân) hoặc xúi dục sát nhân, gọi là Đại sát giới
3. Trộm cắp. Lấy trộm đồ vật mà trị giá đồ vật bị pháp luật xử tội tử hình, gọi là Đại đạo giới
4. Nói dối là mình đã chứng đạo quả, gọi là Đại vọng ngữ giới
Ba la di còn được gọi là Bốn cộng trụ pháp (tức là không được cùng ở chung). Bốn tội nói trên cả Tỳ kheoTỳ kheo ni đều có nội dung như nhau. Đây là bốn tội rất nặng, nếu phạm thì không được sống với chúng Tỳ kheo
Ngoài ra, còn bốn giới cấm nữa dành cho Tỳ kheo ni. Bao gồm
- Cấm đụng chạm đến người nam có tâm nhiễm ô
- Cấm làm tám việc chung cùng với người nam có tâm nhiễm ô. Theo Đại Chánh Tạng, Tập XXII, p. 715, tám việc chung là: 1. Cầm tay người nam; 2. Đụng chạm y phục người nam; 3. Cùng vào chỗ kín với người nam; 4. Đứng với người nam; 5. Nói chuyện với người nam; 6. Cầm nắm tay chân của người nam; 7. Hẹn hò cùng đi; 8. Hẹn hò đến chỗ gặp.
- Cấm bỏ qua hoặc che dấu  tội trọng của một Tỳ kheo ni khác
- Cấm a tùng theo một Tỳ kheo phạm tội bị giáng cấp sau khi khuyên răn 3 lần.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58874)
29/06/2010(Xem: 53219)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.