Tích Trượng Trong Phật Giáo Bắc Truyền

11/03/20212:51 SA(Xem: 5893)
Tích Trượng Trong Phật Giáo Bắc Truyền
TÍCH TRƯỢNG
TRONG PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

tich truongDẫn nhập

Lý do chọn đề tài

Tích trượng trong Phật giáo là một trong những món đồ mà một tu sĩ phải mang theo bên mình khi đi đường. Công dụng chính của nó bao gồm để tự vệ, xua đuổi côn trùng thú dữ, và để tạo âm thanh hỗ trợ cho việc khất thực. Tuy nhiên, ngày nay trong Phật giáo Tích trượng dường như không còn có công dụng như thời kỳ đầu, ở các nước theo Phật giáo nguyên thủy hầu như không còn thấy xuất hiện trong đời sống tu sĩ, còn ở nhánh Phật giáo Bắc truyền, Tích trượng đã được chuyển đổi công năng khá rõ rệt. Tích trượng không còn tính thực dụng của nó, thay vào đó Tích trượng chỉ xuất hiện nhiều trong các lễ nghi của Phật giáo Bắc truyền. Tìm hiểu về gậy Tích trượng ngày nay để thấy được sự thay đổi của nó không chỉ về công năng mà còn là về cấu tạo, những quốc gia nào trong hệ phái Phật giáo Bắc truyền có sự thay đổi nhiều nhất và quốc gia nào vẫn còn giữ được tính năng ban đầu của nó.

Mục đích nghiên cứu

Dưới góc nhìn của một tu sĩ đồng thời cũng là người nghiên cứu về văn hóa, chúng tôi nhận thấy có nhiều giá trị vật thể trong Phật giáo đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ đầu, Tích trượng là một trong những vật dụng có lẽ mang nhiều thay đổi nhất trong số đó, nghiên cứu về sự thay đổi của Tích trượng cũng cho thấy văn hóa Phật giáo của những nơi tạo ra sự thay đổi đó.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : cấu tạo, ý nghĩa, công năng sử dụng của Tích trượng trong Phật giáo Bắc truyền ngày nay.

Phạm vi nghiên cứu : các quốc gia theo hệ phái Phật giáo Bắc truyền, chúng tôi chọn 3 đại diệnViệt Nam, Nhật Bản, và Trung Quốc. Vì Việt Namđại diện tiêu biểu cho quốc gia Đông Nam Á theo Phật giáo Bắc truyền, Nhật và Trung Quốcđại diện cho vùng Đông Bắc Á.

Thời gian nghiên cứu : từ những ngày đầu xuất hiện đạo Phật cho đến hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Phương pháp nghiên cứu :

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu và chắt lọc các ghi chép về Tích trượng để tiến hành phân tích, nhận định.

Phương pháp so sánh cũng là một cách để chúng tôi có thể đối chiếu giữa xưa và nay, giữa các quốc gia theo hệ phái Phật giáo Bắc truyền.

Nguồn tư liệu : các nghiên cứu khảo cổ về Tích trượng, các bài báo và các nghiên cứu về gậy Tích trượng tại Việt Nam và các quốc gia Đông Bắc Á.

Phật giáo Bắc truyền

Phật giáo Bắc Truyền (北傳佛教) hay gọi là Đại thừa (大乘, mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), đó tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn", Phật Giáo Bắc Tông là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật trên thế giới nói chung và phổ biến tại các nước phương Đông nói riêng như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên và Nật Bản.Vào thời kỳ sơ khai ban đầu, để phân biệt với Phật giáo nguyên thủy (hay Phật giáo Nam truyền) mà trước đây vẫn bị xem là Tiểu Thặng hay Tiểu thừa, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (hīnayāna), các vị sư lớn của Phật giáo Bắc Tông đã thường gọi pháp môn của mình là Đại Thừa. Bên cạnh đó còn xuất hiện một trường phái Phật giáo thứ ba là Kim Cương Thừa hay còn được gọi là Chân ngôn hoặc Mật tông, cũng phát sinh từ phái Đại Thừa.

Phật giáo Bắc truyền mới chỉ được triển khai vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên mặc dù đã được sớm xuất hiện ý nghĩa trong các Kinh nguyên thủy. Tuy nhiên, Phật giáo Bắc truyền dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ tâm tánh rộng lớn, tròn đầy thái hư, không thiếu không dư. Cả hai phái Nam truyền và Bắc truyền đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni nhưng cả hai đều mang nét riêng biệt, sự quan tâm về thực hành giáo pháptư tưởng là khác biệt nhau. Bồ Tát (Bodhisattva) là hình tượng tiêu biểu của hệ phái Bắc truyền với đặc tính vượt trộilòng từ bi (karuṇā). Bộ kinh Bát nhã thiên tụng được xem là kinh văn của hệ Bắc truyền đầu tiên (般若八千頌, aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā).

Định nghĩa Tích trượng

Tích trượng - : là chiếc gậy thiếc, tiếng Phạn gọi là Khakhara (Trung Quốc phiên âm là Khiết khí la), cũng dịch là “Thanh trượng”, “Minh trượng”. “Trí trượng”, “Đức trượng”, “Kim tích trượng”, đây là một trong những pháp khí của Phật giáo.

Các món đồ dùng mà một tu sĩ thời xưa khi ra đường luôn luôn phải mang theo đó là 1. Dương chi; 2. Đậu tắm; 3. Ba bộ quần áo; 4. Chai; 5. Bát; 6. Ghế; 7. Que thiếc; 8. Lư hương; 9. Túi nước; 10. Khăn lau tay; 11. Dao lệnh; 12. Lửa; 13. Nhíp; 14. Giường dây; 15. Kinh, 16. Luật; 17. Tượng Phật, 18. Tượng Bồ tát. Tích trượng là một trong 18 món đồ dùng mà một tu sĩ thời xưa phải luôn mang theo bên mình khi đi đường.

Tích trượng là một trong những pháp khí linh thiêng của Phật giáo. Thời xưa, Phật và các Thánh chúng khi đi khất thực tay thường cầm theo tích trượng. Ngoài công dụng là để dẹp trừ những chướng ngại Vô Minh làm trở ngại bước chân của các Ngài khi thuyết pháp thì tích trượng ngoài ra còn có những ý nghĩa thâm sâu khác của giáo lý Phật Giáo đó chính là nhằm giác ngộ người đời thoát khỏi trầm luân đau khổ.

Nguồn gốc

Quyền trượng

Từ những thời kỳ đầu, Quyền trượng là một món đồ dùng trước khi tích trượng ra đời, không có ví dụ trực quan hoặc văn bản ban đầu nào về khakkhara hoặc "tích trượng" từ miền nam Ấn Độ hoặc Sri Lanka, mặc dù dường như không thiếu các lần nhắc đến đến gậy chống, gậy của tu viện, v.v. (daṇḍa, kattaradaṇḍa hoặc kattarayaṭṭhi) theo Kinh Pāli và các chú giải.

Daṇḍa (thuật ngữ tiếng Phạn cho cây gậy) là một biểu tượng rất quan trọng : nó thể hiện quyền lực, chủ quyền và trí tuệ. Trong tư tưởng của người Ấn Độ, daṇḍa (“quyền trượng”) đại diện cho việc nhà vua sử dụng bạo lực cho mục đích cai trị. Quyền và nghĩa vụ của ông với tư cách là daṇḍadhara (“người cầm quyền trượng”) trừng phạt những kẻ được coi là đáng bị trừng phạt theo luật pháp đã xác định vai trò của nhà vua trong hệ thống pháp luật. Theo nghĩa này, daṇḍa đại diện cho việc hợp pháp hóa sự thống trị, trong đó bạo lực của nhà nước được coi là hình phạt chính đáng. Nhưng nhà vua không phải là người duy nhất có quyền trừng phạt được công nhận.

Đó là quyền trượng của nhà vua, quyền trượng của nhà thông thái và chiến binh nhưng cũng là quyền trượng của người xuất gia trên mọi con đường tu hành. Nó tượng trưng cho sự từ bỏ, hỗ trợ trên con đường tâm linh và trong những trường hợp cực đoan, nó có thể trở thành một vũ khí phòng vệ.

Tích trượng

Sau sự tồn tại ban đầu của Quyền trượng, Tích trượng sau đó mới xuất hiện và có vẻ kế thừa thiết kế và công dụng của Quyền trượng, do những tư liệu cổ vẫn cho thấy Quyền trượng (daṇḍa) được nhắc đến trước tiên. Không có thời điểm rõ ràng cho việc lần đầu xuất hiện của Tích trượng, về nguyên nhân ra đời, do trong Tăng đoàn của đức Phật có những tu sĩ già yếu, lại phải đi nhiều nơi do công việc truyền đạo, vì vậy rất cần một vật chống đỡ để trợ giúp trên đường di chuyển, vì vậy đức Phật mới cho phép sử dụng cây gậy để chống đỡ, tiện việc đi lại. Theo đây mà đạo Phật cũng sử dụng một cây gậy trong sinh hoạt hằng ngày, cũng giống như những tôn giáo khác thời bấy giờ ở Ấn Độ, chỉ khác về tên gọi, trong đạo Phật, nó được gọi là Khakhara – Tích trượng.

Di tích khảo cổ

Phần đầu của Tích trượng được khai quật tại chùa Prathon – Thailand.

Nguồn : Viện nghiên cứu EFEO, Paris.

Tại Chedi Chula Prathon hay còn gọi là bảo tháp Prathon (tiếng Thái: Phra Prathon Chedi) là một trong những bảo tháp lâu đời nhất ở Thái Lan (năm 656), với chiều cao 50 mét (164 ft), các nhà khảo cổ đã khai quật được các món đồ vật trong đó có cây tích trượng, là một phần kim loại bằng đồng dành cho khakkhara - một cây trượng bằng gỗ có đỉnh bằng kim loại hình trái tim hoặc lá bồ đề, trong đó sáu chiếc vòng nhỏ hơn ban đầu được cắm vào. Vào thế kỷ thứ bảy, những cây tích trượng như vậy đã được nhiều nhà sư hành hương sử dụng trong các chuyến du hành để ổn định con đường của họ. Nó cũng có thể được sử dụng như một dụng cụ nghi lễ, hoặc thậm chí có thể như một dấu hiệu nhận biết của các tu viện. Mục đích chính xác của chúng trong thiên niên kỷ đầu tiên vẫn chưa được xác định.

Trung Quốc, các tác phẩm điêu khắc trong đá ở huyện Đại Túc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, khoảng thế kỷ thứ 7, hay quần thể hang động - chùa Kizil –ở Tân Cương, TQ, được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 8 và được cho là quần thể hang động Phật giáo sớm nhất ở Trung Quốc, những nơi này cũng xuất hiện nhiều di tích để lại các tác phẩm hay hình vẽ thể hiện Tích trượng xuất hiện rất sớm ở quốc gia này.

Ý nghĩa của Tích trượng trong đạo Phật

Về tên gọi

Tích trượng cũng còn được gọi là Thanh trượng, Trí trượng, Kim tích trượng. Có nơi giải thích về tên Tích trượng xuất phát từ việc đây là một cây gậy thiếc với các khoen thiếc gắn ở phần đầu, và khi rung lên thì nó vang lên những tiếng “tích tích” nên theo đó mà gọi là Tích trượng, theo riêng chúng tôi nhận thấy thì đây có thể là một phân tích thiếu chính xác, vì âm thanh “tích tích” là một từ tượng thanh khá gượng ép cho âm thanh kim loại khi va vào nhau, thêm nữa, Tích trượng là từ Hán Việt được dịch từ nguyên bản chữ Trung Quốc là “”, nên không thể nói là tên Tích trượng được dặt từ âm thanh của kim loại va nhau được.

Trong quyển “Thiền Lâm Tượng Khí Tiên” dẫn trong Kinh “Phật thuyết đạo thệ đăng tính trượng” rằng :

Phật nói với chúng Tỳ Kheo : ”Các thầy phải có tích trượng, vì sao vậy ? Bởi vì chư Phật ở quá khứ, hiện tại, vị lai đều có”.

Trong số các đệ tử lớn của Phật, có một người tên Ca Diếp, Ca Diếp hỏi Phật về ý nghĩa tên gọi Tích trượng, đức Phật trả lời về các ý nghĩa như sau :

- Tích có nghĩa là Khinh (nhẹ),  có nghĩa là nhờ chiếc gậy đức hạnhtrí tuệ nầy mà phiền não được nhẹ đi và sớm ra khỏi cảnh sanh tử luân hồi, được ra khỏi tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới)

- Tích cũng có nghĩa là Minh (sáng), nghĩa là được trí huệ sáng suốt, là hết khổ não.

- Tích trượng cũng còn có tên là Đức trượng, nghĩa là chiếc gậy trí huệđức độ nầy mà người xuất gia học đạo giải thoát được vững tiến và hướng đến quả vị giải thoát.

Về cấu tạo

Tích trượng thường có 3 phần, phần đầu gồm vòng và khoen bằng kim loại, giữa là thân gỗ, và chuôi cũng được bọc kim loại để nhấn xuống đất. Về phần đầu của Tích trượng có thể khác nhau, có thể khác nhau về số vòng và khoen, chiều cao không quá đầu người. Trong Kinh đức Phậtgiải thích như sau :

Tích trượng có 2 vòng, biểu thị cho nhị đếchơn đế (sự thật của chư Phật) và tục đế (sự thậtthế gian).

Tích trượng có 3 vòng, biểu thị cho niệm (nhớ nghĩ) tam đồ khổ não (địa ngục hỏa đồ, ngạ quỷ đao đồ, súc sanh huyết đồ); ba nạn khổ trên đời là lão – bệnh – tử; Giới Định Huệ là ba môn vô lậu học; trừ ba độc Tham Sân Si.

Tích trượng có 4 vòng, ý là trừ bỏ bốn dạng sanh, là thai sanhnoãn sanhthấp sanhhóa sanh; hoặc đại diện cho tứ đế : khổ - tập – diệt – đạo; tứ vô lượng tâm : từ - bi – hỉ - xả; nhập tứ thiền có thể thấu suốt tất cả.

Ngoài ra Tích trượng có năm vòng là biểu thị cho tu tập năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ); Tích trượng có tám vòng thì biểu thị cho bát chánh đạo. Tóm lại, Tích trượng có bao nhiêu vòng hoặc khoen thì đều tương ứng với những con số có ý nghĩa trong Phật giáo

Các dạng Tích trượng với số vòng và khoen khác nhau.

Nguồn : chuadida.com

Có thể dễ dàng nhận thấy trên đầu tích trượng thường có 12 vòng khoen là biểu trưng cho 12 nhân duyênĐức Phật giác ngộ được để chứng thành đạo quả. Từ đó, vì muốn mọi người đều được giác ngộ đạo lý như ngài, ngài đem 12 nhân duyên để giáo hóa chúng sinh.

Về hình dáng

Là một trong những vật biểu trưng của Phật giáo, hình thức của Tích trượng tự nó đã chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Ở trung tâm của đầu là một bảo tháp thờ cách điệu: một gò đất hình mái vòm - Stupa - lưu giữ các thánh tích Phật giáo linh thiêng (thường là tro cốt của một nhà sư cụ thể), và dùng như một nơi thiền định. Hai (hoặc đôi khi 4) vòng cung hình tam giác bao quanh bảo tháp này, với toàn bộ mô hình được đặt trên cùng bởi một bảo tháp thứ hai tạo thành hình chóp hoặc đỉnh. Biểu tượng mang hình dáng như vậy gợi ý về sự vô thường và tạm thời của cuộc sống, và có thể dùng để nhắc nhở người sở hữu nó về vị trí của họ trong vòng luân hồi của nghiệp báo.

Stupa phiên âm tiếng Phạn có nghĩa là Tháp bà, hoặc Phù đồ, hoặc ở ta thì gọi là Chùa. Ngày xưa khi đức Phật còn sinh thời, các đệ tử có hỏi ngài về việc xây dựng nơi cư trú phải theo hình dạng nào, ngài mới dùng cái bát úp xuống đất và bảo rằng từ nay hãy xây dựng các cơ sở của Tăng đoàn theo hình dáng này. Dần dần khi đạo Phật lan truyền qua các xứ khác thì hình dáng của Stupa được thay đổi, có thêm đế, được phân chia thành các tầng, và có chóp nhọn. Hình dạng của Stupa được chia làm 5 phần, phần đế vuông thể hiện Đất (earth), phần bầu tròn là Nước (water), kế đến là Lửa (fire), phần trên nữa là Gió (wind), và chóp nhọn trên cùng thể hiện Hư không (void) ý nói triết lý tất cả vạn vật trong hư không đều tựu về một mối, nhưng cũng vẫn là hư không, tánh Không trong Phật giáo là một triết lý với nhiều luận giải phức tạp.

Tạo hình phần đầu của Tích trượng theo hình dáng của Stupa.

Nguồn : eastlondonkempo.co.uk

Trong một thiết kế lâu đời khác, các vòng cung đôi khi được thay thế bằng các cánh cách điệu, hình bảo tháp được thay thế bằng một mũi giáo hình kim cương hoặc có cánh. Thiết kế này có thể có nguồn gốc dựa trên một kiểu thiết kế mang tính phòng thủ lâu đời hơn, từ trước khi Tích trượng mang tính biểu tượng tôn giáo rõ nét hơn như sau này. Và những kiểu dáng như vậy có thể dính dáng nhiều hơn đến việc chúng được sử dụng trong phòng thân, võ thuật.

Công dụng

Công dụng của Tích trượng được ghi rõ hoặc được đề cập đến trong kinh Tích trượng, kinh Tam Thiên Oai Nghi, kinh Ngũ Giới oai Nghi, Luật Tứ Phần, Luật Thập Tụng, Tỳ Nại Da Tạp Sự, Cao Tăng Truyện, Cảnh Đức Huyền Đăng Lục, Đại Đường Tây Vực Ký, Lạc Dương Già Lam Ký…

Trên đường đi

Về lý do tại sao các vị tu sĩ lại cầm Tích trượng trên đường đi, thì trong “Ba ngàn uy tín của Đại Tỳ khưu kinh” có ghi: “Một là dùng cho rắn và côn trùng, hai là dùng cho tuổi già, ba là dùng để ngăn cách bảo vệ”. Chức năng của Tích trượng được nêu trong tập 52 của Luật Bốn Điểm: “Tất cả các Tỳ kheo (một cách gọi của tu sĩ Phật giáo) thấy rắn, bọ cạp, rết, trăm thứ cản đường, các Tỳ kheo nào không vững tâm khi nhìn thấy đều khiếp sợ, họ về thưa lại với đức Phật thì được dạy rằng: “Hãy lấy cây Tích trượng có các que thiếc mà lắc”.Điều này có nghĩa là khi Đức Phật còn sống, khi một số nhà sư đang đi trên đường, họ nhìn thấy rắn, bọ cạp, côn trùng độc, thú dữ... và họ vô cùng sợ hãi, thậm chí có một số nhà sư bị cắn. Vì vậy, Đức Phật nói rằng nên dùng que thiếc có âm thanh để xua đuổi côn trùng độc. Tuy nhiên, trong “Luật tạng linh tinh” đức Phật lại không cho phép dùng Tích trượng để đánh hoặc làm tổn thương người hay động vật, trong trường hợp gặp chó sủa, chỉ được dùng gậy rung lên tạo âm thanh để chó sợ, nhưng nếu nó tiếp tục sủa thì đức Phật bảo có thể dùng cơm trong bát để cho nó ăn, tránh nguy hiểm.

Một công dụng khác trên đường đi đó là dùng để tạo âm thanh khi đi khất thực (xin ăn), các Tỳ kheo không dùng tay gõ trực tiếp lên cửa nhà của người khác mà dùng cây Tích trượng để tạo ra tiếng động. Trong Tì Nại Da Tạp Sự quyển 34 nói: “Bật Sô (tu sĩ) đi khất thực vào nhà ai, bèn lên tiếng gọi báo cho biết và nắm tay gõ vào cửa, người nhà lấy làm lạ hỏi: “Tại sao lại gõ cửa nhà tôi ?” Nhà Sư im lặng chẳng nói. Đức Phật bảo: “Đừng gõ cửa, mà nên làm cây gậy Tích Trượng”; Nhà Sư không hiểu, đức Phật nói: “Ở đầu cây gậy có gắn những vòng nhỏ bằng cái chén, khi rung gậy thì phát ra âm thanh để báo cho biết”. Khi đến nhà nào không có lòng tin, rung mãi cây Tích Trượng đến phát mệt, mà nhà ấy không ai ra hỏi, thì đức Phật bảo: “Không nên rung lâu cây Tích Trượng, chỉ nên rung 2 hay 3 lần mà thôi, nếu không có người ra hỏi, thì nên đi nơi khác”. Cách làm gậy thì y theo Tích Trượng Kinh.

Vật cầm tay của Địa Tạng Bồ Tát

Trong Kinh sách Phật giáo, ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã dùng tích trượng để đi vào địa ngục. Mỗi khi ngài vào trong địa ngục, ngài dùng tích trượng gõ xuống đất thì các cửa ngục được mở ra, cho nên trong kinh có dạy rằng: “Chấn khai địa ngục chi môn”, hướng dẫn cho thập loại chúng sanh đang bị đọa trong các cõi ấy được hiểu rõ chánh pháp, được giải thoát lên các cảnh giới sung sướng hơn hay trực chỉ đến cảnh giác ngộ thành Phật. Địa Tạng Vương Bồ Tát tay phải cầm Tích Trượng để biểu dương sức mạnh của Phật Pháp

Quyển luật Sa diSa di ni, bản dịch Hòa Thượng Thích Trí Quang năm 1973, trang 991, 992 có bài Xuất tích trượng (lấy tích trượng), hay cầm tích trượng.

Ngày nay hình ảnh vị sám chủ cầm tích trượng “Dẫn vong” tiếp dẫn vong hồn siêu sinh an lạc quốc trở thành truyền thống và làm cho Phật giáo rất gần gũi với xã hội. Trong các lễ tang lớn nhỏ, trường hợp tang chủ có thỉnh chư Tăng quang lâm chứng minh, chư Tăng sám chủ thuyết minh sinh, nói lại lịch sử, lai lịch của người đã mất, tống táng đưa linh, quý Ngài có sử dụng tích trượng để “Dẫn vong” trước khi động quan. Hình ảnh vị sám chủ cầm tích trượng “Dẫn vong” tiếp dẫn vong hồn siêu sinh an lạc quốc trở thành truyền thống và làm cho Phật giáo rất gần gũi với xã hội.  Đây là thuộc pháp sự đạo tràng, rất có ý nghĩa trong Nghi lễ Phật giáo; đồng thời cũng giúp cho tang chủ có niềm tin Phật pháp mà vào đạo, quy y Tam bảo.

Nghĩa:

Dùng để dạy học

Gậy Tích trượng được dùng để làm dụng cụ dạy học của một số tông phái trong đạo Phật, và cũng dùng như một vật trợ giúp cho các thiền sư tìm kiếm Phật phápgiác ngộ, như điển tích “Đức Sơn dùng gậy đánh, ngài Lâm Tế thì hét”.

Thiền sư Đức Sơn từng bảo rằng: “ Ở nơi ta không có Phật cũng không có Tổ“. Tăng chúng không hiểu mà đến hỏi thì có khi bị đánh tới 30 gậy ”. Đức Sơn dùng gậy đánh, là lời nói đời Đường Thiền sư Đức Sơn thường sau khi thượng đường (lên tòa giảng) thì lấy gậy đánh người tham học.

Lâm Tế hét : lúc tiếp dẫn người học, Ngài thường dùng tiếng hét. Là chỉ Thiền sư Lâm Tế thời Đường thường dùng tiếng hét để dạy học. Nếu hét một lần không lãnh hội được thì hét một lần nữa, thông thường là hét bốn lần nhằm khiến đối phương dẹp bỏ vọng thức mà tỏ ngộ nơi tự lâm.

Trong điển tích nhà Phật đã ghi chép : “ Lâm Tế hét. Có khi một tiếng hét như Kim Cang vương bảo kiếm, dụ cho đoạn trừ mê hoặc; có lúc hét như Lông vàng sư tử, ví cho sự tỉnh mê; có lúc hét chẳng có tác dụng của một tiếng hét; có lúc hét như mồi câu dề cỏ”

Sử liệu ghi chép : “ Ngài Đức Sơn dùng gậy đánh như mưa rơi, Ngài Lâm Tế hét như sấm giật ”. Đột xuất biểu hiện Thiền Phong cao vọi, dùng gậy hét để cảnh tỉnh người học thiền, khiến cho trong sự chấp trước có mà giác ngộ, cũng nhằm để biểu hiện lấy tâm truyền tâm, tâm tâm in hơp nhau, ý là dùng ngôn ngữ cử chỉ biểu đạt ý chỉ Thiền Tông.

Quy định khi sử dụng

          Tích trượng khi sử dụng có một số quy định mà một tu sĩ bắt buộc phải ghi nhớ và tuân thủ. Trong kinh Tam Thiên Oai Nghi đức Phật có dạy cầm Tích trượng phải theo những điều như sau :

-       Không được vào trong chúng (vì sẽ gây tiếng động ồn ào).

-       Sau giờ ngủ không được cầm

-       Không được vác trên vai.

-       Thấy tượng Phật không được rung ra tiếng.

-       Không được dùng gậy chỉ người.

-       Không được dùng gậy vẽ lên đất

Trong kinh Ưu Bà Tắc Ngũ Giới Oai Nghi có ghi rõ : “Tay dơ không được cầm gậy, vào trong Tăng phòng phải tháo đầu Tích trượng không cho chấm đất, nếu cầm Tích trượng vào nhà bạch y (cư sĩ) phải quay đầu cán ở phía sau. Khi có duyên sự vào nhà bạch y để nhận thức ăn thì phải đứng trước cửa rung lên 3 tiếng, nếu không có ai ra thì rung thêm 5 tiếng nữa, bằng như không có ai ra thì đi qua nhà khác”.

Lại có thêm năm việc phải ghi nhớ :

-       Gậy thường phải ở trong phòng mình, không được lìa thân.

-       Không cho đầu gậy chạm đất.

-       Không cho dùng gậy để máng áo.

-       Mỗi ngày cần phải lau chùi.

-       Gậy muốn đem ra thì phải nhận từ tay Sadi (người tu thọ mười giới của Phật), nếu không có Sadi thì tịnh nhân (người mới vào tu) cũng được.

Cách cầm Tích trượng

          Cầm Tích trượng cũng phải theo đúng pháp, không thể tùy tiện, khi đi thì để dưới hông bên trái, dùng ngón tay út nắm giữ, nhằm để cho hai đầu của gậy bằng nhau, tránh để cho cao thấp; khi dừng lại thì : Tăng dựng gậy đứng trên chân trái, Ni dựng đứng ở trên chân phải, không để cho chạm đất. Trong lúc nhận thức ăn từ thí chủ tín cúng, đem Tích trượng máng trên cây, tránh để cho chạm đất, nơi không có cây thì có thể để ở chỗ đất bằng, không nên để nghiêng ngả. Khi đi ngủ đặt gậy xuôi với chiều nằm của cơ thể, đặt ở sau giường, ngang bằng với thân, không trồi lên hay thụt xuống; khi đi đường vào lúc dừng nghỉ lâu thì đầu gậy nên để theo hướng mặt trời mọc, không được để ngược lại.

Tích trượng trong văn hóa Đông Á ngày nay

Nhật Bản

Tích trượng trong tiếng Nhật gọi là, shakujo (錫杖) trong tiếng Nhật dịch theo nghĩa đen là "cây mía", từ shaku (錫, thiếc / đồng), và jo (杖, trượng / mía). Điều này có thể liên quan đến đầu của gậy làm bằng kim loại, mà có lẽ đã được làm từ thiếc hoặc đồng trong thời kỳ đầu. Nó được ghép với thuật ngữ tiếng Phạn khakkhara, từ đó có nguồn gốc từ tên Phật giáo Tây Tạng “kar-ghisl”. Khakkhara có nghĩa là "âm thanh trượng" (đôi khi được dịch là "lạch cạch"), liên quan đến tiếng ồn leng keng mà những chiếc nhẫn tạo ra. Cái tên shakujo hay khakkhara dùng để chỉ toàn bộ vật thể, bao gồm đầu kim loại và trục gậy, với đầu gắn trên một cây trượng dài (6ft /182cm) hoặc loại có tay cầm ngắn. Phần đầu của shakujo được gọi riêng là shakutou hoặc suzuatama (錫 頭, đầu thiếc) và được thiết kế để tạo ra tiếng ồn khi lắc. Bản thân trục thường bằng gỗ, hoặc đôi khi bằng sắt hoặc tre, và thường có đường kính 27-30mm.

Trên một cây trượng dài hơn, ở phía cuối của gậy sẽ có một cái chỏm nhỏ, được gọi là ishizuki (石突) trong tiếng Nhật, được làm từ cùng một dạng kim loại với đầu Tích trượng. Điều này được sử dụng để bảo vệ phần dưới của cây trượng khỏi ảnh hưởng từ mặt đất khi được sử dụng làm gậy chống, và như một dụng cụ đối trọng khi shakujo được sử dụng để tự vệ.

Với nhiều nhà sư hay di chuyển lang thang trên những con đường hẻo lánh và những con đường núi, các cuộc tấn công từ động vật hoang dã hoặc bọn cướp là mối đe dọa thực sự, và vì vậy cây trượng cũng trở thành một công cụ hữu ích để tự vệ của các tu sĩ. Cũng như để đối trị với các loài động vật hoang dã đáng sợ bằng cách tạo ra tiếng ồn từ cây trượng, những vòng kim loại trên cây gậy có thể được đập vào mặt kẻ tấn công để làm choáng hoặc gây tổn thương cho đối tượng, đầu nhọn có thể được sử dụng để tấn công các điểm yếu và có thể dùng chuôi bằng kim loại để giáng một đòn xuống dưới, đây là cách mà cây trượng được gắn liền với Yamabushi, những người khổ hạnh trên núi nổi tiếng là những chiến binh hung dữ.

Tengu, một linh hồn núi liên kết chặt chẽ với yamabushi, sử dụng Tích trượng (shakujo). Nguồn : eastlondonkempo.co.uk

 

Khi việc mang vũ khí của nông dân bị cấm trong thời kỳ Edo (1603-1868), Tích trượng thậm chí còn trở thành một vật trang bị quan trọng hơn cho các nhà sư khi di chuyển; và thực sự là một công cụ hữu ích cho shinobi (gián điệp) giả dạng một nhà sư hoặc yamabushi (người khổ hạnh trên núi). Thứ có vẻ bề ngoài là gậy chống hoặc vật phẩm tôn giáo đã trở thành một vũ khí hữu hiệu trong tay, với một số thiết kế thậm chí còn che giấu các mũi giáo hoặc lưỡi kiếm trong hình dạng của chúng.

Một loại quyền trượng tương tự khác, cũng có liên quan đến yamabushi, được gọi là kongojo (金剛 杖 – kim cang trượng). Được làm bằng gỗ cứng hoặc đôi khi bằng sắt, loại này khác với cây Tích trượng ở chỗ nó hơi giống hình bát giác và có tiết diện hình bát giác (hoặc đôi khi là hình vuông). Mặt cắt góc cạnh sẽ khiến một cú đánh bằng cạnh đặc biệt gây đau đớn so với một cây gậy tròn.                     

Tích trượng thường được liên kết chặt chẽ nhất với Jizo Bosatsu (Bồ Tát Địa Tạng Vương); vị Bồ Tát này ở Nhật Bản được coi là một người giám hộ cho trẻ em và là một dạng thần hộ mệnh của tín đồ Phật giáo. Theo truyền thống Phật giáo Nhật Bản, Địa Tạng Bồ Tát mang theo một cây Tích trượng để mở lối đi giữa các cõi và làm công việc như một gười dẫn đường (một loại người lái đò thân thiện) để giúp linh hồn của những đứa trẻ đã mất rời khỏi thế giới tăm tối.

Tích trượng trong Shorinji Kempo

Shakujo (tích trượng) cũng hơi độc đáo ở chỗ nó là một trong ba loại vũ khí duy nhất được thực hành trong Shorinji Kempo. Cùng với nyoi (如意, quyền trượng, dùi cui) và dokko (独 鈷, vajra một mũi nhọn, cây gậy cọ), có thể được Doshin lựa chọn Vì vậy, do biểu tượng Phật giáo sâu sắc và mối liên hệ với các nhà sư chùa Thiếu Lâm, các kỹ thuật của họ chỉ là bị mất do nhiều năm không nhấn mạnh từ giáo trình cốt lõi.

Shorinji Kempo (少林寺拳法, Thiếu Lâm Tự quyền pháp), là một trong trong chín môn võ lớn của Nhật Bản, đồng thời cũng là một trong những chi phái của kung fu Thiếu Lâm. Doshin So (tên tiếng Nhật là Nakano Michio) là người sáng lập bộ môn võ này dựa trên quyền pháp của Thiếu Lâm.

Chỉ một số rất hạn chế các trường võ thuật đào tạo võ dùng Tích Trượng, và ứng dụng phòng thủ của nó nằm ở giữa chuôi và đầu; kết hợp lực đẩy và đập, với đòn đánh và chặn bằng trục giữa. Vì bộ môn võ Shorinji Kempo ban đầu được sáng tạo để sử dụng cho các tu sĩ Phật giáo, nên không thể sử dụng giáo, kiếm hoặc bất kỳ vũ khí gây sát thương lớn nào khác. Mặt khác, trong thời điểm thực sự cần thiết, Tích trượng trong tay của tu sĩ có thể trở thành một công cụ phòng thủ hữu hiệu. Cho đến ngày nay, hầu hết mọi người đều có thể học bộ môn võ này tại Nhật Bản. Tại đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 24 vào năm 2007 tại Thailand, môn võ này được đưa vào biểu diễn trong đại hội.   

Bộ môn Shorinji Kempo tại Nhật Bản.

Nguồn : eastlondonkempo.co.uk

Shorinji Kempo bao gồm một tập hợp các kỹ thuật houki (vũ khí truyền thống), bao gồm Tích trượng (shakujo), nyoi và dokko-sho, được gọi chung là kongo den (金剛伝 – Kim cang truyền). Các kỹ thuật sử dụng Tích trượng của Shorinji Kempo được phát triển rất nhiều bởi Ueda Sensei, một trong những học trò đầu tiên của So Doshin. Bộ môn này hiện nay đã có mặt tại Việt Nam nhưng chỉ sử dụng quyền thuật chứ không dùng vũ khí, không dùng Tích trượng.

Trong đời sống tu sĩ

Tại Nhật Bản, các tu sĩ hiện nay vẫn sử dụng cây trượng trên đường đi như truyền thống cũ, và thậm chí vẫn giữ nguyên hình dáng cấu tạo của cây trượng, các cây Tích trượng trong tay của các tu sĩ Nhật Bảncấu tạo rất đơn giản và thô sơ, và phần nào đồng bộ với trang phục mà họ mặc trên đường. Ở Thiên Thai tông, Chân Ngôn tông và các hệ phái khác ở Nhật, tu sĩ thường lắc cây gậy thiếc cán ngắn và tụng các bài Kinh kệ bằng tiếng Phạn trong thời khóa tụng kinh trong chùa, họ tin rằng âm thanh do các que thiếc tạo ra có một sức mạnh đặc biệt, đồng thời âm thanh do các khoen thiếc tạo ra sẽ giúp giữ nhịp cho lời đọc.

Một nhà sư Nhật Bản cầm theo Tích trượng trên đường đi.

Nguồn : pinterest.com

Trung Quốc

       Tương truyền rằng khi Đức Phật còn sống, ngài đã đi khắp thế gian với hình thức chỉ mang theo bên mình ba bộ quần áo và một bát, ban ngày ăn một lần vào giữa trưa (giờ ngọ), đêm nghỉ ở dưới gốc cây. Trong quá trình đi khất thực hóa duyên và ngủ ngoài đường thường gặp rắn, giòi, côn trùng độc, đức Phật đã làm một cây trượng để tiện cho việc khất thực và nhu cầu xua đuổi côn trùng độc. Thời kỳ đầu khi Phật giáo xuất hiện tại Trung Quốc, có rất ít các vị Tăng từ Ấn Độ sang để truyền giáo, Bồ Đề Đạt Ma chính là một trong số ít đó, vì vậy các tu sĩ Trung Quốc thường phải đi sang Ấn Độ để học và mang Kinh sách quay về. Do đây mà Phật giáoTrung Quốc mang màu sắc bản địa nhiều hơn là so với Phật giáo nguyên thủy tại Ấn Độ. Suốt hàng trăm năm kể từ khi đạo Phật có mặt tại Trung Quốc, trong suốt thời gian đó, các nhà sư Trung Quốc vẫn không thể thích nghi với lối sống của các tu sĩ Phật giáo nguyên thủy, họ không đi khất thực, cũng vì vậyTích trượng tại Trung Quốc thường chỉ được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, chứ không dùng để đi đường.

Các tân tu sĩ tại Trung Quốc lần lượt chạm tay vào Tích trượng để mong tăng trưởng đạo lựcdiệt trừ các chướng ngại. Nguồn : fh.china.com.cn

Ngoài ra, Tích trượng còn được sử dụng trong một số nghi lễTrung Quốc, trong lễ truyền giới cho các tân Tăng sĩ, hoặc trong buổi thuyết giới của các vị Hòa Thượng lớn, Tích trượng trong các trường hợp này được dùng như một công cụ mang lại niềm tin và vật tượng trưng cho chánh pháp Phật giáo. Ngoài ra Tích trượng còn là vật biểu thị cho vị thế của người trụ trì, và chỉ vị trụ trì mới được dùng nó trong các khóa lễ.

Vào th ời nhà Đường, có một thiền sư tên là Mã Tổ Đạo Nhất, ông và đệ tử của mình là Bách Trượng Hoài Hải đã tạo ra hệ thống Phật giáo trong rừng gọi là chốn tùng lâm, ông tổ chức lại các quy tắc và kỷ luật của Phật giáo, khai hoang rừng và đất nông nghiệp, làm việc chăm chỉ và không còn phụ thuộc vào sự tín cúng của tín chúng Phật tử, không phải đi khất thực để tồn tại. Các môn đệ của ông đã noi gương và khuyến khích các thế hệ tương lai với lời cảnh báo “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, nghĩa là "một ngày không làm, một ngày không ăn" và đưa ra hai mươi quy tắc khi ở trong tùng lâm. Nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống không ổn định nay đây mai đó của tu sĩ Trung Quốc trong quá khứ, do vậy mà gậy Tích trượng hiếm khi có tác dụng trong đi đường, ít tính thực dụng như ban đầu.

“Tây Du Ký” là một bộ phim mà trong đó tạo hình của Trần Huyền Trang là một vị cao Tăng đời Đường sang Ấn Độ để thỉnh kinh, trên đường đi, ngài mặc áo cà sa, đội mão, và tay cầm Tích trượng, đó chỉ là tạo hình trên phim ảnh, ngoài đời thực khôngtu sĩ Phật giáo nào ăn mặc như vậy để đi đường, vì đó là trang phục chỉ giành cho lúc hành lễ.

Việt Nam

Chưa thấy có một ghi chép nào về việc sử dụng Tích trượng trên đi đường của tu sĩ Phật giáo hệ phái Bắc truyền tại Việt Nam trong quá khứ. Ngày nay, Tích trượng thường được dùng trong hai việc chính.

Bày trí

Tích trượng được bày trí bên cạnh Bê, Lộng, và thường được sắp đặt nơi nhà thờ Tổ sư (Tổ đường). Việc bày trí này làm trang nghiêm cho nghi trượng trong nhà chùa, được chế tác nhiều loại, dễ mua bán với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau.

Trong nghi lễ

Trong đám tang của tín đồ Phật tử hoặc cho các tu sĩ, vị chủ lễ sử dụng cây Tích trượng biểu thị quyền năng của người dẫn đầu, thuyết pháp khai thị cho hương linh hoặc giác linh (cách gọi giành riêng cho người mất là tu sĩ), vị chủ lễ dùng gậy Tích trượng đến một bên hoặc đứng trước đầu áo quan (quan tài), lần lượt vừa đọc bài kệ khai thị vừa chống mạnh gậy xuống đất 3 lần, sau đó là lễ di quan, khi di quan thì vị chủ lễ có thể tiếp tục cầm gậy tích hoặc trao nó cho người thị giả (người đệ tử theo hầu) để giữ hộ. Tích trượng được các vị chủ lễ sử dụng trong đám tang, nhưng vị chủ lễ này không nhất thiết phải là trụ trì hoặc có chức sắc lớn như ở Phật giáo Trung Quốc. Việc sử dụng Tích trượng trong tang lễ là một nghi thức rất có ý nghĩa trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam, nó khiến tăng trưởng lòng kính tín trong hàng ngũ tín đồ, đồng thời việc vị chủ lễ cầm Tích trượng đi dẫn đầu trong đoàn lễ tang tạo ra hình ảnh gẫn gũi về tu sĩ đối với tín đồ.

Tích trượng được vị chủ lễ (Hòa thượng chùa Xá Lợi) sử dụng trong nghi thức cung tống kim quan Hòa thượng Thích Tắc An nhập bảo tháp năm 2017. Nguồn : trích từ video.

 

Ngoài việc được sử dụng trong trang trí nghi trượng và sử dụng trong lễ tang, gậy Tích không được trông thấy sử dụng trong một việc nào khác trong đời sống sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo theo hệ phái Bắc truyền tại Việt Nam.

Kết luận

Tích trượng trong Phật giáo là một vật dụng được tạo ra với mục đích ban đầu là để tự vệ, xua đuổi côn trùng hoặc thú dữ trên đường đi khất thực của tu sĩ, làm vật chống đỡ cho các vị Tăng tuổi cao bệnh tật, đồng thời là vật tạo ra âm thanh hỗ trợ cho việc khất thực hóa duyên của tu sĩ. Dần dần khi được truyền sang các nước thuộc nhánh Phật giáo Bắc truyền, hiện nay chỉ còn Nhật Bảnsử dụng gậy Tích trong việc đi đường, với cấu tạo rất gần với nguyên bản trong các di tích khảo cổ, còn ở Việt NamTrung Quốc, Tích trượng chỉ còn mang tính tượng trưng, hỗ trợ phần oai lực cho các vị trụ trì, hoặc vị chủ lễ trong các nghi thức Phật giáo, hoặc được sử dụng để bày biện trang nghiêm trong các tự viện. Chúng tôi chưa nghiên cứu về trường hợp Phật giáo Bắc truyền ở các quốc gia còn lại, nhưng việc Tích trượng được sử dụng nội bộ trong chùa hoặc trong các nghi lễ là việc không khó để tìm kiếm thông tin, vì các quốc gia Phật giáo này có ảnh hưởng lẫn nhau rất rõ nét.

Qua thời gian, Tích trượng cũng giống như những bộ phận khác của Phật giáo đã có những biến chuyển cho phù hợp hơn với văn hóa của nước sở tại, nó gần như vắng mặt trong đời sống tu sĩ Nam truyền, còn ở Phật giáo Bắc truyền, Tích trượng tuy không còn được sử dụng rộng rãi trong việc đi đường, nhưng vẫn còn hiện diện rõ nét trong các nghi lễ của Phật giáo.

Tài liệu tham khảo

Pháp sư Tường Vân. 2013. Lễ phục pháp khí pháp cụ. Dịch bởi Thích Thiện Phước. Hà Nội : Nxb Hồng Đức.

Tìm hiểu về Phật giáo Đại Thừa - Các tông phái trong Phật giáo. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ https://hoasenphat.com

Luật Tứ Phần. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://phaptangpgvn.net

Luật Thập Tụng. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://phaptangpgvn.net

Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Oai Nghi (Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo). (2020). Truy cập 26/12/2020, từ https://phatphapungdung.com

Pháp Khí Nhà Phật | Chùa Hội Phước. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ https://chuahoiphuoc.net

Tích trượng Phá U Quan - Ý nghĩathực hành. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://vinhhangvien.com/tich-truong-pha-u-quan.html

Ý nghĩa một số pháp khí Phật giáo. Truy cập 26/12/2020, từ https://vuonhoaphatgiao.com

Ý Nghĩa Cây Tích Trượng Trong Phật Giáo. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://chuaadida.com

Pháp khí nào được sử dụng trong nghi lễ Phật Giáo. Truy cập 26/12/2020, từ http://muatuongphat.com

The staff of the mountain monk: history and meaning of the shakujo. (2020). Truy cập 26/12/2020, từ https://www.eastlondonkempo.co.uk

锡杖的功用与表法意义 (Công dụngý nghĩa của Tích trượng). (2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://fofa.foxue.org

星雲大師文集 (Tinh Vân Đại Sư Văn Tập) .(2020). Truy cập 26/12/2020, từ http://www.masterhsingyun.org

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.