Đạo PhậtTrí Thức

22/12/20216:00 SA(Xem: 3753)
Đạo Phật và Trí Thức
ĐẠO PHẬTTRÍ THỨC
(Hạo Uyên)

hoa sen vang 3Đạo Phật nổi tiếng với lời nói “Mời bạn đến và thấy” (Ehipassiko), nhẹ nhàng đi vào thế giới trí thức bởi tính chất trí tuệ nhân bản của nó. Đức Phật tuyên bố đạo của Ngài là chân lý khách quan , do Ngài phát hiện và tuyên thuyết, được người có trí (pandito) tự mình chứng hiểu. Ai cũng có khả năng thấu đạt chân lý, vì chân lý có mặt trong mỗi người . Chỉ cần suy xét thận trọng thì chân lý sẽ mở ra, soi sáng cho đời sống của mình. Theo lời Phật, con người là chủ nhân của số phận mình . Không có và không cần đến uy quyền nào thay con người phán xét sự đúng sai dẫn đến ban thưởng hay trừng phạt. Mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi . Đức Phật tự nhận là người chỉ đường (maggakkhàyì), tuyên bố đạo của Ngài dành cho người thấy (passato), người biết (jànato); không phải cho người không thấy (apassato), không biết (ajànato).

Thế nào là người thấy và biết? Bậc Giác ngộ cắt nghĩa: “Có như lý tác ý và phi như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do phi như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt”. Như lý tác ý (yoniso manasikàra) nghĩa là chú tâm tìm hiểuxem xét chân lý (khổ, tập, diệt, đạo) để quyết định lối sống của mình theo hướng đi ra khỏi phiền não khổ đau, không cần phải tin và nghe theo ai cả. Đó là Chánh kiến (Sammàditthi) trong đạo Phật, là thái độ trí thức, khởi điểm của lối sống chân chánh sáng suốt đưa đến tự do, giải thoát. Trái lại, phi như lý tác ý (ayoniso manasikàra) là thái độ thiếu hiểu biết, thiếu cân nhắc, tin tưởng vào các chủ thuyết mê lầm dẫn đến trói buộc, khổ đau. Người thấy, người biết là người có như lý tác ý. Người không thấy, không biết tức là người rơi vào phi như lý tác ý.

Thái độ trí thức luôn luôn là lời kêu gọi của bậc Giác ngộ trong phương pháp tiếp cận và thực nghiệm chân lý. Phải tự mình xem xét tìm hiểu rồi mới đi đến chấp nhận thực hành hoặc từ bỏ. Một hôm, những người Kàlàmà xứ Kesaputta tìm đến Đức Phật, cầu xin Ngài giúp giải tỏa cho họ các hoài nghi phát sinh do sự mâu thuẫnchống báng nhau giữa những người đề xướng chân lý. Họ thưa với Ngài:

“Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, và có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ, phân vân: Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?”.

Nhân dịp này, bậc Giác ngộ cho những người Kàlàmà một lời khuyên sáng suốt, mãi mãi làm nức lòng giới trí thức, những người yêu quý và tôn trọng chân lý tự do trên cuộc đời:

“Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Đương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì nghe truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có tham, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?

Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

– Người này có si, này các Kàlàmà, bị si chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Là bất thiện, bạch Thế Tôn.
– Có tội hay không có tội?
– Có tội, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?


– Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.
– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây là như thế nào?
– Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

– Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết… chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình.” Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí quở trách; các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận, đưa đến bất hạnh, đau khổ”, thời này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết … chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kàlàmà, hãy đạt đến và an trú!

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh lâu dài cho người ấy?

Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.
– Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy có làm người ấy được hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn.

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không sân, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Người này không sân, này các Kàlàmà, không bị sân chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật… không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy có đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho người ấy không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn…

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.

– Người này không si, này các Kàlàmà, không bị si chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật,… không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy có đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài hay không?

– Thưa có, bạch Thế Tôn…

– Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện?

– Là thiện, bạch Thế Tôn.
– Các pháp này là có tội hay không có tội?
– Không có tội, bạch Thế Tôn.
– Bị người có trí quở trách hay được người trí tán thán? – Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.

– Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc, an lạc không, hay ở đây là như thế nào?

– Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy.

– Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe truyền thuyết… chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. “Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được các người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc, an lạc’, thời này các Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên”.

Đức Phật xuất hiện ở đời chỉ tuyên cáo hai điều: khổ và diệt khổ. Sống mà thiếu hiểu biết là khổ, có trí tuệ sáng suốt thì hết khổ. Ngài dạy tham-sân-si là mê lầm, xấu ác, đưa đến phiền não khổ đau, cần phải từ bỏ. Không tham-sân-si là sáng suốt, hiền thiện, đưa đến hạnh phúc an lạc, cần phải chứng đạt và an trú. Người có trí chẳng cần phải tin và nghe theo ai cả. Chỉ cần suy xét thận trọng tìm ra chân lý giải thoát cho chính mình.

Một đặc điểm khác của tư tưởng Phật giáo thu hút sự chú ý của phần lớn thức giả trên thế giới, đó là sự giải thoát tuyệt đối trong cách thể nghiệm cuộc sống, một loại giải thoát hay tự do mà mọi nỗ lực của tư tưởng Tây phương đều bí lối nhưng đã được Đức Phật chứng ngộ và tuyên bố cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. G. Grimm cho rằng không có ai ngoài Đức Phật đã chỉ thẳng cho chúng ta vấn đề tuyệt đối căn bản của đời sống chúng Đức Phật, bậc đã đặt xuống gánh nặng khổ đau sinh tử, tuyên bố về chân lý của tự do tuyệt đối:

Năm uẩngánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người;
Mang lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời,

Còn đặt gánh nặng xuống,
Tức là lạc, không khổ.

Đặt gánh nặng xuống xong,
Không mang thêm gánh khác;
Nếu nhổ khát ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc .

Đó là sự thật về giải thoát tối hậu hay tự do tuyệt đối do Đức Phật chứng ngộcông bố cho thế giới loài người, một thế giới “bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; không biết đến sự

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/10/2010(Xem: 45894)
18/01/2012(Xem: 29206)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.