Đạo Phật: Dòng Suối Dẫn Đến Giác Ngộ & Giải Thoát Tập 2 (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

01/02/20229:47 SA(Xem: 9850)
Đạo Phật: Dòng Suối Dẫn Đến Giác Ngộ & Giải Thoát Tập 2 (Sách Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Thiện Phúc
ĐẠO PHẬT: DÒNG SUỐI DẪN ĐẾN
GIÁC NGỘ & GIẢI THOÁT
 BUDDHISM: A STREAM LEADING TO
ENLIGHTENMENT & LIBERATION
TẬP II | VOLUME II

Đạo Phật Dòng Suối Dẫn Đến GNGT 2PDF icon (4)ĐẠO PHẬT - DÒNG SUỐI DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ & GIẢI THOÁT TẬP II


Tập I XEM TẠI ĐÂY

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832. 

Mục Lục-Tập II
Table of Content-Volume II

 

Mục Lục—Table of Content   
Lời Đầu Sách—Preface    
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Sám Hối Sẽ Tạo Thêm Sức Mạnh Quan Trọng Trong Tu Tập—Repentance Will Create Important Strength in Cultivation 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Sức Mạnh Của Thiền Tập Trong Đời Sống Hằng Ngày—The Strength of Daily Meditation  
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Sức Mạnh Của Mười Điều Tâm Niệm Trong Tu Tập—The Strength of Ten Non-Seeking Practices in Cultivation  
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Sức Mạnh Buông Bỏ Tham Sân Si—The Strength of Riddance of Lust-Anger-Ignorance   
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Phát Bồ Đề Tâm Tạo Thêm Sức Mạnh Trên Đường Tu Tập—To Arise Bodhicitta Creates More Strength on the Path of Cultivation   
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Thông Hiểu Thuyết Vô Ngã Sẽ Giúp Giảm Thiểu Rất Nhiều Chướng Ngại Trong Tu Tập—Thoroughly Understanding the Doctrine of “Egolessness” Will Help Reduce A Lot of Obstructions in Cultivation  
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Tỉnh ThứcSức Mạnh Dẫn Đến Cuộc Sống Đầy An Lạc Và Hạnh Phúc—Mindfulness Is the Strength That Helps Leading to A Life Full of Peace and Happiness  
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Sức Mạnh Vô Song Của Phước-Huệ Song Tu—The Peerless Strength of Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom   
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Sức Mạnh Của Phổ Hiền Thập Nguyện—The Strength of Samantabhadra's Ten Vows 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Sức Mạnh Của Quán Âm Thập Nhị Nguyện—The Strength of Avalokitesvara's Twelve Great Vows   
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Sức Mạnh Của Dược Sư Thập Nhị Nguyện—The Strength of Bhaishajya-Guru's Twelve Vows    
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Sức Mạnh Của Sự Nhẫn Nhục—The Strength of Endurance  
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Sức Mạnh Của Lòng Từ—The Strength of Loving Kindness  
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Sức Mạnh Của Lòng Từ Bi & Sự Nhẫn Nhục—The Strength of Loving-Kindness & Endurance    Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Sức Mạnh Của Tâm—The Strength of Mind  
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Sức Mạnh Của Tâm Đại Bi—The Strength of Great Compassionate Minds 
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Sức Mạnh Của Việc Điều Phục Thân-Khẩu-Ý—The Strength of Control and Taming Our Body-Mouth-Mind 
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Sức Mạnh Của Việc Tu Hành—The Strength of Cultivation 
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Sức Mạnh Của Sự Lắng Nghe—The Strength of Listening 
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Sự Giác Ngộ Của Đức Phật—Buddha's Enlightenment   
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Đạo Phật: Dòng Suối Dẫn Đến Giác Ngộ—Buddhism: A Stream of Enlightenment    
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Đạo Phật: Nguyên Lý Giải Thoát Hoàn Hảo—Buddhism: The Principle of Perfect Freedom 
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Đạo Phật: Giải Thoát Ngay Trong Kiếp Nầy—Buddhism: Emancipation In This Very Life  
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Sức Mạnh Của Những Lời Dạy Cuối Cùng Và Bức Thông Điệp Vô Giá Của Đức Phật—The Strength of the Buddha's Last Teachings and A Priceless Message
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Đạo Phật: Dòng Suối Đưa Chúng Sanh Qua Bờ Bên Kia—Buddhism: The Stream That Takes Sentient Beings to the Other Shore  
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Đạo Phật: Dòng Suối Giải Thoát—Buddhism: The Stream of Liberation 
Phụ Lục—Appendices   
Phụ Lục A—Appendix A: Thiện Và Ác—Good and Evil 
Phụ Lục B—Appendix B: Thiện Nghiệp—Wholesome Karmas 
Phụ Lục C—Appendix C: Ác Nghiệp—Unwholesome Karmas    
Phụ Lục D—Appendix D: Thiện Pháp—Kusala Dharmas  
Phụ Lục E—Appendix E: Bất Thiện Pháp—Akusala Dharmas   
Phụ Lục F—Appendix F: Nhẫn Nhục—Endurance  
Phụ Lục G—Appendix G: Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật—Prajna-Paramita Emancipation  
Phụ Lục H—Appendix H: Ngũ Giới—Five Precepts      
Phụ Lục I—Appendix I: Bát Quan Trai Giới—Eight Precepts    
Phụ Lục J—Appendix J: Đời Sống Người Phật Tử—Buddhist Life   
Phụ Lục K—Appendix K: Ăn Chay—To Be on a Vegetarian Diet  
Phụ Lục L—Appendix L: Tám Ngọn Gió Độc—Eight Poisonous Winds
Phụ Lục M—Appendix M: Tâm Dẫn Đầu Chư Pháp: Đầu Mối Chính Của Luân Hồi Sanh Tử—The Mind Is Leading All Dharmas: The Main Clue of Reincarnation   
Phụ Lục N—Appendix N: Bốn Dòng Suy Tưởng Khiến Chúng Sanh Lăn Trôi Trong Luân Hồi—Four Currents That Carry Thinking Along That Cause Beings Drifting in the Stream of Samsara   
Phụ Lục O—Appendix O: Tâm Thức: Dòng Chảy Bất Tuyệt Của Sự Sinh Tồn—Mind & Consciousness: Unceasing Flux of What We Call 'Existence'  
Phụ Lục P—Appendix P: Dòng Suối Giải Thoát—The Stream of Liberation  
Tài Liệu Tham Khảo—References         

 

Lời Đầu Sách

 

Tinh yếu của đạo Phật rất đơn giản: “Đừng làm các việc ác, làm các việc lành, giữ cho tâm ý thanh sạch, đó là tất cả những gì Phật dạy.” Tuy nhiên, một trong những mục đích quan trọng nhất trong đạo Phật là đưa việc giác ngộ và giải thoát của con người lên hàng đầu. Trong nhiều kinh điểnđức Phật đã nhiều lần nhắc nhở chúng đệ tử rằng Phật pháp chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Có một lần một vị Tỳ Kheo tên Malunkyaputta hỏi Đức Phật, rằng vũ trụ này trường tồn hay không trường tồnthế giới hữu biên hay vô biênlinh hồn và thể xác là một hay là hai, một vị Phật trường tồn sau khi nhập diệt hay không, vân vân và vân vânĐức Phật cương quyết từ chối không bàn luận những vấn đề trừu tượng như vậy và thay vào đó Ngài nói cho vị Tỳ Kheo ấy một thí dụ. “Nếu một người bị trúng tên tẩm thuốc độc, mà người ấy vẫn lảm nhảm ‘Tôi nhứt định không chịu nhổ mũi tên ra cho tới chừng nào tôi biết ai bắn tôi,’ hoặc giả ‘Tôi nhứt định không nhổ mũi tên ra cho tới chừng nào tôi biết mũi tên bắn tôi bị thương làm bằng chất gì.’” Như một người thực tiễn dĩ nhiên người ấy sẽ để cho y sĩ trị thương tức thời, chứ không đòi biết những chi tiết không cần thiết  không giúp ích gì cả. Đây là thái độ của Đức Phật đối với những suy nghĩ trừu tượng không thực tế và không giúp ích gì cho cuộc tu hành của chúng taĐức Phật sẽ nói, “Đừng lý luận hay biện luận.” Ngoài rađạo Phật không chấp nhận những việc bốc số bói quẻ, đeo bùa hộ mạng, xem địa lý, coi ngày, vân vân. Tất cả những việc này đều là những mê tín vô ích trong đạo PhậtTuy nhiên, vì tham lamsợ hãi và mê muội mà một số Phật tử vẫn còn bám víu vào những việc mê muội dị đoan này. Chừng nào mà người ta thấu hiểu những lời dạy của Đức Phật, chừng đó người ta sẽ nhận thức rằng một cái tâm thanh tịnh có thể bảo vệ mình vững chắc hơn những lời bói toán trống rỗng, những miếng bùa vô nghĩa hay những lời tán tụng mù mờ, chừng đó người ta sẽ không còn lệ thuộc vào những thứ vô nghĩa ấy nữa. Trong đạo Phậtgiải thoát là phương châm để đề cao tinh thần tự tại ngoài tất cả các vòng kiềm tỏabó buộc hay áp bức một cách vô lý, trong đó niềm tin của mỗi cá nhân cũng phải tự mình lựa chọn, chứ không phải ai khác. Tuy nhiênĐức Phật thường nhấn mạnh: “Phải cố gắng tìm hiểu cặn kẽ trước khi tin, ngay cả những lời ta nói, vì hành động mà không hiểu rõ bản chất thật của những việc mình làm đôi khi vô tình phá vỡ những truyền thống cao đẹp của chính mình, giống như mình đem ném viên kim cương vào bùn nhơ không khác.” Đức Phật lại khuyên tiếp: “Phàm làm việc gì cũng phải nghĩ tới hậu quả của nó.” Ngày nay, sau hơn 2.500 năm sau thời Đức Phật, tất cả khoa học gia đều tin rằng mọi cảnh tượng xảy ra trên thế gian này đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Nói cách khác, nhân tức là tác dụng của hành động và hiệu quả tức là kết quả của hành động. Đức Phật miêu tả thế giới như một dòng bất tận của sự tái sanh, trong đó, mọi thứ đều thay đổi, chuyển hóa liên tụcđột biến không ngừng và như một dòng suối tuôn chảy. Mọi thứ lúc có lúc không. Mọi thứ tuần hoàn hiện hữu rồi lại biến mất khỏi cuộc sống. Mọi thứ đều chuyển động từ lúc sanh đến lúc diệt. Sự sống là một sự chuyển động liên tục của sự thay đổi tiến đến cái chết. Vật chất lại cũng như vậy, cũng là một chuyển động không ngừng của sự thay đổi để đi đến hoại diệt. Một cái bàn từ lúc mới tinh nguyên cho đến lúc mụt rửa, chỉ là vấn đề thời gian, không có ngoại lệ. Giáo lý về tính chất vô thường của mọi vạn hữu là một trọng điểm quan yếu của đạo Phật. Không có thứ gì trên thế giới này có thể được coi là tuyệt đối. Nghĩa là không thể có cái gì sanh mà không có diệt. Bất cứ thứ gì cũng đều phải lệ thuộc vào sự duyên hợp thì cũng phải lệ thuộc vào sự tan rã do hết duyên. Thay đổi chính nó là thành phần của mọi thực thểTrong đời sống hàng ngày, sự việc tiến triển và thay đổi giữa những cực đoan và tương phản, tỷ như thăng trầmthành bại, được thua, vinh nhục, khen chê, vân vân và vân vân. Không ai trong chúng ta có thể đoan chắc rằng thăng không theo sau bởi trầm, thành không theo sau bởi bại, được theo sau bởi thua, vinh theo sau bởi nhục, và khen theo sau bởi chê. Hiểu được luật vô thường này, người Phật tử sẽ không còn bị khống chế bởi những vui, buồn, thích, chán, hy vọngthất vọng, tự tin hay sợ hãi nữa.

Nói rằng đạo Phật là dòng suối dẫn đến giác ngộ và giải thoát không phải là quá đáng bởi vì trong số các tôn giáo trên thế giới, dầu tôn giáo nào cũng muốn con người hướng thượng, nhưng chỉ đạo Phật là con đường duy nhất đưa con người từ hung ác đến thiện lành, từ phàm đến Thánh, từ mê sang giác, và từ khổ đau phiền não đến giải thoát rốt ráo. Bên cạnh đó, sức mạnh của việc tu tập giáo pháp Phật giáo là không thể nghĩ bàn. Công dụng sức mạnh của việc tu tập giáo pháp Phật giáo sẽ khiến cho hành giả dầu chưa đạt được giải thoát rốt ráo, nhưng cũng giác ngộ được rằng nếu chịu tu hành thiện pháp cũng được tái sanh làm người hay được sanh lên cõi trời sống đời xứng đáng đầy an lạc và hạnh phúc. Theo quan điểm của Phật giáo Đại Thừa, một cuộc sống xứng đáng của người chân Phật tử, không phải là chỉ trải qua một cuộc sống bình an, tỉnh lặng mà chính là sự sáng tạo một cái gì tốt đẹp. Khi một người nỗ lực trở thành một người tốt hơn do tu tập thì sự tận lực này là sự sáng tạo về điều tốt. Khi người ấy làm điều gì vì lợi ích của người khác thì đây là sự sáng tạo một tiêu chuẩn cao hơn của sự thiện lành. Các nghệ thuật là sự sáng tạo về cái đẹp, và tất cả các nghiệp vụ lương thiện đều là sự sáng tạo nhiều loại năng lực có ích lợi cho xã hội. Sự sáng tạo chắc chắn cũng mang theo với nó sự đau khổ, khó khăn. Tuy nhiên, người ta nhận thấy cuộc đời đáng sống khi con người dùng sức mạnh của chính mình để nỗ lực vì điều gì thiện lành. Một người nỗ lực để trở nên một người tốt hơn một chút và làm lợi ích cho người khác nhiều hơn một chút, nhờ sự nỗ lực tích cực như thế chúng ta có thể cảm thấy niềm vui sâu xa trong đời người.

Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinhtu tập Phật pháp có khả năng tạo thêm nhiều sức mạnh trên đường giải thoát cho người Phật tử. Có bảy sức mạnh chính: tín lựctinh tấn lực, tàm lực, quý lực, niệm lựcđịnh lực, và huệ lực. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm Kinhđức Phật có dạy về tám loại sức mạnh: 1) Sức mạnh của trẻ con là tiếng khóc. 2) Sức mạnh của người phụ nữ là sự giận dỗi. 3) Sức mạnh của tên trộm là vũ khí. 4) Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. 5) Sức mạnh của kẻ ngu si là sự áp đảo. 6) Sức mạnh của bậc hiền trí là sự cảm hóa. 7) Sức mạnh của người đa văn là sự thẩm sát. 8) Sức mạnh của bậc Sa Môn là sự nhẫn nhụcTuy nhiên, trước khi thị tịchđức Phật đã nhìn thoáng qua các đệ tử, đoạn Ngài tóm tắc lại những lời di huấn sau cùng của mình trong đó bao gồm việc nhắc lại những giáo pháp cốt lõi mà Ngài đã từng tuyên thuyết trước đây, trong đó Ngài nhấn mạnh rằng những giáo pháp này chính là suối nguồn sức mạnh của người Phật tử chân chính trên bước đường tu tậpTam Pháp ẤnTứ Thánh ĐếBát Thánh ĐạoTứ Vô Lượng TâmNhân Quả Nghiệp BáoMười Hai Nhân DuyênLục Độ Ba La MậtThiểu Dục Tri Túc, Thu Thúc Lục CănQuân Bình Tham DụcTiết Độ và Tự Chế trong Cuộc Sống, Thân Cận Thiện Tri Thức, Không Thân Cận Ác Tri ThứcTuân Thủ Giới LuậtTam Tu Giới Định Huệ, Y Nương Nơi Phật Pháp, Hãy Nương Tựa Nơi Chính Mình, Chư Pháp Vô ThườngThân Tâm Vô Thườngvân vânTuy nhiên, người Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng Ngài chỉ nêu gương cho hàng đệ tử noi theo và là người dẫn đường, Pháp của Ngài mới đóng vai trò làm Thầy và Tăng già chân chánh là những người thực sự dẫn đường cho chúng ta trên bước đường tu tập hiện tại của mình. Cuối cùngĐức Phật nhấn mạnh với chư Tăng những lời dạy cuối cùng của Ngài: “Tất cả vạn vật đều đi đến hoại diệt. Bây giờ các con hãy nỗ lực tinh tấn.” Sau đó Ngài nằm nghiêng về phía bên phải giữa hai cây Song Thọ, Ngài bắt đầu nhập sâu vào các tầng thiền rồi cuối cùng nhập vào Niết Bàn, sau đó không bao giờ còn tái sanh trở lại nữa. Nhục thân của Ngài được hỏa táng, theo ước nguyện của Ngài xá lợi được chia cho loài người và chư Thiên; và các bảo tháp được dựng lên để lưu giữ xá lợi của Ngài. Đức Như Lai đã bày ra một cách rõ ràng những hướng dẫn cho cuộc tu tập của người chân Phật tử. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình triệt tiêu nghiệp chướng để đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách nhỏ mang tựa đề “Đạo Phật: Dòng Suối Dẫn Đến Giác Ngộ & Giải Thoát” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhtỉnh thức và hạnh phúc.

  Thiện Phúc

 

  

Preface

 

The essence of Buddhist doctrine is very simple: “Do not get involved in evil deeds, do whatever benefits others, always keep the mind pure, that is all the Buddha’s teaching.” However, one of the most important goals of Buddhism considers human’s enlightenment and liberation the priority. In many Buddhist scriptures, the Buddha always reminded his disciples: Buddhist teachings have only one flavour: the flavour of liberation. Once the Buddha was asked by a monk named Malunkyaputta, whether the world was eternal or not eternal, whether the world was finite or infinite, whether the soul was one thing and the body another, whether a Buddha existed after death or did not exist after death, and so on, and so on. The Buddha flatly refused to discuss such metaphysics, and instead gave him a parable. “It is as if a man had been wounded by an arrow thickly smeared with poison, and yet he were to say, ‘I will not have this arrow pulled out until I know by what man I was wounded,’ or ‘I will not have this arrow pulled out until I know of what the arrow with which I was wounded was made.’” As a practical man he should of course get himself treated by the physician at once, without demanding these unnecessary details which would not help him in the least. This was the attitude of the Buddha toward the metaphysical speculation which do not in any way help improve ourselves in our cultivation. The Buddha would say, “Do not go by reasoning, nor by argument.” Besides, Buddhism does not accept such practices as fortune telling, wearing magic charms for protection, fixing lucky sites for building, prophessing and fixing lucky days, etc. All these practices are considered useless superstitions in Buddhism. However, because of greed, fear and ignorance, some Buddhists still try to stick to these  superstitious practices. As soon as people understand the Buddha’s teachings, they realize that a pure heart can protect them much better than empty words of fortune telling, or wearing nonsense charms, or ambiguous chanted words and they are no longer rely on such meaningless things. In Buddhism, liberation is a motto which heightens (elevates) the unfettered spirit beyond the irrational wall of conventional restriction in which the faith of each individual must be chosen by that individual and by no one else. However, the Buddha always emphasized “Try to understand thoroughly before believing, even with my teachings, for acting freely and without knowing the real meaning of whatever you act sometimes you unintentionally destroy valuable traditions of yourselves. This is the same as a diamond being thrown into the dirt.” The Buddha continued to advise: “When you do anything you should think of its consequence.” Nowadays, more than 2,500 years after the Buddha’s time, all scientists believe that every event that takes place in the world is subject to the law of cause and effect. In other words, cause is the activity and effect is the result of the activity. The Buddha described the world as an unending flux of becoming, in which all is changeable, continuous transformation, ceaseless mutation, and a moving stream. Everything exists from moment to moment. Everything is recurring rotation of coming into being and then passing out of existence. Everything is moving from formation to destruction, from birth to death. The matter of material forms are also a continuous movement or change towards decay. This teaching of the impermanent nature of everything is one of the most important points of view of Buddhism. Nothing on earth partakes of the character of absolute reality. That is to say there will be no destruction of what is formed is impossible. Whatever is subject to origination is subject to destruction. Change is the very constituent of reality. In daily life, things move and change between extremes and contrasts, i.e., rise and fall, success and failure, gain and loss, honor and contempt, praise and blame, and so on. No one can be sure that a “rise” does not follow with a “fall”, a success does not follow with a failure, a gain with a loss, an honor with a contempt, and a praise with a blame. To thoroughly understand this rule of change or impermanence, Buddhists are no longer dominated by happiness, sorrow, delight, despair, disappointment, satisfaction, self-confidence and fear.

Saying that Buddhism is a stream leading to enlightenment and liberation is not so exaggerated because among all religions in the world, even though each and everyone of them wants to direct people to inclined to the good, but Buddhism is the only  way that leads people from the evil to the  virtuous, from deluded to fully enlightened sagehood, and from sufferings and afflictions to ultimate liberation. Besides, the strength of cultivation of Buddhist teachings is inconceivable. The power derived from the strength of cultivation of Buddhist teachings enables Buddhist practitioners, if not yet attain an ultimate emancipation, but having an enlightenment that if practicing good deeds still can be reborn among men, and or  to be born among devas to live a worthwhile life which is full of peace and happiness. According to Mahayana Buddhist point of view, a worthwhile life for a real Buddhist, does not consist in merely spending one’s life in peace and quiet but in creating something good for other beings. When one tries to become a better person through his practice, this endeavor is the creation of good. When he does something for the benefit of other people, this is the creation of a still higher standard of good. The various arts are the creation of beauty, and all honest professions are the creation of various kinds of energy that are beneficial to society. Creation is bound to bring with it pain and hardship. However, one finds life worth living when one utilizes one's own strength to make a strenuous effort for the sake of something good. He endeavors to become a little better a person and to do just a little more for the good of other people, through such positive endeavor we are enabled to feel deep joy in our human lives.

According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha, cultivation of Buddhist teachings enables many more strengths for practitioners on the path leading to liberation. There are seven powers: power of faith, power of energy, power of moral shame, power of moral dread, power of mindfulness, power of concentration, and power of wisdom. According to the Anguttara nikaya or the Agama Sutra Increased by One (Numerical Arranged Subjects or Numerical discourse, Single-Item Upwards Collection), the Buddha taught about eight kinds of strength: 1) The strength of a child is crying. 2) The strength of a woman is anger. 3) The strength of a thief is weapon. 4) The strength of a king is power. 5) The strength of a fool is suppression. 6) The strength of the wise is rehabilitation. 7) The strength of the learned (Bahulika) is investigation. 8) The strength of a Bhiksu is endurance. However, before entering Nirvana, the Buddha took a quick look at all of his disciples and then summarized his Last Teachings which included his reminding of previous parts of his core teachings which He emphasized they were a stream that originated all Buddhists' strength on the path of cultivation: Three Dharma Seals, Four Noble Truths, the Noble Eightfold Path, Four Immeasurable Minds, Causes-Effects-Retributions in Buddhism, the Twelve Conditions of Cause-and-Effect, Six Paramitas, Be Content with Few Desires and Be Satisfied with What We Have, Sense Restraint in Daily Activities, To Balance Lust, Be Moderate and Self-Restraint in Daily Life, Closely Associate With Good-Knowing Advisors, Not to Closely Associate With Evil Friends, To Observe Buddhist Precepts Meaning to Restrain and Control the Body and Mind, Three Studies of Discipline-Meditation-Wisdom, Reliance on the Buddha's Dharma, Be A Refuge to Yourselves, Everything Is Impermanent, Impermanence of the Body and Mind, and so on. However, devout Buddhists should always remember that the Buddha reminded us many times that He only set examples and the guide for His disciples to follow, His Dharmas play the role of the Teachers, and the True Sangha are really the Guides for people on their current path of cultivation. Finally, the Buddha emphasized his last words to the monks: “All things composed are perishable. Now strive diligently.” Then, lying on his right side between two “sal” trees, he began meditating into the many stages of his complete and final extinction (parinirvana), after which he would never again be reborn. His body was cremated and, in accordance with his wish, the remains were divided among humans and gods; and stupas (dome-shaped funerary mounds) were erected to preserve the Buddha's relics. The Tathagata already laid out very clearly guidelines for real Buddhists's cultivation. It's our own responsibility to practice or not practice. The journey leading to elimnation of karmas and hindrances in order to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Buddhism: A Stream Leading to Enlightenment & Liberation” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners. Hoping this little writing will help those who wish to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.                                                                         

Thiện Phúc




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190820)
01/04/2012(Xem: 36424)
08/11/2018(Xem: 15106)
08/02/2015(Xem: 54243)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :