100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2

03/10/20204:11 CH(Xem: 23420)
100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2
100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP
TẬP 2

Thích Phước Thái
Nhà xuất bản Quang Minh
100 câu hỏi phat phap tap 2 - Thích Phước Thái


LỜI ĐẦU SÁCH


Quyển sách 100 câu hỏi Phật pháp tập hai nầy, cũng như tập một, những câu trả lời trong đây, phần lớn là chúng tôi giải đáp những nghi vấn thắc mắc của quý tu sinh trong những khóa tu Kết kỳ niệm Phật, do chúng tôi cùng quý thầy đứng ra tổ chức. Ngoài rachúng tôi cũng có nhận được một số câu hỏi thắc mắc do Phật tử các nơi gởi đến qua địa chỉ email.

Qua những câu hỏi của quý liên hữuPhật tử mà chúng tôi đã giải đáp, thật ra, những điều giải đáp ngắn gọn sơ sài nầy, cũng chưa đạt được sự thỏa mãn yêu cầu của quý vị. Nhưng với tinh thần chia sẻ trao đổi học hỏi Phật pháp với nhautùy theo khả năng hiểu biết của chúng tôi tới đâu, thì chúng tôi thật tâm cố gắng giúp cho quý vị tới đó.

Trong khi trao đổi giải đáp những câu hỏi thắc mắc trực tiếp, cũng như một số câu hỏi ở các nơi gởi qua địa chỉ email nhờ chúng tôi giải đáp, phải thành thật mà nói, đây là những câu hỏi rất thật thà đầy chân tình mà những vị đó thật tâm muốn biết. Thật chúng tôi vô cùng cảm động khi chia sẻ trao đổi trả lời. Khi xem qua những câu hỏi và những câu trả lời chơn chất mộc mạc nầy, kính mong quý độc giả thương tình cảm thông lượng thứ cho những hiểu biết thô sơ nông cạn của chúng tôi. 

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tri ân quý liên hữuPhật tử đã nêu ra những câu hỏi. Nhờ đó mà chúng tôi mới có được thêm quyển sách 100 câu hỏi Phật pháp tập II nầy. Như vậy, quyển sách nầy cũng như quyển sách tập I trước, tất cả đều do sự đóng góp chung của tất cả quý vị, nên nó mới được hình thành. Đồng thờichúng tôi cũng xin chân thành tri ân Thượng Tọa Thích Phước Tấn, Đại Đức Thích Phước Quảng, Sư Cô Thích Phước Thanh, và các Phật tử Minh Quang, Diệu Lương, Trí Lạc, Hồ Sĩ Trung đã tận tình giúp cho phần kỹ thuật trình bày và sửa bản in. Chúng tôi cũng không quên cám ơn thầy Phước Viên đã giúp cho phần in ấn và quý liên hữuPhật tử xa gần đã phát tâm đóng góp tịnh tài để in quyển sách nầy. Và trên hết, chúng con kính bái tạ thâm ân Hòa Thượng Trưởng Lão thượng Phước hạ Huệ đã chứng minh cho việc làm nầy của chúng con.

Nguyện đem công đức pháp thí nầy hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

Soạn giả cẩn chí

Biên soạn xong ngày 21/3/2010

Nhằm ngày mùng 6 tháng 2 năm Canh Dần.

Tịnh Lạc Niệm Phật Đường

Tỳ kheo Thích Phước Thái. 

 
MỤC LỤC

TỪ CÂU 01 ĐẾN CÂU 10

01 Tượng Phật bị sứt mẻ có thờ được không?
02 Thọ bát quan trai có lạy bàn vong được không?
03 Tu ở nhà một mìnhtiến bộ không?
04 Khuyên người khác quy y có lỗi không?
05 Tụng kinh niệm Phật mà tâm còn tán loạn có được lợi ích gì không?
06 Tâm ở đâu?
07 Ý nghĩa của hai chữ Lăng Nghiêm và nguyên nhân nào Phật nói Chú Lăng Nghiêm.
08 Ở nhà có tụng chú Lăng Nghiêm được không?
09 Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?
10 Thọ Bồ tát giới tại gia nuôi chó mèo có tội không?

TỪ CÂU 11 ĐẾN CÂU 20

11 Khi hộ niệm cho người sắp lâm chung phải tụng niệm như thế nào mới đúng?
12 Ý nghĩa của câu: Ý hòa đồng duyệt như thế nào?
13 Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?
14 Làm sao trị được bệnh hôn trầm?
15 Như thế nào mới trị được bệnh vọng tưởng?
16 Làm sao phân biệt được Xá lợi Phật thật?
17 Tụng kinh như thế nào mới đúng cách thức?
18 Khi tụng niệm cảm động rơi lệ có lỗi không?
19 Khi nghe pháp tay vẫn lần chuỗi niệm Phật có lỗi không?
20 Niệm Phật chưa được nhứt tâm bất loạn, có được vãng sanh không?

TỪ CÂU 21 ĐẾN CÂU 30

21 Sau khi chết, rảy tro cốt xuống biển hoặc làm phân cho cây cỏ có lỗi gì không?
22 Làm sao xác định được một người sau khi chết đi về đâu?
23 Làm sao diệt trừ được tánh kiêu căng ngã mạn?
24 Trong lúc ngủ mê thần thức đi đâu?
25 Làm sao diệt trừ được ba thứ phiền não gốc: tham, sân, si?
26 Giữa sự và lý Tịnh độ có chống trái nhau không?


27 Trong lúc chấp tác hay làm việc Phật sự có tu không?
28 Sự khác biệt giữa các loại trí
29 Làm sao giữ tròn chữ hiếu giữa mẹ chồng và nàng dâu?
30 Cả đời niệm Phật, nhưng bệnh gần chết thì lại không thích niệm Phật?

TỪ CÂU 31 ĐẾN CÂU 40

31 Giáo pháp của Phật trải qua nhiều đời có bị sai lệch không?
32 Danh hiệu Phật A Di Đà có mặt cõi nầy vào lúc nào?
33 Khi niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước.
34 Bằng cách nào có thể khuyên cha mẹ tin Tam bảo tu hành.
35 Làm sao hóa giải được lời thề nguyền.
36 Thường chiêm bao thấy người thân, không biết có siêu hay không?
37 Người vào chùa xuất gia có bất hiếu hay không?
38 Thắp ba nén hương có ý nghĩa gì?
39 Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?
40 Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?

TỪ CÂU 41 ĐẾN CÂU 50

41 Vấn đề xả tang theo ý muốn.
42 Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?
43 Dùng hoa quả giả chưng cúng Phật có lỗi không?
44 Vì bảo vệ đàn chim đuổi con mèo có lỗi không?
45 Con cái chưa xong bề gia thất, mình bỏ đi xuất gia có lỗi không?
46. Đồ ăn dư cho chim ăn có mang tội hủy của hay không?
47. Nhà có nhiều chuột phải giải quyết như thế nào không còn chuột mà khỏi phải mang tội sát sanh?
48. Ý nghĩa chơn tâmbản tánh như thế nào?
49. Minh tâm kiến tánh là nghĩa gì?
50. Tụng kinh cầu siêu khác ngôn ngữ, người chết có nhận hiểu hay không?

TỪ CÂU 51 ĐẾN CÂU 60

51. Trong chiêm bao thấy sát sanh không biết có tội không?
52. Sau khi chết cái gì bị thọ hình hành phạt đau khổ trong địa ngục vô gián?
53. Tam bành lục tặc là gì?
54. Suối vàng và chín suối ý nghĩa giống nhau hay khác nhau?
55. Tại sao người tu pháp môn niệm Phật không thờ riêng Đại Thế Chí mà thờ đức Quán Thế Âm?
56. Thực phẩm chay nhưng thực đơn nêu toàn đồ mặn.
57. Cách thờ PhậtQuy y Tam Bảo như thế nào mới đúng?
58. Tại sao ngày 23 tháng chạp lại đưa Táo Quân về trời?
59. Thờ linh ảnh ở trong chùa, nhưng cúng kỵ giỗ ở nhà có được không?
60. Làm sao cho bớt cơn nóng giận?

TỪ CÂU 61 ĐẾN CÂU 70

61. Tự mình cầu siêu cho mình như thế nào?
62. Làm sao cho đứa con tự nguyện đi chùa một cách vui vẻ?
63. Treo hình tượng Phật và Bồ tát trên bàn thờ tổ tiên có được không?
64. Cha mẹ còn sống con có nên thờ Cửu huyền Thất tổ hay không?
65. Làm sao cho đứa con hướng về Tam bảo và sự cầu nguyện hồi hướngtác dụng lợi ích hay không?
66. Tụng kinh cầu siêu có ảnh hưởng đến người mất đã lâu không?
67. Khuyên thân nhân tu học, bị phản ứng phải làm sao?
68. Đã lỡ phạm tội sát hại sinh vật nhiều quá giờ phải làm sao?
69. Nuôi cá kiểng trong nhà có mang tội hay không?
70. Làm sao có thể ứng dụng lý Bát nhã vào đời sống hiện thực?

TỪ CÂU 71 ĐẾN CÂU 80

71. Khi đến chùa thọ bát tu học, thọ dụng của Đàn na tín thí có mang tội hay không?
72. Khi lâm chung tưởng nhớ Phật, nhưng không thấy Phật rước có được vãng sanh hay không?
73. Thờ người chết như cha mẹ hay ông bà nhiều nơi có được không?
74. Cúng dường trai tăng cho người đã mất như thế nào mới hợp lý?
75. Câu nói: “Đạo Phật đến đâu thì hòa bình đến đó” ý nghĩa như thế nào?
76. Thọ giới Bồ tát nhưng không đến chùa Bố tát kiểm giới có mang tội không?
77. Muốn thọ giới Bồ tát, có nên học giới trước rồi thọ sau được không?
78. Niết BànCực lạc ý nghĩa giống hay khác?
79. Mang chuỗi đeo tay vào toilet có mang tội không?
80. Ý nghĩa chánh báo và y báo?

TỪ CÂU 81 ĐẾN CÂU 90

81. Ý nghĩa cúng rước vía đức Phật Di Lặc đầu năm?
82. Vấn đề tịnh khẩu?83. Nằm niệm Phật có lỗi không?

84. Ý nghĩachức năng tác dụng của một ngôi chùa?
85. Tại sao gọi là Kết kỳ niệm Phật mà không gọi là Phật thất?
86. Việc di chúc và ủy quyền trong lúc hấp hối và sau khi chết?
87. Có phải vì vô tình mà phạm tội sát sanh hay không?
88. Đã là người xuất gia tu hành tại sao còn có việc tranh giành y bát?
89. Một sự ngộ nhận về luật nhân quả?
90. Hoạnh tử là gì?

TỪ CÂU 91 ĐẾN CÂU 100

91. Vấn đề kết hôn khác tôn giáo?
92. Tập khí là gì?
93. Không quy y Tam bảo niệm Phật có được vãng sanh không?
94. Vấn đề oan gia trái chủ?
95. Giang san dễ đổi, tánh nết khó dời?
96. Ý nghĩa uốn lưỡi bảy lần trước khi nói?
97. Vấn đề bói toán xem số tử vi?
98. Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi?
99. Làm sao khuyên người giảm bớt nô lệ cho sắc thân?
100. Ý nghĩa câu: “Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang” như thế nào?

Bản gốc PDF để in:

Tập 2 ở đây:




Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191256)
01/04/2012(Xem: 36799)
08/11/2018(Xem: 15478)
08/02/2015(Xem: 54751)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…