Thư Viện Hoa Sen

Chú Giải Kinh Đại Duyên

16/05/20225:23 SA(Xem: 6078)
Chú Giải Kinh Đại Duyên
CHÚ GIẢI KINH ĐẠI DUYÊN
Bhikkhu Bodhi dịch từ Pali
Tỳ Khưu Giác Lộc dịch sang Việt ngữ
Nhà xuất bản Tôn Giáo
Nguyên bản tiếng Anh: The Great Discourse on Causation
The Mahānidāna Sutta and its Commentaries,
Bhikkhu Bodhi, Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 1995.


Chú giải Kinh Đại Duyên
PDF icon (4)Chú Giải Kinh Đại Duyên

Bhikkhu_Bodhi2Bhikkhu Bodhi (Tỳ khưu Bodhi) sinh năm 1944 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành văn bằng tiến sĩ triết học tại Mỹ quốc vào năm 1972, ngài đến Sri Lanka (Tích Lan) chọn đời sống xuất gia thoát tục.

Bhikkhu Bodhi thọ ñại giới năm 1973, giáo thọ sư là ngài Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya – vị cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Sri Lanka, và theo học Giáo Pháp và tiếng Pali với ngài Hòa thượng.

Bhikkhu Bodhi là tác giả nhiều quyển sách Phật giáo và là dịch giả kinh ñiển và luận thư Pāli nổi tiếng trên thế giới. Ngài là Chủ biên, Nhà xuất bản Phật giáo Buddhist Publication Society, Sri Lanka, từ năm 1984 đến năm 2002. Vào năm 2000, ngài ñược mời ñến tham dự và đọc diễn văn tại buổi lễ Vesak (Tam Hợp) lần đầu tiên được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Bhikkhu Bodhi trở về Hoa Kỳ năm 2002, tiếp tục công trình hoằng pháp, và hiện nay là giảng sư thường trực tại Tu viện Bồ ðề (Bodhi Monastery – Lafayette, New Jersey) và Tu viện Trang Nghiêm (Chuang Yen Monastery – Carmel, New York).

LỜI NGƯỜI DỊCH

Kinh Đại Duyên trong Trường bộ kinhbài kinh rất thâm thúy liên quan đếnduyên khởi. Tuy nhiên từ lâu đã gây trở ngại rất nhiều cho giới nghiên cứu khi đối diện với những thuật ngữý nghĩa trong đó. Qua dầy công nghiên cứuthông suốt Pāli, đại sư Bodhi đã trao cho chúng ta chiếc chìa khóa để tiến vào kinh đại duyên một cách vững vàng. Ngay trong phần giới thiệu tác phẩm và cũng là tiểu luận về bản kinh, đại sư đã chứng tỏ sở học uyên thâm và phần này hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều.


Nếu sau khi đọc qua phần chú giải, độc giả thấy có vài điểm chưa nắm được, chỉ cần tìm đến phần tiểu luận thì vấn đề sẽ sáng tỏ. đây là một cống hiến lớn lao mà đại sư đã dành cho thế giới qua tác phẩm này.

Hy vọng rằng sau khi đọc qua nội dung kinh đại duyênchú giải này, người có tín tâm sẽ trân trọng nhiều hơn đối với lý duyên khởi trong bản kinh nói riêng cũng như toàn thểduyên khởi qua ý nghĩa “Ai thấy lý duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy lý duyên khởi.”

Người dịch xin tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ tinh thần học hỏiphục vụ Phật Pháp của ñại sư Bodhi. Nguyện cầu hạt giống chánh kiến mà ngài tận tâm gieo rải sẽ kết thành quả khắp mọi nơi trên thế giới. Nơi ñây xin dâng công ñức bản dịch tiếng Việt này ñến các bậc thầy tổ, ngài Bodhi và các bậc hữu ân.
Tỳ khưu Giác Lộc
Trúc Lâm Tự, Hóc Môn 22 tháng Hai, 2010

MỤC LỤC 
Về tác giả  
Lời người dịch 
Lời nói ñầu 
Các kinh ñiển sử dụng 
Bảng kê các chữ tắt  
Phần giới thiệu 
Phần thứ nhất: Mahānidāna Sutta  
Phần thứ hai: Chú giải Mahānidāna Sutta  
1. Đoạn sơ dẫn 
2. Lời tán dương Ānanda  
3. Sự sâu sắc của lý duyên khởi  
4. Lời ngăn chặn Ānanda  
5. Lý duyên khởi  
6. Những sự diễn tả về ngã  
7. Những sự không diễn tả về ngã  
8. Những sự suy tưởng về ngã  
9. Bảy thức trú  
10. Tám giải thoát  
Phụ lục: Các duyên hệ và lý duyên khởi  
Biểu đồ 1: Những giải thích tiêu chuẩn và Mahānidāna 
về lý duyên khởi  
Biểu đồ 2: Bảy thức trú và hai xứ  
Từ vựng Pāli-Việt 




Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59334)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: